Viện Đại học Cao Đài



Tâm Tinh Người Con Việt

Viện Đại Học Cao Đài và chúng tôi

hay

Một duyên tình dang dở

 

Xin Tri ân 

Ông Khai Đạo Phạm Tấn Đài

Ông Bảo Học Quân Nguyễn văn Lộc

Ông Chưởng Ấn Hợi.

Ông Thừa Sử Lê Quang Tấn

Ông Truyền trạng Danh, Tổng thơ ký Viện 1973-1974

Ông Giáo hữu Dương Văn Trị, Tổng thơ ký Viện 1974-1975

và những tín hữu Cao Đài khác

đã trực tiếp hay gián tiếp giúp đở chúng tôi

trong việc xây dựng Viện Đại Học Cao Đài.


Mai Thanh Truyết

 

Viện Đại Học Cao Đài

 

1.1. Khái quát về Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ

Về lịch sử, niềm tin và tổ chức Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ-ngắn gọn hơn, Đạo Cao Đài-xin xem

BULLETIN OF THE SCHOOL OF ORIENTAL  AND AFRICAN STUDIES. UNIVERSITY OF LONDON Published by THE SCHOOL OF ORIENTAL AND AFRICAN STUDIES .AN INTRODUCTION TO CAODAISM. Vol. XXXIII Part 2, 1970.
Xin lên net, Google: Viện Đại Học Cao Đài.

Nói riêng, chúng ta có một số hình ảnh sinh hoạt Viện Đại Học Cao Đài trong những năm 1971-75,

http://caodai giaoly.free.fr/vien đai học


hoặc http://daotrang.free. fr/

Riêng vế Cấu Trúc Tổ Chức Phân Quyền ở Tòa Thánh Tây Ninh, nên đọc.
 Quyền Vạn Linh : http://caodaism.org/1004/llqvl.htm

Đạo Luật Năm Mậu Dần:

http://www-personal.usyd.edu.au/~cdao/booksv/dluat-02.htm
Chánh Trị Đạo. Khai Pháp Trần Duy Nghiã:

http://www-personal.usyd.edu.au/~cdao/booksv/ctd-01.htm

Vì Đạo Cao Đài thờ Chúa, Phật, Lão, Khổng, và nhiều thần linh khác nên có thể hiểu Đạo Cao Đài là một syncretism.  Vã lại từ Hiệp Thiên-trong Hiệp Thiên Đài-cũng làm cho người ta nghĩ là một syncretism.  Như vậy, đa giáo đồng lưu và hiệp thiên trong Đại Đạo..

Nhưng theo Ông Bảo Học Quân, một chức sắc thiên phong trong ban thế đạo  thì Đạo Cao Đài là một monotheism-nhứt thần giáo.  Chỉ có Đấng Chí Tôn, duy nhật, chỉ MỘT mà thôi.  Nhưng chúng sinh-ai ai cũng mang một cái gương vọng ngã, do thấm nhuần nền văn hóa của môi trường sống, mà nhìn Đức Chí Tôn, ở Tây Âu thì thấy Chúa, ở các xứ Á Rập thì thấy Ala, ớ Trung Quốc thì thấy Khổng, Lão, Phật, ở Án Đô thì thấy Brhama, vân vân,...

Một trong những đặc điểm trong sinh hoạt tâm linh trong Đạo là cơ bút.  Những nghi thức-rituals-thuộc lãnh vực nầy rất nghiêm túc. Có thể nói là tất cả những nghi thức tụng niệm thờ phượng khác của Đạo đều rất nghiêm túc, tương đối với những nghi thức tụng niệm hay cấu siêu cầu an ở đông đão chùa chiền.

1.2. Khái quát về Viện Đại Học Cao Đài.

Về nghị định thành lập, hình ảnh, xin lên mạng:

http://caodai giaoly.free.fr/vien dai hoc

hoặc http://daotrang.free. fr/

Trong cái nhìn giới hạn của chúng tôi thì Viện Đại Hoc Cao Đài được thành lập do sáng kiến của quí vị Thời Quân, nói riêng, Ngài Khai Đạo, và ông Bảo Học Quân trong ban thế đạo.  Viện khởi đầu dự trù: một Phân khoa Nông Lâm Súc và một phân khoa Thần Học. Trên thực tế, Viện có thêm phân khoa Sư Phạm.

Về Phân Khoa Thần Học (theology), vì không là tín đồ, và cũng chưa là tín đồ nên chúng tôi hoàn toàn dốt.

Cả hai phân khoa Nông Lâm Súc và Sư Phạm đều có hai cấp, mỗi cấp là hai niên học. Chương trình học được soạn thảo dựa trên cơ sở chương trình các Trường Nông Lâm Súc và Sư Phạm Sàigòn, nói các khác là theo những tiêu chuẩn quốc gia.

2. Chúng Tôi

2.1. Chúng tôi gồm có một nhóm nhỏ: Ls Nguyễn Văn Lộc, Viện Trưởng, Gs. Mã Thành Công, Phó Viện Trưởng, gs. Nguyễng Văn Sâm và tôi.  Trong thực tế, điều hành hằng ngày được phân công giữa "ban tam ca" chúng tôi là Công, Sâm và Truyết.  Ông Mã Thành Công, tiến sĩ Sử Học Paris, Phó Viện Trưởng, phụ trách điều hợp hai Phân Khoa Nông Lâm Súc và Sư Phạm. Ông Nguyễn văn Sâm, Giảng sư Đại Học Văn Khoa Sài Gòn,  trách nhiệm về Khoa Học Nhân Văn, tôi trách nhiệm về Khoa Học Thực Nghiệm, và Toán. Trong nhóm nhỏ nầy chỉ có Ông Nguyễn Văn Lộc là chức sắc Cao Đài.

Buổi lễ khai trường do Ngài Khai Đạo Phạm Tấn Đãi và Giáo sư Nguyễn Văn Trường, Quyền Viện trưởng làm chủ tọa. (Ngài Bảo học Quân Ls Nguyễn Văn Lộc, Viện trưởng đang đi chữa bịnh bên Pháp). Trong không khí trang nghiêm cộng thêm tiếng nói hùng hồn và mạnh bạo của Ngài Khai đạo làm cho khung cảnh ngày khai trường thêm đậm phần tôn giáo hơn là phần "đại học". 

Tôi được GS Trường giao phụ trách phần nhiệm Giám đốc Học vụ của Viện để điều hành chương trình học cho hai Phân khoa Sư Phạm và Nông Lâm súc, cùng việc mời chọn giáo sư cũng như xem lại các chương trình hiện đang được giảng dạy và tất cả các phần vụ thuộc về sinh viên vụ và hành chánh v.v…(Với chức vị nầy, tôi được trả lương 20.000 Đồng/tháng thời bấy giờ). Công việc quả thật ôm đồm với một người vừa mới về nước trước đây chưa đầy 6 tháng. Do đó, ngoài công việc Trưởng ban Hóa ở Đại học Sư phạm Sài Gòn, tôi hầu như dành trọn thời gian cho Tây Ninh, quê ngoại của tôi.

 

Trước hết, nhìn qua chương trình học, vì tất cả đều tập trung trong Nội ô Tòa Thánh tọa lạc trong một khu nhà hội họp của Đạo mà tôi không còn nhớ tên. Tầng trệt dùng làm cho các lớp học và văn phòng Viện. Tầng trên là khu nghĩ qua đêm cho các Giáo sư. Các buổi ăn trưa diễn ra tại tòa nhà Thánh Mẫu kế bên cạnh với những món rau đậu đạm bạc hàng ngày dành cho sinh viên và bất cứ bổn đạo hay người dân địa phương. 

Lần lần quen dần với với không khí và nhân sự điều hành trong vIện, tôi lần lượt quan sát thêm và thấy Viện Đại học sao mà nghèo quá, không có gì hết, vì tôi vẫn còn mang hình ảnh của một Viện đại học Tây phương. Và chính nhờ những hình ảnh đó mà tôi có nhiều thiện cảm với Cao Đài.  

Âu đó cũng là cái DUYÊN.

Sau hơn ba tháng quan sát, tìm hiểu, nghiên cứu chương trình và làm quen với sinh hoạt của Viện, tôi nhận thấy còn có quá nhiều điều trong chương trình giảng huấn cần phải cải sửa.

Tạm thời, tôi chưa dám đụng tới chương trình lý thuyết và sự phân chia giờ giấc trong các bộ môn giảng dạy vì ở phần nầy tương đối ổn định, do đó, ưu tiên thay đổi không cao. Tôi tập trung vào các chương trình tập sự và thưc hành cùng việc xây dựng phòng thí nghiệm.

Xin thưa, từ ngày thành lập Viện Đại học, sinh viên chỉ học "chay" ngoài một số giờ cho sinh viên sư phạm đi thực tập giảng dạy ở trung học Lê Văn Trung hay trung học Tây Ninh hoặc Đạo Đức Học Đường, và sinh viên Nông Lâm Súc chỉ thực tâp… "ngoài ruộng" và trại nuôi cá Tây Ninh v.v… Còn phòng thực tập thí nghiệm hoàn toàn không có.

Ngoài ra phải kể sự đóng góp hữu hiệu và quí báu của ông Thừa Su Tấn và ông Tổng Thư Ký Viện cùng một số nhân viên văn phòng, tài xế do Đạo bổ nhiệm.

Chương trình học, quy chế sinh viên, giáo sư, thời khóa biểu, thi cử trong niên học và cuối niên học, mời thầy, phòng thí nghiệm, tất tất đều phải xây dựng từ zero. Chỉ nói về phòng thí nghiệm mà thôi, cũng điên cái đầu. Không phải mua mà có ngay, và chúng tôi phải qui hoạch và biến phòng ốc lại thành phòng thí nghiệm, mua hay mượn những trang bị ở các Đại Học Sài gòn, để có ngay cho sinh viên, bằng không  khoa học thực nghiệm sẽ là những bài lý thuyết 'chay'.
Thật không sao kể xiết. Và kết quả như một phép lạ: Viện Đại Học đã mở cửa, và sớm có một nề nếp, không khác mấy với Đại Học Văn Khoa, hay Sư Phạm hay Nông Lâm Súc Sài Gòn.

2.2. 'Chúng tôi' còn có thể hiểu rộng hơn là tập hợp các gíáo chức, nhiều nguồn, nhiều ngành nghề, đã chịu khó thường xuyên lên dạy ở Viện Đại Học, theo những thời dụng biểu qui định trước. Đó là các giáo sư ở Đại học Sư Phạm Sài Gòn, Đại học Văn khoa Sài Gòn, Đại học Nông Nghiệp: Nông Lâm Súc, Đại Khoa Học Sài Gòn và một số nhân sĩ.

2.3. Trong một chừng mực nào đó, tập hợp lớn nầy là kết tinh của những đặc điểm sau đây:

a/ Tuổi trẻ.  Hầu hết nhân viên giảng huấn đểu trong tuổi trên dưới 30.  Cái tuổi còn hiếu động, nói đúng hơn là năng động. Đa số là người ngoại đạo.

b/Tham vọng. Tham vọng mỗi người mỗi khác, vì lớn lên trong những hoàn cảnh khác biệt, theo đó mang theo những giá trị văn hóa khác biệt, cách nhìn cuộc sống, triết lý về cuộc sống, cái gì cũng khác.  Thế nhưng, cái mộng làm cho cuộc sống tốt hơn, đẹp hơn đã tiềm tàng trong mỗi con người chúng tôi. Và Viện Đại Học Cao Đài là cơ duyên, là môi trường cho tuổi trẻ khai phá, xây dựng, Xây dựng một đại học trên vùng đất mới là đem đại học vào tầm tay người địa phương-đặc biệt là giới thiếu phương tiện về học ở Sài Gòn. Đó cũng là góp thêm một bước cho việc đại chúng hóa Đại Học.

c/ Tinh thần khai phá-the pioneer spirit.

Đó là tinh thần tiên phong, đi trước, như ông cha chúng ta khởi xướng trong  từng giai đoạn của cuộc Nam tiến.  Đó cũng có thể là gương sáng của quí vị khai đạo và tùy duyên đến vùng đất mới dẫn dắt chúng sanh. Tuy nhiên, không hẳn in như vậy. Mỗi cảnh mỗi khác, mỗi thời mỗi khác.

Tôi không rõ tâm trạng của người xưa trong những khó khăn trước mặt.

Với tôi,

Khai phá là đi vào cái mới, đất mới, lãnh vực mới…, ở đó, chưa một ai đến, chưa một ai khai, chưa một ai phá, để xây dựng cái mới.

Cái mới là cái chưa biết.  Cái chưa biết nào cũng có những bất ngờ, không trù liệu trước được. Cho nên, tiến trình khai phá là một tiến trình phiêu lưu. Cuộc phiêu lưu nào có những hiểm nguy của nó. Vì vậy, người tiên phong phải có một tầm nhìn xa và rộng, và phải can đảm nhận trách nhiệm về công trình khai phá.

Hơn nữa giáo dục-dù là giáo dục Đại Học-vẫn bao hàm cái ý ổn định, vững chắc. Dạy học là chuyễn giao những giá trị qui định trong chương trình học. Những giá trị nầy, ít nhất là cho đến 4 năm đầu Đai Học, phải là cổ điển, tức là được công nhận là vững bền. Dân tộc, nhân bản và khai phóng là phương châm chỉ hướng cho nền giáo dục của chúng ta thời bấy giờ. Nói khác hơn là trong một chừng mực nào đó, ta muốn cột giữ học sinh sinh viên ta trong lòng dân tộc, trong những giá trị ngàn đời của cha ông, mà ta thiết tha kính giữ.  Con người mà chúng ta đào tạo cũng phải thấm nhuần tính người, tình người, nhưng không là một mẫu người trừu tượng hay là con người chung chung của muôn nơi muôn thuở, mà phải là con người của dân tộc nầy, trong thời khoảng lịch sử nầy trước đã.

Cho nên, dạy học là cột con người hai lần: cột vào nhân bản, chưa đủ, cột thêm vào dân tộc, cho chắc. Ý thức rõ như vậy, người dạy đương nhiên thấy có nhu cầu khai phóng: người cột phải mở. Tùy lứa tuổi, tùy trình độ học viên, lối dạy phải khoáng đạt, nhiều chiều, và trong mỗi chiều có thuận có nghịch,
Dầu vậy, nội dung--ngoại trừ các đề tài luận án--đều phải cổ điển, được công nhận là những giá trị cơ bản vững bền.

Người dạy, thường thường không ai là người muốn mạo hiểm.

Tôi, một ông giáo, tôi cũng không muốn mạo hiểm trong các công tác giáo dục của tôi.

Vì vậy, mà tôi phải cặn kẻ trao đổi những nghĩ suy và tính khả thi trong công tác hỉnh thành Viện Đại Học.

Người tôi tiếp cận đầu tiên là Ông Viện Trưởng Nguyễn Văn Lộc, nguyên thủ tướng chính phủ. Ông rất bình dị. Chúng tôi vẫn xưng hô là anh em, nhờ vậy mà mọi vấn đề được thẳng thắng đặc ra và bàn luận.

a/Tiên quyết là sự an ninh trên con đường Sàigòn Tây Ninh, chỉ 99 cây số, mà nghe đâu nó xuyên ngang chiến khu của VC. Tôi được biết là Anh vẫn thường đi lên Toà Thánh bằng xe riêng hoặc xe của Tòa Thánh.  Tôi có sự xác nhận của nhiều người khác, nói riêng là của ông Thừa Sự Tấn.

Tôi cũng nghĩ:  Những người sống về nghề móc túi, bấm giây chuyền, nói chung là kẻ trộm cắp, luôn luôn hoàn lại cho khổ chủ nếu khổ chủ là người trong khóm, nơi trú ngụ của mình.  Trong cái suy nghĩ đó, thiết nghĩ VC, phải giữ an ninh cho tuyến đường Sài gòn-Tây Ninh, bằng không cái ổ ẩn trú của họ sẽ bị quậy nát, mà dân chúng không bao che cho họ.

b/Về vision về Viện Đại Học: hình như quí vị trong Đại Đạo nghĩ rằng:

1. Tây Ninh nằm trên con đường chánh đi Nam Vang;

2.  Đức Hộ Pháp có nhiều năm ngụ ở Nam Vang;

3. Ánh sáng Đại Học Cao Đài sẽ mở rộng trong hướng Cambodia, và vùng cao nguyên bao quanh Thánh Địa.

4. Vã lại Đạo có huyền cơ.

Nghĩ cho cùng thì những đại học xưa, khởi điểm rất khiêm nhường-Haward (Mỹ) bắt đầu chỉ có 9 sinh viên[1], Notrre Dame[2] (Mỹ) là một đại học Công Giáo mà phải 2 năm sau mới được công nhận, Đai Học Sorbonne khởi đầu là một Viện Thần Học, và đến Cách Mạng Pháp (1789) bị đóng cửa[3],..

Tôi không tổng quát hóa. Tôi cũng không lấy tiêu chuẩn thời thượng mà đo lường đại học thời nay. Tôi nghĩ tương lai của một đại học là do mức độ đóng góp của các thế hệ tốt nghiệp đại học đó vào sự nghiệp chung của nhân loại. Tôi cũng nghĩ giáo dục là đầu tư dài hạn.  Giáo dục nhằm vào con người: trí tuệ, tình cảm, tính tình. Mà con người chỉ có thể là mộ diễn trình chỉ chấm dứt khi con người ấy yên nghỉ dưới ba tất đất.

Cho nên chúng tôi thống nhất trong cái nhìn huấn luyện nghề. Ở các trường kỷ thuật lúc bấy giờ, các nghề mộc, tiện,.. đều  được qui định huấn luyện bao nhiêu giờ. Một sinh viên vào trường Võ Bị Thủ Đức, sau 11 tháng ra trường là một ông Thiếu Úy. Mục tiêu của trường Nông Lâm Súc hay Sư Phạm là trang bị cho học viên một cái nghề: cán sự hay kỹ sư Nông Lâm Súc hoặc giáo sư đệ nhất cấp hay đệ nhị cấp.

Nói chung, huấn luyện là có lớp có lang, bài bản rõ ràng, hết bài bản là ra nghề, quen thuộc với một số thao tác, hành vi, để từ đó không ngừng cải thiện tài khéo, tùy duyên mà đổi mới cách nghĩ, cách làm, mở rộng và đi sâu vào nghề nghiệp.

Trang bị phòng thí nghiệm, hay xưởng máy, hay nông trường, trại chàn nuôi thực tập cho sinh viên rất tốn kém. Thiết nghĩ phải kết nghĩa với một đại học Mỹ hay Pháp, hay Canada, hay Úc. Cũng nên ghi: Từ nghĩ đến thực hiện thường có một khoảng cách khá rộng.

Tôi còn muốn việc huấn nghệ có những điểm đặc thù,  thí dụ của Trường Nông Lâm Súc có tác động gì với việc trồng trọt, chăn nuôi, và lâm sản địa phương. Chỉ bao nhiêu đó thôi, tôi đã lung túng. Tôi cũng nghĩ bất cứ ai cũng lung túng như tôi. Lúng túng đó là thách đố cho tôi. Tôi phải tìm học, không ở sách vở mà ở môi trường. Tôi phải lên Tây Ninh, cùng với giáo sư và sinh viên tôi khảo sát môi trường, cách trồng lạc, khoai sắn, hột điều (đào lộn hột), cách chăn nuôi, khai thác lâm sản, và thị trường. Miệt ấy, người ta dung máy John Deere của Mỹ, máy Kubota của Nhật không dùng được vì quá yếu,.. Nói chung, tôi phải biết nhu cầu của địa phương. Tôi phải tìm cho ra những sắc thái đặc thù cho hai trường Nông Lâm Súc và Sư Phạm Cao Đài của tôi.

Tôi nói khai phá là như vậy đó: là đi vào những vấn đề, mà giờ đây chưa có một ai biết được.

Khai phá cũng có thể hiểu là tôi phải trang bị các phòng thí nghiệm, chỉ nói cho khoa học cơ bản mà thôi, từ A đến Z. Và không những chỉ có vậy, phải biến các phòng ốc thành phòng thí nghiệm, có eau courante, có chỗ cho sinh viên thực nghiệm. Và nếu người thợ thi công, hoặc ông thầu thi công làm công quả, làm chùa, thì thúc hối cho hoàn tất, kịp thời thì quả là một điều rất tế nhị. Rồi đến nông trường, trại chăn nuôi, chuyện làm không bao giờ dứt.

Tóm lại, tinh thần khai phá nói ở đây là tinh thần chấp nhận thách đố, chấp nhận hiểm nguy. Trong khai phá có phiêu lưu, có những sự việc mà đến bất ngờ không lường trước được, Nhưng khai phá không trùng nghĩa với phiêu lưu. Có người nghĩ phiêu lưu là đù giởn với số mạng, giao mình cho may rũi, được thua do thiên mạng, Ở đây, khai mở một viện đại học mới, một môi trường giáo dục mới, mà bao quanh tôi là những nhà tu hành, phẩm hạnh cao. Cho nên khai phá trong bối cảnh nầy bao hàm ý thức trách nhiệm.  Riêng tôi, tối thiểu là tôi trách nhiệm đối với các đồng nghiệp, dồng sự mà nhận lời mời, hay 'rủ rê' dấn thân vào công trình chung, và nhất là đối với sinh viên của tôi. Vì vậy, mà có lắm điều, tôi vấn hỏi anh Lộc.  Giờ, không nhớ hết được, chỉ ghi lại đôi điều như trên đây. Nhờ vậy mà ý thức mà ý thức đaược cái biết của mình thì giới hạn, mà cái dốt của mình thì vô cùng,  Cũng nhờ vậy mà lăn xả vào việc, không ngại khó, không ngại gian nan, không ngừng học hỏi,  tôi luyện khả năng, tài khéo (skills), trí tuệ và tính tình. Đó cũng là xem đổi thay là đương nhiên, cuộc sống là một giòng chảy không ngừng đổi mới,

Thiết nghĩ, đông đảo bạn bè tôi chia xớt quan điểm nầy.

Và nhìn lại, tôi có nhiều may mắn.

Vừa nhận việc ở Đại Học Sư Phạm Sàigòn, tôi được giao ngay cho Ban Hóa.  Ngay trong những tuần lễ đầu, tôi đã phá sự an ổn, cái sức ỳ đã lậm trong một số đồng nghiệp của tôi. Trong một cuộc sống an nhàn dài dài, không ai muốn đổi thay. Tôi có sắp xếp lại. Và sau cùng lạ còn rủ rê mấy ông bà đại giáo sư của tôi đi chùi rữa cầu tiêu cầu tiểu. Tuy vậy, vẫn có nhiều người hưởng ứng, có nhiều phản ảnh tốt, cũng có những người không hài lòng.  Những người nầy lại tế nhị, không phản ứng. Tôi chỉ cần có như vậy, chỉ mong tạo một vết dầu loan.

Ở Pháp, tôi không khó khăn có một chỗ làm, một công việc mà tôi thích. Thật không phải là thần tiên, nhưng chắc chắn là ổn định và có thể thoái mái trong nhiều năm. Tôi không về xứ của tôi để tìm một sự ổn định.  Chọn vào Sư Phạm, là trong tiềm thức của tôi, tôi đã chọn sự ổn định. Đó là cho vợ, cho con. Còn lại, tôi dành cho hoài bảo của tôi. Đất vừa ra khỏi thuộc địa, dân trí thấp, chiến tranh liêng miên, liên tục, đêm đêm có khi còn nghe tiếng súng, thì tôi, có an bình đi học ở Pháp, nay đến lược, phải tận lòng đóng góp trong giới hạn khả năng của mình.

Và tôi đã lên Tòa Thánh, tôi có đọc tìm hiểu Đai Đạo Tam Kỳ Phổ Độ: tôi phải làm việc với quí vị chức sắc trong Đạo. Nói riêng, Ông Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị, Ông Viện Trưởng và ông Tổng Ký Viện là người của Đạo.  Đông đảo sinh viên của Viện là con em của người trong Đạo.

Tôi không có nhân viên giảng huấn tại chỗ. Chị Măng là người duy nhất tại chỗ và cũng là người trong Đạo, nhiều khả năng và nhiều nhiệt thành, là trưởng phòng phòng thí nghiệm của chúng tôi. Tuy nhiên, Chị quá hiền, quá khiêm tốn. Và điều nầy giới hạn khả năng đóng góp của Chị rất nhiều. Dầu vậy, Chị vẫn là duyên may mắn cho tôi.

Bên cạnh Trường Đại Học Sư Phạm, có hai trường Trung Học của Đạo là Trường Lê Văn Trung[4] và Đạo Đức Học Đường. Ngoài thị xã Tây Ninh còn có Trường Trung Học Tây Ninh. Đó là những cái nôi cho sinh viên Sư Phạm chúng tôi đi thực tập và cũng là lò để chúng tôi mời và tuyển chọn giáo sư hướng dẫn.

Và tôi đến lúc tôi vừa quen thuộc các địa danh, và biết chút ít về Tây Ninh và một ít địa danh nầy, Bến, Bàu, Gò, Long, Trảng như Bến Cầu, Bến Ván, Bến Kéo,Bàu Gõ, Bàu Vừng,  Bàu Năn, Gò Chùa, Gò Dầu Hạ, Long Hoa, Long Giang,Trảng Bàng, Trảng Gùi, thì : 30/5/1975, Viện Đại Học bị đóng cửa.

Chúng tôi bị giải nhiệm.

Rồi.

37 năm qua đi, một dấu môc thời gian quá dài để ghi lại những hồi ức trên. Ghi lại không phải là một tiếc nuối. Nhưng ghi lại để người sau biết thế hệ đi trước vẫn có có những người con Việt tiên phong cho sự trường tồn của Đất và Nước. Ngưới "đời sau", chúng tôi muốn nói; đó là những người đang sống trong một chế độ bưng bít, khép kín với thế giới bên ngoài, chế độ không hề biết đến danh từ "khai phóng" cho dân tộc ngoài những danh từ sặt mùi chủ nghĩa không tưởng đang đầu độc các thế hệ tiếp nối của Việt tộc.

Người con Việt vẫn còn đầy rẩy khăp năm châu với một niềm tin vững chắc là sẽ có ngày xây dựng lại quê hương Việt.

Xin cẩn bút.

Phổ Lập Mai Thanh Truyết

Ngày Lễ Độc lập Hoa Kỳ 4/7


[1] Harvard is the oldest institution of higher education in the United States, established in 1636 by vote of the Great and General Court of the Massachusetts Bay Colony. It was named after the College's first benefactor, the young minister John Harvard of Charlestown, who upon his death in 1638 left his library and half his estate to the institution. A statue of John Harvard stands today in front of University Hall in Harvard Yard, and is perhaps the University's best known landmark.
Harvard University has 12 degree-granting Schools in addition to the Radcliffe Institute for Advanced Study. The University has grown from nine students with a single master to an enrollment of more than 20,000 degree candidates including undergraduate, graduate, and professional students. There are more than 360,000 living alumni in the U.S. and over 190 other countries.

[2] The University of Notre Dame began late on the bitterly cold afternoon of November 26, 1842, when a 28-year-old French priest, Rev. Edward Sorin, C.S.C., and seven companions, all of them members of the recently established Congregation of Holy Cross, took possession of 524 snow-covered acres that the Bishop of Vincennes had given them in the Indiana mission fields.
A man of lively imagination, Father Sorin named his fledging school in honor of Our Lady, in his native tongue, "L'Université de Notre Dame du Lac" (The University of Our Lady of the Lake). On January 15, 1844, the University was thus officially chartered by the Indiana legislature.
Father Sorin's indomitable will was best demonstrated in 1879 when a disastrous fire destroyed the Main Building, which housed virtually the entire University. Father Sorin willed Notre Dame to rebuild and continue its growth."I came here as a young man and dreamed of building a great university in honor of Our Lady," he said. "But I built it too small, and she had to burn it to the ground to make the point. So,
tomorrow, as soon as the bricks cool, we will rebuild it, bigger and better than ever." 

[3] The Collège de Sorbonne was a theological college of the University of Paris, founded in 1257 by Robert de Sorbon, after whom it is named.[1] With the rest of the Paris colleges, it was suppressed during the French Revolution. It was restored in 1808 but finally closed in 1882. The name Sorbonne eventually became synonymous with the Parisian Faculty of Theology. In more recent time, it came to be used in reference to the entire University of Paris. It is now the name of the main campus in the Ve arrondissement of Paris, which houses several universities (heirs to the former University of Paris) as well as the Paris rectorate. Wikipedia.

[4] Được biết ông Trần văn Tuyên, và Chu Tử là hai vị hiệu Trường của Trường Lê Văn Trung. Trấn văn Tuyên (1951-1954), Chu Văn Bình, tự là Chu Tử (1954-1957)

//////////////////////////////////////////////////