Cần Ngăn Chặn Formosa ở Ninh Thuận:
Năng lượng hạt nhân
Việt Nam hiện có một Viện Năng Lượng Nguyên Tử ở Đà Lạt (Việt Nam Nguyên tử lực Cuôc cũ thời Việt Nam Cộng Hòa) do TS Phạm Duy Hiển làm Giám đốc hơn 25 năm nay. Theo báo chí trong nước, đã từ lâu Việt Nam dự định bắt đầu xây cất 2 lò phản ứng hạch nhân vào năm 2012 để có thể đi vào hoạt động năm 2015. Địa điểm dự trù là Phước Dinh, Phước Hải (Ninh Thuận), và Hòa Tân (Tuy Hòa, Phú Yên). Kinh phí dự trù cho hai dự án kể trên là 3 tỷ Mỹ kim.
Ngay sau khi quyết định nầy được phổ biến vào đầu năm 2004, nhiều nhà khoa học trong nước và ngoại quốc đã bày tỏ mối quan ngại và lên tiếng phản đối hai dự án trên.
Có nhiều lý do đưa ra cho việc phản đối nầy:
· Địa điểm chọn lựa của hai vùng hoang mạc khô cằn, thưa dân cư, không thuận tiện cho việc di chuyển của nhân công và ban quản lý nhà máy trong tương lai;
· Ở cả hai vùng, không có hạ tầng cơ sở tối thiểu cho nhu cầu yểm trợ việc xây cất, vận chuyển, cùng nhu cầu về xã hội, y tế, và sinh hoạt hàng ngày của công nhân như điện nước v. v...;
· Và nhất là, hiện tại Việt Nam chưa có khả năng cũng như không có dự kiến đào tạo nhân sự chuyên môn trong lãnh vực nầy trong một tương lai gần.
Vấn đề nguyên liệu nguyên tử là một vần đề cốt lõi mà chắc chắn Việt Nam không thể nào chủ động và kiểm soát được vì tùy thuộc vào quốc gia cung cấp. Chất Uranium và khả năng tinh luyện chất nầy để dùng cho lò phản ứng hạch nhân cần những nhân sự thật chuyên môn và nhiều kinh nghiệm mà việc đào tạo đòi hỏi ít nhất vài chục năm.
Xây cất một lò phản ứng hạch nhân chỉ là giai đoạn sau cùng trước khi hoàn tất các giai đoạn kể trên. Về nhân sự, sự yếu kém về tri thức công nghệ, kiến thức quản lý, cũng như khả năng chuyên môn trong lãnh vực nguyên tử và hạch nhân sẽ là những cản ngại lớn khiến cho việc thiết lập lò phản ứng khó có cơ may thực hiện hay chỉ thực hiện nửa chừng...
Thêm nữa, theo ước tính của một số nhà khoa học trong và ngoài nước thì tiềm năng của Việt Nam về than đá, dầu mỏ, khí đốt, cùng với việc khai thác và phát triển những loại năng lượng trong tầm tay như năng lượng gió, năng lượng mặt trời... Việt Nam vẫn còn có thể dư thừa năng lượng dùng cho việc phát triển kinh tế, xã hội đến năm 2030. Để rồi, vào thời điểm nầy, Việt Nam có đủ thời gian để chuẩn bị ngay từ bây giờ để có thể tránh được những cản ngại vưà kể trên trong tương lai vá áp dụng công nghệ tiến bộ nhứt trong việc xây dựng một nhà máy điện hạt nhân.
Theo Nghị quyết của Quốc hội CS Bắc Việt vào cuối năm 2009:
- Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận I đặt tại xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận.
- Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 đặt tại xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận.
Tuy nhiên, cho đến tháng 5/2010, CS Bắc Việt vẫn không để ý đến những khuyến cáo của các nhà làm khoa học trong nước hay hải ngoại, vẫn tiếp tục cho đấu thầu để xây dựng hai lò nguyên tử trên, và dự trù xây dựng và khánh thành vào khoảng năm 2016. Nhà thầu tương lai vẫn sẽ là Trung Cộng mặc dù Việt Nam đã thương lượng với Nga, Nhật Bản và ngay cả Hoa Kỳ qua các kinh nghiệm "đấu thầu" của Việt Nam trước đây như các gói thầu Bauxite, nhà máy điện, khu kinh tế duyên hải miền Bắc v.v....
Một câu hỏi được đặt ra là, có phải chăng việc khai thác Bauxite hiện tại của TC ở cao nguyên Trung phần Việt Nam chỉ là Diện để che đậy Điểm là khai thác quặng mõ Uranium ở Nông Sơn và vùng cao nguyên nầy?
Và hai công trình khai thác quặng và xây dựng hai nhà máy điện nguyên tử có liên quan mật thiết với nhau hay không qua sự tính toán giữa Trung Cộng và cộng sản Bắc Việt?
Bài học Cherbonyl ở Liên Sô cũ còn đó, và bài học mới nhứt ở Dung Quất là phải đình chỉ sản xuất, hay chỉ vận hành với công suất vài chục % từ hàng chục năm qua, và đang có khuynh hướng đóng của vì lỗ lã giống như trường hợp của hai nhà máy khai thác bauxite tại Tân Rai, Bảo Lộc, và Nhân Cơ, Đắc Nông.
Qua các yếu tố trên, thảm nạn sau khi xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Hơn nữa, Mỹ Sơn là thánh địa của cộng đồng người Chăm.
Việt Nam không đủ sức kiểm soát hiểm họa hạt nhân, nhưng CS Bắc Việt vẫn cương quyết giữ quyết định xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Ninh thuận.
Có nhiếu ký do vì sao?
· CS Bắc Việt lên dự án để "rút ruột" công trình?
· Thứ hai, để tàn phá môi trường sống của cộng đồng người Chăm?
· Để đưởi người Chăm ra khỏi vùng đất bản địa?
· Và sau cùng, thâm độc nhứt là để khống chế vùng đất hiểm địa: nơi có thể chia cắt Việt Nam thành hai mảnh theo lịnh của TC?
Có phải đây là một dụng ý thâm hiễm để giải quyết một tình trạng sắc tộc tế nhị?
Người Việt Nam trong và ngoài nước hãy đoàn kết bảo vệ cộng đồng người Chăm trước hiểm họa do việc thiết lập nhà máy điện hạt nhân, nguy cơ về hiễm họa ô nhiễm phóng xạ sẽ cao gấp nhiều lần so với thảm họa Vũng Áng do Formosa gây ra.
Hải ngoại chúng ta cần phải làm gì để cứu một dân tộc đã được xem là có cùng một nguồn cội với dân Việt thời xa xưa?
Mai Thanh Truyết
Hội Bảo vệ Môi trường Việt Nam (VEPS)
8/2016
________________________________________
Mai Thanh Truyết
http://maithanhtruyet.blogspot.com/
"The Love of my Country will be the ruling
Influence of my Conduct." - George Washington