Bai Hoc Dau Tien (hieu dinh)

Bài Học Đầu Tiên

Vào thời điểm ngay sau ngày 30/4/1975, tâm trạng người dân hoang mang cực độ. Nhà nhà e dè mỗi khi tiếp xúc hay trao đổi với những người hàng xóm thân thuộc trước kia. Không khí xóm giềng thân mật  không còn ứng hợp với câu "bà con xa không bằng láng giềng gần" nữa, đối lại bằng những cặp mắt nghi ngờ, e sợ, nhất là khi thấy bóng dáng một người quen thuộc nhưng trên cánh tay có mang một băng vải đỏ. Đó là hình ảnh tiêu biểu nhứt cho những ngày đầu gọi là "cách mạng".

Chúng tôi, một nhóm giáo chức của trường Đại học Sư phạm Sài Gòn gồm GS Nguyễn Văn Trường, GS Lý Công Cẩn, GS Lê Trọng Vinh, GS Trần Kim Nở, GS Trần Văn Tấn, và người viết (đã ở khu cư xá 57 Tự Đức từ mấy ngày trước 30/4), đang ngồi với nhau để bàn thảo xem phải hành động như thế nào, trình diện ra sao, vì hôm đó chỉ là ngày thứ hai của "cách mạng", tức thứ năm ngày 1/5/1975.

Tình cờ GS Nguyễn Hoàng Duyên, một thành viên của Ban Hóa học của trường lái Honda đến. Tôi đề nghị với các GS huynh trưởng để tôi cùng Duyên lên trường xem xét tình hình trước.

Hai anh em đèo nhau trên chiếc Honda dame, mỗi người một tâm trạng bất an, nhưng vẫn không lộ ra. Khi vào khỏi cổng trường, không khí hoàn toàn khác, không còn một không khí quen thuộc như ngày nào.  Một cảm giác nặng trĩu nơi tôi khi nhìn thấy một Giảng nghiệm viên thuộc Ban Vạn vật mang băng vải đỏ nơi cánh tay, chận chúng tôi lại, và hỏi với nét mặt lạnh lùng:"Hai anh vào ghi tên trình diện đi".

Bước vào một phòng thí nghiệm hóa học, tôi lại thấy anh Nguyễn Minh Hòa (hiện nay là Trưởng khoa Hóa ĐH Sư phạm "tp HCM", người đã từng tuyên bố là nhờ cách mạng mà vợ tôi mới…mang thai được và tôi có con nối dòng(!)), một giảng nghiệm viên của tôi, cũng mang băng đỏ trên cánh tay hỏi tôi bằng một giọng lạnh lùng, không còn kính trọng như những ngày trước đó. Dĩ nhiên là tôi ghi tên và bước ra ngoài.

Đi lần đến văn phòng Phó Khoa trưởng, cửa mở toang, tôi thấy Mai Hồng Thu, một sinh viên Ban Lý hóa của trường đã chạy vào bưng hai năm về trước. Thu hỏi tôi, trên tay cầm khẩu súng lục nhỏ của GS LCC: "Anh có gặp Ô C. không? Tôi đáp:" GS LCC sẽ vào trình diện sáng nay".

Quan sát chung quanh sân trường, tôi chí thấy vài chị "nhà quê" quấn khăn rằn trên cổ, vẻ mặt thể hiện nét thỏa mản của kẽ chiến thắng bước qua lại, chỉ chỏ các "anh" đeo băng đỏ mà trước đó chỉ vài ngày là những giáo sư của VHCH. Ngoài ra, không thấy bóng dáng của một "cán bộ" hay "bộ đội" của Bắc Việt nào cả.

Tôi và Duyên đi về báo cho các GS đang chờ đợi ở cư xá Tự Đức. Sau đó mọi người lên trường trình diện.

*           *           *

Một tháng sau, mọi sự đi dần vào ổn định, nghĩa là mọi thủ tục kiểm soát, kiểm tra đã hoàn tất, số giáo sư của trường được chia ra làm hai nhóm rõ rệt: 1- Các giáo sư đeo băng đỏ trong những ngày đầu trở thành các Tổ trưởng và Tổ phó học tập trong đó Tôn Nữ Thị Ninh là một Tổ trưởng sáng giá nhứt, và 2- Số giáo sư còn lại chiếm đa số là Tổ viên.

Chúng tôi bắt đầu chương trình "học tập" tại chỗ với mỗi tổ khoảng trên dưới 20 người, trong đó, ngoài Tổ trưởng, Tổ phó còn có một GS hướng dẫn học tập mới vào từ miền Bắc. Nơi trường Sư phạm, các "giáo sư" đó đến từ trương ĐHSP Vinh, trong đó, "một cháu ngoan của Bác" tên Trần Thanh Đạm làm Hiệu trưởng, "GS" Cao Minh Thì làm Hiệu phó, "GS" Nguyễn Văn Châu và một số "GS" khác như Yến, Thoa …và một số khác tôi không còn nhớ tên. Tuy nhiên, một người Trưởng ban tổ chức mà tôi không bao giờ quên được, đó là Bảy Được, một công an chánh gốc, mà sau nầy đã hỏi cung tôi cùng với một sĩ quan cấp tá công an là chồng của giáo sư Yến nói trên.

Dĩ nhiên những buổi học tập trên có tính chất giáo điều, diễn ra trong tẽ lạnh vì thái độ bất hợp tác của đa số giáo sư, ngoài những câu hỏi cò mồi của "đám gs đeo băng đỏ". Tuy  nhiên cũng có những giây phút sôi nổi vì các câu hỏi "móc lò" của một số GS trẻ như Duyên và Tuấn làm cho "đám ba mươi" cứng họng, vì họ làm sao có khả năng giải đáp được trong khi chứa trong đầu một tâm thức nô lệ!

Một kỷ niệm tôi còn nhớ đến hôm nay sau 36 năm là buổi đúc kết học tập. Tổ trưởng của tôi là một tiến sĩ cũng tốt nghiệp bên Pháp và là Phó ban Hóa học của tôi tên Nguyễn Thị Phương.

Tôi được xướng danh đọc bài bài đúc kết học tập đầu tiên. Vì đã chuẩn bị trước, tôi đã nhờ người học trò "ruột" hiện ở Vancouver soạn thảo, ghi lại tất cả những lời "Bác Hồ dạy" "Bác Tôn dạy" cùng các phát biểu của "Chú Duẩn" v.v…Tất cả được học trò tôi đúc kết, ráp nối trên 30 trang giấy…

Và trong suốt buổi đúc kết, tôi là cây đinh trong đó. Tôi đã chiếm hết giờ dành cho Tổ để đúc kết. Do đó, sau khi thảo luận bài đúc kết, vì đã hết giờ cho nên các đồng nghiệp còn lại của tôi được ra về khoan khoái vì đã tránh được nói lên những điều ngược với lòng mình…

Trong suốt những ngày tháng gọi là "học tập", thỉnh thoảng cũng có những cán bộ cao cấp từ ngoài Bắc vào như Cù Huy Cân, Xuân Diệu, và nhiều người khác…giảng dạy về thiên đường cộng sản.

Một hôm, tại giảng đường của Đaị học Khoa học có sức chứa gần 500 người, nhà thơ tình lãng mạn "ngày xưa" Xuân Diệu đăng đàn. Có thể nói, chưa bao giờ tôi có thể hình dung được một cán bộ cao cấp của cộng sản, từng giữ chức Thứ trưởng Văn hóa (?) Bắc Việt có những thái độ và cung cách thiếu văn hóa như thế.

Ông Xuân Diệu, với cái áo sơ mi bò ngoài, mang đôi dép lẹp xẹp, vai mang cái bị da cán bộ…chễm chệ ngồi trên cao…tự do phát ngôn. Bên cạnh đó hai chai bia Con Cọp BGI 75cc và một ly lớn. Vừa uống, vừa nói, tay chân "quênh hoang" với luận điệu của kẽ chiến thắng…

Và những câu nói ngày hôm đó là bài học …đầu tiên của tôi sau "cách mạng" như tựa đề của bài viết nầy và hình ảnh cây cổ thụ minh họa.

Ông ta nói cái gì?

Xin thưa,

Ông ta chê chế độ Việt Nam Cộng Hòa, đặc biệt là giới trí thức miền Nam, giới giáo sư đại học…và ví tất cả như những cây cổ thụ xum xuê cành là…nhưng không có rễ. (Xin các giáo sư có mặt ngày hôm đó, hiện đang ở hải ngoại làm chứng dùm cho tôi, kẽo tôi bị nói oan là bêu xấu chế độ ưu việt bằng triệu lần tư bản).

Sau 36 năm, nghiệm lại câu nói năm xưa của một thi sĩ "thương cha thương một, thương ông thương mười"của Tố Hữu, người bạn của Xuân Diệu, lòng tôi chùng xuống và cảm thương cho một người lớn lên trong "cách mạng", được "cách mạng" nuôi dưỡng… cho nên mới có ý so sánh đầy 'biện chứng" trên.

Ba mươi sáu năm qua, bây giờ cả thế giới mới thực sự thấy rõ hình ảnh Việt Nam ngày nay, hình ảnh nầy đã chứng minh rành rành qua một đất nước tan hoang từ xã hội băng hoại cho đến đạo đức suy đồi, trong đó giáo dục thể hiện tất cả những gì tồi tệ nhứt như thầy trò, cô trò…có thể trao thân vì những đổi chác cho một kỳ thi, hay một mãnh bằng, chưa kể những tệ hại khác không cần phải nêu ra đây. Có thể nói trong lịch sử giáo dục Việt Nam chưa có thời đại nào đưa đến sự đão lộn luân thường đạo lý như giai đoạn hiện tại của Đất và Nước như hôm nay.

Bài học đầu tiên của Xuân Diệu 36 năm về trước về cây cổ thụ cần phải được xem xét lại.

Kết luận của bài tản mạn nầy cần phải nói cho rốt ráo là "Cây cổ thụ xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện tại là một cây chết khô, không hoa, không lá, không rễ, và thân cây đã mục nát, thậm chí mối và mọt cũng không còn gì có thể gậm nhấm được".

Mai Thanh Truyết

Bài đầu tiên của thời "gác kiếm"

8/2011

Bài học đầu tiên

Bài Học Đầu Tiên

Vào thời điểm ngay sau ngày 30/4/1975, tâm trạng người dân hoang mang cực độ. Nhà nhà e dè mỗi khi tiếp xúc hay trao đổi với những người hàng xóm thân thuộc trước kia. Không khí xóm giềng thân mật  không còn ứng hợp với câu "bà con xa không bằng láng giềng gần" nữa, đối lại bằng những cặp mắt nghi ngờ, e sợ, nhất là khi thấy bóng dáng một người quen thuộc nhưng trên cánh tay có mang một băng vải đỏ. Đó là hình ảnh tiêu biểu nhứt cho những ngày đầu gọi là "cách mạng".

Chúng tôi, một nhóm giáo chức của trường Đại học Sư phạm Sài Gòn gồm GS Nguyễn Văn Trường, GS Lý Công Cẩn, GS Lê Trọng Vinh, GS Trần Kim Nở, GS Trần Văn Tấn, và người viết (đã ở khu cư xá 57 Tự Đức từ mấy ngày trước 30/4), đang ngồi với nhau để bàn thảo xem phải hành động như thế nào, trình diện ra sao, vì hôm đó chỉ là ngày thứ hai của "cách mạng", tức thứ năm ngày 1/5/1975.

Tình cờ GS Nguyễn Hoàng Duyên, một thành viên của Ban Hóa học của trường lái Honda đến. Tôi đề nghị với các GS huynh trưởng để tôi cùng Duyên lên trường xem xét tình hình trước.

Hai anh em đèo nhau trên chiếc Honda dame, mỗi người một tâm trạng bất an, nhưng vẫn không lộ ra. Khi vào khỏi cổng trường, không khí hoàn toàn khác, không còn một không khí quen thuộc như ngày nào.  Một cảm giác nặng trĩu nơi tôi khi nhìn thấy một Giảng nghiệm viên thuộc Ban Vạn vật mang băng vải đỏ nơi cánh tay, chận chúng tôi lại, và hỏi với nét mặt lạnh lùng:"Hai anh vào ghi tên trình diện đi".

Bước vào một phòng thí nghiệm hóa học, tôi lại thấy anh Nguyễn Minh Hòa (hiện nay là Trưởng khoa Hóa ĐH Sư phạm "tp HCM", người đã từng tuyên bố là nhờ cách mạng mà vợ tôi mới…mang thai được và tôi có con nối dòng(!)), một giảng nghiệm viên của tôi, cũng mang băng đỏ trên cánh tay hỏi tôi bằng một giọng lạnh lùng, không còn kính trọng như những ngày trước đó. Dĩ nhiên là tôi ghi tên và bước ra ngoài.

Đi lần đến văn phòng Phó Khoa trưởng, cửa mở toang, tôi thấy Mai Hồng Thu, một sinh viên Ban Lý hóa của trường đã chạy vào bưng hai năm về trước. Thu hỏi tôi, trên tay cầm khẩu súng lục nhỏ của GS LCC: "Anh có gặp Ô C. không? Tôi đáp:" GS LCC sẽ vào trình diện sáng nay".

Quan sát chung quanh sân trường, tôi chí thấy vài chị "nhà quê" quấn khăn rằn trên cổ, vẻ mặt thể hiện nét thỏa mản của kẽ chiến thắng bước qua lại, chỉ chỏ các "anh" đeo băng đỏ mà trước đó chỉ vài ngày là những giáo sư của VHCH. Ngoài ra, không thấy bóng dáng của một "cán bộ" hay "bộ đội" của Bắc Việt nào cả.

Tôi và Duyên đi về báo cho các GS đang chờ đợi ở cư xá Tự Đức. Sau đó mọi người lên trường trình diện.

*           *           *

Một tháng sau, mọi sự đi dần vào ổn định, nghĩa là mọi thủ tục kiểm soát, kiểm tra đã hoàn tất, số giáo sư của trường được chia ra làm hai nhóm rõ rệt: 1- Các giáo sư đeo băng đỏ trong những ngày đầu trở thành các Tổ trưởng và Tổ phó học tập trong đó Tôn Nữ Thị Ninh là một Tổ trưởng sáng giá nhứt, và 2- Số giáo sư còn lại chiếm đa số là Tổ viên.

Chúng tôi bắt đầu chương trình "học tập" tại chỗ với mỗi tổ khoảng trên dưới 20 người, trong đó, ngoài Tổ trưởng, Tổ phó còn có một GS hướng dẫn học tập mới vào từ miền Bắc. Nơi trường Sư phạm, các "giáo sư" đó đến từ trương ĐHSP Vinh, trong đó, "một cháu ngoan của Bác" tên Trần Thanh Đạm làm Hiệu trưởng, "GS" Cao Minh Thì làm Hiệu phó, "GS" Nguyễn Văn Châu và một số "GS" khác như Yến, Thoa …và một số khác tôi không còn nhớ tên. Tuy nhiên, một người Trưởng ban tổ chức mà tôi không bao giờ quên được, đó là Bảy Được, một công an chánh gốc, mà sau nầy đã hỏi cung tôi cùng với một sĩ quan cấp tá công an là chồng của giáo sư Yến nói trên.

Dĩ nhiên những buổi học tập trên có tính chất giáo điều, diễn ra trong tẽ lạnh vì thái độ bất hợp tác của đa số giáo sư, ngoài những câu hỏi cò mồi của "đám gs đeo băng đỏ". Tuy  nhiên cũng có những giây phút sôi nổi vì các câu hỏi "móc lò" của một số GS trẻ như Duyên và Tuấn làm cho "đám ba mươi" cứng họng, vì họ làm sao có khả năng giải đáp được trong khi chứa trong đầu một tâm thức nô lệ!

Một kỷ niệm tôi còn nhớ đến hôm nay sau 36 năm là buổi đúc kết học tập. Tổ trưởng của tôi là một tiến sĩ cũng tốt nghiệp bên Pháp và là Phó ban Hóa học của tôi tên Nguyễn Thị Phương.

Tôi được xướng danh đọc bài bài đúc kết học tập đầu tiên. Vì đã chuẩn bị trước, tôi đã nhờ người học trò "ruột" hiện ở Vancouver soạn thảo, ghi lại tất cả những lời "Bác Hồ dạy" "Bác Tôn dạy" cùng các phát biểu của "Chú Duẩn" v.v…Tất cả được học trò tôi đúc kết, ráp nối trên 30 trang giấy…

Và trong suốt buổi đúc kết, tôi là cây đinh trong đó. Tôi đã chiếm hết giờ dành cho Tổ để đúc kết. Do đó, sau khi thảo luận bài đúc kết, vì đã hết giờ cho nên các đồng nghiệp còn lại của tôi được ra về khoan khoái vì đã tránh được nói lên những điều ngược với lòng mình…

Trong suốt những ngày tháng gọi là "học tập", thỉnh thoảng cũng có những cán bộ cao cấp từ ngoài Bắc vào như Cù Huy Cân, Xuân Diệu, và nhiều người khác…giảng dạy về thiên đường cộng sản.

Một hôm, tại giảng đường của Đaị học Khoa học có sức chứa gần 500 người, nhà thơ tình lãng mạn "ngày xưa" Xuân Diệu đăng đàn. Có thể nói, chưa bao giờ tôi có thể hình dung được một cán bộ cao cấp của cộng sản, từng giữ chức Thứ trưởng Văn hóa (?) Bắc Việt có những thái độ và cung cách thiếu văn hóa như thế.

Ông Xuân Diệu, với cái áo sơ mi bò ngoài, mang đôi dép lẹp xẹp, vai mang cái bị da cán bộ…chễm chệ ngồi trên cao…tự do phát ngôn. Bên cạnh đó hai chai bia Con Cọp BGI 75cc và một ly lớn. Vừa uống, vừa nói, tay chân "quênh hoang" với luận điệu của kẽ chiến thắng…

Và những câu nói ngày hôm đó là bài học …đầu tiên của tôi sau "cách mạng" như tựa đề của bài viết nầy và hình ảnh cây cổ thụ minh họa.

Ông ta nói cái gì?

Xin thưa,

Ông ta chê chế độ Việt Nam Cộng Hòa, đặc biệt là giới trí thức miền Nam, giới giáo sư đại học…và ví tất cả như những cây cổ thụ xum xuê cành là…nhưng không có rễ. (Xin các giáo sư có mặt ngày hôm đó, hiện đang ở hải ngoại làm chứng dùm cho tôi, kẽo tôi bị nói oan là bêu xấu chế độ ưu việt bằng triệu lần tư bản).

Sau 36 năm, nghiệm lại câu nói năm xưa của một thi sĩ "thương cha thương một, thương ông thương mười" lòng tôi chùng xuống và cảm thương cho một người lớn lên trong "cách mạng", được "cách mạng" nuôi dưỡng… cho nên mới có ý so sánh đầy 'biện chứng" trên.

Ba mươi sáu năm qua, bây giờ cả thế giới mới thực sự thấy rõ hình ảnh Việt Nam ngày nay, hình ảnh nầy đã chứng minh rành rành qua một đất nước tan hoang từ xã hội băng hoại cho đến đạo đức suy đồi, trong đó giáo dục thể hiện tất cả những gì tồi tệ nhứt như thầy trò, cô trò…có thể trao thân vì những đổi chác cho một kỳ thi, hay một mãnh bằng, chưa kể những tệ hại khác không cần phải nêu ra đây. Có thể nói trong lịch sử giáo dục Việt Nam chưa có thời đại nào đưa đến sự đão lộn luân thường đạo lý như giai đoạn hiện tại của Đất và Nước như hôm nay.

Bài học đầu tiên của Xuân Diệu 36 năm về trước về cây cổ thụ cần phải được xem xét lại.

Kết luận của bài tản mạn nầy cần phải nói cho rốt ráo là "Cây cổ thụ xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện tại là một cây chết khô, không hoa, không lá, không rễ, và thân cây đã mục nát, thậm chí mối và mọt cũng không còn gì có thể gậm nhấm được".

Mai Thanh Truyết

Bài đầu tiên của thời "gác kiếm"

8/2011

AAPress Minnesota

Scientist wants Vietnam to save its environment from disaster

0 Comments 16 July 2011

AAP staff report

ST. PAUL, Minn. – As a scientist working in the area of wastewater treatment Mai Thanh Truyet, Ph.D. has also turned his attention to what he says are serious environmental issues of his native Vietnam.

Having already earned a doctorate at the Besançon in Eastern France, Dr. Truyet came to the United States as a boat refugee from Vietnam. He continued his postdoctoral work with the study red blood cells at the University of Minnesota Medical School from 1985-87, before moving his family to California to work in the environmental area.

With a successful career as a scientist working on American water systems for several years, Dr. Truyet continues to work at age 69, while also taking a deep interest at the array of challenges facing Vietnam, from food and agriculture, to clean water and the environment. He has written extensively on wastewater issues in Vietnam, including ground water and pollution ­– with a resourcefulness for previously unknown data that has impressed readers of his books.

"The data was provided by friends who are still working and living in Vietnam," he said. "Since 1999 to 2002, every time a friend or family member came back to visit Vietnam I would ask them to collect soil and water samples in the north and south – especially the Mekong delta – to do analysis and to make suggestions and conclusions especially for the arsenic issues."

Truyet said that to understand the arsenic issue in Vietnam, just compare it to similar problems in Bangladesh and Tibet. There, scientists studied water from 4 million wells and discovered levels of arsenic so strong and in Tibet area found in water that they anticipate cancer related deaths far above the norm in those areas.

Truyet said that his conclusions on Vietnam got him branded as a troublemaker by the Vietnamese government. "People are getting arsenicosis," he added.

The arsenic comes from two sources, the Mekong river starts in high Tibet, where the soil has a lot of arsenic in it, and it is brought down river in low concentrations. Now the combination of borax that is being disturbed with mining and increasing the levels many times over.

"Another source is arsenic herbicide and pesticides in very high concentrations," he added. "Right now to increase the development of food they spray a lot of extra fertilizers, pesticides and herbicides and that puts arsenic into the groundwater."

Truyet said the Vietnamese need to do a lot more education on the safe use of chemicals. This is important when you consider the export of rice, catfish, shrimp and other products, he added.

In addition, Truyet said there needs to be more agricultural and water treatment training for better crop rotation and soil preservation practices. The U.S. has already sued Vietnam over "dumping" of large amounts of fish and seafood – but less is said about the long term impact on the high levels of harvesting, he added.

Truyet said that his motivation in also to help as a resource for Vietnamese scientists and engineers, who he said are not always will to freely express their professional opinion if they feel it will conflict with the goals of the communist government.

He said Vietnam has experienced wartime pollution but that by in large the pollution today is a result or poor civic and industrial planning and is not a remnant of the war that ended more than three decades ago.

"For Vietnam the situation is different," said Truyet. "There, any industry or enterprise does not have any treatment plan and waste water go to the canals and rivers, and that is why it becomes a black river."

As an environmentalist and president of the Science and Technology Association, Truyet has completed studies since 1995 that have been published. His latest book, Moi Truong Viet Nam, published by the Vietnamese American Medical Research Foundation, discusses various environmental challenges in detail over 25 chapters.

From dangerously high arsenic levels in the Mekong river, to the conditions turning other sea connected waterways in black rivers (completely polluted).

"There is not threshold limit," he said. "There is no way to clear up a river like we do in the USA."

Truyet goes on to discuss fresh water and underground issues in subsequent chapters, and then goes into soil and air pollution. He has an entire chapter devoted to solid waste problems and landfill and a wastewater treatment plan.

"I talking about biological and solid waste, and about Vietnam importing electronic waste from United States," he said.

The business of electronic waste has not regulations, he added. They dispose of television screens and monitors and computer hardware that can leaves up to a pound of lead and mercury poisoning depending on the component.  He said the large and uncontrolled landfills are showing signs of absorbing heavy metals, and making its way to the water used for consumption and irrigation.

"After that it becomes very hazardous and toxic waste," he said. "Especially when we are talking about food poisoning and additives with chemicals like this, this is a dangerous situation for Vietnamese community."

Truyet revisits the claims of Agent Orange and the new evidence about dioxin issues since their peak use from 1961 to 1971 as part of Operation Ranch Hand, a U.S. Army mission to defoliate areas south of 17th Parallel during the Vietnam War.

He was a witness for Dow Chemical, the company that provided the chemical munitions for the U.S. military in the war, in the 2005 lawsuit in which the Vietnamese government claimed the United States was responsible for damages to the environment and people and decided to go after 34 manufacturers for war crimes.

The suit was dismissed and Truyet said that these chemical had half lifes and that it is difficult to claim an impact would have lasted more than seven years into the present day. He also said the area that chemical were used was limited and largely along the 17th parallel.

Truyet went on to talk about bauxite and uranium mining in Vietnam, and how he proved that the Chinese had a plan in Vietnam to develop and extract bauxite mining in the Vietnamese highlands. He said they covered up planning the and research to extract uranium after the International Council on Energy found about 200,000 tons of uranium oxide in the highland with concentration of .006 percent.

"This purity is similar to South Africa," he added. "The Americans and the Japanese did the research."

Truyet went so far as to suggest that the uranium exploration is connected to the dislocation issues of the 15 ethnic groups that live in the highlands is related to their forced removal.

The population of Vietnam was about 45 million after the war and it is approaching 90 million today, said Truyet. This is over population, he added, and depending and the migration of people from one region to another is another impact on the environment and resources.

The last three chapters look to the future development in Vietnam and the expectations for the Vietnam government in joining the international community. He offers suggestions on how to best do business in Vietnam in ways that will take care of people.

Truyet is confident that his publications in Vietnamese are making its way to the right people in Vietnam via the Internet. The young people understand and react, he said. The older communists from the revolution do not was to hear it.

He also takes his message to Voice of America and Radio Free Asia. It has cost him in that the Vietnamese government has not responded to his visa requests to visit.

 

Environment Impacts in Viet Nam

Environmental Problems in Vietnam Conference

0 Comments 05 June 2011

By Mai Hoang

ST. PAUL, Minn. (May 28, 2011) – The threat to the environment and controlling contamination of the air, land and water is the paramount issue facing the health and livelihood of people in Vietnam today.  This issue is not isolated to Vietnam, but is connected abroad to Southeast Asia and all the way to the source of water in the mountains of Tibet. It is also spread with the manufacturing and source items of food products.

In connection with Asian Heritage Month this May, the Vietnamese Community of Minnesota offered a special conference last Saturday at the Vietnam Center in St. Paul. A number of Vietnamese community gathered to listen to a presentation and discussion on a variety of environmental issues facing Vietnam.

Mai Thanh Truyet, Ph.D., an environmentalist and president of the Science and Technology Association, and a specialist on water waste treatment in California, brought a PowerPoint presentation, and copies of his book that are based on his research on Vietnam's issues with food, agriculture, the environment, water, wastewater and pollution.

Mai Thanh Truyet, Ph.D.

Dr. Mai explained that the Chinese government had built many dams and that it has impacted Vietnam with water shortages from the Mekong River to the lower land of Laos, Cambodia and Vietnam. The seawater now is absorbing the farming land and rivers of Vietnam that reduces resource for humans, animals and vegetation.

In the area of solid waste, he said that the two common approaches applied in Vietnam now are to bury the solid waste in the ground and to use the process of bio-degradation. They are not safe and less effected. He also cautioned the audience about the importation of disposed materials from other counties to recycle may make Vietnam as a dumping site of the world.

A number of pollution topics were presented and a focus on the food products seemed to intrigue the audience which as several questions following the presentation with discussion and suggestion.

 

Anh Le Van Khoa

Anh Khoa của tôi

 

Thưa Anh,

Việt Hải có mời tôi viết một bài về Anh. Nhưng thú thật tôi không dám viết, vì trước hết tôi không có một khái niệm cùng hiểu biết nào hết về âm nhạc, cũng như tôi cũng chưa biết hết về anh trong lãnh vực nầy ngoài những dĩa nhạc hòa tấu kiểu tân nhạc cũng như cổ điển mà anh đã cho.

Trong thời gian gần đây, mình gặp nhau thường xuyên hơn, trao đổi nhau thường xuyên hơn cũng như những buổi gặp mặt thân mật tại nhà anh hay nhà tôi để rồi sau đó tiếng hát của chị Ngọc Hà, phân nửa của thân thể anh vang lên trong đêm thâu càng làm tăng thêm không khí thân mật giữa bạn bè.

Hai anh em mình nằm trong hai lãnh vực hoàn toàn khác nhau, âm nhạc và khoa học. Nhưng trên thực tế sự đồng cảm dường như thể hiện sau nhiều trao đổi, nhứt là sau khi được nghe anh kể chuyện về những chuyến đi biểu diễn ở các nơi, đặc biệt chuyến đi Ukraina. Và những câu chuyện anh kể bên lề về chuyến đi nầy đã làm gợi ý cho tôi viết về anh.

Thưa Anh,

Anh là một nười miền Nam, nơi dòng sông cửu cuồn cuộn chảy nhưng nguồn nhạc nơi anh khơi nguồn từ những nét nhạc êm dịu. Cũng có những lúc dồn dập, nhưng cái dồn dập đó chỉ làm khơi dộng lòng người…chứ không gây ngạc nhiên hay làm người nghe giựt mình. Nhạc của anh không hẳn là nhạc cổ điển Tây phương hay cổ nhạc Việt Nam. Nhạc của anh cũng không là tân nhạc…nhưng nhạc của anh dường như pha lẫn nhiều dòng nhạc khác nhau từ khắp nơi trộn lẫn theo âm điệu của lối hòa âm độc đáo của riêng anh.

Anh có thể hòa âm một bài nhạc cổ điển Tây phương theo âm điệu của các nhạc cụ cổ điển Việt Nam và ngược lại, một bài nhạc dân tộc Việt Nam với các nhạc khí Tây phương.

Thưa Anh,

Tôi không biết anh có học theo trường lớp nào? Theo hệ phái nào? Như có điều tôi chắc chắn rắng hồn nhạc của anh mênh mang, không có giới hạn của ranh giới địa dư hay không gian. Vì dốt nhạc, cho nên tôi không có khả năng mô tả nhạc của anh một cách rạch ròi, nhưng tôi có thể nói theo suy nghĩ chủ quan của tôi là anh có một tâm hồn nhạc lay láng. Và cũng chính nhờ "cái lay láng" nầy mà anh gây động được sự đồng cảm của người nghe dù là người Việt hay người ngoại quốc.

Anh đã chuyển tải âm điệu nhạc Việt Nam đi khắp nơi, và chính nhờ vậy mà thế giới đã tìm biết được nơi mãnh đất hình chữ S xa xôi dù đang khổ sở điêu linh với bạo quyền vẫn còn những âm thanh êm dịu của một người con xa xứ cố gắng mang lại vài phút giây xoa dịu tâm hồn con dân Việt.

Mặc dù tuổi anh đã hơn nửa chừng xuân của thời thất thập cổ lai hy, trông anh vẫn còn khỏe mạnh và chững chạc trong khi điều khiển ban nhạc. Những động tác của anh nói lên ý chí …vượt thoát, vượt thoát ra ngoài khuôn mẩu cổ điển của người nhạc trưởng. Tôi không biết mô tả như thể nào, nhưng mỗi khi nhìn anh trong những giây phút nầy dường như anh không còn …là anh nữa.

Anh đã thăng hoa vào cõi nhạc đâu đây!

Thưa Anh Khoa,

Không biết nói gì thêm, nhưng anh Khoa ơi! Có phải anh được sanh ra do sự giao thoa của Trời Đất hay anh đã cùng Trời Đất giao thoa với nhau mỗi khi anh trình bày một bản hòa tấu mới?

Hay nói một cách khác Anh đã cột Nhạc vào anh hay Nhạc đã cột Anh?

Chúc Anh đi trọn con đường nhạc của anh.

Thân kính

Mai Thanh Truyết

 

Tuoi Tre Viet Nam

Cùng Tuổi Trẻ Việt Nam

 

Kể từ tháng sáu vừa qua và ở mỗi chủ nhựt, không khí cách mạng đã bắt đầu khơi mào cho một cuộc chuyển mình mới của Đất và Nước. Quả thật vậy, Tuổi Trẻ Việt Nam đã nhận lãnh trách nhiệm và quyết tâm đứng lên Cứu Nước.

Tin tức, hình ảnh trên internet ngày càng dồn dập. Hình ảnh người cha đội con trên đầu đi biểu tình. Hình ảnh một cô gái trẻ đẹp với chiếc áo dài trắng hô vang khẩu hiệu Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam v.v….

Tất cả làm nức lòng người dân trong nước và hải ngoại!

Từ phương xa, cá nhân tôi xin nghiệng mình và ngưỡng mộ sự can đảm của Tuổi trẻ đã dám đứng lên "bắt đầu" làm lịch sử, bất chấp những cú đá, cái đạp của tên Đại úy công an CS Minh. Chính cái đạp nầy, cái đá trên sẽ làm tăng thêm niềm tin của Tuổi Trẻ và chứng minh được chính nghĩa quốc gia và dân tộc cũng như sự sợ hãi của cường quyền. Và chắc chắn lịch sử dân tộc sẽ không quên "khắc ghi" hành động dã man hơn súc vật nầy.

Cùng các em thân mến,

Dù muốn dù không các em đã đứng lên, và chỉ sẽ dừng lại khi dân tộc thực sự có tự do…

Nhìn lại gần hai tháng, chúng ta đã làm được những gì trong những ngày chủ nhựt vừa qua?

Chúng ta đã quy tụ đặc biệt tại Hà Nội và Sài Gòn. Các bạn đã không còn sợ hãi những đòn thù như của tên Minh…Nhưng các bạn còn những e dè trong khi đứng dậy lên tiếng. Các bạn còn xử dụng là cờ máu cs, mặc áo có cờ máu …để làm "cái khiêng" che chở cho các bạn.

Nhưng thử hỏi dù có hay không các cái khiêng ấy, các bạn vẩn bị lôi kéo, đánh đập… mỗi lần chạm trán với công an. Chính vì vậy, đề nghị các bạn trong những lần tới không cần phải xử dụng những chiếc "khiêng" bất khiển dụng nầy nữa.

Các bạn hãy đứng vững như cô gái mặc áo dài trắng ngang nhiên bày tỏ lòng yêu nước.

Tại sao các bạn lại đi quanh bờ hồ mà không tiến thẳng vào nơi cư trú chính thức của quân xâm lược?. Đó là đầu não của sự xâm lược. Đó là tòa Đại Sứ Trung Cộng.

 

Thưa các bạn,

Càng hống hách, càng áp chế, TC chỉ hành xử như thế đối với Việt Nam chính là để thứ nhứt, khích động tinh thần quốc gia cực đoan của Đại Hán, sau nữa, là trấn an và trấn áp những xáo trộn những khó khăn trầm trọng mà TC đang đối mặt ở quốc nội. Đó là:

 

  • Xã hội đang xáo trộn trầm trọng vì nạn lạm phát;
  • Kinh tế bế tắc vì sản xuất thặng dư và không xuất cảng được;
  • Khoàng cách giàu nghèo ngày càng cách xa;
  • Con số người dân bất mãn và đứng lên biểu tình đòi quyền lợi và nguồn sống căn bản ngày càng cao lên;
  • Dân Tây Tạng bắt đầu đứng lên cả trong và ngoài nước;
  • Tân Cương dồn dập qua các cuộc biểu tình đập phá trụ sở công an;
  • Nội Mông cũng đã đứng dậy;
  • Và sau cùng, viễn tượng xâu xé nội bộ khiến cho TC trở thành Đông Châu Liệt Quốc không phải là không có căn cứ!

Vì vậy xin đề nghị với các bạn trong những lần biểu tình sắp đến:

 

  • Đi biểu tình không cần mang cờ máu theo làm "khiêng" che chở;
  • Đi thẳng vào căn cứ địa cùa TC. Đó là Tòa Đại sứ và Tổng Lãnh sự;
  • Thiết lập nhiều khẩu hiệu báo trước sự sụp đổ và tan rã của Đế quốc Đại Hán.

 

Thưa các bạn,

Không có cuộc cách mạng nào mà không có đổ máu.

Phản ứng của cường quyền càng khốc liệt bao nhiêu chứng tỏ rằng sự sợ hãi của chúng càng tăng cao và báo hiệu cho một ngày cáo chung của chế độ không còn xa nữa.

Chúc các bạn vững tâm tranh đấu.

Ngày Việt Nam có tự do, dân chủ và nhân quyền đã cận kề.

Người Việt hải ngoại đặt trọn niềm tin vào các bạn, Tuổi Trẻ Việt Nam.

 

Mai Thanh Truyết

PCT Đại Việt

7/2011

 

 

 

GS Nguyen Ngoc Huy

 

 

 

 

Lễ Tưởng niệm

GS Nguyễn Ngọc Huy

Lần thứ 21, ngày 6/8/2011

 

 

Bài nói chuyện của

Mai Thanh Truyết

Kỷ niệm về Anh Ba năm 2011

 

 

 

1  Đại Việt & Con Đường Đang Đi.

 

Thưa Quý vị,

 

Thêm một năm nữa, hôm nay chúng ta lại cùng nhau làm Lễ Tưởng niệm Gs Nguyễn Ngọc Huy lần thứ 21, nhưng với một tâm trạng khác thường khá đặc biệt.

 

(1)  Đặc biệt trong tình hình cách mạng Hoa Lài đang xâm thực từ các quốc gia Châu Phi qua Trung Đông và đang tiến dần về Đông phương.

 

(2)  Đặc biệt về tuổi trẻ Việt Nam đã chuyển tải chủng tử "sợ" trong tâm khảm sang những người đang cầm quyền, bằng cách nêu lên quyết tâm chống sự áp bức của Trung Cộng, với các cuộc biểu tình ở khắp cả nước trong tháng 6 vừa qua.

 

Một lần nữa tinh thần Nguyễn ngọc Huy lại được rực sáng khi thấy những hành động vừa nói của tuổi trẻ!

 

Vậy Đại Việt phải suy nghĩ, hành động & có những trách nhiệm gì với Việt nam hôm nay & trong những thập niên sắp tới?

 

 

2  Tiếp Nối Con Đường Nguyễn Ngọc Huy

 

Thưa Quý vị,

 

Với tư cách một đảng viên Đại Việt, chúng tôi rất tự hào đứng dưới danh nghĩa đảng chính trị Đại Việt, đã do một thiên tài của đất nước là Cố Đảng trưởng Trương Tử Anh khai sáng và xây dựng khi vừa mới 25 tuổi, nhưng đã có khả năng lập thuyết "Dân Tộc Sinh Tồn" (DTST):

 

(a)  để làm khung cho nền tảng lý luận,

(b)  để điều hướng hoạt động đấu tranh vững mạnh cho các  mục tiêu chiến lược lâu dài, và

(d) để tạo điều kiện cho Đại Việt trường tồn đến ngày nay. 

 

Trên trận tuyến đấu tranh chống CSVN hiện tại, Đại Việt có thể giương cao ngọn cờ DTST, đặt trên căn bản đầy tình tự dân tộc và nhân bản, làm đối lực đương đầu với chủ nghĩa CS vô thần, mị dân, với ảo tưởng dựng nên một nước VN xã hội chủ nghĩa mà ngay cả những người đề xướng ra cũng không xác định được xã hội chủ nghĩa cụ thể là gì.

 

Mỗi người trong chúng ta, dù có những suy nghĩ nào dị biệt đi nữa, cũng khó có thể phủ nhận được tính cách mạng đầy nhân bản của chủ thuyết DTST. Chính chủ thuyết nầy, theo quan điểm của riêng tôi, cho đến ngày hôm nay, vẫn còn là một đối trọng vững chắc, đối với ý thức hệ của chủ thuyết Cộng sản, để từ đó áp dụng vào các điều kiện thực tế Việt Nam, hầu thúc đẩy nhanh hơn tiến trình dân chủ hóa Việt Nam.

 

Đó là một xác quyết.

 

Chúng tôi muốn lập lại một lần nữa, trước tiến trình tòan cầu hóa hiện nay, cùng với vai trò của từng quốc gia trên thế giới, dù muốn dù không, Việt Nam cần phải hôị nhập vào cộng đồng nhân loại, trong đó chủ thuyết DTST có khả năng không phải để chuyển hóa, nhưng để xóa tan chủ nghĩa CS hiện đang cai trị Việt Nam.

 

 

3  Quan Điểm Ban Đầu của Darwin

 

Thưa Quý vị,

 

Bây giờ, xin nói qua quan điểm ban đầu của Darwin, nhà tiến hóa đầu tiên khơi mở ra thuyết tiến hóa. Trong cuốn "On the Origin of Species" của ông, ngay từ những trang đầu tiên, chúng ta say mê, cảm khoái trước sự khám phá kỳ thú về sự khác biệt gene của loài vịt nuôi trong nhà và vịt hoang dã.

 

Rồi từ đó, đưa đến sự khác biệt về môi trường sống của vịt ở các trại chăn nuôi tại hai nước Anh & Đức.

 

Tiếp theo là sự khám phá về trực giác của con chó đưa đến những điều kiện làm cho chúng sống chung với nhau v.v… Như vậy, khoa học từ đó, đã là một sự tiến hóa rồi, và sẽ tiến hóa mãi, cho đến khi con người chấm dứt sự hiện hữu trên hành tinh nầy …Và biết đâu một giống người nào khác sẽ tiếp tục sự tiến hóa sau đó.

 

Từ những suy nghĩ trên, có thể nói rằng, sự tiến hóa là một khái niệm về sự thay đổi của vạn vật, và khoa học, mà con người nhờ sự thay đổi & phát triển đó, đã lần lần khám phá ra…một vài sự hiểu biết trong sự tiến hóa. Do đó, sự tiến hóa thì vô cùng, mà khoa học chỉ có khả năng rất giới hạn trong việc hệ thống hóa, những kiến thức đã khám phá và những chứng minh về sự tiến hóa.

 

Con người, qua khoa học, cố truy tìm nguyên nhân của sự hâm nóng toàn cầu, qua nhiều cách suy nghĩ khác nhau, từ sự phát triển khoa học, và từ sự mưu cầu cho phúc lợi của con người v.v…

 

Tất cả những nguyên nhân vừa nói đều do "sự tiến hóa" của con người. Trong một chừng mực nào đó, phải chăng vấn đề hâm nóng toàn cầu, chỉ là một giai đoạn mới khác của sự tiến hóa?  

 

 

 4  Đại Việt & Sự Biến Cải Học Thuyết DTST

 

Thưa Quý vị,

 

Qua luật tiến hóa của Darwin, GS Nguyễn Ngọc Huy, người đã đề ra một lối nhìn mới, được biến cải từ học thuyết DTST, để thấy rằng sức mạnh của con người, chưa phải là một yếu tố then chốt, để đưa đến thắng lợi sau cùng, nhưng cần phải có nhiều yếu tố khác của môi trường chung quanh, mới quyết định sự thắng lợi tòan vẹn.

 

Do đó, Gs Huy đề xướng ra sự biến cải vừa nói, tức là khả năng thích nghi tùy theo hoàn cảnh, lúc tiến, lúc lùi để ứng phó với những thuận lợi cùng bất lợi. Để rồi, sau cùng, tranh thủ phần thắng lợi trước mọi tình huống, dù là bất lợi, cho đòan thể của mình. Khái niệm DTST biến cải, trong giai đoạn nầy, sẽ được hiểu theo ý nghĩa và chiều hướng của sự tiến hóa và sự tiến bộ của loài người.

 

Điều vừa nói đó, là một sự chuyển hướng lớn về luận thuyết của Đại Việt. Tên tuổi của GS Huy đã đựợc nằm trong danh sách những người khai sáng và tiếp nối truyền thống Đại Việt. GS Huy còn đã đưa ra một số điều kiện cho sự sinh tồn trong luận thuyết biến cải cùng 2 hình thức tranh đấu dựa theo hai nguyên tắc đối nội và đối ngoại. Đó là hai hình thức tranh đấu bên ngoài thân và tranh đấu bên trong, với chính nôị tâm của mình.

 

(a)  Từ suy nghĩ trên, công cuộc tranh đấu của GS Huy được thể hiện dưới hình thức ôn hòa hay bạo động tuỳ theo trường hợp và tùy theo diễn biến của hòan cảnh chính trị quốc gia trong từng thời điểm vừa nói.

(b)  Từ sự nhận định những khả năng tranh đấu vừa nói, GS Huy đã khai triển thêm thành ba bước khác nhau như 3 định luật, để rồi căn cứ theo đó mà hành xử, tuỳ theo tình huống đang xảy ra. Đó là luật sức mạnh, luật biến cải, luật hợp quần và giáo dục.

 

1.    Luật sức mạnh, đứng trước thế phân cực mới trên thế giới, quả thật sức mạnh ngày hôm nay không còn căn cứ theo khả năng quân sự nữa, mà khả năng kinh tế mới là thước đo quyền lực tòan cầu. Thí dụ như TC với khả năng kinh tế vừa vượt qua Nhựt Bổn chiếm vị trí thứ hai sau Hoa Kỳ.

 

2.    Luật biến cải, cũng được GS giải thích là khả năng thích nghi theo hòan cảnh và điều kiện trong tình trạng xã hội lúc bấy giờ. Trước tình thế mới ngày hôm nay, cần phải vận dụng trí óc để thẩm định tình hình, để biến cải mọi hợp tác quốc gia, thì phải dựa theo quan điểm đồng thuận và đồng lợi cho đôi bên cùng có lợi (win-win situation) mà vẫn giữ được tính chất độc lập dân tộc.

 

3.    Luật hợp quần và giáo dục. Đây là một yếu tố nhập môn rất sơ đẳng, đã được giảng dạy từ những ngày đầu tiên của trẻ con miền Nam, trong chương trình giáo dục tiểu học, qua những câu chuyện ngụ ngôn trong sách quốc văn giáo khoa thư. Nhưng để thực hiện và áp dụng luật trên không phải dễ. Nhìn lại chính chúng ta, hiện tại bao nhiêu hệ phái của Đại Việt, đã thực sự làm suy yếu tiềm lực lớn lao của một Đảng, đã có quá trình tranh đấu lâu dài, và một thời đã được sự ngưỡng mộ và ủng hộ của đại khối dân tộc Việt Nam.

 

Kể từ ngày thành lập đảng Đại Việt cho đến ngày nay, thế giới đã hoàn toàn biến đổi, đi từ một thế giới với những quốc gia khép kín đến hình thái một thế giới mở như ngày hôm nay. Tiến trình toàn cầu hóa, hẳn nhiên là một tiến trình phải hướng tới, vì sự phát triển chung của toàn cầu. Đây là một tiến trình tự nhiên trong phát triển, để cùng đưa các quốc gia đến gần nhau hơn và bổ túc cho nhau hơn, để đôi bên cùng được lưỡng lợi.  

 

Hiện tại, trong nhiều lãnh vực kinh tế - kỹ thuật - khoa học và môi sinh, thế giới đang biến thành một quốc gia lớn, một trật tự mới đang thành hình. Trong bối cảnh đó, càng ngày càng thấy rõ ràng mọi người đều có trách nhiệm.

Những gì xảy ra tại Tây Tạng, Vân Nam đều trực tiếp ảnh hưởng đến đồng bằng sông Cửu Long. Rốt ráo hơn nữa, mọi người Việt đều có trách nhiệm về tình trạng thụt lùi của Việt Nam. Và dĩ nhiên đảng viên Đại Việt cũng phải có trách nhiệm trước dân tộc.

 

Nhưng, trách nhiệm đó sẽ được thể hiện như thế nào?

 

Đó là câu hỏi của tất cả đảng viên Đại Việt cùng phải hợp lực để có câu trả lời. Việc ứng dụng chủ thuyết DTST ngay từ bây giờ sẽ là một đề tài để mỗi đảng viên cùng suy nghĩ.

 

 

5  Đại Việt & Sự Toàn Cầu Hóa

 

Thưa Quý vị,

 

Chính vì vậy, tinh thần của đảng cách mạng ngày hôm nay không còn là một tinh thần "kín" nữa, mà phải là một đảng "mở". Đảng phải mở, để cho người dân thấy hướng đi tích cực và rõ ràng của đảng để có thể tạo ra được sự đồng thuận nhiều hơn. Sự gìn giữ bí mật trong nội bộ, chỉ còn là những kế hoạch hành động trước khi thi hành để cho đối phương không phòng ngừa trước mà thôi.

 

Người Đảng viên Đại Việt ngày nay, đứng trước tiến trình toàn cầu hóa, phải là một nhân sự đầy năng động, có khả năng phục vụ quần chúng trong một xã hội mở, chứ không còn là một đảng viên bí mật, sống trong bóng tối và chỉ lộ diện ra ngoài xã hội trong những trường hợp bất khả kháng mà thôi.

 

1.    Người Đảng viên ngày nay, cần phải chuyển hóa bản năng vị kỷ thành một tinh thần hòa đồng cho cái chung của dân tộc, không còn tính vị kỷ trong ý nghĩa thấp nhất là phục vụ cho chính "cái ta" của mình.

 

2.    Người Đảng viên trong suy nghĩ mới ngày nay, cần phải chối bỏ mọi rào cản ngăn cách giữa đảng viên & đảng viên cũng như giữa đảng viên & quần chúng, để có được một sự hỗ tương sinh tồn, để tạo ra thế đứng vững mạnh, và để làm đối trọng cho mọi giao tiếp với các quốc gia khác.

 

Từ đó sẽ có rất nhiều quốc gia cùng đi tới tiến trình liên đới về cung và cầu, để đạt được sự đồng thuận chung. Đó là thế quân bằng và lưỡng lợi cho Việt nam và thế giới, trong sự hòa đồng lý tưởng "bình thiên hạ". cùng nhau đạt được một sự hỗ tương sinh tồn toàn cầu ngày nay. (Global economics).

 

Thêm vào đó, người Đảng viên Đại Việt hôm nay, ngoài tinh thần đòan kết, củng cố xây dựng đảng, phát triển sự đồng thuận nôị bộ, còn phải nỗ lực lấy lạị uy tín của Đảng đối với quốc nội và hải ngoại đã bị sứt mẻ trong hiện tại vì hiện tượng phân hóa. Làm được những điều đó, Đại Việt Dân Tộc Sinh Tồn mới hy vọng đẩy mạnh được tinh thần đấu tranh dành lại độc lập dân tộc, cũng như thuyết phục được sự hậu thuẫn của quốc tế trong công cuộc đấu tranh chung này.

 

 

6   Đại Việt & Thế Giới Mở

 

Thưa Quý vị,

 

Thế giới ngày nay là một thế giới hòan tòan mở: mở để đối thoại, mở để đi đến sự đồng thuận trong thế tương quan bổ túc hổ tương lẫn nhau. Đảng Đại Việt trước sau, thiết nghĩ, cũng phải đi theo tiến trình nầy.

 

Đảng Đại Việt phải công khai lộ diện trước quần chúng. Thời đại của một đảng cách mạng kín, sống và làm việc trong bóng tối, đảng viên phải ẩn danh hay chỉ dùng bí danh để giữ bí mật về đảng tịch… đã qua rồi.

 

Đảng Đại Việt sẽ không còn là một đảng của cán bộ, mà phải là một đảng của cán bộ và quần chúng, công khai tranh đấu trên chính trường, nghị trường. Như vậy mới mong được toàn dân tin tưởng và hỗ trợ. 

 

Đảng Đại Việt sẽ không còn giữ hình thức lãnh tụ trong mô hình hình tháp trong đó chủ tịch đảng có tòan quyền hành động và nắm quyền lực tuyệt đối.

Đảng Đại Việt trong quan niệm của ngày hôm nay phải là một tập thể lãnh đạo phân quyền khoa học và phân minh. Trong đó ban lãnh đạo cùng nhau trao đổi với tinh thần đồng chí và tương kính để "quản lý" và "điều hành" đảng, mà hình thức giống như một công ty tư nhân tây phương, với tổ chức chính danh phân quyền hành chánh và quản trị dựa trên tam hợp nhân bản phân minh: hợp pháp, hợp lý, và hợp tình.

 

Thực hiện được những điều trên, chúng ta, người Đảng viên Đại Việt ngày hôm nay, mới có khả năng phục hoạt lại thế mạnh của Đảng trong thời kỳ chống Pháp giành lại độc lập. Do đó:

 

(a)   Chúng ta cần phải xem xét lại những khuyết điểm trong thời gian nắm giữ quyền lực thời Đệ Nhị Cộng hòa.

(b)    Và trong tương lai, chúng ta phải đẩy mạnh công cuộc tháo gỡ những bế tắc của dân tộc, do sự cai trị sai lầm của những người cộng sản chuyên chính Việt Nam.

 

7  Đại Việt Hôm Nay-Ngày Mai & Chủ Nghĩa DTST

 

Thưa Quý vị,

 

Ngày hôm nay, bất cứ người Đảng viên Đại Việt nào cũng phải được trang bị kiến thức, và phải có đởm lược để phát huy tiếng nói của Đại Việt Dân Tộc Sinh Tồn. Phát huy không phải là nói suông là phải biết nói, biết viết. Nói lên, viết lên chính nghĩa của chúng ta. Nói và viết lên những sai trái của chế độ về những việc làm hiện tại của họ trong công cuộc quản lý đất nước Việt Nam, và để tạo điều kiện cho cộng đồng dân tộc hiểu rõ hơn bộ mặt thật dưới bất cứ hình thức nào của chế độ độc đảng cai trị.

 

Đó là Trách Nhiệm của Đại Việt Hôm Nay & Ngày Mai.

 

Thêm nữa, trong giai đọan nầy, người Đảng viên ĐV- DTST phải biết hy sinh cho đại cuộc bằng việc đóng góp vật lực, tài lực, và sự đóng góp dấn thân chân chính cho nhu cầu dành lại dân chủ, tự do và hạnh phúc chân thật cho người Việt Nam.

 

Đảng viên ĐV DTST của Việt Nam phải lên đường, bắt đầu ngay từ bây giờ, cùng nhau điều chỉnh hướng đi để có thể ứng hợp với khuynh hướng toàn cầu hóa trên thế giới, hầu tạo được một chất keo kết dính, để hình thành một hình thức "think-tank" và hy vọng rút ngắn tiến trình mang lại dân chủ, tự do cho Việt Nam.

 

Tóm lại, trong hiện tình chánh trị, Chủ nghĩa dân tộc sinh tồn là luận thuyết duy nhất lấy dân tộc và ý thức nhân bản làm trung tâm nên có đủ điều kiện làm đối lực với chủ nghĩa cọng sản phi nhân, vô thần, đang đội lốt chủ nghĩa xã hội, lại còn đang qua giai đoạn "quá độ" xây dựng giai cấp tư bản bản đỏ cần thiết để phát triển.

 

Từ đó, chuyển qua di sản Nguyễn ngọc Huy với "xu hướng biến cải" kết hợp nhịp nhàng với bài phát biểu lịch sử của GS Nguyễn văn Bông tại Trường Ðại học Luật khoa, lót đường cho sự hình thành lực lượng đối lập cần thiết cho chế độ dân cử Việt Nam Cộng Hòa, trong đó, có Khối Dân Quyền do Trần Minh Nhựt lãnh đạo như là một thành tích trong thời điểm Đệ Nhị Cộng Hòa trước kia.

 

LỜI KẾT:

Khi miền Nam mất, khi sang Mỹ, Gs. Huy, đã đi trong con đường hầm chưa thấy ánh sáng của Dân tộc Việt Nam, tuy nhiên, anh Ba đã bền bĩ, cô đơn, bôn ba khắp thế giới ngõ hầu quy tụ Đồng chí, Chiến hữu, và Đồng bào. Kết quả là Anh Ba đã được sự ủng hộ đồng tình khắp nơi qua phương trình Nguyễn Ngọc Huy với đáp số như sau:

 

Lực Lượng Quốc Nội + Lực Lượng Hải Ngoại + Yểm Trợ Thế Giới = Việt Nam

 

Và Anh Ba đã xây dựng được tổ chức "Ùy Ban quốc tế yểm trợ Việt Nam Tự Do".

 

Do đó, để tiếp tục phát triển công trình Nguyễn Ngọc Huy, chúng ta cần vận động, nhen nhúm lại ngọn lửa đấu tranh theo các phương hướng vừa nói, mà chính GS Nguyễn Ngọc Huy đã nghiên cứu và kiểm nghiệm, thật thích hợp với bối cảnh chánh trị hiện tại, và được xác định rõ ràng rằng, đường hướng cách mạng bạo lực chống CSVN không còn thích hợp trong tương lai nữa.

 

Cho nên, để có cơ hội và triển vọng tương lai phát triển quốc gia, cùng đời sống kinh tế và tâm linh của mỗi người dân Việt được nâng cao hơn và hoà nhập với cộng đồng nhân loại, con đường ĐẠI VIỆT đang đi phải là sự nối tiếp tinh thần và chiến lược chính trị của Trương Tử Anh & Nguyễn Ngọc Huy đã vạch ra, và đã được xây dựng cùng rất nhiều Đồng Chí Đại Việt nằm xuống vĩnh viễn vì Dân Tộc Việt Nam. Đại Việt khẳng định con đường đó là:

 

1.    Thuyết DTST của cố CT Trương Tử Anh đã mở rộng không gian sinh tồn của chúng ta và đã bảo vệ người Việt Nam thoát khỏi ách đô hộ của Pháp.

 

2.    Luật Biến cải về thuyết DTST mở rộng đến không gian sinh tồn của Gs Nguyễn Ngọc Huy đang mang đến một Đại Việt mở cho chúng ta.

 

3.    Ngày nay, chúng ta phải cùng nhau thực hiện thành công kế hoạch và chương trình cho MỘT ĐẠI VIỆT NHÂN BẢN MỞ đó, chúng ta phải bảo vệ được đất nước và nòi giống Việt Nam thoát khỏi Hán thuộc và Hán hóa!

 

Cương quyết:

Một Đại Việt Nhân Bản Mở

Phải Hoàn Thành Trách Nhiệm

với Dân Tộc & Nhân Loại cho cả

Hôm Nay & Ngày Mai.

 

Trân trọng cảm ơn Quý vị đã lắng nghe,

 

Mai Thanh Truyết

Kỷ niệm về Anh Ba năm 2011

Orange County June 28, 2011

 

 

//////////////////////////////////////////////////