Những Vấn đề Môi trường Việt Nam

 

 

Trong quyển sách "Những vấn đề môi trường việt Nam" xuất bản năm 2010 và tái bản năm 2012, chúng tôi đã đề cập đến những vấn nạn môi trường hiện đang xảy ra ở Việt Nam, và cho đến nay, vẫn chưa thấy một chỉ dấu nào cho thấy môi trường được cải thiện.

Có chăng là tình trạng ngày càng trầm trọng hơn, ngày càng có them những dòng sông đen hay trở thành những lạch nước nhỏ uốn quanh các mãng rác rến và bùn đặt sệt quyện hai bên bờ nước.

Có chăng là ngày càng có nhiều mạch nước ngầm bị cạn kiệt vì được tận dụng quá tãi, hay nước đã bị nhiễm độc vì hóa chất xử dụng bừa bãi đã thấm vào nguồn nước.

Tất cả, nói lên nhu cầu cấp thiết là một khi đất nước trở về với dân tộc đúng nghĩa, chúng ta, những người con Việt cần phải giải quyết ngay. Đó là, ngoài hai vấn đề hệ trọng là y tế công cộng và giáo dục, môi trường chắc chắn là một trọng tâm hàng đầu ngõ hầu điều chỉnh và đặt lại kế hoạch phát triển quốc gia ứng hợp với chiều hướng toàn cầu hóa và bảo vệ mội trường.

Xin trích lời của GS Nguyễn Văn Trường, Cựu bộ trưởng Giáo dục thời Việt Nam Cộng hòa tóm tắt về tác giả và nhận định về cuốn sách "Những vấnn đề Môi trường Việt Nam", để rồi từ đó, chúng tôi đưa ra những gợi ý cho một "Việt Nam Tương Lai" trong lãnh vực môi trường.   

"Vừa đọc trọn vẹn bản thảo quyền sách mang tựa đề "Những vấn đề môi trường Việt Nam" của Mai Thanh Truyết, tôi hình dung được tác giả cũng như tưởng tượng được tác giả đang ngồi đối diện với tôi. Nôi dung cuốn sách thể hiện rõ một người bạn trẻ tôi đã gặp ở những năm cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa.

Chúng tôi gặp nhau trong những tháng năm sôi động nhất,1973-75, hiệp định Paris kết thúc, ngân sách viện trợ cắt giảm, mức độ lạm phát phi mã, và viễn ảnh một Sài Gòn xáo trộn vì vật giá leo thang, vì khủng khoảng kinh tế, khủng khoảng lòng tin, vì đời sống ngày càng khắc nghiệt, và nhiều dấu hiệu hứa hẹn sẽ khắt nghiệt hơn, mầm xáo trộn xã hội và loạn lạc như hứa hẹn đột biến trong một tương lai rất gần.

Mai Thanh Truyết rời cái an bình lạc nghiệp của nước Pháp để dấn thân vào bối cảnh rối ren, tối mù ấy. Dấn thân và trọn vẹn dấn thân, cụ thể trong qui trình cải thiện sinh hoạt trong Ban Hóa học Đại Học Sư Phạm Sài Gòn, thiết thực trong công tác xây dựng Viện Đại Học Cao Đài từ con số không.

Về việc xây dựng nầy, tôi phải ghi ơn quí vị chức sắc Cao Đài, nói riêng là sự hổ trợ ân cần của Ngài Khai Đạo, Ngài Bảo Học Quân và Ngài Chưởng Ấn, và quí vị giáo sư, nói riêng ông Phó Viện Trưởng Mã Thành Công, giáo sư Mai Thanh Truyết và giáo sư Nguyễn Văn Sâm hằng tuần luôn có mặt ở Toà Thánh, để phối hợp, điều khiển, giải quyết mọi vấn đề lớn nhỏ, mà lắm khi vượt ngoài sinh viên vụ. Tôi mến phục cái tinh thần và cung cách xử thế của những con người yêu thích khai phá, năng động, bền chí, tích cực, thiết thực nầy.

Ai lại không muốn đem giáo dục Đại Học về địa phương mình, mở cánh cửa lớn cho con em hiếu học mà lợi tức thì khiêm nhường. Các tín hữu Cao Đài và người dân địa phương đương nhiên đồng thuận. Nhưng hình thành được qui cũ, nề nếp sinh hoạt Đại Học, trong những bước đầu, lắm khi phải cứng rắn, áp đặt. và như vậy, ắt có những phản ứng đối nghịch.

Cho nên, phải biết môi trường, sống với môi trường, chia xớt, trao đổi, đối thoại, tìm hiểu môi trường, trong những nghĩ suy, hoài vọng sâu xa nhất của người tín hữu, người dân Long Hoa, Tây Ninh, và các vùng lân cận từ đó, cái qui cũ Đại Học, nhân cách Đại Học, nền móng Đại Học, thổ nhưỡng Đại Học mới hình thành, ánh sáng Đại Học mới phát khởi

Về điều nầy, tôi phải ghi nhận sự hiểu biết, cảm thông và tận tình hổ trợ của quí vị chức sắc, tín hữu Cao Đài, trong những biện pháp đôi khi cứng rắn, thực hiện nhầm đem lại tầm vóc quốc gia cho Viện Đại Học. Và như vậy, sẽ là một khiếm khuyết lớn nếu tôi không ghi nhận và cám ơn riêng Giáo sư Mai thanh Truyết.

Với tính bình dị tự nhiên của Ông, Ông đã đi sâu, đi sát vào các sinh hoạt địa phương, gọt tròn bớt các cạnh, gai nhọn, tạo một không khí thích hợp cho những dị biệt gặp nhau, giao lưu và chấp nhận đối thoại.

Nói khai phá cụ thể là trong nghĩa nầy, dù rằng có thể dễ dàng nới rộng cho những lãnh vực khác, thí dụ ở Ban Hoá Trường Đại Học Sư Phạm Sàigòn.

Những từ "dấn thân", "trọn vẹn dấn thân", "tinh thần, cung cách xử thế của một người khai phá, năng động, bền bĩ, tích cực, thiết thực" là những cảm nghĩ của riêng tôi, và mỗi từ đều có một nội dung rõ ràng, cụ thể như từ khai phá nêu trên đây. Tôi không quen tặng cho bạn mình những sáo ngữ. Bạn mình, mình phải biết quí trọng.

Sau 1975 là chuyện dài của tác giả, cũng là câu chuyện Đường Tăng đi thỉnh kinh.  Xin phép hẹn quí vị một lần khác.  Thời gian còn lại tôi xin vắn tắt trình bày phần quan trọng nhất, đó là giới thiệu những sinh hoạt của tiến sĩ Mai Thanh Truyết trong đôi thập niên gần đây.

Hành Trình Miền Đất Hứa

Ông đến Hoa Kỳ năm 1983, theo diện thuyền nhân. Và như bao thuyền nhân may mắn đến được Đất Hứa, ông cũng phải bôn ba tìm việc làm, tìm hiểu, hội nhập vào cuộc sống mới.

Trong một giới hạn nào đó, ông đã thành công, sớm ổn định cuộc sống, nhờ khả năng chuyên  môn, và cũng nhờ tính năng động, bén nhạy vốn có đã giúp ông bắt gặp, sớm hiểu và hội nhập những giá trị mới.

Tuy nhiên, hình như cuộc đời Mai Thanh Truyết không có điểm đến, hay nói đúng hơn là mỗi điểm đến là một bước khởi đầu. Trăm năm đời người là một chuổi dài khởi điểm.

Một lần nữa, ông rời bỏ nhịp sống an bình lạc thiện để đánh đấm với bạo quyền, với sự dốt nát, với bệnh tật, với đói nghèo, nói riêng với việc hủy hoại môi sinh.

Trong một giới hạn nào đó ông nối lại tuần trăng mật dang dỡ năm xưa với quê mẹ thân yêu của ông.

Cho nên giới thiệu Mai Thanh Truyết không là giới thiệu ông tiến sĩ hóa học, chuyên viên về xử lý vật liệu phế thải, cũng không là giới thiệu cuộc sống an lạc, như đi trên thảm đỏ của ông: 40 giờ/tuần, với những routines và cập nhật nghề nghiệp.

Tôi chánh yếu muốn nhấn mạnh trên con người nhiều tranh cãi của Mai Thanh Truyết. Con người của giới truyền thông hải ngoại, Mỹ, Canada, Úc, Pháp, Đức, của các mạng lưới Internet.   Hình ành, tiếng nói, bài viết của ông quen thuộc với khán- thính-và-đọc-giả các báo đài.  Thí dụ: Đài Á Châu Tự Do (RFA),Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA), Radio France Internationale (RFI), TV  STBN, VHN, SaigonTV, cùng các đài radio địa phương ở California và các tiểu bang khác trên đất Mỹ, thậm chí các báo bên Việt Nam và các diễn đàn dân chủ trong nước cũng trích đăng mà không có ỳ kiến của tác giả.

Tuy nhiên, ông không là người già chuyện, ông không quen chuyện phiếm, ông không nói để mà nói, để luôn có mặt, hoặc như giới nghệ sĩ đem lại tiếng cười (hay khóc) cho thiên hạ, làm cho cuộc sống dễ chịu lại. Ông có kiến thức sâu rộng, hội thoại với nhiều lãnh vực khác biệt như giáo dục, văn hóa, chính trị, kinh tế, kỹ thuật, và môi trường. Ông viết và đối đáp trên những đề tài đa dạng với những dữ kiện và tài liệu được chọn lọc một cách khoa học.

 Ông viết nghiêm túc, nói nghiêm túc, có cân nhắc và nghiên cứu nghiêm túc.

Người thương ông cũng nhiều.

Kẻ ghét ông cũng lắm, nhất là chính quyền Hà Nội trong vụ kiện Chất Dộc Da Cam.

Và cũng có người bảo rằng ông chỉ đường cho hưu chạy.

Thật ra, ông có lưu tâm và cảnh báo về nhiều vấn đề.  Thí dụ:

·         Về phát triển chung, có nhiều quan điểm về phát triển trong chiều hướng toàn cầu hóa, nghĩa là phát triển phải cân bằng với việc bảo vệ môi trường.

·         Về cải tổ chính sách nông nghiệp, chính sách khai thác quặng mỏ như so sánh tỉ giảo giữa các quốc gia còn nằm trong tình trạng đang phát triển như Việt Nam, để từ đó rút ra vài kinh nghiệm như Chí Lợi, Nam Dương.

·         Về năng lượng cho tương lai trong điều kiện Việt Nam.

·         Về ô nhiểm hóa chất, và các loại thuốc bảo vệ thực vật; cảnh báo việc sử dụng bừa bãi, không đúng cách, cũng như không đúng liều lượng trong nông nghiệp, như phân bón và hóa chất độc hại vì đây cũng là nguyên nhân chính trong việc tăng trưởng các chứng bịnh ung thư xảy ra trên khắp đất nước hiện nay.

·         Về ô nhiểm nguồn nước và sông cũng như nước ngầm. Có phân tích nhiều nơi và đưa ra nhiều khuyến cáo.

·         Về chất thải: phế thải rắn, lỏng, khí...viết rất nhiều đặc biệt là xử lý phế thải lỏng của kỹ nghệ và xử lý nước rỉ từ rác sinh hoạt gia đình. Đã cho ra một quy trình xử lý và thiết kế một nhà máy xử lý trung ương cho các khu chế xuất, khu công nghiệp...

 

Òng cho biết, về những vấn đề đa dạng nầy, nhiều giáo sư đại học ở Việt Nam có liên lạc và trao đổi ý kiến nhất là trong lãnh vực giải quyết phế thải độc hại. Nhiều sinh viên năm thứ tư ở Việt Nam khi làm luận án tốt nghiệp có tham khảo với ông trong nhiều địa hạt liên quan đến môi trường khác nhau.

Kể ra thì nhiều, thật không cách nào đi vào cụ thể từng đề tài một. Tuy nhiên, trong thập niên qua, có hai việc nổi cộm:

1, Vấn đề nước và ô nhiểm arsenic ở Việt Nam: Nổi cộm, vì nó đặt vấn đề an sinh của cả Đồng bằng Sông Cửu Long, vì va chạm đến một chương trình lớn của UNICEF, tổ chức nhi đồng quốc tế của Liên Hiệp Quốc có tầm vóc và uy thế lớn, và nhà cầm quyền Hà Nội. Nổi cộm cũng  vì gs Mai Thanh Truyết đã để nhiều thời gian, công sức, vì ông đã chịu thách thức hiểm nguy lấy mẫu nước và đất ở Việt Nam để kiểm nghiệm độ arsenic trong các mẫu để có những kết quả khả tín..Và nổi cộm cũng vì chính quyền Hà Nội đã lên án ông là tiết lộ bí mật quốc gia (luật ngày 27/12/2003).

Ông có mẩu nước từ Bắc chí Nam, đem qua Mỹ phân tích từ 1997 đến 2001 Theo đó ông công bố một số kết quả về việc ô  nhiểm arsenic ở VN. Nhất là ĐBSCL.  Ông cảnh giác là mức ô nhiểm bắt đầu ở mức chung quanh giới hạn mà LHQ đề ra .

Ông cũng đã tìm ra phương pháp giản dị để thử nghiệm sự hiện diện của arsenic tại chỗ (field test) với giá thành rẽ và dễ sử dụng.

2. Câu chuyện dioxin/da cam và vụ kiện: Nổi cộm vì thời gian dài của vụ kiện, vì là một vụ kiện quốc tế, vì phe xã hội chủ nghĩa có đồng chí bốn phương, ngàn người như một, triệu người như một, bách chiến bách thắng.  Cũng nổi cộm, vì tên ông và ý  kiến ông được ghi trong phần phản bác của phia các công ty hóa chất Hoa Kỳ lần sau cùng trước khi tòa án quyết định. Toà đã bác bỏ vụ kiện của Hội Nạn nhân Chất độc Da cam Việt Nam vào tháng 3/2005.

Qua 2007, tòa kháng án lại bác bỏ lần nữa. Việt Nam kiện lên Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ, và tháng 9 năm 2009, tòa cũng bác luôn.

Trên đây là đôi nét về con người của gs Mai Thanh Truyết, một nhân cách nhiều tranh cãi, thương cũng lắm mà ghét cũng nhiều, tùy vị trí đứng nhìn, tùy quan điểm về cuộc sống, tùy nhiều thông số khác mà tôi không dự liệu được.

Cuộc sống vốn vô thường. Vô thường là đổi thay. Đổi thay bao hàm nguy hiểm, cái hiểm nguy bước từ cái biết, cái đã được tôi luyện, đã kinh qua, và vào cái chưa biêt. Đó là thách đố của sự lớn mạnh. Đó cũng là cá tính của phần đời đấu tranh không ngưng nghỉ của Ông, mà trên đây tôi chỉ ghi sơ lược một vài nét.

Giờ, xin trân trọng mời quí vị vào nội dung quyển sách.

Nguyễn Văn Trường

Nguyên Tổng trưởng Giáo dục Việt Nam Cộng hòa

Nguyên Quyền Viện Trưởng Viện Đại Học Cao Đài

Nguyên Giảng Viên Viện Đại Học Cao Đài, Vạn Hạnh, Đà Lạt

Nguyên Giảng Sư Trường Đại Học Sư Phạm Huế và Sài Gòn

Trong quyển sách trên, người viết nói về những vấn nạn môi trường ở Việt Nam. Bây giờ, "Việt Nam Tương Lai" sẽ lần lượt nêu lên những gì chúng ta cần phải làm theo thứ tự ưu tiên để từ đó cải thiện môi sinh hầu điều chỉnh lại kế hoạch phát triển về sau cùng khơi dậy ý thức bảo vệ môi trường cho người dân.

 

 

 

Phát triển quốc gia trong tiến trình toàn càu hóa ngày hôm nay là một sự phát triển sạch, phát triển phải đi đôi với việc bảo vệ môi trường. Sản xuất cần phải cân bằng với việc thanh lọc khí thải, xử lý nước thải và hạn chế chất phế thải độc hại ra môi trường.

Việt Nam là một quốc gia đang trên đà phát triển, công kỹ nghệ còn thô sơ, tầng lớp công nhân và chuyên viên chưa có nhiều kinh nghiệm…cho nên cần phải cân nhắc rất nhiều trong phát triển.

Hiện tại, Việt Nam vẫn lấy nông nghiệp và sản xuất biến chế nông phẩm, ngư nghiệp, làm sức bật cho kinh tế; các công nghệ trên đòi hỏi quá nhiều năng lượng, nguồn nước và hóa chất trong sản xuất, từ đó việc tạo ra phế thải độc hại trong không khí, đất, nguồn nước rất quan trọng. Vì vậy, vấn đề là làm thế nào để giảm thiểu tồi ưu việc xử dụng các nhu cầu trên để từ đó vừa hạn chế việc phát thải phế thải và vừa hạn chế giá thành hầu cạnh tranh được với các quốc gia khác trong xuất cảng.

Đó là những nguyên tắc căn bản để phát triển trong chiều hướng toàn cầu hóa và đặt trọng tâm vào việc bảo vệ môi trường. Và những vấn đề được lưu tâm đến trong tương lai sẽ là:

-       Nguồn tài nguyên thiên nhiên của quốc gia như các quặng mõ, khí đốt, dầu khí;

-       Xử dụng đất đai;

-       Xử dụng các nguồn năng lượng;

-       Xử dụng nguồn nước;

-       Xử dụng hóa chất như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật như thuốc trừ sâu rầy, nấm mốc, hormone tăng trưởng v.v…;

-       Thanh lọc và xử lý phế thải rắn, lỏng và khí trong sản xuất;

Từ những vấn đề trên, nếu được khai thông và khai triển đúng mức, Việt Nam sẽ thanh lọc được môi trường ô nhiễm do chế độ hiện hành để lại. Và chỉ một thời gian ngắn sau đó, Việt Nam chắc chắn sẽ đuổi kịp các quốc gia trong vùng và tạo dựng thêm nhiều phúc lợi cho người dân.

Mai Thanh Truyết

12/2013

https://mail.google.com/mail/?ui=2&ik=c7b01bc9fb&view=att&th=129f074e5de51c32&attid=0.0.1.1&disp=emb&zw"Every Generation needs a New Revolution". - Thomas Jefferson-

 

"The empires of the future are the empires of the mind."-Winston Churchill

 

"Behold I do not give lectures or a little charity; When I give I give myself".  Walt Whitman

 

 

________________________________
 "Every Generation needs a New Revolution". - Thomas Jefferson-

"Behold I do not give lectures or a little charity; When I give I give myself".Walt Whitman

 
 

 

 

 
 
 
 
//////////////////////////////////////////////////