Thượng đỉnh COP21 – Rồi sao nữa?

Phần III – Lời Hứa của Âu Châu

 

Theo thống kê năm 2014, trong 10 quốc gia thải khí nhà kính nhiều nhứt tạo ra 70% tổng lượng khí thải, trong đó Liên hiệp Âu Châu (LHAC), gồm 28 quốc gia thành viên (EU) phát thải 4 tỷ tấn khí Carbonic, chiếm hạng ba sau Trung Cộng (10 tỷ) và Hoa Kỳ (7,2 tỷ). Tuy nhiên, hiện tại (2016) có chín quốc gia trong LHAC đã đạt được mục tiêu quy định cho năm 2020 về năng lượng tái tại.

Vào năm 2010, Liên Hiệp Âu châu (EU) đã đặt chỉ tiêu là tăng sản xuất lên 20% tất cả các loại năng lượng thay thế tính đến năm 2020. Tính đến năm 2013, theo bảng dưới đây thì Liên Hiệp đã đạt được 15% tính theo toàn thể các quốc gia trong Liên Hiệp. Tuy nhiên, vẫn còn một số vẫn chưa đạt được mục tiêu và một số khác đã đạt chỉ tiêu của đinh mức năm 2020 rồi.

Chín trong số 28 thành viên đã vượt chỉ tiêu.

·         Thụy Điển là quốc gia đạt và có thêm mục tiêu khá tham vọng là cho đến năm 2020, sẽ có kế hoạch sản xuất 49% năng lượng tiêu dùng do năng lượng thay thế cung cấp. Và họ đã thực hiện được vì đã vượt qua 52,1% vào năm 2013!

·         Bulgaria và Estonia vào năm 2015 đã đạt chỉ tiêu của 2020 rồi.

·         Lithuania đã vượt qua mức 20%, đạt 23%.

·         Ý và Romania, trong năm 2015 chỉ còn thiếu 0,5% mà thôi.

·         Norway và Denmark, cũng đã qua định mức 20% nhờ năng lượng Gió.

·         Hòa Lan, Pháp, và Ireland đã vượt xa định mức trong năm 2015.

·         Anh quốc dự định tăng 15% năng lượng tái tạo vào năm 2020, nhưng mãi đến 2013 chỉ mới đạt được 5,1% mà thôi.

Biểu đồ dưới đây cho chúng ta thấy rõ tỷ lệ năng lượng thay thế hiện tại của EU so với định mức dự trù cho năm 2020.

 

1 - Pháp - Lời hứa của Pháp trong Thượng đỉnh COP21

 

Lời hứa của quốc gia tổ chức Pháp trong vấn đề năng lượng, không khí và khí hậu như sau:"La loi de Transition énergétique franchit avec succès une nouvelle étape: La France exemplaire est en marche vers la COP21" (Luật về sự Chuyển tiếp năng lượng thành công thông qua một giai đoạn mới: Bản sao Pháp đang hướng tới Thượng đỉnh COP21).   

 

Pháp hứa là sẽ:

-       Giảm thiểu 40 % phát thải khí nhà kinh (greenhouse effects) cho đến năm 2030 so với năm 1990;

-       Giảm xử dụng năng lượng hóa thạch (fossil energy) ở mức 30% vào năm 2030 so với năm 2012;

-       Xử dụng năng lượng "sạch"  chiếm 40% cho năng lượng điện vào năm 2030;

-       Giảm thiểu việc xử dụng năng lượng xuống 50% vào năm 2050 so với năm 2012;

-       Giảm thiểu 50 % lượng rác phế thài vào năm 2050 so với năm 2012;

-       Tổng năng lượng tiêu dùng dự trừ của Pháp cho năm 2020 là 155.268 KToe và năng lượng tái tạo sản xuất vào thời điểm nầy là 35.711 TKoe, trong đó 27% dành để sản xuất điện năng, 33% cho hệ thống sưởi/máy lạnh, và 10,5% cho di chuyển.

 

2 - Thụy Điển

 

Thị trưởng Stockholm Karin Wanngard cho biết:"Stockholm không những sẽ là một thành phố trung hoà về CO2 trước năm 2040, mà đồng thời còn đoạn tuyệt với năng lượng hoá thạch. Để đạt được mục tiêu này, chúng tôi phải nỗ lực để trở nên hoàn hảo trong mọi lĩnh vực: hệ thống sưởi ấm đô thị phải hiệu quả hơn, các nhà ở mới hoặc được cải tạo phải hết sức ít tốn năng lượng. (…) Với tư cách là thành phố đi đầu thế giới về nền kinh tế xanh, Stockholm có nhiều kinh nghiệm hay để chia sẻ. Chúng tôi mong muốn và có khả năng trở thành những người tiên phong cho các giải pháp tương lai. (…) Tiến trình này mang lại cho chúng tôi các triển vọng thương mại quan trọng" (l'Observateur, của OCDE, tháng 11/2015).

 

Stockholm khẳng quyết tiếp tục nỗ lực để dẫn đầu thế giới trên con đường phát triển nền kinh tế xanh. Theo nhiều nhà quan sát, mục tiêu 100% năng lượng tái tạo sản xuất tại chỗ trước năm 2050 của Thụy Điển là một cam kết mạnh mẽ, có thể mang lại các tác động quan trọng đối với các đàm phán đang diễn ra tại COP21.

 

3 – Anh Quốc

Theo hai biểu đồ dưới đây, chúng ta nhận thấy Anh Quốc vẫn còn chậm chân trong việc hạn chế xử dụng năng lượng hóa thạch cho quốc gia nầy…

 

 

Installed capacity (MW) of renewable sources in the United Kingdom between 2006 and 2013

Electricity generated (GWh) from renewable sources in the United Kingdom between 2006 and 2013

 

Đức quốc: Tính đến ngày 25 tháng 7, 2015 nước Đức đã đạt được 78% nguồn điện năng đến từ năng lượng tái tạo so với 74% vào thời điểm tah1ng 5, 2014. Theo phân tích của chuyên gia về năng lượng Đức, Craig Morris, sự tăng trưởng 4% chỉ trong thời gian một năm là do những luồng gió lạnh thổi từ miền Bắc Âu châu và những ngày nắng ấm ở miền Nam Đức trong khoảng thời gian nầy. Vì, hầu hết các turbin gió nằm ở phía Bắc Đức và các hệ thống voltaic đặt ở phía Nam.

 

Từ những ưu thế nầy, nước Đức tiên liệu cho đến năm 2022, quốc gia nầy sẽ chấm dứt việc xử dụng năng lượng hạch nhân. Và đến năm 2035, chánh phủ Đức sẽ tăng gấp đôi lượng năng lượng tái tạo hỗn hợp (mix).

 

Với một diện tích 357.000 dặm vuông, Đức đã thiết lập trên 23.000 turbin gió giải quyết được 15% nhu cầu điện năng toàn quốcvà 1,4 hệ thống Voltaic tính đến tháng 12, 2014, sản xuất 562 GWh. Nhờ thế, Đức được xem như là "quốc gia hàng đầu về năng lượng tái tạo".

Nhưng với sự tăng trưởng nhanh về năng lượng tái tạo, đã tạo ra nhiều bất lợi cho người tiêu dùng.

Vì sao?

 Năng lượng thay thế ở Đức

Vì chi phí đầu tư để có các thiết bị và công nghệ tạo ra nguồn năng lượng tái tạo để thay thế cho  hệ thống nhà máy phát điện dùng nguyên liệu hóa thạch và việc đóng của những nhà máy điện hạch nhân là một chi phí rất lớn cho chánh phủ. Vì vậy giá điện của nước nầy  tăng cao, 0,30 Euro so với giá điện ở Pháp là 0,16 Euro vào năm 2015.

 

Thay lời kết

Dư âm Thượng đỉnh COP21 vừa được hơn ba tháng, nhưng dường như mọi sự hầu như đã đi vào lãng quên.

Những lời hứa của Tổng thống Obama vừa được Quốc hội Mỹ tuyên bố vào tháng giêng 2016 là sẽ không duyệt y các lời hứa của Hoa Kỳ vì nếu áp dụng các lời hứa trên sẽ …làm chậm phát triển kinh tế của chính quốc gia nầy.

Hơn nữa, các quốc gia đang cần phát triển mạnh như Trung Cộng,hiện phát thải 10 tỷ khí carbonic, đứng đầu thế giới, Ấn Độ, đứng hạng tư với 2,8 tỷ, và Ba Tây với 2,8 tỷ vẫn tiếp tục tăng trượng việc xử dụng năng lượng hóa thạch. Họ lấy lý do là, quốc gia họ cần phát triển, hà cớ phải chuyển qua năng lượng tái tạo cần phải đầu tư một chi phí rất lớn.

Theo thống kê năm 2014, Trung Cộng tiêu thụ 1.961,4 triệu tấn (Mtep) than để sản xuất ra điện năng, Hoa Kỳ, 453,4 Mtep, Ấn Độ và Ba Tây, 360,2 Mtep. Tổng lượng than trên thế giới đã được tiệu thụ trong năm nầy là 3.881,8 Mtep.

Chính vì những lý do trên và những lý do đặc thù của từng quốc gia, hy vọng những lời hứa trong ngày cuối cùng của Thượng đỉnh COP21 không chỉ là…những lời hứa theo mây khói giống như Thượng đỉnh Rio de Janeiro năm 1992 và Nghị định thư Kyoto 1997.

Mai Thanh Truyết

Houston, 3/2016

 

________________________________________

Mai Thanh Truyết

http://maithanhtruyet.blogspot.com/

 "The future belongs to those who Believe 

    in the beauty of their Dreams". Eleanor Roosevelt -

 

//////////////////////////////////////////////////