Tản  Mạn  Về  Thuyết  Tiến  Hóa

 

 

Chúng ta hiện đang sống trên một hành tinh đã có chiều dài lịch sử hàng triệu năm. Từ ngàn năm trước và cũng có thể là ngàn năm sau…đã có những hiện tượng xảy ra trong thiên nhiên, chúng ta khộng thể nào giải thích được. Những sự kiện không giải thích được đó, có một số người không chấp nhận. Nhưng đối với một số người khác, họ cho đó là một thích thú, một hình thức kích thích con người động não để lý giải một hiện tượng, hay một sự kiện không bình thường nào đó đã xảy ra.

 

Có nhiều câu hỏi cho những hiện tượng đã xảy ra, nhiều khi không thể dựa vào những chứng tích khoa học để lý giải.Thí dụ như các khái niệm về tính không (nothing) và sự vô cùng tận (infinity) đều nằm ngoài tầm của mọi suy nghĩ dựa theo luận lý và tính hợp lý trong suy nghĩ nhị nguyên. Thêm một thí dụ khác về niềm tin của một nhóm người, một dân tộc đều dựa theo những tập tục được truyền đạt từ tổ tiên xa vời vợi…cho đến ngày nay. Nếu những niềm tin ấy còn tồn tại thì con người ngày hôm nay khó có thể lý giải theo mức suy nghĩ với logic thông thường. Người nầy sẽ tin hoàn toàn và người khác sẽ phản bác lại. Mỗi người đều có suy nghĩ riêng về niềm tin nầy và hầu như không ai có thể thuyết phục được ai cả.

 

Vì vậy thuyết tạo dựng (creation) và thuyết tiến hóa hay biến cải (evolution) muôn đới vẫn là hai đối kháng cho mọi cuộc tranh luận, dù dưới hình thức tôn giáo hay ngoài xã hội. Một số nhà khoa học dựa vào thuyết Big Bang để nhận định về thuyết tiến hóa nhu sau: Đây là một lý thuyết có tính khoa học có thể chấp nhận được để lý giải nguồn gốc của mọi vật thể (species) trên trái đất".  Và họ cho rằng thuyết tạo dựng không có căn bản khoa học. 

 

Đến đây, chúng ta dừng lại vấn đề biện luận hay phản biện về hai quan điểm đối nghịch trên đây vì không nằm trong chủ đích của bài viết. Mục tiêu của bài nầy chỉ mong nêu lên vài suy nghĩ về khía cạnh khoa học và sinh vật học để chia xẻ một số quan niệm căn bản về thuyết tiến hóa mà thôi.

 

Dĩ nhiên, trong cùng một danh từ có thể có nhiều nghĩa khác nhau và cung cách suy diễn cũng còn tùy theo trường hợp, hoàn cảnh và thời điểm xử dụng danh từ đó. Thí dụ, danh từ "bridge" cũng có nhiều nghĩa tùy theo người xử dụng như đang chơi bài, trong văn phòng nha sĩ, hay ngoài công trường xây dựng. Do đó, danh từ evolution cũng không là một ngoại lệ. Đứng về phương diện khoa học và sinh vật học, thuyết tiến hóa được hiểu như là sự thay hình đổi dạng đời sống sinh vật (biological lifeforms).

 

Từ định nghĩa trên, chúng ta phân biệt ra được 6 nhận thức có thể suy diễn về quan niệm tiến hóa theo thứ tự thời gian kể từ thời tạo thiên lập địa. Đó là:

-               Quan niệm về vũ trụ tiến hóa (cosmic evolution): Cho đến bây giờ hoàn toàn chưa có một luận cứ khoa học nào chứng minh được có sự sống của sinh vật trước khi có hiện tượng Big Bang. Do đó, có thể kết luận là quan niệm về vũ trụ tiến hóa không dự phần vào sự thay hình đổi dạng đời sống sinh vật.

-               Quan niệm về hóa học tiến hóa (chemical evolution): Trong gia đoạn đầu của thuyết Big Bang, khinh khí hay hydrogen là hóa chất đầu tiên hiện diện trên địa cầu. Dưới sức nóng hàng triệu độ của địa cầu thời bấy giờ, và dưới áp suất thật cao, các nguyên tố hydrogen kết hợp lại lần lần, và cuối cùng chúng ta có một chuỗi nguyên tố trong bảng phân loại tuần hoàn hiện tại. Dĩ nhiên là trong điều kiện vật chất như ở giai đoạn nầy, không thể nào có sự hiện diện của đời sống sinh vật được.

-               Quan niệm về tiến hóa hành tinh (planetary evolution): Hiện tại cũng chưa có gì chứng minh được là ở có sự sống trên các hành tinh. Khoa học hiện đại chỉ mới vừa đưa ra giả thuyết là có "vết tích" oxy va nước trên một vài hành tinh. Như ng đó chỉ là những giả thuyết dựa theo các phóng ảnh vệ tinh ghi nhận được mà thôi.

-               Quan niện về tiến hóa hữu cơ (organic evolution): Các khảo sát về sự hiện diện của đời sống có tên là abiogenesis.  Dĩ nhiên là đời sống sinh vật phải có trước khi chúng ta có thể nói về các cơ chế tạo ra sự thay hình đổi dạng trong đời sống sinh vật. Từ khái niệm trên, "nguồn gốc của sự sống" và "sự sống thay đổi như thế nào" là hai lãnh vực hoàn toàn khác nhau trong nghiên cứu. Do đó, khi nói đến tiến hóa hữu cơ thì e cũng không chỉnh, vì chúng ta chỉ khám phá ra sự sống sau đó mà thôi, còn sự sống trước đó (trước khi được khám phá) đã tự hiện hữu rồi. Từ suy luận trên danh từ abiogenesis để chỉ sự khảo sát về đời sống nguyên thủy cũng khó thích hợp được với hoàn cảnh lúc đó.

-               Quan niệm về tiến hóa xã hội (social evolution): Theo quan niệm nầy, xã hội có những bước tiến thay đổi tự nhiên tùy thuộc vào từng khu vực hay từng vùng con người sinh sống. Từ đó, chúng ta nhận định rõ nhất yếu tố xã hội ảnh hưởng lên mức phát triển, đôi khi khôngtheo chiều thuận với văn minh ban đầu. Như vùng Trung Đông, Á Châu đã có những nền văn minh cực thịnh so với Aâu Châu trong thời cổ đại. Nhưng hiện ạti xã hội ở hai nơi nầy không được phát triển và thăng hoa tiếp tục, mà lại bị thụt hậu so với Aân Châu. Trường hợp Bbắc Mỹ cũng là một trường hợp rất đặc thù có phát triển nhảy vọt chỉ trong vòng vài trăm năm sau ngày lập quốc.

-               Quan niệm về tiến hóa vĩ mô và vi mô (macro & micro-evolution): Các nhà khoa học không thể chấp nhận danh từ "loài" (kinds) như là một chủng loại cho đời sống. Đây là quan niệm của những nhà tin vào lý thuyết tạo dựng. Làm sao chúng ta có thể định nghĩa được hay giải thích được "loài" hiện tại là gì và như thế nào? Loài có phải là sự biến đổi giữa cây cỏ và thú vật trong đó có con người sơ khai trong sự thay hình đổi dạng không? Sau cùng, ngay chính quan niệm giữa vĩ mô và vi mô cũng không có chỗ đứng vì vĩ mô cũng chỉ là một tập hợp của nhiều vi mô mà thôi. Tuy nhiên dưới nhản quan của các nhà sinh vật học, hiện tượng tiến hóa vi mô là một số cơ chế đã được sắp xếp sẳn và ảnh hưởng lên sự thay đổi đời sống của con người.Trong lúc đó, sự tiến hoá vĩ mô có cơ chế ảnh hưởng lên một nhóm người, hay một dân tộc để rồi từ đó, mới thành hình khái niệm về dân tộc và quốc gia.

 

Tóm lại, trong 6 quan niện về tiến hóa trên đây, chúng ta có thể nhận thức bằng lý luận và khoa học là sự tiến hóa và sự thay hình đổi dạng đời sống con người đến từ sự tiến hóâ hữu cơ, và sự tiến hóa vĩ mô hay vi mô chỉ là một hệ luận từ sự tiến hóa hữu cơ và các giai đọan tiếp theo sau.

 

Từ nhận thức trên đinh nghĩa về sự tiến hóa của con người có thể được diễn dịch như sự thay đổi trong các thể dạng (types) như người Aâu Châu, Á Châu, cũng như tỷ lệ với những nét chánh đặc biệt của nhóm người sống trong hoàn cảnh môi trường khác nhau như người Trung Hoa, người Việt Nam. Thuyết về sự tiến hóa có chọn lựa như trên dường như có căn bản vững chắc và có tính khoa học hơn tất cả các loại thuyết tiến hóa khác và đại diện của thuyết nầy chính là Darwin suy diễn từ thế kỷ 19.

 

Tổng hợp lại, từ những tản mạn trên đây, chúng ta rút ra được những gì? Cũng như thuyết tiến hoá hay biến cải được suy diễn như thế nào qua thuyết dân tộc sinh tồn của nhà cách mạng Trương Tử Anh được soi sáng và bổ túc bởi thuyết biến cải của cố GS Nguyễn Ngọc Huy?

 

Qua thời gian, từ buổi sơ khai của loài người cho đến giai đoạn phát triển văn minh khoa học cực thịnh như hiện tại, con người đã lần lần thích nghi với môi trường sống, sự đổi thay của khoa học (tiến bộ) và có thể nói phúc lợi mà con người có được ngày hôm nay là do sự tích lũy của tất cả trí tuệ con người qua thời gian.

 

Từ suy nghĩ đó, chúng ta nhận thức rằng các chủ thuyết từ dân tộc sinh tồn đến biến cải hay thyết tiến hóa chỉ là những danh xưng trong từng gia đoạn của chiều dài lịch sử loài người. Tất cả đã thể hiện qua những suy nghĩ, hành xử, và thụ hưởng phúc lợi của xả hội qua từng giai đoạn mà thôi.

 

Đứng về mặt chính trị, nhất là qua cung cách suy diễn và lý giải dưới nhản quan của một đảng viên của một đảng chính trị, có thể có những khác biệt về luận lý, khác biệt qua sự diễn dịch về đường lối, chính sách của đảng. Nhưng rốt ráo lại, đó chỉ là những khác biệt có tính cách hình thức, mà cốt lõi của vấn đề vẫn là sự thích ứng của con người và xã hội ứng hợp với trào lưu thời đại trước tiến trình toàn cầu hóa. Con người dù dưới chính thể hay chủ nghĩa nào cũng phải thích nghi và ứng hợp với sự tiến hóa chung của nhân loại trong thời điểm hiện tại.

 

Đó mới là ý nghĩa thật sự của sự sinh tồn chính đáng.

 

Giai đoạn hiện tại nầy không cho phép chúng ta trở về những lý thuyết trừu tượng nữa, mà phải thực sự trực diện trước một thực tế ngay trước mắt.

 

Quản lý và điều hànnh đảng ngày hôm nay phải là cung cách quản lý và điều hành một xí nghiệp, trong đó thành phẩm sản xuất không là những sản phẩm vật chất cho người tiêu dùng, mà là những thành phẩm trí tuệ, những chính sách phát triển làm tăng thêm phúc lợi và nâng cao dân trí và đời sống người dân, cũng như sự tạo dựng một xã hội có được những quyền tự do căn bản cho con người dù bất cứ ở đâu.

 

Ngày hôm nay, tình trạng tôn thờ lãnh tụ không còn có chỗ đứng nữa, bởi lẽ lãnh đạo đảng phải là một tập hợp trí tuệ để hoạch định đường lối và phối hợp nổ lực thúc đẩy thực hiện đường lối nầy.

 

Suy nghĩ được như thế tính đảng lần lần sẽ mở hơn, thoáng hơn, và người dân bình thường sẽ không còn nhìn đảng và đảng viên trong sự dè dặt, e ngại như trước kia nữa. Vì đảng cũng chỉ là một bộ phận của xã hội, chu toàn một nhiệm vụ đã được phân công như tất cả mọi thành viên trong xã hội để cùng nhau góp phần vào sự phát triển và tiến bộ chung của đất nứơc. Nghĩ được như thế đảng mới hội tụ đủ điều kiện tích cực hòa nhập vào dân và dân sẽ sẳn sàng hưởng ứng, yểm trợ chủ trương đường lối của đảng, đồng thời tích cực hòa nhập vào đảng để phục vụ dân tộc và Đất Nước.

 

Mai Thanh Truyết

Orange 30/4/2007

________________________________
 "Every Generation needs a New Revolution". - Thomas Jefferson-

"Behold I do not give lectures or a little charity; When I give I give myself".Walt Whitman

 
 

 

 

 
 
 
 
//////////////////////////////////////////////////