MỤC TIÊU VĨNH CỬU
TRONG ĐẤÙU TRANH CỦA NGƯỜI VIỆT
YÊU NƯỚC CHÂN CHÍNH
Trên bước đuòng đấu tranh vì quốc gia dân tộc và dân chủ cho đất nước, chống Cộng sản, chúng ta hầu như phải đối mặt với những diễn biến bất ngờ có khả năng bị vướng mắc vào những sự kiện hoặc tình tiết mang tính cục bộ, cho nên trong sách lược đấu tranh, chúng ta cần nên luôn luôn phải tự cảnh giác, dự trù phân biệt rõ rệt những phản ứng mang tính chiến thuật và kế hoạch hành động nhằm mục tiêu chiến lược lâu dài.
Bài viết này có mục đích kiểm điểm lại và nhận diện thực lực, nói nôm na là nguồn vốn ở bệ phóng để sẵn sàng cất cánh hướng về mục tiêu đã định ở chân trời, tạo một cái khung lý luận và thực tiển trao đổi giữa các thức giả có quan tâm, xây dựng một tầm nhìn rộng và xa cần thiết trong hành động.
Kiểm điểm và nhận diện thực lực đấu tranh
Trải qua 35 năm từ khi Cọng sản xâm chiếm miền Nam Việt Nam cho đến nay, ước lượng đã có khoảng ba triệu người Việt rời bỏ đất nuóc, sang định cư ở nuóc ngoài, trải rộng từ Âu Mỹ sang Úc, Á. Tùy theo các thể chế chánh trị khác nhau nhưng thuộc thế giới tự do, các nước tạm dung này nói chung đều tạo điều kiện cho nguòi Việt tỵ nạn phấn đấu vượt qua những khó khăn hiển nhiên ban đầu, đạt được một cuộc sống vật chất tương đối ổn định, trong khi bà con thân thuộc tại quê hương phải sống triền miên trong đói nghèo dưới một thể chế chánh trị kềm kẹp khắc nghiệt sắt máu, tập trung củng cố đặc quyền cho một giai cấp cán bộ cọng sản nắm giữ quyền sinh sát trên cơ sở công thức "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý" kèm theo chiếc bánh vẻ dối trá "Nhân dân làm chủ"!
Vì nhu cầu sống còn trên đất lạ quê nguòi, người dân Việt tỵ nạn không còn con đường nào khác hơn là con đường phấn đấu gian khổ, cực lực lao động mưu sinh tạo dựng lại sự nghiệp, mở đường cho bản thân và cả con cháu thăng tiến qua con đường học vấn hội nhập huóng về tương lai.
Thành quả thật là rỡ ràng.
Chỉ trong khoảnh khắc thời gian không bao lâu, đã thấy xuất hiện khắp nơi,ở các nước tạm dung, một số khu phố với các cửa hàng doanh nghiệp hầu như ngành nào cũng có, thể hiện bản sắc Việt Nam qua các bảng hiệu bằng tiếng Việt. Nổi bật nhất có thể ghi nhận là các văn phòng luật sư, bác sĩ, nha sĩ, địa ốc, điện toán,… cung ứng các dịch vụ đòi hỏi trình độ đào tạo truòng lớp đại học có chọn lọc, chứng tỏ tiềm năng hội nhập và thăng tiến của con người Việt Nam ở xứ người.
Một số hàng quán phục vụ ăn uống, giải trí vui chơi do chính nguòi Việt làm chủ cũng đua nhau nở rộ theo thời trang, nói lên tính trù phú sung túc về vật chất của người dân Việt tỵ nạn bên cạnh những cộng đồng thuộc các sắc dân khác. Khuynh hướng hưởng thụ vui chơi này hẳn nhiên cũng có những mặt tiêu cực làm nảy sanh một giới cả trẻ lẫn già sa vào vòng tiêu cực vì đồng tiền mà phải lao vào cảnh tù tội vốn không dung tha cho ai cả.
Tuy nhiên, song song, cũng đã hình thành và xuất hiện các hội đoàn thuộc các ngành nghề khác nhau về văn hóa, xã hội, giáo dục v.v…, kể cả hải lục không quân trong hàng ngủ quân lực Việt Nam Cộng hòa, quy tụ các thành viên, các đồng đội, đồng nghiệp đã từng chen vai sát cánh sống chết bên nhau trong nghề nghiệp, trên chiến trường, ở quê nhà.
Người ta tìm lại nhau, để ăn uống, để trao đổi thông tin cùng chia xẻ những vui buồn và nhất là những kỷ niệm tủi nhục trên bước đường lưu vong. Từ đó, các cộng đồng nguòi Việt tỵ nạn đã đuọc tổ chức thành những bộ máy quản lý điều hành theo quy chế theo khuôn khổ quy định của nhà nước Hoa Kỳ, tạo căn bản pháp lý cho các sinh hoạt công cộng, hòa nhập vào dòng chính lưu của xã hội bao quanh đồng thời khai thác hưởng dụng dịch vụ y tế, xã hội hiện có của nhà nước nầy.
Tại Hoa kỳ, địa danh "Little Saigon" đuọc chánh thức công nhận đặt cho một thành phố có khoảng hơn ba trăm ngàn nguòi Việt sinh sống tại Nam California (Hoa Kỳ), mệnh danh là "thủ đô của người Việt tỵ nạn" mang lại niềm tự hào dân tộc, nhưng đồng thời cũng nhắc nhở và gợi lại hình ảnh đau thương của một thủ đô đã bị đánh mất về tay Cọng sản xâm lược ở quê nhà từ tháng tư năm 1975 và nay đã bị Cọng sản đổi bằng tên Hồ Chí Minh.
Đột nhiên, vào tháng 1 năm 1998, cũng tại Little Saigon kể trên, đã nổ ra "vụ Trần Trường". Trần Trường vốn cũng là một người Việt tỵ nạn, nguyên đã lập ra đuọc một cửa hàng khai thác dịch vụ bán và cho thuê băng video ở khu phố Bolsa, đã lặng lẽ treo hình Hồ chí Minh và cờ đỏ ngôi sao vàng Việt nam Cọng sản trong cửa hàng Hành động này đã dấy lên một phong trào tự phát ít ai ngờ là đã kéo dài đến 52 ngày đêm, quy tụ có ngày đến hơn mười ngàn người trong đó, có cả những người từ các địa phương xa đến, nói lên sự phẩn nộ của người dân Việt tỵ nạn căm thù Cọng sản.
Sự kiện này cũng đã phơi bày ra ánh sáng một thực tế không ai có thể phủ nhận đuọc là trong các cộng đồng người Việt tỵ nạn có những thành phần cọng sản mà giới bình dân thường gọi là "bọn Việt cộng nằm vùng". Sự xâm nhập của Cộng sản nằm vùng vào trong cộng đồng người Việt tỵ nạn ở các nước tạm dung nói chung và tại Hoa kỳ nói riêng, đều phát xuất từ các nguyên nhân khách quan và chủ quan. Cần nhớ rằng trong hàng ngủ các thuyền nhân vượt biên, Việt nam Cọng sản Việt Nam, theo một kế hoạch đã định sẵn, đã có tổ chức gài người của họ vào, nhứt là trong nhóm nguòi Hoa gọi là "các nạn kiều" được Việt Nam Cọng sản cho ra đi theo diện bán chánh thức, mở ra rất nhiều khả năng thương lượng điều kiện tương nhượng để đôi bên cùng có lợi.
Ngay trong diện H.O. dành cho các cựu tù nhân chánh trị, được phép ra đi chánh thức ra đi, bao gồm các quân nhân , công chức Việt Nam Cộng hòa đã bị Cọng sản lùa vào các trại cải tạo, rồi được thả về, cũng có thể có các thành phần Cọng sản làm ra và sử dụng "Giấy ra trại" giả lấy tên những trại viên xấu số đã chết trong thời gian giam cầm, để làm hồ sơ xuất ngoại, cho đến nay không bị phát hiện. Rồi từ đó, qua ngả kết hôn với nguờûi Việt tỵ nạn, các thành phần Cọng sản cũng đã thu xếp cho con cháu và cán bộ trà trộn vào.
Theo lý lẻ thông thường, vụ Trần Trường đã gióng lên tiếng chuông báo động và cảnh tỉnh đối với nguòi dân Việt tỵ nạn rằng đã đến giai đoạn Việt Nam cọng sản từ quê nhà chứng tỏ, qua hành động, sự hiện diện của chúng tại các nước tạm dung, bắt đầu công khai thực hiện sách lược lũng đoạn hàng ngũ người Việt tỵ nạn tại Hoa Kỳ rồi. Và nhiều người đã tiên đoán sự kiện nổi bật này chắc chắn sẽ có tác dụng nung nấu và phát huy thêm tinh thần tranh đấu chống Cọng sản tại đất Nam Cali và sẽ lan rộng khắp nơi.
Nhưng những gì thực sự diễn ra sau đó không đúng như nguòi ta tiên đoán, bởi lẽ những làn sóng chống đối nổi lên tiếp đó không tập trung vào đối tượng Cọng sản, mà lai dội trở ngược vào sự lấn cấn nội bộ bao quanh việc quản lý thùng tiền do đồng bào đóng góp trong các buổi tụ họp đêm ngày đả đảo tên Trần Trường! Sự chống đối này làm phát sinh lời qua tiếng lại ồn ào đả kích lẫn nhau giữa các nhân vật có liên quan, có tác dụng gây rạn nứt trong nội bộ người dân Việt tỵ nạn, dư luận quần chúng nói chung; rồi cũng lần hồi từ từ lắng dịu qua thời gian, và đâu cũng vào đấy.
Mô hình đấu tranh của Giáo sư Nguyễn ngọc Huy lưu lại:
- Phân công rõ rệt trong tổ chức.
- Hải ngoại yểm trợ kể cả việc huy động hậu thuẩn của quốc ếê
- Xây dựng thực lực trong nước.
Nhưng ngay sau đó, hiện tượng phân hóa trong nội bộ vì trống vắng lãnh đạo sau khi Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy qua đời do việc tách rời hai tổ chức Liên Minh Dân Chủ và Liên Minh Dan Chủ kiên định lập trường.
Hiện tuọng phân hóa mang tính biểu kiến.
"Maladie enfantile" trong dấu tranh chống Cọng sản là bước đường tự nhiên trên bước đường đấu tranh phát triển và hội nhập.
Xác định mục tiêu vĩnh cửu trên bước đường dấu tranh
Những người Việt thành tâm yêu nước mà chúng tôi mạn phép mệnh danh là những Việt yêu nước chân chính, cần được phân biệt hẳn với người Việt Cọng sản yêu nước giả hiệu. Những diễn biến lịch sử xảy ra trong những thập niên qua đã cho mọi người thấy rõ thủ thuật gian trá của Cọng sản Việt Nam trong việc vận dụng chiêu bài "yêu nước" triệt để khai thác tinh thần dân tộc vốn đã nằm trong huyết quản của mọi người dân Việt bình thường.
Từ đó, được tô vẻ thêm với thêm khẩu hiệu "yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội" kêu vang, kích động đóng góp sức lao động hy sinh hết mình, thực sự chỉ càng ngày càng củng cố quyền lực và quyền lợi của một cấu trúc đảng viên cọng sản chặt chẽ ăn chịu với nhau, trên cương vị là tư bản đỏ bóc lột tận xương tủy người dân bị khép vào khuôn khổ của một chánh sách toàn trị không tài nào cất đầu lên nổi.
Những bài học lịch sử:
- Chiến tranh chống thực dân Pháp.
- Thỏa ước Fontainebleau để tạo chỗ đứng tiêu trừ phe quốc gia
loại trừ Phan Bội Châu và các thành phần quốc gia.
- Liên minh công nông.
- Chánh sách đấu tố cải cách ruộng đất.
- Xâm lược quốc gia Việt Nam thực áp đặt chế độ cọng sàn theo chiến lược toàn cầu của Cọng sản quốc tê.
Thay lời kết
Trò chơi dân chủ không xa lạ gì với quy luật đào thải.
Sánh như con trốt từ trên nền đất xoay chiều cuốn hút, ngày càng lên cao, bỏ lại rơi rung những tổ chức và thành phần theo đuổi mục tiêu giai đoạn, đem con bỏ chợ, sau cùng chắn chắn sẽ còn tồn tại với dân tộc vơi đât nước những thành phần cốt lỏi tinh hoa, cang cường gắn bó với mục tiêu vỉnh cửu của đất nước của dân tộc, vượt thắng Cộng sản, giải phóng dân tộc, giải phóng con người Việt Nam.