Việc Khai Thác Quặng Bauxite Ở Việt Nam
Bauxite Mines, Bauxite, Saline Co., Arkansas, USA
Colour: |
Shades of brown, ... | |
Name: | After the locality at Baux (or Beaux), near St. Reny, Bouches-du-Rhône, France. | |
A Mixture Of: |
Kể từ đầu năm 2009, câu chuyện Bauxite bắt đầu nở rộ từ trong nước và ra hải ngoại. Dự án khai thác quặng bauxite do chính Thủ tướng cộng sản Nguyễn Tấn Dũng ký sắc lịnh số 167 ngày 1/11/2007 và đã bắt đầu khởi công từ đầu năm 2008 ở công trường Bảo Lâm (Bảo Lộc) và giữa năm 2008 ở công trường Nhân Cơ, Đắknông, nhưng chỉ chính thức công bố vào đầu năm 2009 mà thôi. Mặc dù có biết bao góp ý từ những nhà chuyên môn trong nước và hải ngoại, cùng kinh nghiệm của những quốc gia đang khai thác như Liên bang Nga, Nam Mỹ, Phi Châu, Trung Cộng và Úc Châu. Từ đó đến nay, người Việt tại hải ngoại góp ý nhiều bài viết trên báo chí, trên mạng lưới toàn cầu cũng như trên đủ loại truyền thông khác như paltalk, truyền hình, truyền thanh của những nhà chuyên môn, ký giả và những người còn lưu tâm đến Đất và Nước Việt Nam về vấn đề nầy.
Có thể nói, tất cả góp ý về việc khai thác quặng mõ bauxite ở vùng cao nguyên Trung phần Việt Nam là một việc làm hoàn toàn không ứng hợp với việc bảo vệ môi trường cùng hiệu quả kinh tế của việc khai thác, cũng như ảnh hưởng đến đời sống người dân, đặc biệt là những người thiểu số. Tất cả đểu khuyến cáo là không hiệu quả kinh tế và mức độ ô nhiễm môi trường rất cao. Chính Trung Cộng bị buộc phải đóng cửa trên 100 nhà máy khai thác bauxite trong đó có một nhà máy vừa mới khánh thành tiêu tốn trên 1 tỷ Nhân dân tệ vì không giải quyết được áp lực của người dân và sức ép của luật môi trường.
(Chinese workers at the Tan Rai bauxite mining site)
Nhìn xa hơn nữa, việc ảnh hưởng sâu xa về sự toàn vẹn lãnh thổ cũng được phân tích cặn kẽ rong mộ bài viết khác qua việc giao khoán cho Trung Cộng toàn quyền khai thác mà những người quản lý đất nước hiện tại chấp nhận qua bản Thông cáo chung đã ký ngày 3/12/2001 giữa Nông Đức Mạnh và Trung Cộng trong một trích đoạn dưới đây:" Hai bên tích cực ủng hộ và thúc đẩy các doanh nghiệp của hai nước hợp tác lâu dài cùng có lợi trong các lãnh vực cơ sở hạ tầng, công nghiệp chế biến, phát triển nguồn nhân lực, năng lượng, chế biến khoáng sản và các lãnh vực quan trọng khác. Hai bên cùng tăng cường hợp tác trong các dự án như Bauxite Đắk Nông, trong các dự án khuôn khổ hành lang một vành đai kinh tế". Cũng chính Nông Đức Mạnh trong một Thông cáo chung khác ký với TC vào tháng 12/2008 là:" đã có hàng trăm công nhân TC ở hiện trường để đẩy nhanh tiến độ dự án".
|
|
Hinh nhà máy Nhân Cơ (3/5/2010)
Khai thác quặng mõ bauxite nhìn về khía cạnh kỹ thuật và môi trường: Quặng bauxite là một loại quặng lộ thiên, nghĩa là quặng mõ nằm dưới lớp đất thịt (đất đỏ bazan ở vùng Cao nguyên) dày khoảng từ 8 tấc đến 2 mét tùy theo vùng đất, nghĩa là chúng ta có thể khai thác thẳng quặng từ mặt đất chứ không cần phải đào đường hầm như khai thác mỏ than hay các quặng kim loại khác. Quy trình khai thác gồm có hai giai đoạn:
· Đào xới, xử lý cơ học và hoá học để tách rời oxid nhôm (Al2O3);
· Tinh chế nhôm ròng bằng phương pháp điện phân.
Giai đoạn đầu là đào xới các quặng mỏ. Dĩ nhiên trong quặng mỏ đó có trộn đất đá và một số kim loại độc hại lẫn trong quặng bauxite, do đó cần phải tách rời ra bằng các phương pháp cơ học và hoá học, nghĩa là tẩy rửa bằng nước và bằng sút để ra quặng alumina. Alumina là một hợp chất oxid của nhôm (Al2O3). Còn lại chất phế thải là bùn đỏ trộn lẫn với sút và nước chúng ta gọi là một chất bẩn độc hại âm thầm gồm các hoá chất độc hại như sau: các oxid sắt, nhôm ngậm nước, silic, natri, calci, titan, chrome, kẽm, và một số hoá chất hữu cơ. Giai đoạn nầy chỉ đòi hỏi những nhu cầu dụng cụ đào xới, máy nghiền, máy rữa ..và nhân công cũng không đòi hỏi có trình độ cao.
Giai đoạn thứ hai thực sự ra quan trọng hơn, vì cần phải sử dụng điện phân để tách oxid nhôm ra nhôm ròng. Đây là giai đoạn quan trọng nhứt vì nó đòi hỏi công nghệ cao cũng như cơ sở sản xuất trích ly điện phân rất cao cũng như nhu cầu năng lượng lớn mà Việt Nam sẽ không có thể cung ứng trong vòng 10 năm tới.
Về diện tích đất khai thác: Ngay từ đầu, với diện tích dự trù khai thác lớn lao như tại Đắk Nông gồm 6 địa điểm chiếm trên 1.900 Km2, gần 1/3 diện tích của toàn tỉnh, nhưng vẫn được nhà cầm quyền giải thích là chỉ khai thác trên diện tích đất "hoang", không có trồng cây công nghiệp như trà, cà phê, cao su v.v…Đó là: Nhân Cơ (chiếm 510 Km2), Trung Đức (354 Km2), Đắk Song (300 Km2), Bắc Gia Nghĩa (329 km2), 1 Tháng 5 (197 Km2), và Quảng Sơn (159 Km2). Nhưng trên thực tế, công tác di dời nhà (đuổi nhà) đã xảy ra từ hơn năm rồi.
Giả thuyết về sự hiện diện của TC trong vùng Cao nguyên Trung phần: Ngày 21 tháng 4 năm 2009, tại Công ty NWT Uranium Corp. ở Toronto, Canada, Ông Chủ tịch Tổng Giám Đốc John Lynch đã công bố bản tin sau khi họp với đối tác là Việt Nam rằng, Công ty đã đồng ý trên nguyên tắc về việc chia sẻ, khai triển và khai thác quặng mỏ Uranium ở Việt Nam. Quả thật đây là một chỉ dấu cho thấy giả thuyết có nguồn nguyên liệu phóng xạ ở cao nguyên Trung phần Việt Nam là có thật. Chính nhờ đó, mới có những giao kết thăm dò và khai thác giữa Việt Nam với các đối tác khác. Và TC, đã nắm bắt cũng như biết nguồn nguyên liệu nầy, vì vậy cho nên mới thực hiện dự án khai thác quặng mỏ bauxite để đánh lạc hướng thế giới thêm một lần nữa.
Theo ước tính sơ khởi của công ty NWT, cao nguyên có trữ lượng là 210 ngàn tấn quặng oxid uranium (U3O8) với nồng độ trung bình là 0,06%. Và ở một tài liệu khác cho biết hàm lượng quặng mỏ oxid uranium ở mỏ than Nông Sơn, Quảng Ngãi là 8.000 tấn quặng và có cùng một nồng độ trung bình với oxid uranium ở Cao nguyên. Và, hiện nay đã có hơn 200 chuyên viên TC hiện diện tại nơi đây.
Theo ước tính của Hội đồng Năng lượng Thế giới (World Energy Council), trữ lượng Urranium trên thế giới là 13.792 triệu tấn, trong đó Việt Nam chứa 1,7% tức 237.300 tấn. Riêng tại vùng Nông Sơn, sự phân bổ được ghi nhận qua ước tính RAR (Resonable Assured Resources) như sau: tại Bến Giang (Đông Nam Nông Sơn) 1.337 tấn, Khế Hòa và Khế Cao, 6.744 tấn, và An Điền có trữ lượng 500 tấn quặng với nồng độ 0,034% Uranium.
Cũng theo báo Thanh Niên ngày 6/8/2009, Ông Trần Xuân Hương, Cục Địa chất và Khoáng sản vừa công bố ngày 4 tháng 8 là Việt Nam quyết định thăm dò và khai thác quặng mỏ Uranium ở Nông Sơn, ước lượng có trữ lượng 8.000 tấn quặng oxid uranium U3O8. Việc khai thác nầy chia làm hai đợt cho đến 2020. Đối với một số địa điểm khác, ông cũng có nêu tên tỉnh Lâm Đồng nhưng không nói cụ thể như trường hợp Nông Sơn cũng như tên Đắk Nông cũng không được nhắc tới. Thêm nữa, Bộ Tài nguyên Thiên nhiên và Môi trường vừa cũng cho biết đã hoàn thành Dự án khai thác quặng mỏ Uranium và xem đây là một phần của chiến lược quốc gia về năng lượng phụng sự hòa bình cho năm 2020, năm dự định khánh thành hai nhà máy phát điện nguyên tử ở Ninh Thuận. (Phải chăng, những dữ kiện về trữ lượng Uranium ở hai vùng trên làm cho hai vị trí nầy trở thành vùng cấm kỵ và nhạy cảm thành ra phải còn nằm dưới chiêu bài khai thác quặng mỏ bauxite của TC?). Và Ông cũng cho biết là đã ký Biên bàn ghi nhớ (Memorendum of Understanding) với Ấn Độ trong việc nghiên cứu và định hướng về công nghệ áp dụng cho việc khai thác quặng mỏ Uranium trên.
Qua các thông tin trên, một lần nữa có thể cho chúng ta có một kết luận một cách xác tín là với mức độ quan trọng về nguồn nguyên liệu nầy khiến cho nhiều quốc gia như Pháp, Nhật, và Hoa Kỳ đã biết trước nhưng không công bố mà thôi vì điều kiện an ninh của Việt Nam trong thời chiến lúc bấy giờ không cho phép.
Ngày hôm nay, TC đã biết, và thay vì đến Việt Nam để khai thác nguồn nguyên liệu quý giá về phương diện quốc phòng nầy, họ đã đánh lận con đen để nói tráo qua việc khai thác quặng mỏ Bauxite.
Với hàm lượng oxid uranium kể trên, có thể ly trích và khai thác được hàng trăm Kg Uranium có nồng độc cao có thể ứng dụng vào trong kỹ nghệ quốc phòng và quân sự.
Thêm nữa có hai chi tiết sau đây để củng cố giả thuyết về việc TC đang bí mật chuẩn bị việc khai thác quặng mỏ Uranium:
· Mỏ than Nông Sơn đã được VNCH khai thác từ năm 1961, và vẫn được vận hành từ đó đến nay, và hoàn toàn không có tai nạn nào xảy ra ở TQ. TC với tư cách nào và với lý do gì đã đem trên 200 chuyên viên vào nơi đây từ 6 tháng qua (2008)?
· Một phần cao nguyên Bolloven nằm trên địa phận Lào đã được TC thuê mướn trong vòng 50 năm?
Hai chỉ dấu sau nầy chính là cái chìa khóa để mở toang cánh cửa bí mật giữa cs VN và TC trong việc khai thác quặng mỏ Bauxite ở Cao nguyên Trung phần Việt Nam.
Việc khai thác bauxite chỉ là Diện để che mắt thế giới, và Điểm chính là việc tìm kiếm, khai thác, ly trích và tinh luyện chất phóng xạ Uranium 235 để làm tăng lợi khí "cường quốc" của Hán tộc.
Và đây mới là điểm then chốt của tham vọng quyền lực của TC với sự đồng thuận của đảng cộng sản Việt Nam.
Những bí ần trong vấn đề Uranium ở cao nguyên Trung phần Việt Nam
Trong hiện tại, chúng ta có thể nói một cách chính xác và không sợ phản biện là những người lính Tàu dưới dạng công nhân đang hiện diện đầy rẫy trên quê hương Việt Nam của chúng ta từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, giống như mọi quốc gia trên thế giới như Tây Tạng, Tân Cương, Phi Châu…những nơi có dấu chân TC khai thác các công trình quặng mỏ hay những công ty sản xuất khác tại những nơi nầy.
Cộng sản Việt Nam cũng như Trung Cộng (TC) cũng không thể nào chối cải được nhận định trên. Tại Việt Nam, người Trung hoa dù dưới dạng công nhân hay chuyên viên, mỗi khi vào một công ty nào đó đều sinh hoạt hoàn toàn riêng rẽ, nói chuyện với nhau bằng tiếng Hán mà thôi. Họ xây dựng lều trại làm nơi ăn ở, giải trí và có cuộc sống hoàn toàn cách biệt với các cộng sự viên người Việt. Thậm chí, mỗi khi có tranh cãi, họ ăn hiếp, đánh đập công nhân Việt. Thật không có gì nhục nhã cho bằng hiện tượng nầy xảy ra ngay chính trên mãnh đất quê hương của mình mà cán bộ hay công an cố tình làm ngơ trước những nghịch cảnh trên.
Những khu biệt lập nầy do TC hoàn toàn quản lý mọi sinh hoạt, không có người "lạ" nào hay cán bộ, công an Việt Nam có thể bén mãn đến được, mặc dù những công ty họ làm việc, đa số đều do người Việt quản lý.
Cho đến hôm nay, những tệ trạng trên tiếp tục diễn ra ở khắp mọi nơi, tạo nên một luồn sóng phẩn uất trong lòng người Việt, và thiết nghĩ những người công nhân lương thiện nầy sẽ có ngày đứng lên dành lại quyền công nhân thực sự và sẽ không để công nhân TC hiếp đáp mãi mãi được.
Những sự kiện tương tự cũng đã từng xảy ra ở những quốc gia có người Hán xâm nhập, đôi khi đi đến đổ máu như ở Tân Cương, Tây Tạng, và gần đây nhứt tại thành phố Alger, Algeria, qua những nguyên nhân hết sức cá nhân, nhưng từ đó xảy ra những cuộc đụng độ có tích cách chủng tộc vì sự hống hách, ức hiếp của người Hán trên mãnh đất quê hương của người bản xứ.
Trờ lại Việt Nam, riêng tại hai vùng hiện đang là điểm nóng ở Việt Nam; đó là Tân Rai ở Lâm Đồng và Nhân Cơ ở Đắk Nông. Hai nơi nầy hiện đang được TC phát động kế hoạch khai thác quặng mỏ bauxite từ hơn một năm nay dưới sự đồng thuận của CS VN. Sau khi không thể bưng bít được từ hơn 6 tháng nay, cs VIỆT NAM đã phải bạch hoá công bố hai công trình trên mặc dù đã ký kết với TC từ năm 2001 giữa Nông Đức Mạnh và Hồ Cẩm Đào, qua quá nhiều áp lực của đông đảo từng lớp dân chúng ở quốc nội cũng như ở hải ngoại cảnh báo về hiễm hoạ từ môi trường, kinh tế, chính trị, và quân sự nếu để cho TC khai thác hai vùng nầy.
Nhưng trầm trọng hơn cả là qua việc nhường bước cho TC khai thác, cs VIỆT NAM để lộ ra tinh thần quốc tế vô sản (?) (mà bây giờ đã biến thành tinh thần quốc tế hữu sản chăng?) trong việc hợp tác với TC. Và đây cũng có thể được xem như là một tiến trình then chốt của việc tiến chiếm Việt Nam không tiếng súng của TC.
Ngay từ giờ phút hiện tại (4/2010), đã có sự hiện diện của trên 2000 công nhân TC ở Tân Rai và trên 1000 ở Nhân Cơ. Đây là những con số do chính báo chí Việt Nam cho biết. Thiết nghĩ, con số thực sự chắc phải cao hơn nhiều và theo như dự kiến của hai công trình khai thác trên, con số công nhân TC sẽ đạt đến 5.000 người cho mỗi nơi.
Có nhiều câu hỏi được đặt ra cho tình trạng nhân sự TC ở hai địa điểm trên là, tại sao họ có mặt hơn một năm qua mà vẫn chưa hoàn tất việc chuẩn bị mặt bằng cho cơ xưởng, giải quyết các vụ đuổi nhà, chiếm cứ các vườn trồng cây công nghiệp của dân như trà, cà phê, cao su v.v…mà chỉ lo xây dựng láng trại và nhà ở cho công nhân và chuyên viên cùng những dịch vụ sinh hoạt khác như giải trí riêng biệt và cách ly hoàn toàn với thế giới bên ngoài bằng hàng rào được thiết lập chung quanh? Đây là một tiến độ công trình rất chậm so với số lượng nhân công hiện có và thời gian thi công. Và điều nầy đang làm ngạc nhiên cho những nhà quan sát có kinh nghiệm về hoạt động công trường.
Từ đó, câu hỏi khác được đặt ra là, họ có thực tâm đến đây để khai thác quặng mỏ bauxite hay không?
Hay là họ có những dự tính thâm độc nào khác mà việc khai thác quặng mỏ bauxite chỉ là Diện để chứng minh sự có mặt của họ, và trọng tâm chính của họ là Điểm, là khai thác một công trình bí mật nào khác?
Để trả lời và khơi mở một số nghi vấn trên, cũng như qua đề tựa của bài viết, người viết xin lần lượt tạo dựng ra nhiều giả thuyết qua các thông tin có được để từ đó chứng minh sự hiện diện và hành động của TC trên mãnh đất quê hương Việt Nam.
Việc khai thác quặng mỏ Uranium
Cao nguyên Trung phần Việt Nam là một phần của cao nguyên Bolloven. Nơi sau nầy là một vùng đất bazan, chuyển hoá từ phún xuất thạch của núi lửa hàng triệu năm qua. Do đó, hàm lượng phóng xạ của vùng đất nầy rất cao so với các vùng đất tự nhiên khác. Và sác xuất có quặng mỏ Uranium cũng rất cao.
Để có khái niệm về việc khai thác quặng mỏ Uranium, sau đây là quy trình sơ lược dựa theo các nguyên tắc căn bản đang được sử dụng trên thế giới. Thông thường quặng Uranium có được là do sự phối hợp của hai chất đồng vị (isotope) Uranium: Uranium 235 và Uranium 238. U 238 được xem như là đồng vị nặng vì có 3 neutron nhiều hơn U 235 . Chính U 235 mới đích thực là tác nhân tạo ra nguồn năng lượng cho nhân loại và thông thường có trữ lượng trong hỗn hợp quặng mỏ là 0,7% mà thôi.
Việc khai thác gồm:
· Quặng Uranium trong thiên nhiên cần phải được tách rời hai đồng vị 238 và 235;
· Sau đó Uranium 235 sẽ được tinh luyện hay làm giàu (enrich) để đạt được nồng độ Uranium cần thiết để ứng dụng trong nhiều mục tiêu khác nhau.
Việc tinh luyện Uranium gồm 3 phương pháp: ly tâm, khuếch tán vật lý, và dùng tia laser. Các quốc gia như Pakistan, Ấn Độ, Bắc Triều Tiên hay Iran vẫn còn đang áp dụng phương pháp cổ điển là ly tâm. Trong lúc đó, ở các quốc gia phát triển khác như Hoa Kỳ và Tây Âu, hai phương pháp sau được dùng đến vì có hiệu quả và năng suất cao hơn. Muốn chế tạo ra bom nguyên tử, ít nhứt, nồng độ của Uranium cần phải đạt được là 80%. Đối với các nồng độ thấp hơn, tuỳ thuộc vào những ứng dụng khác nhau trong việc dùng trong các nhà máy phát điện nguyên tử hay các hệ thống an toàn trong một số dịch vụ thật chính xác trong quy trình sản xuất mà con người không đủ khả năng để điều chỉnh bằng tay hay mắt được.
Trung Tâm Nguyên Tử Lực Cuộc
Đây là một trung tâm nghiên cứu về nguyên tử và phóng xạ được người Pháp xây dựng từ giữa thập niên 50 ở thế kỷ trước. Hiện nay, Trung Tâm vẫn còn hoạt động. CS Việt Nam dùng Trung tâm nầy để sản xuất các dụng cụ, hệ thống sensor để kiểm soát hay vận hành những khu vực hiểm yếu trong các công nghệ mhư khai thác mỏ than, hay các thiết bị kiểm soát trên tàu bè, cũng như trong các lãnh vực kiểm soát các valve an toàn về áp suất hay nhiệt độ, hoặc điều chỉnh một cách chính xác việc thay đổi điều kiện trong các quy trình sản xuất. Quan trọng hơn cả là việc ứng dụng vào các valve an toàn khi có vấn đề cấp bách trong vận hành để hạn chế hay tránh tai nạn.
Hiện tại, Việt Nam đang nhập cảng nguyên liệu phóng xạ từ nước ngoài.
Câu hỏi được đặt ra nơi đây là, tại sao người Pháp cho lấp đặt Trung Tâm nầy tại Đà Lạt vào thời điểm trên, trong khi quốc lộ 20 nối liền Sài Gòn và Đà Lạt chỉ là một con lộ thô sơ, chưa được tráng nhựa đẩy đủ?
Phải có điều gì bí ẩn khiến cho họ thành lập Trung Tâm nầy?
Để trả lời hai câu hỏi trên, phải chăng là họ muốn xây dựng Trung Tâm gần nơi vùng có phóng xạ để nghiê cứu, thăm dò, và khai thác nguồn nguyên liệu phóng xạ tại chỗ?
Ngược dòng lịch sử, trong giai đoạn chiếm đóng ngắn ngũi của Nhât Bổn vào thế chiến thứ hai, họ cũng đã gởi nhiều phái đoàn địa chất để thăm dò vùng nầy. Và trong thời gian chiến tranh Mỹ-Việt, nhiều phái đoàn nghiên cứu của Hoa Kỳ cũng đi lại thường xuyên trên vùng Bolloven nầy. Thêm một nguồn tin từ một niên trưởng giáo sư hiện ở Phoenix, vào cuối năm 1944, một chiếc tàu Nhật trên đường từ Việt Nam trở về Nhật bị quân đội Đồng minh đánh chìm vì bị nghi có chở một số mẫu quặng mõ Uranium lầy từ Cao nguyên Trung phần.
Nhưng tất cả đều được giữ bí mật. Không có một báo cáo khoa học nào công bố về vấn đề trên hay cho biết vùng đất nghiên cứu có chứa nguồn nguyên liệu phóng xạ Uranium hay không?
Bí mật trong quá khứ
Người viết vừa nhận được thêm những tin tức liên quan đến vấn đề khai thác Bauxite ở Cao nguyên cũng như các thông tin đến từ những chứng nhân hay đã dự phần vào công tác khai thác Bauxite va vấn đền Uranium. Các bạn trên, xin được tạm dấu tên, hiện cư ngụ tại Idaho, Houston và San Diego.Sau đây là những câu chuyện thu thập được:
· Một Kỹ sư Công chánh Phú Thọ, sau 30/4/1975 đã đi học lại và tốt nghiệp Kỹ sư luyện kim, cũng ở Trung tâm Phú Thọ Sài Gòn, đã nhận "sự vụ lệnh" đi công tác thăm dò Bauxite ở Bảo Lộc từ năm 1980 (thời gian Liên Sô đang nghiên cứu tính hiệu quả kinh tế cho viêc khai thác Bauxite ở đây). Nhưng ngay sau đó khi có kết quả về độ Silica thấp (từ 3 đến 6) của quặng ở đây. Do đó, Liên Sô bỏ cuộc.
· Một Kỹ sư hóa học đã từng làm cho Phòng thí nghiệm RMK ở Thị Nghè trước năm 1975, đã được lệnh chỉnh trang và cho hoạt động lại phònp thí nghiệm nói trên vào thời điểm 1980. Anh nhận được hơn 200 mẫu quặng Bauxite, và được cho biết là mẫu từ các quặng ở miền Bắc(?). Sở dĩ , người CS bắt buộc phải chọn một anh kỹ sư "chế dộ cũ" vì họ không có khả năng phân tích quặng Bauxite để ước tính nồng độ Oxid Nhôm (Silica) trong quặng, và cũng vì nơi phòng thí nghiệm nầy có nhữ dĩa Platinum để nung các mẫu lên đến trên 10000C. Kết quả đã nói ờ phần trên. Sau khi thử nghiệm trên 200 mẫu, có 3 dĩa Platinum bị thủng đáy; điều nầy chứng tỏ rằng có một hay nhiều hóa chất có khả năng tác dụng lên Platinum cực mạnh làm xuyên thủng các dĩa trên.
Những chi tiết sau đây là một số thông tin từ một Kỹ sư Nông Lâm Súc học làm việc tại vùng Bảo Lộc trong suốt hơn 10 năm vào thận niên 60 cho đến 1971. Anh đưa ra nhiều chuổi mắc xích có vẻ rời rạc, nhưng thực sự liên kết và biện dẫn đến nhiều chi tiết quan trọng về những bí mật liên quan đến sự hiện diện của quặng mỏ Uranium ở Việt Nam.
· Trong thời Đệ nhị thế chiến, những người ở tuổi đời hiện nay trên 70, có thể còn nhớ những khuôn mặt "chú chệt" nhỏ con, đội trên đầu một dĩa bằng kim loại được phù bằng một tấm màng trắng mỏng. Đó là những người đi bán "kẹo lục" (hơi giống như kẹo kéo sau nầy). Họ có mặt ở hầu hết các tỉnh thành lớn ờ toàn cõi Việt Nam, đặc biệt là trong thời gian người Nhựt chiếm đóng. Một số tin tức do Đồng minh bắt được và phối kiểm, họ chính là những tên tình báo Nhựt Bổn giả dạng buôn bán để vẽ lại bản đồ những vùng họ đi đến.
· Ngay sau khi thế chiến chấm dứt năm 1945, Hoa Kỳ viện trợ cho những quốc gia nghèo, trong đó có Việt Nam, qua kế hoạch Layne, kế hoạch nhằm mục đích đào giếng cho người dân khắp nơi có nước sạch. Nhưng mục đ1ich thực sự của chiến dịch nầy là truy tìm, thu thập tin tức kháong sản khắp nơi để tìm nguồn nguyên liệi Uranium.
· Tại Việt Nam, ngoài chương trình trên còn có chiến dịch diệt trừ sốt rét dưới thời TT Ngô Dình Diệm từ cuối thập niên 50 và đầu 60. Chiến dịch nầy cũng nằm trong mục tiêu trên là truy tìm nguồn khoáng sản quý.
· Việc xây dựng trường Nông Lâm Súc tạo Blao từ năm 1956 do Hoa Kỳ viện trợ 2 triệu Mỹ kim thời bấy giờ, Hoa Kỳ yêu cầu phải dành một khu đất rộng 700 hecta cho việc xây dựng trường ốc. Các cuộc thi tuyển lựa sinh viên tại Sài Gòn trong cả hai ban Kỹ sư và cán sự. Một giả thuyết được đặt ra nơi đây là sự lưa chọn trong tuyển sinh có đặt một tiêu chuẩn ưu tiên cho sinh viên di cư từ miền Bắc(?). Do đó, số sinh viên trúng tuyển trong các khóa đầu tiên gồm đại đa số là người di cư. Trường cũng được sự chú ý đặc biệt của Hoa Kỳ qua sự hiện diện hầu như thường xuyên của các cố vấn Mỹ và những nhu cầu về kỹ thuật, máy móc trong thí nghiệm đã được giải quyết một cách mau lẹ thời bấy giờ. Ông Giám đốc của trường trong thời gian đầu là Kỹ sư Vũ Ngọc Tân.
· Về Quốc lộ I, Hoa Kỳ không đặt trọng tâm mặc dù đây là con đường huyết mạch của Nam Việt Nam. Trong lúc đó họ cho mở rộng tiếp quốc lộ 20 tử Blao lên Đà Lạt. Đặc biệt, họ phóng lớn đường từ Đà Lạt qua ngõ đèo Bellevue (Đèo Ngoạn Mục) xuyên qua Phan Rang, Cam Ranh và điểm đến là Nha Trang. Con đường nầy do các tiểu đoàn công binh MỸ thực hiện từ 1969 đến 1971.
· Từng đoàn xe đặc biệt có khi hàng 2, 3 trăm chiến (qua người kể chuyện), bít bùng, không giống như các lại xe GMC quân đội, từ trong rứng sâu thuộc địa danh rừng Giá Tỵ, chở đất đá đến cây số 125. Rồi từ đó, rẽ qua Định Quán, rồi chạy vế hướng Đà Lạt. Điểm đến sau cùng là Cam Ranh và tất cả đất đá được chuyển lên tàu ở đây và trực chỉ về Mỹ.
· Từ Dầu Giây đi Long Khánh khoảng 45 Km. Sau khi quẹo trái ra khỏi Quốc lộ 20, đi về hướng núi Sốc Lu, máy bay vận tải lên xuống thường xuyên trên bầu trời của vùng nầy, làm cho dân chúng vùng Gia Kiệm cho rắng trên núi có hột xoàn hay một quý kim nào đó (?).
· Có một lần, người kể chuyện đi công tác và bị lật xe ở địa điểm trên, nhưng chưa đầy 30 phút sau đó thì có 4 người Mỹ từ trong núi xuống giúp đở và sửa chữa xe.
· Công binh Hoa Kỳ thường xuyên đem những mẫu cây lấy trong rừng sâu đề nhờ Ty Nông Nghiệp phân tích và định danh (Ông Giám đốc thời bấy giờ là Nguyễn Khắc Chẩn, đã qua đời).
· Về thành phần các Lực lượng Đặc biệt, những toán nầy thường có luôn 2 người Thượng đi theo toán và có nhiệm vụ lấy các mẫu đất đá trên đường hành quân.
· Trong quyền sách "Trong bóng tối lịch sử" của Đại tá Lê Nguyên Phu, hiện ở Montréal có nhắc đến khái niệm về chính sách Tân thực dân của Hoa Kỳ sau Đệ nhị thế chiến, trong đó Mỹ ý thức và truy tìm nguồn năng lượng mới qua các chất phóng xạ…Do đó, vấn đề khoáng sản trên thế giới được người Mỹ đặt trọng tâm rất lớn.
· Người Thượng làm công nhân cho một khu đồn điền do một người Pháp làm chủ, ở gần Trường Võ bị Đà Lạt, bị một chứng bịnh rụng tóc mà không thể tìm ra được nguyên do thời bấy giờ. (Bị nhiễm phóng xạ, hay chữa xạ trị thì bị chứng rụng tóc như đã được chứng minh ngày hôm nay).
· Một giả thuyết cũng được khơi dậy nơi đây là, cái chết của hai Ông Diệm, Nhu cũng có thể có nguyên nhân là hai vị nguyên thủ quốc gia nầy biết được những hành động bí mật của Hoa Kỳ trong vấn để phóng xạ Uranium cho nên bị bức tử. Lý do nầy có thể góp phần vào nhiều yếu tố khác đã được phân tích từ lâu.
Thay lời kết
Qua những nhận định và giả thuyết cùng những tin tức trong quá khứ kiên quan đến vần đề Uranium vừa nêu trên, giả thuyết về việc khai thác quặng mỏ Uranium ở Cao nguyên Trung phần và ở Nông Sơn có tính xác tín rất cao. Và giả thuyết nầy lại là một lý giải cho sự hiện diện của những người lính dưới dạng công nhân ở hai nơi nầy.
Nếu suy nghĩ trên trở thành hiện thực, người Việt quốc gia ở quốc nội và hải ngoại phải làm gì trước những diễn biến đang xảy ra trên quê hương?
Một điều không thể chối cải được là tiến trình Hán hóa Việt Nam của TC đã thể hiện rất rõ ràng. Đây là một tiến trình tiệm tiến giống như trường hợp của Tân Cương và Tây Tạng.
Ngay sau khi chiếm đóng Trung Hoa lục địa, và nhứt là lợi dụng tình trạng còn lõng lẽo của Hội Quốc liên, tiền thân của Liên Hiệp quốc thời bấy giờ (1949), Mao Trạch Đông vội vàng chiếm đóng quốc gia Đông Turquistan và đổi tên thành Tân Cương, cũng như chiếm Tây Tạng vào năm 1959. Tiếp theo sau, chính sách Hán hóa bắt đầu thực hiện bằng cách cho người Hán nhập cư vào hai nơi nầy để rồi lần lần đồng hóa bằng những cuộc hôn nhân dị chủng. Hồ Cẩm Đào, ngày nay vẫn tiếp tục chương trình trên và kết quả hiện tại là dân Tây Tạng trở thành thiểu số trên chính quê hương mình, và dân Tân Cương chỉ còn chiếm 42% trên tổng số cư dân tại nơi đây.
Qua hai diễn biến lịch sử kể trên, Việt Nam chắc chắn sẽ nằm trong "tầm bắn" của TC trong chính sách nầy trong một tương lai không xa.
Hẳn chúng ta còn nhớ, vào những tháng cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa, hai món hàng dầu hỏa và quặng mỏ Uranium ở Cao nguyên đã được chính quyền thời bấy giờ mặc cả với nhiều quốc gia đối trọng khác nhau ngõ hầu cứu vãn miền Nam, nhưng bị thất bại. Và ngày hôm nay, nguy cơ nguồn nguyên liệu quốc phòng nầy sẽ lọt vào tay TC rất cao.
Chính vì thế, một trong những việc làm cấp bách hôm nay là phải cảnh báo cho thế giới biết rõ âm mưu của TC về việc khai thác quặng mỏ Uranium ở Cao nguyên và Nông Sơn, để từ đó mượn áp lực chính trị và kinh tế của thế giới để đình chỉ việc khai thác trên.
Nếu không, TC, một khi làm chủ được nguồn nguyên liệu nầy sẽ mọc "thêm râu thêm cánh" và ngang nhiên tung hoành như đi vào chỗ không người. Tinh thần Hán tộc cực đoan và chủ nghĩa bành trướng của TC càng được đẩy mạnh thêm lên qua quyển Tân Biên Sử mới của TC mà biên giới gốm thâu cả vùng Đông Nam Á, Miến Điện, Mã Lai, Nam Dương, Phi Luật Tân, Nam Bắc Hàn v.v…
Bằng bất cứ giá nào, người Việt khắp nơi sẽ không để nguồn nguyên liệu nầy lọt vào tay TC. Nếu không, Việt Nam sẽ biến thành một vùng tranh chấp quốc tế và thảm họa sẽ khó lường trong tương lai một khi đã có tranh chấp.
Việc liên kết với các quốc gia ASEAN trong giai đoạn nầy để tạo hậu thuẫn trong các cuộc tranh chấp với TC là một trong những điềiukiện tối cần thiết trong lúc nầy. Cũng cần phải nói thêm là việc kết đoàn với Ấn Độ, một đối lực ngang ngữa với TC cũng là việc nên làm. Ấn Độ cũng vừa có một quyết định sáng suốt trước hiễm hoại TC là chấm dứt hợp đồng xây dựng đường ống dẫn dầu khí xuyên qua Ấn Độ, Miến Điện và Vân Nam (TC). Đây là bước ngăn chặn có hiệu quả nhứt trước sự bành trướng của TC.
Sư kết đoàn giữa quốc nội và hải ngoại, giữa Việt Nam và quốc tế rất cần thiết trong lúc nầy vì chính đảng Cộng sản Việt Nam đã bất lực một khi để sự việc kể trên xảy ra cho đất nước trong lúc họ có khả ngăn chặn từ lúc đầu.
Lịch sử Việt Nam sẽ không quên tội ác kể trên!
Và yếu tố thời gian sẽ không còn thuận lợi cho chế độ hiện hành nữa.
From: Nguyen Trung
To: …………..
Sent: Tue, May 11, 2010 3:19:10 PM
Subject: Re: Thông tin tham khảo
Anh Tr…… thân mến,
Tôi chưa được đọc 4 tập tài liệu anh đề cập trong mail này; nếu không có trở ngại gì, mong được anh chia xẻ. Tôi vừa đi Tây Nguyên, ngay sau Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đi khảo sát Tân Rai và Nhân Cơ có 2 ngày thôi. Tôi nghĩ anh Hoàng Trung Hai thấy nhiều điều, song cái gì được anh HTH nói lên cho cả nước biết thì ít quá, rất ít so với gì tôi thấy được tại chỗ trong chuyến đi này. Nói gọn một câu là bauxite ở Tân Rai và Nhân Cơ đang bế tắc lớn. Tôi khẩn khoản nói với cán bộ đang xây dựng nhà máy Tân Rai và phó trưởng ban chỉ đạo Tây Nguyên: Bây giờ thì tất cả chúng ta đã ngồi trên lưng cọp (vấn đề bauxite) rồi, điều tốt nhất Tân Rai có thể cống hiến cho đất nước là báo cáo trung thực toàn bộ quá trình xây dựng, vận hành và kinh doanh alumin với Đảng, Chính phủ và nhân dân cả nước để từ đó rút kinh nghiệm cho toàn bộ vấn đề bauxite ở Tây Nguyên, vì chỉ có nhìn nhận đầy đủ sự thật thì mới có thể rút kinh nghiệm và có được những quyết định đúng đắn.
Đất nước có quá nhiều vấn đề, thiếu quá nhiều thông tin, nhưng cái thiếu nguy hiểm nhất là thiếu sự trungthực, từ cái thiếu này sai lầm đẻ ra sai lầm. Đành rằng những người có chức có quyền phải gánh chịu trách nhiệm, song trí thức nước nhà để cho đất nước trong tình trạng như hiện nay cũng không thể nói là mình vô can! Tôi cầu mong từng người, nghĩa là bất kỳ ai tự nhận mình là trí thức, cố giữ lương tâm mình và nghĩa vụ người trí thức.
Thân mến,
Nguyễn Trung
MÔI TRƯỜNG BỊ ÐẦU ÐỘC VÌ LOẠN KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TẠI VIỆT NAM
|
Tin Lai Châu - Ðầu nguồn sông Ðà đang bị tận thu vàng sa khoáng bằng hóa chất độc hại, cá tôm biến mất. Trong khi đó, đây là nguồn nước mà Hà Nội dùng để ăn uống, sinh hoạt. Ðó là tin mà đại biểu tỉnh Lai Châu đưa ra tại buổi Hội thảo trực tuyến xin ý kiến các địa phương về Dự thảo Luật khoáng sản sửa đổi do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức ngày hôm qua tại Hà Nội.