Nói chuyện ở Portland ngày 18-3-2018




________________________________________

Mai Thanh Truyết

https://maithanhtruyet1.blogspot.com/

https://www.facebook.com/envirovn


"
We carry our homes within us
;

which enables us to FLY"



Hội ngộ Mùa Xuân - Văn Bút Nam Hoa Kỳ



--

________________________________________

Mai Thanh Truyết

https://maithanhtruyet1.blogspot.com/

https://www.facebook.com/envirovn


"Sự bền vững của thế giới chúng ta là năng lượng tái tạo, tái chế phế thải và môi trường xanh."  "The sustainability of our world is renewable energy, waste recycling & green environment." - MTTruyết -

 


Dấn Ấn Sinh Thái


Dấu Ấn Sinh Thái

Giảm thiểu Tác hại của Con người lên Trái đất


Bắt đầu từ những năm 1970, nhân loại đã làm đảo lộn hệ sinh thái toàn cầu hàng năm vì tài nguyên thiên nhiên đã bị tận dụng và vượt quá những gì trái đất có thể tái tạo mỗi năm. Theo ước tính hiện tại, trái đất cần 1,5 năm để tái tạo lại nhưng gì con người tiêu thụ tài nguyên trong một năm.



Sự suy thoái môi trường trên thế giới ngày nay đang diễn ra dưới hai dạng, khách quan do thiên nhiên, hay chủ quan là do con người. Thiên nhiên qua thiên tai như hạn hán, lụt lội, động đất, sóng thần v.v…Tuy nhiên, những tác động trên chỉ là một sự suy thoái có tầm ngắn hạn, hoặc có tính cách nhất thời và sẽ được con người điều chỉnh lại ngay sau đó. Còn sự suy thoái có nguyên nhân là con người sẽ làm cho môi trường chung ngày càng thoái hóa và đang tiếp tục diễn ra hàng ngày, cũng như chưa có chỉ dấu nào báo hiệu cho thấy tình trạng trên sẽ chấm dứt.

Đó là những sự kiện xảy ra trên khắp quả địa cầu hàng ngày, có tính liên tục và ngày càng có chiều hướng xấu đi theo thời gian, mặc dù hiện tại trên thế giới có vô số cơ quan NGO và LHQ cố gắng cổ súy và kêu gọi bảo vệ môi trường trong phát triển bền vững.

Có thể nói, vào năm 1992, Gs William Rees là người đầu tiên nêu lên vấn đề"dấu ấn sinh thái" (ecological footprint) của trái đất. Khái niệm về dấu ấn sinh thái và phương pháp tính toán đã được khai triển trong luận án Tiến sĩ của Mathis Waskernagel, do Gs Rees đở đầu tại đại học British of Columbia, Vancouver, Canada vào năm 1994. Và đến măm 1996, quyển sách "Dấu ấn sinh thái của chúng ta: Giảm thiểu tác hại của con người lên Trái đất" (Our Ecological Footprint: Reducing Human Impact on the Earth).

Dấu ấn sinh thái gồm những thống kê và khảo sát về các biến đổi của Carbon, Thực phẩm, Nhà ở, Vật dụng cùng Dịch vụ … có nghĩa là tất cả nhu cầu của con người cần có để thích ứng với mức độ tiêu thụ và sự gia tăng dân số. Các tiếp cận trên được ví tương đương với việc phân giải chu kỳ đời sống (life-style analysis) trong việc tiêu thụ năng lượng, sinh khối (biomass), nhu cầu xây dựng, và những nguồn tài nguyên khác. Tất cả được định định lượng và đo đạt trong từng vùng đất, và có tên gọi là "hectare toàn cầu" (global hectare-gha).

Khả năng sinh học (Biocapacity) có thể được so sánh với nhu cầu của nhân loại theo tính chất của dấu ấn sinh thái của chúng ta. Dấu ấn sinh thái đại diện cho khu vực sản xuất cần thiết để cung cấp các nguồn tài nguyên tái tạo nhân loại đang sử dụng và hấp thu chất thải của chúng.



Dấu ấn sinh thái (EF), hoặc "phân giải dấu chân sinh thái" (Ecological footprint Analysis-EFA), là một phương tiện để so sánh mức tiêu thụ và lối sống, cũng như kiểm tra lại khả năng đối nghịch với thiên nhiên của con người trong việc cung cấp cho mức tiêu thụ này.

Từ việc phá rừng đến việc khai thác quá độ đất đai, nguồn nước, tài nguyên thiên nhiên, tất cả là cội nguồn cốt lõi cho sự suy thoái môi trường. Tuy nhiên có một yếu tố quan trọng góp phần vào sự suy thoái trên cần được mổ xẻ, đó là sự gia tăng dân số toàn cầu. Đây cũng là một vấn đề sống còn của nhân loại, vì hiện nay, trái đất ngày càng hẹp do sự gia tăng dân số và nhiều vấn nạn đang xảy ra như nguồn thực phẩm, nước ngọt, tài nguyên thiên nhiên v.v… sẽ không còn đủ để cung ứng cho việc dân số tăng trưởng nhanh chóng.



Quan điểm "Đóng" và "Mở"

Có quan điểm khác biệt dựa theo hai hướng suy nghĩ đối cực của con người:

1-    Suy nghĩ của nhóm bảo thủ hoặc "đóng" (conservative),

2-    Và suy nghĩ của những người theo khuynh hướng tự do hoặc "mở" (liberal).

Thông thường, đối với người mang định hướng "đóng" (closed-minded), một khi có một hay nhiều ý kiến khác biệt với quan điểm của mình, phần đông những người theo định hướng nầy thường bảo vệ quan điểm của mình hơn là lắng nghe và tiếp nhận cách nhìn khác nghiêm chỉnh hơn. Sự định hướng đóng đó (closed-mindedness) thường xảy ra cho người thuộc nhóm bảo thủ. Chủ nghĩa bảo thủ theo quan niệm cố hữu, đều có khuynh hướng giữ mọi sự, mọi việc tự nhiên đã có sẳn, đã xảy ra từ lâu đời. Do đó, những người theo chủ nghĩa nầy luôn bảo vệ những điều mà họ tin tưởng trên căn bản là đúng.

Ngược lại, đối với những người thuộc nhóm "mở" cho rằng sự định hướng đóng là một điều kiện không tự nhiên (un-natural) trong việc nhận định mọi sự việc xảy ra trên thế giới. Do đó, những người theo khuynh hướng mở thường dễ chấp nhận những khác biệt về ý kiến, tư tưởng, và việc chấp nhận ấy xảy ra một cách tự nhiên, không cần một cố gắng nào khác để lắng nghe những khác biệt ý kiến đó. Và, đi xa hơn nữa, những người theo khuynh hướng mở luôn cổ động và tin tưởng từ những ý kiến khác biệt trên sẽ chuyển tải những điền kiện và phương cách giải quyết tốt hơn cho cuộc sống.

Nhưng tiếc thay, quan niệm mở cho đến hôm nay, đối với đa số người tự nhận là có khuynh hướng mở nầy, lại bị gò bó trong hình thức của một loại khuynh hướng "đóng mở" hay còn gọi là "chính trị đúng đắn" (politically correct) đối với nhiều vấn đề lớn trên quả địa cầu nầy. Một trong những vấn đề lớn đó là nạn suy thoái môi trường.

Từ hai suy nghĩ trên, chúng ta thấy rõ ràng rằng, cả hai khuynh hướng đóng và mở đều có những nhược điểm và thường đi đến những cực đoan khó hàn gắn, tạm gọi là cực tả hay cực hữu trước tình trạng suy thoái môi trường toàn cầu và sự gia tăng dân số.

Thế giới đang có nạn nhân mãn hay không?



Thế giới hiện tại chứa khoảng trên 7 tỷ con người. Vấn đề môi trường hiện nay được đặt ra là ảnh hưởng tương tác của sự gia tăng dân số và sinh khối (biomass) toàn cầu. Trên căn bản, vấn đề cũng được suy diễn một cách khác biệt như:

- Khuynh hướng đóng vẫn luôn luôn cho rằng sinh khối toàn cầu sẽ tự nhiên điều tiết để thích ứng với sự gia tăng dân số (trời sinh voi sinh cỏ);

- Ngược laị, khuynh hướng mở qua những nhà môi trường mở quy trách nhiệm vào con người trong việc xuống cấp của môi trường chung.

Nhưng, dựa theo tiêu chuẩn nào để kết luận là địa cầu đã chứa quá đông người rồi?

Chúng ta thử hình dung một giả thiết sau đây: mời gọi tất cả dân chúng trên thế giới từ già, trẻ, bé, lớn, đàn ông, đàn bà, trẻ con, tổng cộng 7 tỷ người tham dự Hội nghị toàn cầu trên cùng một địa điểm. Giả sử mỗi cá nhân có được một diện tích là 35m2 dùng cho bàn làm việc và tham khảo, dụng cụ cùng tài liệu cá nhân cho Hội nghị. Kết quả là địa điểm cần thiết cần có không lớn hơn tiểu bang nhỏ bé Kansas của Hoa Kỳ cũng có thể được dùng cho Hội nghị trong điều kiện trên.

Từ đây, một câu hỏi khác biệt được đặt thêm ra là, nếu số lượng con người trên trái đất không là một vấn nạn cho sự suy thoái môi trường, thì những gì khác đã xảy ra cho quả địa cầu nầy?

Có nhiều yếu tố khác đưa ra để trả lời hay bình giảng câu hỏi trên, tựu trung có ba yếu tố chính yếu tương đối ảnh hưởng nhiều đến sự suy thoái môi trường. Đó là:

·       1- Mật độ dân chúng phân bổ trên địa cầu

·       2- Điều kiện đề chính trị

·       3- Sự lựa chọn cá nhân

 

1-    Mật độ dân số và điều kiện chính trị

Nếu tính về mật độ dân số, mật độ ở Bangladesh tương đương với mật độ dân số ở Fresno, California. Tuy nhiên điều kiện sống của dân chúng ở hai nơi hoàn toàn khác biệt nhau. Như vậy vấn đề nằm ở nơi đâu? Tại sao lại có nhận định rằng con người ở Bangladesh chen nhau mà sống vì nạn nhân mãn, còn ở Fresno thì không? Chưa nói đến mật độ dân chúng ở Los Angeles và Orange County còn cao hơn ở Bangladesh nhiều.

Chính vì điều kiện thiên nhiên và không khí chính trị làm cho hai nhóm dân có đời sống khác biệt dù có cùng chung một mật độ dân số, hay diện tích đất sống trên đầu người giống nhau. Điều kiện thiên nhiên như đất đai, khí hậu không thích hợp cho người dân ở Bangladesh có một đời sống tương đương như ở Fresno. Tuy nhiên điều kiện thiên nhiên chưa phải là một yếu tố quyết định. Như điều kiện thiên nhiên ở Phoenix, Arizona, Nevada, New Mexico còn khắc nghiệt hơn nhiều, tại sao con người ở đây vẫn có đời sống thoải mái hơn? Do đó điều kiện kinh tế và chính trị mới dự phần chính và ảnh hưởng lớn lên cuộc sống của con người.

2-    Sự lựa chọn cá nhân

Có thể xem yếu tố nầy là quan trọng nhất trong vấn đề suy thoái môi trường trên thế giới. Chỉ cần một ý kiến rồ dại của một người, như bật một que diêm quẹt, có thể tàn phá hàng trăm ngàn mẫu rừng trong mùa khô. Hay một sự chọn lựa lầm lẫn của một nhóm người CS Bắc Việt trong chính sách phát triển của Việt Nam đã làm băng hoại tòan cõi đất nước trong suốt trên 40 năm qua.

Do đó và sau cùng, yếu tố cá nhân có thể được nhìn dưới một nhản quan khác và đây là nhân tố quyết định tất cả. Qua cuộc nghiên cứu về ecological footprint, xin tạm dịch là dấu ấn sinh thái của Raven và Berg vào năm 2004, giả sử mỗi người đang sống trên thế giới có cùng một nhu cầu và điều kiện sống như một người Mỹ trung bình, thì trái đất phải phình ra gấp 5 lần mới có đủ điều kiện phục vụ cho hơn 7 tỷ nhân khẩu hiện tại. Điều đó có nghĩa là dấu ấn sinh thái của từng dân tộc khác nhau trong điều kiện của mỗi quốc gia. Cũng theo sự tính toán của Raven và Berg, thì dấu ấn sinh thái của người Mỹ cao gấp 10 lần dấu ấn sinh thái của một người Ấn, dựa theo những điều kiện sống, môi trường, điều kiện khách quan và chủ quan của hai dân tộc.

Do đó để kết luận, tầm nhìn tích cực cho môi trường chung là làm thế nào để tìm một giải pháp tốt nhất cho những vấn nạn môi trường xảy ra trên thế giới. Sự quy kết theo quan điểm đóng hay mở sẽ không giải quyết vấn đề mà nhiều khi có thể làm cho vấn đề trở nên trầm trọng thêm mà thôi. Và việc làm tốt môi trường chỉ có thể tiến hành nhuần nhuyễn và mau chóng nếu hai khuynh hướng bảo thủ và tự do chịu kết hợp và hành xử chung với nhau. Mỗi khuynh hướng riêng rẽ cần phải:

·       Định danh rõ ràng những thử thách môi trường qua sự thoái hóa của hệ sinh thái cả về phẩm lẫn lượng;

·       Thiết lập những biện pháp ưu tiên cho việc cải sửa và hạn chế thiệt hại;

·       Và sau cùng, thực hiện những đề án thực tiễn giải quyết theo phương cách tối ưu.

Muốn làm được việc giải quyết vấn nạn môi trường toàn cầu cần phải có những khối óc "tự do chân chính" (liberal genuine) hay "thông minh mở", đến từ hai khuynh hướng bảo thủ và tự do.

Tiến trình toàn cầu hóa hiện đang được thực hiện bằng những khối óc "thông minh mở" dựa trên phương hướng giải quyết chung có lợi cho tòan cầu, mà không dựa theo những kết luận của khuynh hướng "xanh" và cũng không chọn lựa theo cung cách hành xử qua tầm nhìn của những nhà hoặc nhóm phát triển đặt quyền lợi lên trên tất cả.

Dấu ấn sinh thái tính trên mỗi người– Ecological Footprint Per Capita – EFPC


Với một vài trường hợp ngoại lệ (đặc biệt là New Zealand, Úc và Greenland), trên bình diện thế giới, các quốc gia ở Bắc bán cầu có dấu ấn sinh thái lớn hơn, trong khi các nước ở Nam bán cầu, nhỏ hơn, nghĩa là dân chúng ở Bắc bán cầu giàu hơn dân ở Nam bán cầu. Chỉ số EFPC trung bình của tất cả các nước là 1,47. Ecuador cao hơn một chút so với trung bình là 1,77. Hoa Kỳ có chỉ số EFPC lớn nhất thế giới 9,57, tiếp theo là United Arab Emirates 8,97, Canada  8.56, Na Uy 8.17, và New Zealand  8.01.

Điều này cho chúng ta thấy một khác biệt rất lớn giữa giá trị trung bình và EFPCs tối đa và trên thực tế chỉ số EFPC trung bình chỉ 0,85, có nghĩa là một nửa số người trên thế giới có một dấu ấn sinh thái thậm chí còn nhỏ hơn chỉ số nêu trên này. Chênh lệch lớn trong phạm vi của dấu ấn sinh thái rất có thể là một sự phản ánh lên sự phân bố không đồng đều của sự giàu có trên toàn cầu. Trách nhiệm của các quốc gia giàu có

​.

Trong vài năm qua, vấn đề bất bình đẳng đã được nêu lên trong nhiều chương trình nghị sự toàn cầu. Năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra và hậu quả tiếp theo đã làm nổi bật tính cách dã man về khoảng cách giữa quốc gia giàu và nghèo. Dự đoán của NGO Oxfam rằng:"trên toàn cầu, nếu kết hợp sự giàu có của số người giàu nhất chiếm 1% tổng dân số trên thế giới, tích sản nầy sẽ vượt qua tích sản của 99% dân số còn lại vào năm 2016".

Đây là mối liên quan thực sự giữa sự bất bình đẳng và sự thiếu bền vững của tiêu thụ. Điều này được minh họa rõ ràng nhất là những người giàu nhất là người có nhiều cơ hội để tiêu thụ thái quá (overconsumed).


Như vậy, dấu ấn sinh thái của những người giàu nhất là gì?

Người giàu nhất có thể có thêm nguồn tài nguyên để thích ứng và cách ly mình khỏi những tác động của biến đổi khí hậu, có nghĩa là họ có thể không lưu tâm đến mối liên quan giữa sự tiêu dùng thái quá của họ và khủng hoảng sinh thái toàn cầu.

Ngay cả khi người giàu nhận thức được về sự biến đổi khí hậu và các loài tuyệt chủng, họ ít có khả năng nhìn thấy sự tàn phá của môi trường và ô nhiễm có ảnh hưởng đến cuộc sống của họ.

Bão tố, lũ lụt, sóng thần, sự thay đổi khí hậu ảnh hưởng đến tất cả mọi người dân trong số 99% còn lại và họ dễ bị tổn thương nhất vì không có phương tiện khắc phục những hậu quả kể trên.

Hiện có rất nhiều nỗ lực đang diễn ra trên thế giới nhằm mục đích cố gắng làm cho việc tiêu thụ bền vững hơn trong toàn xã hội đối với tất cả mọi người trên thế giới.

Nhưng chắc chắn những nỗ lực trên chỉ là KHÔNG TƯỞNG mà thôi!

Từ đó, chúng ta có thể đúc kết rằng:

• Sự bất bình đẳng và sự tiêu dùng thái quá của người giàu cần phải được hạn chế.

• Cố gắng giảm thiểu các dấu ấn sinh thái của những người giàu nhất (trong tổng số 1%) để làm tăng trưởng dấu ấn sinh thái của 99% dân số toàn cầu còn lại.

12 phương cách hạn chế "dấu ấn sinh thái"


Dùng phương châm Giảm thiểu (Reduce), Tái sử dụng (Reuse), Tái chế (Recycle) để bạn có thể thực hiện một phương cách bền vững đơn giản để giúp gia đình bạn ít gây ra tác động môi trường của rác thải trên trái đất.

Mỗi ngày chúng ta có những lựa chọn trong cuộc sống của chúng ta có ảnh hưởng đến môi trường, khí hậu và các loài khác. 



1.     Thiết lập kế hoạch bữa ăn của bạn: Việc lập kế hoạch bữa ăn trước thời hạn không chỉ giúp bạn tiết kiệm tiền và còn ngăn chặn được thức ăn thừa. Lên kế hoạch cho một tuần hoặc cho xa ra như là một tháng.

2.     Hãy nghĩ hai lần trước khi đi mua sắm.

3. Mặc quần áo nhiều hơn một lần.

4. Phơi quần áo thay vì cho vào máy sấy.

5. Cố gắng hạn chế mức phế thải trong nhà (hạn chế   rác).

6. Hãy tiết kiệm nước.

7. Hạn chế sử dụng xe hơi tối đa.

8. Sử dụng các loại túi "tái sử dụng".

9. Sử dụng năng lượng tái tạo

10. Lựa chọn để có một ngôi nhà nhỏ vừa đủ tiện nghi tối thiểu cho gia đình

11. Trong mùa đông, mặc áo ấm dày để hạn chế máy sưởi.

12. Sử dụng tiếng nói và lá phiếu của bạn.

Đó là những phương cách căn bản làm thế nào bạn đã làm giảm

dấu chân sinh thái của gia đình bạn!

Vấn đề Việt Nam

Còn vị trí của Việt Nam thì sao?  Những người có trách nhiệm ở Việt Nam chẳng những không có não trạng của khuynh hướng đóng, hay chỉ để cho thiên nhiên tự điều tiết và giải quyết vấn đề suy thoái môi trường, cũng như không có những suy tư mở để nhìn trọn vẹn vấn đề hơn.

Làm sao họ có thể động não để giải quyết vấn đề một khi não trạng chứa một "tư duy" không thay đổi từ ngày thành lập đảng cho đến ngày nay. Đó là cơ chế chuyên chính vô sản áp dụng trong việc quản lý Đất và Nước.

Do đó, sẽ không bao giờ có thể xuất hiện được những khối óc mở thông minh như đã trình bày trên giữa hai khuynh hướng, ít nhất trong khoảng thời gian có sự áp đặt của đảng CS sau Đại hội XII. Môi trường Việt Nam ngày càng đi vào bế tắt là lẽ tất nhiên.

Mai Thanh Truyết

Hi Khoa hc & K thut Vit Nam

6/2016

 

Phụ Lục:

​​

 28 Tháng Mười, 2017 Dân Phòng 1 Comment Mai Thanh Truyết, Đảng Cộng sản Việt Nam

  Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề ô nhiễm môi trường, thời gian qua Đảng, Nhà nước, các cơ quan ban ngành có liên quan và nhân dân đã tích cực, chủ động vào cuộc tìm ra giải pháp hữu hiệu nhất nhằm hạn chế vấn đề ô nhiễm môi trường, đảm bảo cuộc sống trong lành cho người dân. Tuy nhiên, Mai Thanh Truyết đã cố tình lợi dụng vấn đề đó để lập luận, suy diễn, đưa ra những nhận định chủ quan với ý đồ đen tối trong bài viết "Sự suy thoái môi trường toàn cầu: Dấu ấn sinh thái", Mai Thanh Truyết cho rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam không quan tâm đến vấn đề môi trường, để con người khai thác một cách bừa bãi nên mới gây ra những hậu quả đáng tiếc như ngày hôm nay và việc khắc phục những hậu quả do môi trường gây ra là không thể được đối với Việt Nam. Xin chia sẻ với bạn đọc để hiểu rõ hơn về bản chất của vấn đề.

Thứ nhất, Đảng, Nhà nước và các cơ quan chức năng quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường. Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về bảo vệ môi trường, điển hình là Nghị quyết số 41 – NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị (Khoá IX) về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước; Chỉ thị số 29 – CT/TW ngày 21/01/2009 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 41 – NQ/TW của Bộ Chính trị; Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi); các nghị định của Chính phủ hướng dẫn thực hiện Luật Bảo vệ môi trường; Nghị quyết số 24 – NQ/TW của Bộ Chính trị khoá (XI) về "Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường"… Các chỉ thị, nghị quyết, văn bản pháp quy này đi vào cuộc sống bước đầu tạo ra một số chuyển biến tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường. Đặc biệt, Đảng, Nhà nước và các cơ quan chức năng có liên quan đã kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết sự cố ô nhiễm môi trường, nhất là sự cố ô nhiễm môi trường biển do công ty Fomosa gây ra ở 4 tỉnh miền Trung. Chính phủ và các cơ quan, ban ngành có liên quan đã tích cực, chủ động vào cuộc chỉ đạo tìm cách khắc phục sự cố đảm bảo ổn định đời sống của nhân dân vùng bị ô nhiễm. Đảng, Nhà nước ta luôn nhận thức đúng, quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo bảo vệ môi trường, nỗ lực tìm kiếm các biện pháp để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đảm bảo phát triển bền vững đất nước. Mai Thanh Truyết đừng có hồ đồ lợi dụng vấn đề ô nhiễm môi trường để tuyên truyền, xuyên tạc, bôi nhọ Đảng Cộng sản Việt Nam.]

  Thứ hai, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, các lực lượng về bảo vệ môi trường. Sự thật lịch sử không thể phủ nhận, bác bỏ; không ai khác mà chính con người là thủ phạm gây ra sự cố ô nhiễm môi trường để lại những hậu quả khôn lường, nghiêm trọng trong cuộc sống, cũng như cho quá trình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Để khắc phục và giảm thiểu tối đa những vấn đề do ô nhiễm môi trường gây ra Đảng, Nhà nước, các cơ quan chức năng đã tiến hành đồng thời nhiều hình thức, biện pháp như đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã hội, tạo ra sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường; tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, giám sát về môi trường; nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ phụ trách công tác môi trường và trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ có hiệu quả cho các lực lượng này; hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường. Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và môi trường, trong thời gian qua, vấn đề ô nhiễm đã từng bước được khắc phục, cụ thể: Tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải nguy hại đạt khoảng 75%; chất thải rắn y tế đạt 80%; tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý đạt 90% vào năm 2015; quan tâm bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, bảo vệ và phát triển rừng; tỷ lệ che phủ rừng tăng, đạt khoảng 40,7% vào năm 2015; tỷ lệ dân số thành thị sử dụng nước sạch đạt 82%, tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 86% vào năm 2015; phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai được chú trọng, đạt nhiều kết quả; năng lực cảnh báo, dự báo thiên tai được tăng cường, chất lượng có bước được nâng lên; nhiều dự án ứng phó với biến đổi khí hậu kết hợp phòng, chống thiên tai được triển khai, tranh thủ được sự hợp tác, hỗ trợ của nhiều nước trên thế giới.

Tóm lại, những bằng chứng trên đã khẳng định sự vào cuộc quyết liệt của Đảng, Nhà nước và các tổ chức, lực lượng có liên quan cùng chung tay, chung sức tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong vấn đề bảo vệ môi trường. Rõ ràng, Mai Thanh Truyết đã cố tình xuyên tạc, phủ nhận thực tiễn đó, đổ lỗi, quy kết cho Đảng ta không quan tâm đến vấn đề môi trường nên mới để đất nước trở thành một bãi rác khổng lồ, nước mặt, nước ngầm hoàn toàn bị nhiễm độc.

 


________________________________________

Mai Thanh Truyết

https://maithanhtruyet1.blogspot.com/

https://www.facebook.com/envirovn


"
We carry our homes within us
;

which enables us to FLY"





Việt Nam: Bài Toán Phát Triển Công Nghiệp

 & Ô Nhiễm Môi Trường

 

Nhìn lại bối cảnh Việt Nam trong thiên kỷ thứ ba, chúng ta thấy rằng, mặc dù có nhiều cố gắng trong việc giải quyết những vấn đề của đất nước, Việt Nam vẫn còn lúng túng trong những toan tính giải quyết cùng một lúc những nhu cầu của Đất và Nước. Do đó, Việt Nam hiện đang đứng trước hai nhu cầu cấp bách của đất nước:

 

·       Nhu cầu phát triển công nghệ sản xuất để sinh tồn;

·       Nhu cầu giải quyết các phế phẩm để làm sạch môi trường do nhu cầu phát triển trên tạo ra.

 

Nhu cầu giải quyết nạn nhân mãn hay hạn chế sinh sản không được đề cập đến trong bài nầy mặc dù đó là một vấn đề bức thiết cần được lưu tâm và giải quyết ưu tiên.

 

Vấn đề là làm thế nào để có một cân bằng hài hòa cho hai nhu cầu trên.

 

Nếu đặt trọng tâm vào nhu cầu phát triển  và coi nhẹ nhu cầu giải quyết môi trường sẽ là một đại nạn cho Việt Nam trong một tương lai rất gần. Và nếu làm như thế, thế hệ con cháu chúng ta sẽ nguyền rủa chúng ta đã không những làm cạn kiệt  tài nguyên của đất nước mà còn hủy hoại môi trường sống của thế hệ tương lai.

 

Trái lại, nếu đặt ưu tiên hàng đầu cho việc bảo vệ môi sinh và làm chậm mức phát triển thì sẽ không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của người dân và đất nước sẽ khó phát triển đúng đắn.

 

Tiếc thay, ngay từ khi bắt đầu mở cửa năm 1986 trở đi, Việt Nam đã chọn con đường đầu tiên. Và đó cũng là một điều bất hạnh cho đất nước sau…32 năm…đi lạc đường!

 

1-     Đất nước Việt Nam

 

Việt Nam là một nước đặt trọng tâm vào nông nghiệp và các công nghệ biến chế nông phẩm và lương thực. Kỹ nghệ dầu hỏa và biến chế dầu còn đang ở trong giai đoạn thô sơ ở  mức khai thác dầu thô và công cuộc tinh chế dầu và công nghệ hóa chất chuyển hóa từ dầu vẫn còn nằm trong những dự án, và chỉ mới bắt đầu bằng những bước căn bản của kỹ nghệ hóa dầu như: sản xuất, cồn (rượu ethylic), hexane, benzen, butane v.v…

 

Các công nghệ hóa chất như acid sulfuric, chlorhydric, sút, acetylene, và một số hóa chất căn bản khác trong kỹ nghệ vẫn còn trong tình trạng sản xuất  cá thể chưa tập trung vào các quy mô lớn... Công nghệ chế biến cao su cũng còn ở mức ban đầu và chưa có những công nghệ cao cấp  để cho ra những thành phẩm sau cùng (final product) cho nhu cầu xã hội.  Công nghệ dược phẩm vẫn còn ở mức nhập cảng thành phẩm với khối lượng lớn để rồi pha trộn thành dược liệu và cung cấp cho thị trường.

 

Thêm nữa, sự phân bố các công nghệ kể trên không đồng bộ và không chia đề trên bình diện quốc gia. Nội trong bốn tỉnh thành Sàigòn, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu là vùng có nhiều công nghệ nhất nước.

 

Trong vùng nầy có 30.000 cơ sở sản xuất công nghiệp cá thể và 130 khu công nghiệp, khu liên hợp, và khu chế xuất, chiếm 70% tổng sản lượng trên toàn quốc.

 

2-     Phát triển công nghiệp sản xuất

 

Do việc tập trung công nghệ và chưa có một chính sách rõ ràng (hay chưa được chấp hành nghiêm chỉnh!) mức độ ô nhiễm ở các vùng nầy đã vượt khỏi mức báo động từ lâu. Với ước tính trên 500 tấn rác dân chúng đổ thẳng xuống kinh rạch cộng với nước thải từ khu chế công nghiệp Biên Hòa đổ ra ở phường An Bình, chỉ cách nguồn cung cấp nước của nhà máy nước chưa đầy 3 km làm cho dân chúng trong vùng luôn sống trong tình trạng ô nhiễm trầm trọng.

 

Cho đến nay, bộ phận thanh lọc các phế thải kỹ nghệ trong các nhà máy chỉ được một vài công ty ngoại quốc hay liên doanh (jointventure) thiết kế và chấp hành nghiêm chỉnh còn tuyệt đại đa số các công ty quốc doanh và cá thể đều không trang bị hệ thống thanh lọc phế thải rắn, lỏng, và khí; hoặc nếu có là chỉ để che mắt các Cơ quan kiểm soát môi trường mà thôi.


 

·       Một thí dụ điển hình là nhà máy sản xuất bột ngọt Vedan, Biên Hòa, có nhà máy «Xử lý» phế thải lỏng, nhưng chỉ dùng để phô trương những khi có thanh tra. Ngoài ra, nhà máy có những đướng ống đặt biệt xả thải hàng ngày chảy thẳng vào sông Đồng Nai. Tính đến nay, từ năm 1997 (chỉ 3 năm sau khi bắt đầu đi vào hoạt động) cho đến 2016, nhà máy đã «chính thức» bị 6 lần vi phạm bị bắt tại trận, thế mà nhà máy vẫn nhận được huy chương và bằng khen sản xuất tốt.

 

·       Một thí dụ thứ hai là Khu liên hợp Đa Phước, hàng ngày tiếp nhận trên 3.000 tấn rác của thành phố Sài Gòn, nhưng chỉ có một nhà máy «xử lý» nước rỉ (leachate) với đường ống dẫn nước đã thanh lọc bằng thủy tinh có đường kính là 1in. (tức 2,5 cm)!

 

Theo ước tính, với 7 triệu tấn rác hiện có, hàng ngày 1 tấn rác có thể phân hủy và sinh ra khoảng 10 lít nước rỉ. Vậy với dung lượng trên, bãi rác sẽ thải hồi 70.000.000 (70 triệu) lít nước rỉ. Nhìn bồn chứa, khó có thể hình dung được dung tích của bồn có khả năng dung chứa một số lượng nước rỉ lớn như vậy! Năm 2017, khi Ông «đở đầu» Bí thư thành ủy ra Bắc, Ông TGĐ cũng chạy về Hoa Kỳ, và nhà máy đang nằm trong tình trạng bị đóng cửa.

 

3-     Con đường Việt Nam «phải» đi

 

Qua các nhận định trên, con đường Việt Nam phải đi là làm thế nào dung hòa được việc tăng gia phát triển công nghiệp và cân bằng với việc bảo vệ môi trường. Do đó, yêu cầu cần có một cân bằng cho hai nhu cầu phát triển công nghệ và giải quyết ô nhiễm môi trường ngày càng cấp bách hơn.

 

3.1- Trước hết, việc phân vùng phát triển công nghệ cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng để tránh việc phân vùng không hợp lý  tạo nên sự bất cân đối trong phát triển như trong trường hợp các khu công nghiệp của các tỉnh thành vừa nêu trên. Việt Nam đã có những cố gắng trong vấn đề nầy như việc thiết lập hai khu chế biến công nghệ dầu hỏa ở Dung Quất (Quảng Ngải) và ở Thanh Hóa. Việc nầy có thể đem lại quân bình lao động và sản xuất nhưng về hiệu quả kinh tế thiết nghỉ cần phải xét lại vì cơ sở chế biến quá xa so với nơi sản xuất dầu khí và hệ thống giao thông cùng tiếp liệu quá tốn kém!

 

3.2- Việc tập trung công nghệ cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng, cũng như đừng để cảnh trăm hoa đua nở trong việc chấp thuận giấy phép thành lập một cơ sở sản xuất: nhà máy chế biến thực phẩm nằm cạnh nhà máy hóa chất như trường hợp ở khu chế xuất Sông Bé, Đông Đô Đại Phố, Bình Dương v.v… Việc thiết lập một nhà máy mới cần phải có nghiên cứu rành mạch về các ảnh hưởng tác hại môi trường (Environmental Impact Assessment - EIA) trước khi được xây dựng.

 

3.3- Sau hết để đáp ứng nhu cầu phát triển cần phải có máy móc bị du nhập từ ngoại quốc để thực thi các công nghệ sản xuất. Đây là vấn đề cốt lõi trong giai đoạn tiền phát triển nầy. Mọi quyết định sai lầm đều có thể đưa đến hậu quả không thể lường được. Cần phải có một  tính toán trong tinh thần yêu nước tuyệt đối, không để các yếu tố khác sản sinh từ ước vọng phúc lợi riêng cho cá nhân ảnh hưởng lên những quyết định có tầm vóc quốc gia. Muốn được như thế, sự du nhập thiết bị cho công nghệ phát triển cần phải hội đủ những yếu tố sau đây:

 

Cần tránh nhập cảng:

 

·       Những công nghệ đã bị phế thải trên thế giới (obsolete technology);

·       Công nghệ  có chu trình xử dụng ngắn hạn (short life cycle);

·       Công nghệ bất tương xứng so với công nghệ sẳn có trong nước (incompatible);

·       Và nhất là những công nghệ tác hại đến môi trường (environmental unfriendly). 

 

Để đạt  được  những yêu cầu trên nhà dự phóng phát triển công nghệ lý tưởng cho  tương lai của Việt Nam cần phải có:

 

·       Sự hiểu biết kỹ thuật và tình hình công nghệ trên thế giới để khỏi bị lừa do những tài phiệt ngoại quốc thiếu lương tâm;

·       Thận trọng trong việc thu nhận các tài khoản viện trợ của quốc tế vì phần lớn họ chỉ muốn viện trợ những thiết bị độc quyền (để gây áp lực và bắt chẹt chính quyền) hay thiết bị sắp phế thải (để tống khứ bị ra khỏi nước);

·       TÂM và Ý trong sạch trong việc phục vụ đất nước để khỏi bị ảnh hưởng kim tiền  làm sai lệch quyết định;

·       Và sau hết cần phải suy nghĩ thật sâu trong việc cân bằng bài toán phát triển và môi trường.

 

Nếu nặng lo về phát triển để giải quyết những nhu cầu cấp bách trước mắt và nhẹ về xử lý ô nhiễm môi trường thì sẽ đưa đất nước gần đến hố diệt vong.

 

Nếu nặng lo về bảo vệ môi sinh  và nhẹ về phát triển là không tưởng vì không đủ nguồn vốn và không giải quyết được  vấn đề mưu sinh tối thiểu cho người dân.

 

Do đó, việc cân bằng  bài toán phát triển và môi trường phải là một tập hợp của nhiều trí tuệ sáng suốt và phải dựa trên Chánh đạo nhằm mục đích phục vụ đất nước chứ không vì Đảng hay nhóm.

 

Nếu không có những điều kiện kể trên thì sẽ khó có thể có được một giải đáp hài hòa cho bài toán cân bằng nầy được.

 

4-     Những vết xe đổ trong quá khứ và hiện tại

 

Xin đan cử ra đây một vài  thí dụ khác về một  lối giải quyết phát triển kinh tế có tính cách nhất thời và hủy diệt môi trường một cách tệ hại.

 

4.1- Đồng bằng sông Cửu Long hiện đang bị nhiễm mặn  trầm trọng, nước mặn ngày càng lấn sâu vào đất liền vì nhiều nguyên do khác nhau. Nhưng lý do chính yếu là do việc thiết lập các đập thủy điện trên thượng nguồn do Trung Cộng làm cho mực nước sông xuống thấp và không đủ lưu lượng để đuổi mặn trong mùa khô.  Nhưng đứng trước nhu cầu xuất khẩu tôm cá, vì cần ngoại tệ, CSBV qua địa phương và trung ương khuyến khích việc chăn nuôi thủy sản nầy. Từ đó, dân chúng đổ xô vào khả năng kinh tế có lợi nhuận to lớn  mà tự do khai mương mở rạch để dẫn nước mặn sâu vào nội địa và khai khẩn việc nuôi tôm.  Việc làm nầy trước mắt tuy có đem lại phúc lợi cho người dân và nhà nước, nhưng trong dài hạn sẽ là một đại nạn cho toàn vùng... Nước biển sẽ mang nguồn sulfite từ biển vào sâu trong đất liền, và sẽ làm tăng lượng acid sulfate trong đất. Và chất sau nầy có thể là một trong những nguyên nhân phóng thích arsenic, một nguyên tố cực độc, vào nguồn nước sinh hoạt của dân chúng trong vùng.

 

4.2- Thí dụ thứ hai: Nhằm đẩy mạnh xuất khẩu để có thêm ngoại tệ, chính quyền khuyến khích việc tăng gia diện tích trồng cà phê. Và dân chúng đổ xô vào việc phá rừng để trồng cây công nghiệp cho nhiều năng xuất nầy. Rừng bị phá không theo một quy hoạch hay điều nghiên nào. Nhiều nơi trên vùng cao nguyên vì thiếu nước tưới tiêu trong mùa khô mà một số nông trại bị thiệt hại trắng! Thêm nữa, vì nạn phá rừng bừa bãi, lớp đất mặt không có nơi tựa nhờ vào các rễ cây rừng, cho nên bị xói mòn trong mùa mưa và đất trở thành chai mòn không thể khai khẩn được trong vài mùa sau đó!

 

4.3- Thí dụ thứ ba: Vì nhu cầu điện khí hóa nông thôn, CSBV đã ưu tiên đầu tư vào việc nhập khẩu thiết bị cần thiết cho việc xây đập thủy điện từ 30 năm qua. Và vì không điều nghiên kỹ lưỡng tác hại môi trường của đập thủy điện cũng như không học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia đi trước, Việt Nam đã có một lực lượng lao động đáng kể cho công nghệ nầy và một số thiết bị lỗi thời... Tệ hại hơn nữa, để giải quyết vấn đề lao động, CSBV quyền đã cho xây cất nhiều đập thủy điện ở miền Trung là nơi có những con sông với độ dốc thấp không thích hợp cho việc xây đập! Việc làm nầy đã gây di hại lớn là nhiều nơi không còn đủ nước để trồng trọt cho vùng trên.

 

4.4- Thí dụ thứ tư: Thiết lập hệ thống nhà máy đường từ năm 2000 do máy móc và phụ tùng phế thải hoặc công nghệ lạc hậu do TC cung cấp với kinh phí trên 4 tỷ Mỹ kim từ Bắc chí Nam như:


 

·       Các nhà máy đường tại Miền Bắc: Sơn Dương, Tuyên Quang, Cao Bằng, Sơn La, Hoà Bình, Lam Sơn, Việt – Đài, Nông Cống;

·       Các nhà máy đường tại Miền Trung: Nghệ An-Tate & Lyle, Sông Lam, Sông Con, Quãng Bình, Phổ Phong – Quãng Ngãi, An Khê – Quãng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Tuy Hoà, Ninh Hoà, Khánh Hoà, Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc, Đắc Nông, Phan Rang, Sugar VN;

·       Các nhà máy đường tại Miền Đông Nam Bộ: La Ngà, Bourbon Tây Ninh, Biên Hòa, Biên Hòa - Trị An, Biên Hòa - Tây Ninh, Nước Trong;

·       Các nhà máy đường tại ĐBSCL: Hiệp Hoà, Sóc Trăng, Bến Tre, Phụng Hiệp – Cần Thơ, Vị Thanh – Cần Thơ, Long Mỹ Phát, Tây Nam - Kiên Giang, Tây Nam - Cà Mau, Trà Vinh, Vĩnh Long.

 

Ngần ấy nhà máy được xây dựng trong thập niên 2000. Chó đến nay, có thể nói trên 80% số nhà máy trên bị bỏ hoang vì được xây dựng trên những mãnh đất «chó ăn đá gà ăn muối» làm sao có đủ lượng mía để vận hành nhà máy!

 

4.5- Thí dụ thứ năm : Hệ thống nhà máy nhiệt điện. Theo thống kê của Viện Nghiên cứu cơ khí (Bộ Công Thương) được công bố hồi đầu tháng 4/2014, Việt Nam hiện có 20 dự án nhiệt điện thì có 15 công trình được phía TC làm tổng thầu. Số liệu của Ủy ban Tài chính và Ngân sách Quốc hội công bố trước đây cũng cho thấy, tính đến năm 2010, có đến 90% các dự án tổng thầu EPC (tư vấn, thiết kế - cung cấp thiết bị - xây lắp, vận hành; hay nói cách khác là thực hiện dự án theo phương thức chìa khoá trao tay) của Việt Nam do nhà thầu TC đảm nhiệm, trong đó chủ yếu là dầu khí, hóa chất, điện, dệt kim.



 

Trong số này, các doanh nghiệp đến từ bên kia biên giới thực hiện tới 30 dự án trọng điểm quốc gia, trong đó có nhiều dự án "tỷ đô" của ngành điện. TC quyết định đóng cửa hàng loạt nhà máy nhiệt điện chạy than trong cả nước. Nguyên nhân là do lượng khí thải từ những nhà máy này gây ô nhiễm môi trường đến mức báo động. Thế nhưng ở Việt Nam, rất nhiều dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện than với quy mô hàng chục tỷ USD lại được phê duyệt rầm rộ, đặc biệt là những dự án này đều do Trung Quốc đầu tư. Dưới đây là hàng chục dự án lớn tại Việt Nam, do nhà thầu TC đảm nhận vai trò chính hiện nay:

 

* Trung tâm nhiệt điện Long An (xã Phước Vĩnh Đông, huyện Cần Giuộc tỉnh Long An, sát với TP.HCM);

* Nhà máy nhiệt điện Quảng trạch 1 (chủ đầu tư dự án là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) với vốn gần 2 tỷ USD);

* Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch 2 (sẽ được xây dựng năm 2019);

* BOT nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 2 (vốn đầu tư khoảng 2.2 tỷ USD);

* Dự án BOT nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn 2 (có vốn đầu tư 2.3 tỷ USD);

* Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân I và II.

Chưa kể hiện nay cả nước có khoảng 20 nhà máy nhiệt điện (riêng đồng bằng sông Cửu Long có 14 nhà máy – khoảng 10 nhà máy do TC đầu tư), dự kiến đến năm 2030 cả nước sẽ có 80 nhà máy nhiệt điện than du nhập từ TC.


 

Chúng ta đã biết nhà máy nhiệt điện than gây ô nhiễm môi trường hạt bụi li ti PM4 (4ug) tạo ra sương mù, thậm chí là mưa a xít…Theo nghiên cứu của nhóm độc lập cho biết: số người chết do điện than bằng gần nửa số chết do tai nạn giao thông. Con số người chết yểu liên quan đến nhiệt điện than ở Việt Nam là 4.300 người mỗi năm. Còn nhóm nghiên cứu của trường Đại học Harvard của Mỹ cũng đã cảnh báo rằng, nếu tất cả các nhà máy nhiệt điện đốt than trong quy hoạch đi vào hoạt động thì sẽ có tới 25.000 người Việt Nam bị cướp đi mạng sống vì những ảnh hưởng của nhiệt điện đốt than hàng năm!

 

5-     Thay lời kết

 

Năm thí dụ trên là những chứng minh hùng hồn rằng, hơn lúc nào hết và trong giai đoạn phát triển sơ khai nầy, việc cân bằng bài toán phát triển và môi trường là ưu tiên hàng đầu cho những người quản lý quốc gia.

 

Thế hệ tương lai Việt Nam sẽ đánh giá qua hành động nầy. Và thành quả tốt đẹp hay thất bại sẽ nằm trong tay CSBV : - nếu họ còn tồn tại sau những biến động, cấu xé từ cơ cấu thượng từng của đảng), - và nếu họ còn có một chút điểm lương tâm là trở về với dân tộc?

 

Theo ước tính, người Việt Nam thứ 100 triệu sẽ ra đời vào năm 2020. Nạn nhân mãn, nạn thiếu dinh dưỡng, nạn tụt hậu... luôn luôn chờ đợi chúng ta từng giờ từng phút và thời gian không còn là nhân tố thuận lợi cho chúng ta như trước kia nữa.

 

Hãy thức tỉnh đi CSBV, hởi những người còn đang «quyết tử» dành lấy quyền lợi và quyền lực cho phe nhóm, dâng Đất và Nước cho giặc phương Bắc.

 

Nếu không, Giờ Phán xét đã sắp tới rồi !!!

 

Mai Thanh Truyết

Hi Bo v Môi trường Vit Nam - VEPS

Houston -01 -02 - 2018

 

 

Phụ lục:

 

         Như Bóng Ma Trơi (Thái Bình) • 21 hours ago

Việt Nam là bãi rác thải công nghiệp của Tàu Cộng, mọi thứ chất độc hại, phóng xa, kim loại nặng... đều được đổ vào Việt Nam.

 

Tiếng Quê • 18 hours ago

Hơn chục năm nay, mấy cái loa mồm của các đồng chí cs trong giới cai trị thường bla bla: "quyết tâm đưa Việt Nam cơ bản thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại".

 

Đến nay đã là 2018 Việt Nam ta chưa có dấu hiệu nào là một nước phát triển công nghiệp theo hướng "cơ bản" chứ đừng nói chi đến "hiện đại".

 

Việt Nam chính thức trở thành bãi rác của thế giới theo nghĩa bóng lẫn nghĩa đen và diện tích đất đai ngày càng bị thu hẹp. Có thể một ngày không xa bọn cộng sản Việt Nam sẽ chính thức dâng toàn bộ hình chữ S cho Trung cộng để mà giữ đảng.

 

Bài phân tích của Mai Thanh Truyết rất hay và cũng là một câu hỏi lớn được đặt ra. Chúng ta cần phải suy ngẫm và hãy tự nhận trách nhiệm về mình, để cùng nhau góp sức cứu lấy dân tộc Việt Nam yêu thương, một dân tộc đã có trên 4000 năm Văn Hiến thoát khỏi hiểm hoạ mất nước.

 

 

Thường Dân VN • 20 hours ago

Chẳng nói đâu xa, khắp các tỉnh Bình Dương, thành phố Hồ Chó, Đồng Nai, BRVT đi ra ngoài đường không khí ô nhiễm trầm trọng... do các công trình xây dựng ô nhiễm có yếu tố tàu cộng, các doanh nghiệp tàu cộng thi nhau xả thải xuống các con sông Đồng Nai, sông Thị Vải, Cần Giờ, Long Sơn (BRVT), nhiều người vận chuyển thực phẩm mất an toàn do ô nhiễm dẫn đến người dân tiêu thụ thực phẩm bẩn nên ung thư là khó tránh khỏi. Vậy mà nhiều người VN không ý thức, không biết kêu gọi và không muốn giải tán cộng sản... Họ cứ vô tư tiếp tay nuôi sống cộng sản bằng việc mua xăng, mua dịch vụ nhà nước bán qua cuộc sống. Nhìn cảnh hàng loạt xe máy, xe hơi chen chúc nhau đi chậm do nạn kẹt xe mà lòng cảm thấy buồn vì cộng sản đã được nuôi sống qua những hoạt động thường ngày của người dân. Không biết những nhà XHDS đề ra phương hướng nào để người dân đứng lên vì con em, vì đất nước này đây? Còn người dân phải làm gì để giải tán cộng sản đang từng ngày hủy diệt người dân qua vụ thực phẩm bẩn, qua vụ đầu độc ô nhiễm môi trường cùng đủ thứ hóa chất độc hại?

 

Hàn sĩ • 19 hours ago

Tác giả Mai Thanh Truyết luôn nhiệt tình đóng góp nhiều ý kiến xác đáng giúp xây dựng đất nước. Dĩ nhiên, bài viết này chỉ có ích cho những nhà lãnh đạo VN "hậu cộng sản" và cho những người VN yêu nước. Chứ đối với đảng cs, chúng đâu có muốn giải "Bài toán phát triển công nghiệp & ô nhiễm môi trường". Chúng chỉ muốn tàn phá môi trường và Hán hóa nòi giống càng sớm càng tốt để hoàn thành mật ước của Hội Nghị Thành Đô 1990.

 

Đảng cs đang tiếp tục cho nhà máy Formosa hoạt động, xả chất thải độc hại ra môi trường. Chúng cũng đang lập thêm nhiều nhà máy khác để giúp Formosa một tay trong việc đầu độc môi trường sống.

 

4khuong • 17 hours ago

Đem đạo lý nhân nghĩa mà nói với cs khác nào nói chuyện với đầu gối, mặc dù vậy cũng phải nói để người dân thấy cái đống phân đang đè đầu cưỡi cổ mình. Cảm ơn tác giả nhiều.

 

 

­


--

________________________________________

Mai Thanh Truyết

https://maithanhtruyet1.blogspot.com/

https://www.facebook.com/envirovn


"Sự bền vững của thế giới chúng ta là năng lượng tái tạo, tái chế phế thải và môi trường xanh."  "The sustainability of our world is renewable energy, waste recycling & green environment." - MTTruyết -

 


//////////////////////////////////////////////////