Tiếng Nói Da Vàng


Radio Dallas 1600AM

Chương trình Tiếng Nói Da Vàng

 

 Hiện trạng Y tế Việt Nam

NM: Thưa Ông, nền y tế Việt Nam hiện đang được nhà cầm quyền rêu rao là đang tiến dần đến tiêu chuẩn của các quốc gia tiến bộ trên thế giới. Nhưng dù ca ngợi như thế nào đi nữa, sự thật hiện hữu vẫn cho chúng ta thấy rõ những vấn đề không bình thường trong cung cách giải quyết các dịch vụ và chính sách y tế của họ.

Thực tế đã cho thấy vẫn còn rất nhiều trường hợp tử vong cho người dân đáng lý ra có thể tránh khỏi được. Còn quá nhiều trường hợp có thể ngăn ngừa được nguy cơ tử vong như bịnh kiết lỵ, sốt rét, suy dinh dưỡng, cùng các vấn đề cấp cứu tức thời không kịp lúc đã gây ra quá nhiều nạn nhân, đặc biệt ở những vùng xa ngoài các thành phố lớn. Ông nghĩ sao về vấn đề nầy?

MTT: Thưa anh, sau hơn 39 năm "thống nhứt" đất nước, những người quản lý hiện tại để lại một hiện trạng y tế, đặc biệt là y tế công cộng một thảm cảnh nhiều bi quan hơn là lạc quan, và dự kiến trong khoảng thời gian sắp đến tôi thấy rồi cũng sẽ không có gì thay đổi. Nguyên do chính yếu là họ không xem việc nâng cao phúc lợi về y tế không nằm trong não trạng của những người cộng sản giáo điều.

Chuyên chính vô sản vẫn là phương châm để họ cai trị đất nước... bằng hình thức công an trị, bốc lột người dân, trấn áp chính trị, xây dựng tài sản cá nhân bằng cách rút ruột tài nguyên và nguyên khí quốc gia, và hèn hạ nhứt là quy phục đàn anh nước lớn. Đó là Trung Cộng.

Về hiện trạng y tế Việt Nam, tôi thấy, kể từ khi ngưng tiếng súng sau 30/4/1975, mặc dù cs Việt Nam đang áp dụng một chính sách "trả thù" miền Nam bằng hình thức đổi tiền để vừa triệt hạ tư sản vừa bần cùng hóa người miền Nam…nhằm mục đích cào bằng tình trạng thịnh vượng của miền Nam, biến Miền Nam nghèo cho bằng miền Bắc. Tuy nhiên, cho dù thế giới vẫn thấy đây là một chính sách phi nhân độc nhứt trên hành tinh nầy, nhưng vì lòng nhân đạo giữa con người và con người, nhiều quốc gia trên thế giới vẫn cao táy giúp đỡ Việt Nam như Thụy Điển, Đan Mạch, Tây Âu, Úc Châu, Hoa Kỳ và nhiều tổ chức quốc tế như Quỹ Tiền Tệ Thế Giới (OMF), Cơ quan Y tế  Thế giới (WHO), Cơ quan Giáo dục Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNESCO).

Và trong những năm gần đây, Cơ quan Kiểm soát Bịnh tật (CDC) của Hoa Kỳ đích thân thành lập một số cơ sở tại nhiều tỉnh thành ở Việt Nam nhằm giúp đở trực tiếp người dân. Cũng cần nói thêm là các NGO trên thế giới và những hội thiện nguyện của người Việt hải ngoại cũng cật lực giúp đở Việt Nam như xây trường học, xây nhà xí, cung cấp nước sạch trong trường học, giúp các viện mồ côi, trại cùi, trại bịnh HIV…mà tất cả những việc trên là bổn phận của họ, trong khi họ luôn rao giảng và ca ngợi  người cộng sản luôn sống vì mọi người! (Phải chăng việc làm của những người Việt hải ngoại kể trên chỉ kéo dài thêm sự đau khổ của người dân dưới ách chuyên chính vô sản thay vì hàn gắn vết thương "xã hội" mà do chính người cs Bắc Việt tạo ra trong hơn 39 năm qua.)

NM: Nhà cầm quyền Việt Nam theo như Ông vừa nói, đã được thế giới giúp rất nhiều, ngay cả trong thời kỳ chiến tranh giữa CS Bắc Việt và Việt Nam Cộng Hòa, nhưng tại sao tình trạng y tế nhứt là y tế công cộng lại càng ngày càng tệ hại, thưa Ông?

MTT: Dù được giúp đở mọi bề, nhưng cs Việt Nam vẫn không xem đây là một trong những đường hướng quyết định cho việc phát triển đất nước trước tiến trình toàn cầu hóa. Tệ hơn nữa, họ không xem đó là bổn phận của một chính quyền đang quản lý một đất nước. Ngay từ sau khi CS "thống nhứt" đất nước, tức là sau 30/4/1975, sự giúp đở của quốc tế càng nhiều hơn nữa và qua nhiều lãnh vực khác nhau. Tôi xin đan cử những trợ giúp của quốc tế cho Việt Nam trong lãnh vực y tế như:

-       Xây dựng trường ốc, nhứt là ở cấp tiểu học và ở những vùng hẽo lánh và miển núi;

-       Giúp các hệ thống vệ sinh trường ốc như nước sạch và xây cầu tiêu cầu tiểu cho học sinh;

-       Giúp các học cụ giảng dạy và giấy bút.

-       Tiếp trợ các dụng cụ, máy móc, thuốc ngừa các bịnh dịch..

-       Thành lập các trạm xá cho những vùng quê hẽo lánh v.v…

Các giúp đở trên nhiều khi không đến tới người nhận là học sinh và dân chúng, nhiều khi lại vào tay của cán bộ địa phương trong vùng, nhứt là các hệ thống nước uống cho học sinh sau một thời gian ngắn ở trường học lại di chuyển về nhà…cán bộ!

Đó là một tệ trạng không thể nào tha thứ được, giống như đủ loại viện trợ quốc tế đều bị ăn chận trước khi đến tay người dân. Nạn nhân bão lụt từ bao năm qua, có thực sự nhận được giúp đỡ từ bà con ở hải ngoại hay không? Nếu không nói là đã vào tay cán bộ?

NM: Nói như vậy, Ông cho rằng tất cả viện trợ đều vô bổ và hầu như tiền bạc hay dụng cụ được viện trợ chỉ đến tay người dân một phần nhỏ mà thôi. Và tất cả góp phần vài tài sản của cán bộ, đảng viên, hay các nhóm lợi ích của đảng. Trở lại tình trạng y tế Việt Nam, mục tiêu của cuộc phỏng vấn hôm nay, xin ông cho biết, hiện tại, những bịnh nào chiếm tỷ lệ tử vong nhiều nhứt ở VN hiện tại để bà con trong nước có khái niệm khái quát về tình trạng chung, thưa ông?

MTT: Theo thống kê 2012 của Việt Nam, dân số ở thời điểm trên là 90.000.000 người với lợi tức trên đầu người là US$ 2.700. Đời sống cho đàn ông là 72 tuổi, và 76 tuổi cho đàn bà. Số tử vong trẻ em dưới 5 tuổi: 15/1.000 (con số cao gần ngang hàng với người Phi Châu).

Hiện tại, trong lãnh vực y tế toàn quốc, đang xảy ra 10 bịnh gây nhiều tử vong nhứt cho người Việt căn cứ theo thống kê của Cơ quan CDC Hoa Kỳ tháng 6/2013 là:

-       Ung thư 25%

-       Tai biến mạch máu não 20%

-       Bịnh liên quan về tim mạch 6%

-       Bịnh kiết lỵ 8%

-       Bịnh nghẽn phổi mãn tính (chronic obstructive pulmonary disease) 4%

-       Nhiễm trùng đường hô hấp 4%

-       Bịnh sơ gan 3%

-       Bịnh lao 2%

-       Bịnh sốt rét 2%

-       Tai nạn đường phố 2%

 

Nếu so sánh với thống kê của Cơ quan Y tế Thế giới (WHO) về tình trạng bịnh tật ở VN vào năm 2006 như sau: 1- Các chứng bịnh liên quan trước khi sinh sản 14%, 2- Nhiễm trùng khí quản 10%, 3- Bịnh liên quan đến tim 8%, 4- Chứng kiết lỵ 8%, 5- Chứng liên quan đến mạch máu não 5%, 6- Chứng nghẽn phổi mãn tính  4%, 7- Bịnh lao 2%, 8- Bịnh sốt rét 2%, 9- Tai nạn đường phố 2%, 10- Tự hủy thân thể 2%.

NM: Do đâu mà có sự thay đổi tỷ lệ tương đối khác biệt trong khoảng thời gian từ 2006 đến 2013. Do đâu các bịnh kể trên chiếm tỷ lệ quan trọng (không thể có trong một xã hội phát triển bình thường) cho nền y tế Việt Nam hiện nay, thưa Ông?

 

MTT: Để trả lời câu hỏi trên, tôi xin nêu lên những con số thống kê vô tình, từ đó người dân trong nước sẽ định giá tình trạng trên như thế nào. Ngoại trừ tình trạng chết vì tai nạn xe cộ (năm 2012 có trên 12 ngàn người chết vì tai nạn giao thông và trên nửa triệu bị thương) do ý thức người dân về luật lệ giao thông (thiếu một chính sách giáo dục giao thông, chương trình công dân giáo dục), về việc tôn trọng luật pháp, về não trạng của những người quản lý đất nước tự xem mình là ưu tiên tất cả trong lãnh vực giao thông v.v Với tính cách thông tin, xin liệt kê vài con số thống kê về tai nạn giao thông của Việt Nam, Hoa Kỳ và Mã Lai năm 2010 như sau:

  • Số tử vong trên đường phố trên 100.000 cư dân: Việt Nam 16,1; Malaysia 24,1; Hoa Kỳ 12.3.
  • Số tử vong trên đướng phố trên 100.000 xe: Việt Nam 55,9; Malaysia 36,5; Hoa Kỳ 15,0.
  • Tổng số tử vong năm 2010: Việt Nam 14.500 (ước tính), Malaysia 6.745, Hoa Kỳ 33.808.

    Còn các bịnh gây tử vong còn lại là do một chính sách y tế ấu trỉ trong suy nghĩ, và nhứt là cơ chế của một chế độ trong đó người dân bị phân biệt đối xử như một loại công dân hạng hai, không cần thiết hưởng được sự chăm sóc của "nhà nước".

Chúng ta nghĩ gì với những con số trên?

Trước hết rõ ràng là nền y tế công cộng Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội. Các bịnh như lao, kiết lỵ, sốt rét đáng lý ra không còn tồn tại trong thế kỷ 21 này ở các quốc gia phát triển và bịnh ung thư xuất hiện đột biến, tăng nhanh trong vòng thời gian kỷ lục (6 năm). Nhiều nơi cả làng bị ung thư trầm trọng. Điều này nói lên tình trạng phát triển của Việt Nam không ứng hợp với việc bảo vệ môi trường. Nguồn nước, nguồn đất và không khí bị ô nhiễm trầm trọng, nhứt là những nơi có công nghiệp sản xuất hóa chất ở những thành phố lớn.

NM: Với những con số thống kê về 10 bịnh gây nhiều tử vong nhứt cho VN hiện tại mà Ông vừa kể do nguyên nhân nào đưa đến tình trạng trên thưa Ông? Và cũng do đâu các bịnh kể trên chiếm tỷ lệ quan trọng (không thể có trong một xã hội phát triển bình thường) cho nền y tế Việt Nam hiện nay, thưa Ông?

MTT: Thưa anh, chúng ta có thể phân biệt trong số 10 bịnh kể trên, tai nạn xe cộ đã kết thúc hơn 12 ngàn mạng sống và ½ triệu thương tật năm 2012. Con số nầy chỉ chiếm 2% tổng số, thì chúng ta hình dung được số lượng nạn nhân ở các bịnh khác như thế nào rồi. Trong số 3 bịnh có số tử vong nhiều nhứt là ung thư, tai biến mạch máu não, bịnh liên quan về tim mạch…có thể nói nguyên  nhân là do phát triển không đồng bộ với việc bảo vệ mội trường và nếu có dịp chúng ta sẽ khai triển trong những lần hội luận tới. Còn các bịnh gây tử vong còn lại hầu như khó hiện diện ở một nước đã phát triển, nhưng xảy ra trầm trọng ở VN.

NM: Về tai nạn đường phố, và qua những con số thống kê năm 2012 như anh đã nói trên, hiện tại tình trạng nầy có thuyên giảm chút nào không thưa Ông? Cũng như xin ý kiến Ông về sự thay đổi tỷ lệ tử vong từ năm 2006 đến 2013 như thế nào?

MTT: Về tai nạn xe cộ đường phố, theo thống kê gần đây nhứt của Việt Nam ngày 20 tháng 8, 2013, trung bình hàng ngày có 17 người chết và 26 người bị thương, tương đương với 74,460 người chết hàng năm. Con số trên là một con số quá lớn so với tỷ lệ dân số và số lượng xe của Việt Nam. Đó là chưa kể đến 114.000 bị thương gây quá nhiều thiệt hại cho ngân sách quốc gia.

So sánh hai thống kê về 10 bịnh gây chết người nhiều nhứt ở Việt Nam giữa 2006  và 2013 cho thấy:

-       Các chứng bệnh liên quan trước khi sinh sản chiếm 14% năm 2006 đã không còn nằm trong thống kê năm 2013. Điều này có nghĩa là y tế Việt Nam đã tiến bộ hơn và đã giải quyết được những vấn đề phòng bịnh trong thời gian mang thai như giáo dục người mẹ, chế độ dinh dưỡng trong thời gian này vv…

-       Các bịnh về khí quản 14% (2006) và 8% (2013) cũng cho thấy được mức lưu tâm của người dân trong vấn đề này.

-       Tuy nhiên, các bịnh liên quan đến tim mạch và máu 13% (2006) và 26% (2013) cho thấy tình trạng trên ngày càng trầm trọng do áp lực của xã hội đè nặng lên người dân trong việc mưu sinh.

-       Tệ hại nhứt là bịnh sơ gan, lao, kiết lỵ, sốt rét vẫn giữ tỷ lệ cao; đặc biệt là bịnh ung thư đứng đầu bảng năm 2013 với tỷ lệ 20%.

Chúng ta nghĩ gì với những con số trên?

Trước hết rõ ràng là nền y tế công cộng Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội. Các bịnh như lao, kiết lỵ, sốt rét đáng lý ra không còn tồn tại trong thế kỷ 21 này ở các quốc gia phát triển và bịnh ung thư xuất hiện đột biến, tăng nhanh trong vòng thời gian kỷ lục (6 năm). Nhiều nơi cả làng bị ung thư trầm trọng.

Còn về bịnh ung thư, mỗi năm, số bệnh nhân mới mắc ung thư ở Việt Nam là 150.000 người, trong đó có 75.000 người tử vong (số liệu 4-2013), con số này có xu hướng tăng trong những năm tiếp theo.

Nguyên nhân chánh là do các loại hóa chất độc hại có trong thức ăn hàng ngày, theo báo cáo của Viện nghiên cứu phòng chống ung thư Việt Nam. VN đứng hàng đầu trên thế giới về căn bịnh ung thư nầy.

 

Theo kết quả khảo sát năm 2011, tỷ lệ tử vong do ung thư dạ dày tại Việt Nam cao gấp 5 lần so với Lào, Philipines, Thái Lan và các nước trong khu vực.

 

Cũng trong cùng báo cáo trên, trong cả nước, Hà Nội và TP.HCM có tỷ lệ người mắc bệnh ung thư vú cao nhất với tỷ lệ 30/100.000 người tại Hà Nội và 20/100.000 người tại TP.HCM (năm 2010).

 

Ung thư vú hiện đang trở thành loại bệnh thường gặp nhất ở nữ giới và được dự báo có xu hướng tiếp tục tăng. Lý do là mỗi ngày họ phải sử dụng những chiếc áo ngực Trung Cộng có chứa đủ thứ hóa chất gây bệnh mà không hề hay biết.

 

Hiện tại, cả nước có từ 240.000 – 250.000 người mắc bệnh ung thư. Trong đó, phần đông là ung thư phổi, dạ dày, đại tràng, ung thư gan, ung thư vú và cổ tử cung (đối với nữ).

 

Nguyên nhân gây bệnh thì có nhiều, song nguyên nhân chánh yếu là do nguồn nước ô nhiễm và nguồn thực phẩm có chứa chất bảo quản độc hại.

 

Hàng ngày, người dân phải ăn những loại thực phẩm bị tẩm độc bởi những loại hóa chất độc hại từ Trung Cộng. Chỉ tính trong năm 2012 đã có hàng ngàn sự việc liên quan đến thực phẩm bẩn có nguồn gốc từ Trung Cộng hoặc trong nước bị phát hiện và bắt giữ. Trong đó, hầu hết đều có chứa các chất bảo quản gây nguy cơ mắc bệnh ung thư cho người tiêu dùng: táo, khoai tây, lê…

Người tiêu dùng tẩy chay hàng Trung Cộng và lựa chọn thực phẩm trong nước nhưng cũng chẳng được an toàn hơn khi hàng loạt các thực phẩm, hoa quả trong nước được tẩm ướp và chế biến, bảo quản bằng hóa chất như giá đỗ, chuối, đu đủ, cà chua, mít…

 

Ngay cả những thứ quà vặt cho trẻ em như bim bim, bánh kẹo hay những thứ đồ chơi cho trẻ như thú nhún, cây thông Noel cũng trở nên nguy hiểm đổi với con người bởi bên trong đó là những loại hóa chất trở thành tác nhân gây ra bệnh ung thư.

 

Chính vậy, tỷ lệ mắc ung thư ở trẻ em của Việt Nam vào loại cao nhất thế giới trong những năm qua và sẽ tiếp tục tăng.

 

NM: Như vậy, chúng ta nghĩ gì với những con số trên, thưa Ông Truyết?

MTT: Trước hết, tôi xin nói ngay, rõ ràng là nền y tế công cộng Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội. Các bịnh như lao, kiết lỵ, sốt rét đáng lý ra không còn tồn tại trong thế kỷ 21 này ở các quốc gia phát triển và bịnh ung thư xuất hiện đột biến, tăng nhanh trong vòng thời gian kỷ lục chỉ trong vòng 6 năm. Nhiều nơi cả làng bị ung thư trầm trọng. Điều này nói lên tình trạng phát triển của Việt Nam không ứng hợp với việc bảo vệ môi trường. Nguồn nước, nguồn đất và không khí bị ô nhiễm trầm trọng, nhứt là những nơi có công nghiệp sản xuất hóa chất ở những thành phố lớn.

NM: Phải chăng đây là một thực trạng đau lòng của nền y tế Việt Nam hiện đang xảy ra từ Bắc chí Nam, đặc biệt ở các vùng nông thôn và miền cao nguyên không được nhà cầm quyền chú ý đến. Ông nghĩ sao về vấn đề nầy?

MTT: Có thể nói, ba yếu tố căn bản để phục hoạt một Việt Nam tương lai là Giáo dục, Y tế, và Môi trường. Hiện tại chính ba yếu tố trên dưới chế độ xã hội chủ nghĩa hoàn toàn bị băng hoại. Chính sách giáo dục hoàn toàn phá sản, môi trường và hệ sinh thái đang đi dần đến mức báo động "đen", và hình ảnh nền y tế cũng chẳng khác gì hai yếu tố kể trên.

Sau đây là một số điển hình nói lên thảm nạn y tế do chính cơ chế xã hội chủ nghĩa để lại, kết quả tất nhiên sau hơn 39 năm cai trị toàn đất nước. Có thể nói, có 5 yếu tố liệt kê sau đây thể hiện hoàn toàn tình trạng hiện tại ở VN. Đó là: 1- Hàng ngũ cán bộ vô trách nhiệm, 2 - Tình trạng quá tải của những bịnh viện, 3 - Hiệu ứng "phong bì", 4 - Tình trạng thuốc men đắc đỏ, và 5 - Bảo hiểm y tế cho ngươi dân. Đó là năm nguyên nhân căn bản hủy hoại cả một hệ thống y tế quốc gia, một phúc lợi cần thiết nhứt cho người dân của một nước.

NM: Cám ơn những chia sẻ và phân tích của ông về tình trạng y tế VN hiện tại. Trong Chương trình TNDV của chúng ta phát thanh lần tới, xin ông phân tich tường tận hơn về 5 yếu tố chánh, nguyên nhân của sự băng hoại trong y tế VN. Cám ơn và xin hẹn với anh lần phát thanh tới.

 

 

 

 

 

 


_____________________________________________________

Mai Thanh Truyết

http://maithanhtruyet.blogspot.com/

 

 T do là Ung dung trong Ràng buc

Hnh phúc là T ti trong ...Đau thương"Tuệ Hải

 "Every Generation needs a New Revolution". - Thomas Jefferson-


 

 

 
 
 
 
//////////////////////////////////////////////////