Suy nghĩ về một chính sách giáo dục mới:

Giáo dục nhị thể (Dual education)


Some thoughts on a new strategy for education: Dual education


                                   


Summary: Dual education is something new to Vietnam. It worked perfectly in Germany. This country has solved the problem of unemployment for students after their graduation and even during their summer time very well compared to the U.S. and other countries which followed the tradition of "book-based education". The countries which pay too much attention to academic education and theoretical studies would have problems in employment for students after their graduation. In Germany, they followed the model of "study and practice", or "dual education". Therefore, the newly graduated students failing to get jobs accounted for only about 8% annually. During the time of unification, the unemployment rate was around 50% for youth, but when they entered the era of stability, it fell to 8%. That was the achievement of what is called "dual education" (study and practice simultaneously).  There have been 3 nations which have attained success based on "dual education" in the E.U: Germany, Austria, and Switzerland.

 

Efforts have been made right in the elementary, secondary and later higher education to provide students with apprenticeships along with with academic studies. The results have been good as the statistics showed. In VN, under the Republic of Vietnam, the Cao Thang School followed this model of education and got good results, as they did apprenticeships at such firms as Ba Son, Caric (a ship builder) and other places. After finishing their programs at Cao Thang School, they could be accepted into the Phu Tho National Centre for Technology in Phu Tho, near Saigon (engineering degrees of various branches).

 

 

 

 

 

Trong giai đoạn kinh tế toàn cầu đang suy trầm hiện tại, vấn đề giải quyết lao động và công ăn việc làm một vấn đề cốt lõi cho việc phát triển quốc gia, đặc biết đối với số lượng đông đảo của các tân khoa tốt nghiệp hằng năm. Đây là một thách thức lớn và hướng giải quyết của từng quốc gia sẽ định mức lại sức tăng trưởng xã hội của quốc gia đó.  Hiện tại Hoa Kỳ vẫn lúng túng trong việc sắp xếp "việc làm" cho những sinh viên tốt nghiệp hằng năm. Và năm 2016 số tân khoa ra trường không kiếm được việc làm đã quá ngưỡng cửa 35%.

 

Ở các quốc gia Âu Châu tình trạng càng tệ hại hơn nữa.  Năm 2012 tình trạng không có việc làm của sinh viên tốt nghiệp là 56% ở Tây Ban Nha và 38% ở Ý. Mùa Hè năm 2016 nầy đã là một vấn nạn lớn cho các quốc gia trên vì sẽ có thêm một số lượng lớn sinh viên ra trường cần phải có việc làm.


 

Riêng tại Đức tỷ lệ sinh viên mới ra trường không tìm được việc làm chỉ giao động trên dưới 8% hằng năm.

 

Câu hỏi được đặt ra là vì sao Tây Đức phải cưu mang người anh em nghèo là Đông Đức với tỷ lệ thất nghiệp khi thống nhất hai nước Đức trên dưới 50%, mà hiện nay nước Đức thống nhất lại ổn định mức lao động xã hội và phát triển trong chiều hướng ứng hợp với toàn cầu hoá?

 

Có thể trả lời ngay là nhờ chính sách giáo duc Đức đặt nền tảng trên hai khía cạnh học và hành, và cũng có thể nói đây là một chính sách giáo dục quốc gia mới trên thể giới. Đó là chính sách "Dual education", xin tạm dịch là "Giáo dục nhị thể". Nước Đức đã áp dụng chính sách này từ năm 1969 cho đến hôm nay.

 

Chính sách Giáo dục nhị thể

 

Trong một cuộc họp gần đây, Ursula Von Der Leyen, Bộ trưởng Lao động Đức công bố trước các thành viên của Liên hiệp Âu Châu (European Union) về tình trạng thất nghiệp ở xứ này, đặc biệt đối với giới trẻ là nhờ hệ thống giáo dục nhị thể. Có ba quốc gia Âu Châu thành công trong chính sách này là Đức, Áo và Thuỵ Sĩ.

 

Đây là một chính sách truyền thống phối hợp giữa giáo dục cổ điển (trường lớp Tiểu học-Trung học-Đại học) và tập sự học nghề (apprenticeships). Việc phối hợp trên làm cho học viên vừa đi làm vừa hoàn tất học trình của mình. Do đó phần lớn sinh viên đều có việc làm ngay sau khi ra trường.

 

Dĩ nhiên chu kỳ học tập cho hệ thống này dài hơn lề lối học tập cổ điển, vì sinh viên phải tạm nghỉ học lý thuyết một thời gian để đi tập sự trong khi vừa học được kinh nghiệm chuyên môn và giải quyết được tình trạng tài chánh trong thời gian học.

 

Chính sách nàp cũng có thể được xem như việc thiết lập các hệ thống giáo dục hướng nghiệp (vocational education) tại Hoa Kỳ. Chính nhờ vậy mà nước Đức vượt qua được suy thoái toàn cầu từ năm 2007 và có thêm khả năng giúp các quốc gia khác trong Liên hiệp Âu Châu như Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Ý, Tây Ban Nha, vv…

 

Các học sinh ở Đức sau khi tốt nghiệp trung học nếu không muốn vào hoặc không được vào đại học có thể tham gia chương trình giáo dục này; họ có thể đi làm 3 hoặc 4 ngày trong một hãng xưởng để được huấn nghiệp chuyên môn và được trả lương đầy đủ. Những ngày còn lại trong tuần họ phải đi học những lớp quy định trong chương trình giáo dục do sự tổ chức và điều hành của Phòng Thương Mại và các Hội Đoàn Kỹ Nghệ. Sau 3 niên học (không có nghỉ hè), học viên được cấp chứng chỉ và hầu hết đều được tiếp tục làm việc tại nhiệm sở mà họ đã thực tập trong những năm qua.  Họ đã chính thức là nhân viên của hãng.

 

Đối với tuổi trẻ Đức, họ rất mến chuộng hệ thống giáo dục này, có 2 trên 3 học sinh tốt nghiệp trung học chọn lề lối trên và họ đóng góp không nhỏ vào khoảng 350 ngành nghề đang hoạt động tại Đức, từ công việc của người thợ chuyên môn hoặc trong những dịch vụ thương mại, từ kế toán qua dược khoa, y khoa và nông nghiệp, v.v…

 

Chính sự thành công của chính sách này khiến cho nước Đức có một lực lượng chuyên môn có tay nghề cao, cung ứng và điều hòa được mức thất nghiệp thấp cùng duy trì sức phát triển đều đặn của quốc gia. Thêm một điểm son của chính sách giáo dục trên là nhân viên sau một thời gian làm việc có thể được tiếp tục học thêm để có những nhiệm vụ và địa vị cao hơn.

 

Nhìn lại Việt Nam

 

Với chính sách chuyên chính vô sản hiện tại, có thể nói chính sách giáo dục Việt Nam hoàn toàn đi đến bế tắc. Số trường đại học, cao đẳng tăng gấp vài chục lần so với miền Nam trước đây. Nhưng đó chỉ là số lượng, thật sự về phẩm chất, chương trình và đạo đức giáo dục băng hoại làm cho tuổi trẻ Việt Nam ngày nay không còn định hướng về quốc gia và dân tộc.

 

Từ đó, đưa đến sự thờ ơ đối với công việc phát triển quốc gia. Phần lớn chạy theo việc làm giàu dù lương thiện hay bất chính, sống không biết ngày mai, sống thâu đêm suốt sáng bên cạnh những thú tiêu khiển trụy lạc sa đọa. Một số khác không có điều kiện thì sống vất vưỡng bên lề xã hội. Những người cầm quyền hiện tại hoặc vì bận lo bảo vệ quyền lựcquyền lợi, vì vậy đất nước ngày càng đi xuống.

 

Câu chuyện "hàng ngày ở Huyện" xảy ra trong suốt 41 năm qua trong mỗi kỳ thi tốt nghiệp trung học vào tháng 6 hằng năm.  CS Bắc Việt không thể bưng bít được những hình ảnh tiêu cực xảy ra từ Bắc chí Nam như: đánh bùa (phao) trao đổi với giám thị; giáo sư chỉ bài cho thí sinh trước khi thi và trong ngày thi. Việc buôn bán bài giải là một dịch vụ béo bở cho một số người. Từ đó, nhìn lại chính sách giáo dục miền Nam trước kia là một chính sách quốc gia đặt căn bản Dân tộc-Nhân bản-Khoa học-Khai phóng làm trọng tâm cho việc phát triển quốc gia.

 

Và cũng có thể nói hệ thống giáo dục nhị thể nêu trên cũng đã manh nha ở giai đoạn của bậc trung học miền Nam thời bấy giờ. Vào năm 1958, một Đại Hội nghị giáo dục toàn quốc (miền Nam từ vỹ tuyến 17 trở vào) đã nghiên cứu và chấp nhận 3 nguyên tắc căn bản định hướng cho nền giáo dục Việt Nam là nhân bản, dân tộc, khai phóng.

 

a.    Nền giáo dục Việt Nam phải là một nền giáo dục nhân bản, tôn trọng giá trị thiêng liêng của con người, lấy chính con người làm cứu cánh, và như vậy nhằm mục đích phát triển toàn diện con người;

 

b.    Nền giáo dục Việt Nam phải là một nền giáo dục dân tộc, tôn trọng giá trị truyền thống, mật thiết liên quan đến những cảnh huống sinh hoạt như gia đình, nghề nghiệp, đất nước và bảo đảm hữu hiệu cho sự sinh tồn và phát triển của quốc gia;

 

c.    Nền giáo dục việt Nam phải có tính cách khai phóng, tôn trọng tinh thần khoa học, phát huy tinh thần dân chủ xã hội, thâu thập tinh hoa các nền văn hóa thế giới.

 

Đến năm 1970, trong thời điểm của Đệ nhị Cộng hòa, có thêm một nguyên tắc khác được đem vào làm chuẩn cho nền giáo dục miền Nam. Đó là lấy sự tôn trọng tinh thần khoa học, như các quốc gia tân tiến trên thế giới, làm nền tảng cho mọi sự tiến bộ giáo dục tại Việt Nam.

 

Từ đó, giáo dục miền Nam đã có những bước đi vững chắc trên mền tảng của Nhân bản-Dân tộc-Khai phóng-Khoa học. Đây chính là kim chỉ nam làm cho nền giáo dục miền Nam liên tục tiến bộ nâng cao phẩm chất giáo dục quốc gia, và tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên miền Nam trở thành những thành viên ưu tú của đất nước trong suốt thời kỳ 1958-1975. Một điểm cần ghi nhận nơi đây là sinh viên tốt nghiệp Tú tài II ở miền Nam đều được xem như bằng phổ thông tương đương mỗi khi đi du học sang các quốc gia Âu châu hay Hoa Kỳ, Úc , Tân Tây Lan v.v… Còn các sinh viên đã tốt nghiệp Đại học đều được ghi danh vào các lớp hậu đại học ở những nước kể trên.

 

Cổng trường Cao Thắng chụp đầu năm 1974

 

Chúng ta còn nhớ trường Trung học Kỹ thuật Cao Thắng, được thánh lập qua sắc lệnh của Tổng thống VNCH ngày 29/6/1956, tọa lạc tại đường Huỳnh Thúc Kháng, SàiGòn, trong đó học sinh được học ngoài chương trình phổ thông còn rất nhiều giờ dành cho việc học nghề: tiện, máy móc, hàn xì….Và hằng năm học sinh được gởi đi thực tập ở xưởng Ba Son, hảng đóng tàu Caric, nhà máy đường Khánh Hội, và một số hãng dệt khác.

 

Qua việc đào tạo trên, học sinh tốt nghiệp trung học nơi đây khi thi đậu vào Trung tâm Quốc gia Kỹ thuật Phú Thọ thường hội nhập và thu thập nhanh hơn các học sinh phổ thông. Họ là những kỹ sư giỏi của trường.

 

Vào cuối thập niên 1960, trường Kiểu mẫu Thủ Đức cũng đã được thành lập dưới sự bảo trở tài chánh và kỹ thuật của USAID, Hoa Kỳ. Giảng viên phần lớn được huấn luyện ở Hoa Kỳ.  Rất nhiều ngành nghề mới được giảng dạy và đào tạo nơi ngôi trường này.

 

Việt Nam Cộng Hòa còn có thêm hệ thống giáo dục tổng hợp:

 

Trung học tổng hợp: Chương trình giáo dục trung học tổng hợp  (comprehensive high school) là một chương trình giáo dục thực tiễn phát sinh từ quan niệm giáo dục của triết gia John Dewey, sau này được nhà giáo dục người Mỹ là James B. Connant hệ thống hóa và đem áp dụng cho các trường trung học Hoa Kỳ.

Trước đây, Việt Nam có ba trường trung học cùng mang tên Kiểu Mẫu.  Cả ba trường đều trực thuộc Đại học Sư phạm tại địa phương chứ không do Ty Giáo dục quản lý như hầu hết các trường trung học khác.  


Kiểu Mẫu ở Huế khai giảng khoá đầu tiên năm 1964. Năm kế tiếp, 1965, Kiểu Mẫu ở Thủ Đức hình thành. Kiểu Mẫu ở Cần Thơ xuất hiện vào năm 1968.

Triết lý giáo dục của trường Trung học Kiểu Mẫu dựa trên 3 nguyên tắc và 4 phương thức. 3 nguyên tắc: nhân bản, dân tộc, khai phóng. 4 phương thức: toàn diện, thích nghi, thực dụng, tân tiến.

Đường lối giảng dạy mà Trung học Kiểu Mẫu chủ trương và áp dụng là chú trọng việc hướng dẫn từng cá nhân.

Giáo dục trung học tổng hợp chú trọng đến khía cạnh thực tiễn và hướng nghiệp, đặt nặng vào các môn tư vấn, kinh tế gia đình, kinh doanh, công-kỹ nghệ, v.v… nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức thực tiễn, giúp họ có thể mưu sinh sau khi rời trường trung học. Ở từng địa phương, phụ huynh học sinh và các nhà giáo có thể đề nghị những môn học đặc thù khả dĩ có thể đem ra ứng dụng ở nơi mình sinh sống. Dưới thời Đệ Nhị Việt Nam Cộng Hòa chính phủ cho thử nghiệm chương trình trung học tổng hợp, nhập đệ nhất và đệ nhị cấp lại với nhau. Học trình này được áp dụng đầu tiên tại Trường Trung học Kiểu mẫu Huế (1965), Thủ Đức và Cần Thơ (1968), sau đó mở rộng cho một số trường như Nguyễn An Ninh (cho nam sinh; 93 đường Trần Nhân Tông, Quận 10) và Sương Nguyệt Ánh (cho nữ sinh; góc đường Bà Hạt và Vĩnh Viễn, gần chùa Ấn Quang) ở Sài Gòn, và Chưởng Binh Lễ ở Long Xuyên. (trích trên mạng điện tử).



Trường Trung học Kiểu Mẫu Thủ Đức tọa lạc trên một quả đồi thuộc xã Linh Xuân Thôn, quận Thủ Đức, tỉnh Gia Định, trường Đại học Sư phạm Sài Gòn và Trung học Kiểu Mẫu Thủ Đức được xây dựng trong khuôn viên 5.107m2 theo đồ án cũng của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ.



 Trường Trung học Kiểu Mẫu Thủ Đức được thành lập theo nghị định 840GP/PC/NĐ, khai giảng niên khóa đầu tiên vào ngày 11-10-1965 với 8 lớp (cũng gồm 4 lớp đệ thất và 4 lớp đệ lục), 280 học sinh, do nhà giáo Dương Thiệu Tống làm Hiệu trưởng.

Đây là một đóng góp không nhỏ vào việc phát triển quốc gia. Chính vì vậy lợi tức trên mỗi đầu người của miền Nam năm 1960 là $223 Mỹ kim/người, so với Nam Hàn là $55, Thái Lan $101, Trung Cộng $92, Ấn Độ $84, và CS Bắc Việt $73.

 

Hiện nay, Thái Lan có tổng sản lượng nội địa (GDP) cao gấp 4 lần Việt Nam (sau 41 năm theo xã hội chủ nghĩa), Trung Cộng gấp 5 lần, Ấn Độ gấp 6 lần. Riêng Nam Hàn tăng trưởng nhanh và qua mặt hơn Việt Nam 15 lần.

 

Từ những con số vô tình trên, chúng ta có thể kết luận là CS Bắc Việt đã đưa đất nước vào tận cùng của sự nghèo đói, ngoài sự thành công "vĩ đại" của họ trong quản lý kinh tế là đem lại hằng tỷ tỷ đô la cho những nhóm "lợi ích kinh tế" mà những người lãnh đạo chốt bu của đảng chính là những chủ nhân ông của các tài sản kếch xù trên.

 

Tương lai Việt Nam đi về đâu?

 

Câu hỏi trên xin dành cho tuổi trẻ Việt Nam, những người sẽ mang lại lá cờ hồng tự do, dân chủ cho Đất và Nước.

 

Mai Thanh Truyết

Hi Khoa hc & K thut Vit Nam

Vietnamese American Science & Technology Society (VASTS)

Tháng 12, 2016

 

 

 

 

________________________________________

Mai Thanh Truyết

http://maithanhtruyet.blogspot.com/

 "The Love of my Country will be the ruling  

 Influence of my Conduct." - George Washington

 



​Truyền hình 55.3 tại Dallas


Trương Sĩ Lương và Mai Thanh Truyết​

Hội thoại về việc gia nhập TPP của Việt Nam​


https://youtu.be/5gb5HGInqSs

 

https://youtu.be/Yb21kwDGxZQ

________________________________________

Mai Thanh Truyết

http://maithanhtruyet.blogspot.com/

 "The Love of my Country will be the ruling  

 Influence of my Conduct." - George Washington

 

Fwd: Texas: Tưởng niệm Việt Dzũng & Nguyên nhân gây lụt thảm khốc ở miền Trung VN




http://www.vietvungvinh.com/

Texas: Tưởng niệm Việt Dzũng với TS Mai Thanh Truyết 
về nguyên nhân gây lụt thảm khốc ở miền Trung VN
Nhân ngày quốc Tế Nhân Quyền, một buổi văn nghệ nhạc đấu tranh do Phong Trào Hưng Ca Việt Nam tổ chức để tưởng nhớ cố phong trào trưởng Việt Dzũng và tiếp theo là hội luận với chủ đề: "Từ thảm họa môi trường đến giải thể chế độ Cộng Sản Việt Nam" đã diễn ra từ 11 giờ sáng đến 4 giờ chiều hôm thứ Bảy ngày 10 tháng 12 năm 2016 tại Trung Tâm Tuổi Hạc, Garland, Texas.
(Video của nhà báo Huỳnh Lương Thiện gởi đến Việt Vùng Vịnh)


-------------------------------------------------------------------------------------------

18 phút: Vĩnh Biệt Việt Dzũng



Mỹ Lợi tường thuật về tang lễ của cố ca nhạc sĩ Việt Dzũng trong 4 ngày tại thành phố Westminster, California, Hoa Kỳ. (ngày 27, 28, 29, 30 tháng 12 năm 2013).
18 phút video này đã được trình chiếu tại Bắc California trong buổi lễ Tưởng Niệm, Phủ Cờ, Vinh Danh, cố ca nhạc sĩ Việt Dzũng ngày 4 tháng 1 năm 2014 tại Yerba Buena High School, San Jose do Cộng đồng người Việt Quốc Gia Bắc California và 31 hội đoàn địa phương tổ chức.



Bottom of Form

  •  

Thế Trận Biển Đông của Hoa Kỳ theo thời gian




TS Mai Thanh Tuyết – KG Trương Sĩ Lương

 

Năm 2012 là năm tấp nập các chuyến đi Á Châu, đặc biệt vùng Đông Nam Á, của giới chức cao cấp Mỹ như Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Quốc phòng và ngay cả Tổng thống Mỹ ngay sau khi thắng cử nhiệm kỳ 2, đã nói lên sự quyết tâm của chính sách trở lại Châu Á của Mỹ. Tuy nhiên, sự trở lại này đã gây ra nhiều lầm tưởng quá mức về sự can thiệp của Mỹ trong vấn đề tranh chấp Biển Đông. Để hiểu rõ giới hạn của mục tiêu chuyển hướng Châu Á của Mỹ thì cần phải minh định hai điều:

(1) Mỹ trở lại không phải để 'ngăn chặn' hay 'bao vây' Trung Cộng,

(2) Mỹ trở lại không phải để làm trọng tài trong tranh chấp Biển Đông hay đi xa hơn là bảo vệ biển đảo cho các quốc gia đồng minh.

Chúng ta có thể thấy năm 2014 là năm Hoa Kỳ bắt đầu vận hành mạnh mẽ trong tư thế chuyển trục về Biển Đông và Đông Nam Á sau khi Ngoại trường Hillary Clinton làm chuyến công du sang vùng nầy vào tháng 11, 2011. Và trong năm 2014. 2015, Ngoại trưởng John Kerry liên tục tuyên bố rất cứng rắn như:

"Sẽ không bao giờ các mục tiêu chiến lược lâu dài vì lợi ích của Mỹ ở châu Á".

• "Nhưng Mỹ cương quyết phản đối việc sử dụng vũ lực, gây hấn và đe dọa để khẳng định chủ quyền lãnh thố".

• Và gần đây nhứt, Ông nói:"Chúng tôi kiên quyết phản đối bất kỳ ý kiến nào cho rằng quyền hàng hải là ưu tiên nước lớn ban cho nước nhỏ" trong một thông điệp gửi cho TC.  

1-    Mỹ trở lại Châu Á không phải để 'bao vây' Trung Cộng

Chính sách 'bao vây' (containment) TC là chính sách từ thời chiến tranh lạnh cho tới khi Mỹ bắt lại liên lạc với TC năm 1972 để cô lập Liên Xô. Từ đó chính sách ngoại giao của Mỹ đối với TC đã chuyển từ bao vây sang chính sách 'hội nhập' (engagement), tức là khuyến khích TC hội nhập vào các sinh hoạt của thế giới tự do với hy vọng chuyển hóa suy nghĩ của giới lãnh đạo TC và tạo sự thay đổi dần dần theo chiều hướng dân chủ. Với chủ trương này, Mỹ đã giúp TC canh tân đất nước với những kỹ thuật tân tiến và đầu tư; kết quả là sự tiến bộ vượt bực của TC suốt hơn 30 qua (từ 1979 sau khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Mỹ).

Sau một thời gian dài áp dụng, chủ trương 'hội nhập' vẫn không thay đổi được bản chất độc tài của CSTC, mà ngược lại còn tạo cho TC trở thành một đối thủ mới cho Mỹ trong vị thế cường quốc thế giới. Sau đó, Mỹ đã phải kiểm tra lại chính sách hội nhập để tìm ra cách thức đương đầu với tình thế mới.

Giải pháp 'bao vây' không sử dụng lại được vì sự toàn cầu hóa đã ràng buộc chặt chẽ nền kinh tế hai nước với nhau.

Giải pháp 'hội nhập' thì chỉ giúp nuôi dưỡng một đối thủ đáng gờm.

Còn lại là con đường ở giữa: vừa giao thương buôn bán nhưng cũng phải có cách kiềm giữ sự bành trướng của TC. Chính sách sau này được đặt tên là 'congagement', nghĩa là vừa 'hội nhập' vừa 'bao vây'.

·         Để thực hiện chính sách này trên khía cạnh 'bao vây', Mỹ đã chuyển sức mạnh quân sự thiên về khu vực Á Châu (hơn Âu Châu) và tìm cách liên kết với các nước trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương trên bình diện quân sự cũng như kinh tế bằng cách tăng cường hạm đội 3 tiếp ứng cùng hạm đội 7 trên mặt trận biển Đông.

 

·         Về mặt 'hội nhập' thì Hoa Kỳ vẫn tiếp tục giao thương kinh tế với TC như thường lệ. Hội nhập trên phương diện quân sự thì khuyến khích sự minh bạch trong các hoạt động quân sự như cùng với TC tập trận hay tạo mối giao tiếp giữa giới lãnh đạo quân sự hai bên để học hỏi kinh nghiệm; mục đích là để giảm thiểu nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh nguyên tử có thể bắt nguồn từ sự hiểu lầm; nếu hai bên hiểu biết tiềm lực của nhau thì sẽ giúp ngăn cản chiến tranh xảy ra.

Cốt lõi nhứt là, mặc dù biểu dương lực lượng như thế, nhưng cà hai phía, Hoa Kỳ và Trung Cộng đều nhìn nhận rằng, một cuộc chiến quân sự giữa TC và Mỹ là điều cả hai bên đều không muốn xảy ra vì hại nhiều hơn lợi; thực tế cho thấy ngay cả là TC cũng nhận biết rất rõ là họ không thể nào thắng Mỹ trong một cuộc chiến cục bộ. Do đó trận chiến giữa Mỹ và TC để kiểm soát khu vực Châu Á TBD đa phần sẽ nặng về ngoại giao và kinh tế. Một Châu Á hòa bình sẽ có lợi cho kinh tế Mỹ và chuyện này hoàn toàn không liên hệ tới vấn đề nước nào làm chủ Biển Đông.

Nếu Mỹ bị loại ra và TC trở thành đối tác chủ yếu trong khu vực thì vị thế cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới của Mỹ sẽ bị đe dọa. Đây là tình thế Mỹ không muốn bị rơi vào vì khu vực Châu Á TBD sẽ là khu thương mại lớn nhất thế giới trong tương lai. Muốn đạt được nhiều lợi ích nhất thì Mỹ phải có chân trong vùng Châu Á TBD và đồng thời cũng phải tìm mọi cách để ngăn chặn ảnh hưởng của TC lên toàn vùng hay ít nhất là, nếu TC trở thành cường quốc thứ nhì thế giới thì phải tuân theo luật chơi quốc tế.

2-    Mỹ xem Biển Đông là vùng tranh chấp

Đối với Mỹ thì sự xung đột ở Biển Đông chỉ được xem là một cuộc tranh chấp giữa TC và 4 quốc gia tiếp giáp Biển Đông. Quan điểm này thể hiện qua các tài liệu nghiên cứu thế giới về lời đề nghị phương cách giải quyết 'cùng quản lý' (joint management), và cho rằng TC cũng có quyền khai thác tài nguyên trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai Á và Brunei (dĩ nhiên sẽ không có chuyện ngược lại như Việt Nam có quyền khai thác vùng Hoàng Sa do TC chiếm giữ).

Sự thể hiện này trong các tài liệu của các cơ quan nghiên cứu Mỹ như Nhóm Nghiên cứu Khủng hoảng Thế giới là một tia sáng hé lộ về lập trường của Mỹ: quan tâm của Hoa Kỳ chỉ giới hạn trong vấn đề an toàn hàng hải mà không muốn liên hệ đến chuyện chủ quyền. Vì thế, Mỹ sẽ không nhảy vào cuộc tranh cãi phân chia lãnh hải hay các hải đảo, nhất là nước gây chuyện lại là nước có giao thương lớn, quan trọng và có khả năng trả thù Mỹ bằng con đường kinh tế như TC.

Mỹ sẽ có lợi nhất khi tránh xa vấn đề tranh chấp Biển Đông, miễn là cuộc tranh chấp không gây ra cản trở giao thông hàng hải. Điều này có nghĩa là nếu không xảy ra chiến tranh quân sự làm cản trở giao thông hàng hải thì Mỹ sẽ đứng bên lề.

Lợi thế này có 2 mặt:

·         Một mặt là vẫn giữ được quan hệ kinh tế tốt đẹp với TC;

·         Mặt kia là lôi kéo thêm các nước trong vùng ngả vào bàn tay Mỹ để tìm sự che chở trước tham vọng bá quyền khu vực của TC.

Còn đối với TC thì cũng có nhiều lợi:

·         Thứ nhứt, TC đã loại trừ được một đối thủ duy nhứt có khả năng cản đường họ lấn chiếm biển đảo và vùng biển lưỡi bò, miễn là họ hạn chế cuộc tranh chấp trong giới hạn dân sự;

·         Thứ hai, không phải tốn kém nhiều tiền cũng như nhân mạng để chiếm được lãnh thổ vì chỉ dùng lực lượng bán quân sự (như lực lượng hải giám); thực ra chỉ với lực lượng hải giám và đội tàu cá ngư dân của họ là đủ sức đối phó với Việt Nam hay Phi Luật Tân vì các tàu hải giám này là tàu quân sự được biến cải; lực lượng tàu chiến hải quân chỉ đứng ngoài làm nhiệm vụ đe dọa;

·         Thứ ba, xâm lăng với hình thức dân sự thì dù sao cũng mang vẻ 'yêu chuộng hòa bình' hơn và vì thế sẽ giảm bớt sự phản đối của thế giới; nhất là khi họ luôn luôn che đậy hành động xâm lược dưới cái vỏ 'bảo vệ chủ quyền' (mà họ tuyên bố Biển Đông thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của họ và Việt Nam hay Phi Luật Tân là những kẻ xâm lăng).

 

3-    Quan điểm và hành động của Tổng thống tân cử Donald Trump

Sau hơn nửa thế kỷ áp dụng hai chính sách "bao vây" và "hội nhập" và "vừa hội nhập và bao vây", những tuyên bố trước và sau khi đắc cử Tổng thống lần thứ 45 của Hoa Kỳ, Donald Trump vừa hé mở qua nội các mới sắp thành hình, chúng ta thấy bàn bạc là ông Trump đang áp dụng chính cách "dân túy" (populism) xen lẫn với chính sách "cô lập hay biệc cách" (isolationism) cùng với chủ nghĩa "quốc gia Hoa Kỳ" (nationalism).

Tất cả thể hiện rõ qua việc bổ nhiệm:

·         James Mattis, 66 tuổi, một tướng diều hâu, làm Bộ trưởng Quốc phòng, người luôn ủng hộ các biện pháp mạnh như đối với Iran, Syria, và Nga sô;

·         Michael Lynn, một tường diều hâu khác, làm Cố vấn An ninh Quốc gia với chủ trương chính sách đối ngoại thiên về sức mạnh;

·         John Richardson, Đô đốc Tư lịnh Hải quân, chủ trương tang cướng lực lượng biển từ 290 tàu chiến lên 350 tàu.

Quan trọng hơn cả là việc Trump đã đáp ứng được nguyện vọng của người dân trong cuộc bầu cử vừa qua là vô hình chung áp dụng triệt để chủ nghĩa dân túy qua việc vận động kêu gọi thành phần lao động (cổ xanh) và giới trung lưu Hoa Kỳ, hai giới không còn tin tưởng và bác bỏ tầng lớp trí thức gọi là "tinh hoa" (elite), chủ trương chính sách điều hành quốc gia dực theo chính sách chính trị phải đạo (political correctness) thể hiện qua suốt hai nhiệm kỳ của TT Obama.

Thêm nữa, Ông Trump vừa đổ dầu vào chảo lửa ở biển Đông qua cuộc điện đàm với Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn.

Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, một chuyên gia của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á đặt tại Singapore, phát biểu về trường hợp trên như sau: "Tôi nghĩ rằng cũng có thể những hành động mạnh mẽ của ông Donald Trump, nếu mà xảy ra, có thể sẽ kích động TC, và như vậy dẫn tới căng thẳng gia tăng hơn. Tuy nhiên, cũng phải xét tới khía cạnh còn lại, đó là sự cứng rắn của ông Donald Trump có thể làm TC cảm giác bị kiềm chế và họ sẽ phải cân nhắc hơn trong hành động của mình, đặc biệt là những hành động mang tính chất khiêu khích và mang tính chất phiêu lưu. Họ có thể sẽ phải cân nhắc hơn về phản ứng của ông Donald Trump cũng như chính quyền Hoa Kỳ. Những phản ứng cứng rắn có thể sẽ có lợi hơn cho tình hình khu vực vì nếu các nước cứ tiếp tục nhún nhường, TC sẽ càng lấn tới, và họ lấn tới đâu thì càng khó có thể đảo ngược được tình thế tới đó. Chính vì vậy, tốt hơn là phải có sự răn đe, ngăn chặn ngay từ đầu để mà tình hình không đi tới mức không thể khắc phục, không thể đảo ngược".

Đài VOA trong ngày 11/12, Ông Trump đã đặt dấu hỏi trong chương trình "Fox News Sunday" là liệu chuyện Hoa Kỳ có nên tiếp tục quan điểm từ năm 1979 về việc Đài Loan là một phần của chính sách "một Trung Cộng" hay không?

Và Ông Tổng thống đắc cử Mỹ trả lời rằng:"Tôi hoàn toàn hiểu chính sách một TC, nhưng tôi không biết lý do vì sao chúng ta lại phải bị ràng buộc bởi chính sách một TC, trừ phi chúng ta có một thỏa thuận với TC về những thứ khác như thương mại".

Như vậy, chúng ta thấy rõ ràng một chính sách mới trong vấn đề ngoại giao – quân sự - chính trị của Hoa Kỳ đang thành hình và bước sang một ngả rẽ mới là cứng rắn và dứt khoát nhằm ngăn chận mọi tham vọng của Trung Cộng, đang phiêu lưu và thi hành một chính sách dân tc cc đoan hoang dã như trong quá khứ của phát xít Đức và Nhựt.

Mai Thanh Truyết

Nhóm Chng Tàu Dit Việt Cng

Ngày Quc tế Nhân quyn – 12/10/2016

                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                     

Bottom of Form

 

 

________________________________________

Mai Thanh Truyết

http://maithanhtruyet.blogspot.com/

 "The Love of my Country will be the ruling  

 Influence of my Conduct." - George Washington

 

Fwd: youtube


H
​oa Kỳ và Biển Đông.​

 

https://www.youtube.com/watch?v=slEnP_v9l9s

 

 Tạp Chí Thế Giới Mới  -  www.baotgm.com

Phone: 682-552-0754tgm@tx.rr.com

________________________________________

Mai Thanh Truyết

http://maithanhtruyet.blogspot.com/

 "The Love of my Country will be the ruling  

 Influence of my Conduct." - George Washington

 


//////////////////////////////////////////////////