__________________________

Lửa

Photo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình trên đây là là buổi tối đốt lò sưởi đầu tiên ngày 19/12/2013. Xin nói ngay là kể từ ngày đặt chân trên đất tạm dung Hoa Kỳ, tôi không có thói quen đốt lò sưởi. Những năm đầu tị nạn, thuê mướn appartment cho nên không có lò sưởi.

Sau khi ổn định công ăn việc làm, có nhà từ Fresno, San Diego, Orange…dường như tôi chỉ đốt lò sưởi chỉ đôi lần.

Fire symbols and fire meaningsNăm nay, tôi quyết định thử đốt lò và "chơi với lửa" xem sao. Chính vì vậy tôi đã đốt liên tục mỗi đêm cho đến tối ngày 28/12 và hình ảnh cuối cùng đã bước sang rạng ngày 29.

Đôi lời về lửa

Định nghĩa theo "cung cách" hóa học: "Lửa là sự oxid hóa (oxidation) nhanh, là một tiến trình đốt cháy (combustion), phát nhiệt (exothermic) và phóng thích sức nóng, ánh sáng cùng một số phản ứng hóa học tiếp theo sau đó".

Sự khám phá ra lửa, hay đúng hơn, sự kiểm soát lửa là một trong những khám phá đầu tiên của con người. Từ khởi thủy, lửa dùng để soi sáng và sưởi ấm, nấu nướng, phá rừng để trồng trọt. Người xưa còn dùng lửa để làm nóng và biến đổi đá thành các dụng cụ gia dụng, nung đất sét làm đồ gốm v.v…

Oxygen, fuel and heat are needed for fire to occur. Ngọn lửa (flame) là phần thấy được của lửa. Nếu đạt đến một độ nóng nào đó, các khí bốc ra có thể được ion hóa để sàn xuất ra plasma mà chúng ta thấy "lờ mờ" chung quanh ngọn lửa chính. Tùy theo nguyên liệu dùng để đốt, plasma cho ít hay nhiều ánh sáng, có màu khác nhau lập lòe chung quanh lửa.

Lửa là một dạng thể có thể tạo ra nạn hỏa tai (conflagration) có khả năng làm cho chúng ta bị bỏng hay cháy. Lửa ảnh hưởng nhiều đến hệ sinh thái toàn cầu. Một khía cạnh tích cực của lửa là, lửa có thể kích thích sự tăng trưởng và điều tiết hệ sinh thái. Ngược lại, lửa cũng là một tai họa cho con người, làm cho nước bị ô nhiễm (qua việc cháy và phóng thích ra nhiều hóa chất trong phản ứng đốt), đất bị sói mòn (do nạn cháy rừng), không khí ô nhiễm (khói và hóa chất) cũng như tác hại đến đời sống con người.

Lửa và Phật giáo

Trong Luận thuyết (Discourse) đã được tìm thấy trong Bouddhist Monastic code (Vinaya) có ghi Ãdittapariyãya Sutta (Pali) hay Fire Sermon Discourse rằng, Phật Thích Ca rao giảng về sự tự do đạt được từ sự đau khổ xuyên qua sự chối bỏ ngủ quan và linh hồn (liberation from suffering through detachment from the five senses and mind).

Lời dạy của Phật luôn hướng về sự đau khổ, truy tìm nguồn gốc và tiến trình chấm dứt sự đau khổ. Khi chúng ta tiên kiến (contemplating) "ham muốn" (desire), tức là chúng ta "đau khổ". Do đó, phải tự tìm cách chấm dứt ham muốn.

Và Phật kết luận "ham muốn" hay "đau khổ" đều giống nhau.

Đó là LỬA.

Nếu chúng ta nắm bắt lấy lửa. Chuyện gì sẽ xảy ra đây?

Text Box: Gayasisa or Brahmayoni hill, where Buddha taught the Fire Sermon.    Thói quen của con người thường mang lòng ham muốn ăn sâu vào trong trí não; do đó, lửa trong tâm luôn luôn…hừng hực, kéo theo sự đau khổ triền miên.

      

Lửa đang cháy trong ta. Có thể ta không biết, nhưng chắc chắn rằng lửa đang cháy trong ta. Ta phải tắt lửa đi. Lửa cháy trong ta cuốn theo lòng ham muốn. Ta bị cháy với lòng tham ái (craving). Tất cả chung quanh ta hoàn toàn không kiểm soát.

Mắt ta bị cháy. Mắt lương tâm (eye-consciousness) cũng bị cháy. Mắt trần tục cũng cháy. Từ đó, cảm giác của ta như thế nào? Dù cho ham muốn hay dù cho đau khổ hoặc không ham muốn – đau khổ…thì lửa vẫn cháy trong ta.

Lửa của ảo tưởng (delusion)

Lửa của phiền muộn (sorrow)

Lửa của than thở (lamentation)

Lửa của đau đớn (pain)

Lửa của bất mản (displeasure)

Và lửa của tuyệt vọng (despair)

***

Vì vậy cần phải "tắt lửa" tức là chấm dứt sự ham muốn!

Và "Đoạn Ái" có phải là một hành động…tắt lửa hay không?

Biết như vậy, mà tại sao tôi đã đốt lửa cũng như chơi với lửa suốt chín ngày liền?

Lửa Và Tôi

Trong cuộc đốt lửa hôm nay, người phó nhòm của tôi cũng phải làm việc suốt những đêm lửa cháy bập bùng. Hàng đêm, cô chụp khoảng vài mươi tấm hình, nhưng đặc biệt đêm cuối cùng, cô phải chụp hàng trăm tấm vì, trong suốt 9 ngày liền, tôi mới ưng ý với việc sắp xếp củi, ngọn lửa và những tia lửa bắn ra, và cuối cùng chiêm nghiệm được một vài điều sau nhiều đêm chơi với lửa.

PhotoĐối với những nhà lò sưởi có đường gas gắn sẳn thì việc đốt lò sưởi rất dễ dàng, chỉ việc sắp củi lên khung sắt và bật gas lên mà thôi. Nhưng với tôi, sau khi đi mua các bó củi lớn đường kính hàng một tấc, và không mua củi thông để châm mồi, cho nên việc đốt lò sưởi của tôi đói hỏi kỹ thuật và kinh nghiệm.

Tôi chỉ dùng giấy báo để làm mồi và vào ngày thứ ba, dùng thêm dầu ăn tẩm lên các thanh gổ trước. Vì vậy lửa của tôi mỗi ngày có hình dạng khác nhau. Các hình dưới đây là những hình ảnh tiêu biểu cho những ngày tiếp theo từ 20/12 cho đến ngày cuối 28/12. Các hình trên đều không có "photoshop" tham dự vào ngoài bức hình đầu trang, chỉ dùng photoshop để xóa hình khung sắt dùng để kê củi.

Hình trên là hình ảnh ngọn lửa ngày 20, một ngày đặc biệt của riêng tôi và cô thợ ảnh của tôi. Ngọn lửa cháy ập xuống và các thanh củi đổ chúi vào nhau tạo ra một hình ảnh hỗn độn, không trật tự và thiếu mỹ thuật. Than cháy tràn lan ra phía ngoài, không nằm ở vị trí phía dưới của phần gỗ chưa cháy. Phải chăng khi đốt lửa lần nầy, tâm tôi thiếu tập trung vào việc "khơi lửa" và "giữ lửa" cho nên mới có cảnh tượng "lộn xộn" như trên?

PhotoSang ngày kế tiếp, lửa và cách bài trí gỗ cũng không khá gì hơn. Ngọn lửa vẫn cháy vô trật tự không tạo ra một nét hay hình ảnh nào có vẽ hài hòa cả.

Ba ngày tiếp theo đó, nhờ có thêm "kỹ thuât tẩm dầu", lửa cháy mạnh hơn, ngọn lửa bùng lên, nhưng vẫn chưa cho thấy hình ảnh nào có thể gợi ra "ấn tượng" cho người đốt lửa, mặc dùcác tia lửa bắt đầu …hướng thượng.

PhotoPhotoPhoto

 

 

Tiếp theo, ngọn lửa cháy rực rỡ hơn. Lửa bốc cao, cho ra những tia lửa tạo hình ảnh vương lên. Đó là ngọn lửa tôi ước mơ bùng lên một cách tình cờ trong đêm trước Giáng sinh.

Phải chăng đó là hình ảnh của một "sinh vật biết nói" xuất hiện trên trần thế

trong ngày này?

 

PhotoNgọn lửa ngày càng khởi sắc trong những ngày tiếp theo đó. Ánh lửa và sự sắp xếp của củi tạo ra những hình ảnh mỹ thuật hơn. Lúc tàn canh, củi và lửa tạo ra được nét hài hòa trong một hang động ấm cúng. Từng tia lửa bắn ra, điểm tô khung trời tối phía sau. Có thể nói trong những ngày đốt lửa sau cùng nầy, dạng lửa và củi gần như đồng nhứt với nhau: Hình hang đá và nét sâu thẩm của hang…làm cho tôi liên tưởng đến một cõi nào đó khó vói tới được hay thể hiện một sự bất lực của con người trước sự an bài của Trời Đất!

PhotoPhoto

Và, bốn hình cuối sau đây, than hồng rực rỡ làm nền của hang động. Tôi ngắm nhìn từ nhiều góc độ khác nhau, người thợ chụp hình cũng phải mệt mõi vì tôi, vì phải di chuyển nhiều lần trong một không gian hạn hẹp và khó khăn vì phải chìu theo yêu cầu của tôi. Nào là lên đèn, nào là chụp có flash, nào là chụp trong đêm để lấy ánh sáng tự nhiên…

Với nền than hồng, ngọn lửa dường như muốn thoát lên cao, nhưng bị che chắn bởi hai phần gổ chưa cháy tạo thành một tam giác rất "ấn tượng". Phần thanh gổ đen phía trước, ta có thể hình dung một phần tối trong mỗi con người…và dĩ nhiên với thời gian, khi lửa soi rọi đến, phần "u mê" kia sẽ được rữa sạch.

Cho đến khi nào?

Cho đến khi nào?

Photo

 

 

 

 

 

 

Ánh lửa càng về đêm càng cô đọng. Và sau một chuổi tia lửa cuối cùng lóe lên vòm trời riêng tư, lửa đã trở về trong  trạng thái "tiềm ẩn" trong tam giác cuộc đời…

Tôi thấy được gì?

Tôi nghĩ gì trong thời điểm nầy?

Photo

Hình sau cùng dưới đây tạo cho tôi một vài suy nghĩ không giống ai:

  • Mặc dù thanh gỗ chưa cháy sẽ được lửa soi sáng sau đó, nghĩa là phần tối sẽ lần lần được soi rọi; nhưng trong tôi có ý tưởng ngược lại, dường như với thời gian, tôi không còn nhìn thấy được tia lửa hy vọng nào cả!.
  • Thanh gỗ có thể tàn rụi vài giờ sau đó, để lại đống tro tàn…không đủ nóng để sưởi ấm không gian của căn phòng hẹp và ngoài trời khí lạnh 540F mang vào.
  • Trong đống tro tàn trong lò sưởi tối nay, có còn sót lại một vài tia lửa nào không?
  • Sức bật trong tôi không còn nữa để khơi dậy ngọn lửa vừa tắt. Niềm tin cũng vừa tàn lụn theo sự giã biệt của lửa. Lửa đã bỏ tôi mà đi!

Lửa đi mà lửa không nói lời nào.

Lửa đi mà cũng hà tiện không buồn nói cho tôi biết là làm thế nào để "khơi lửa" và "giữ lửa"!

Sao lửa không nói?

Có phải là vận nước đã đến ngày tận diệt?

Hay là Hoa Ưu Đàm sẽ không bao giờ nở trên quê hương Việt Nam chăng?

Hay là trong tôi, lửa thanh niên ở tuổi 17, giờ đây cũng tàn lụn theo thời gian để trở thành một "phế nhân" trước nỗi đau của dân tộc?

 

Mai Thanh Truyết

Ngày cuối năm 2013

 

Ps: Sau khi người phó nhòm của tôi đọc xong bài viết, cô phán như thế nầy: "Lửa tắt vì anh hết củi thôi! Giản dị thế thôi. Chỉ cần đi mua củi; vì anh có khả năng mua củi cũng như que diêm và lửa trong anh vẫn còn cuồn cuộn tuôn trào".

 

Tôi đã ngộ ra qua câu nói ngắn ngũi nầy. Cám ơn Cô thợ.

 

Photo

 

 

 

 

______
 "Every Generation needs a New Revolution". - Thomas Jefferson-

"Behold I do not give lectures or a little charity; When I give I give myself".Walt Whitman

 
 

 

 

 
 
 
 
//////////////////////////////////////////////////