VAMRF 2012 Awardelebration

The 2012 Award Celebration of

the Vietnamese American Medical Research Foundation

The 2012 Annual Award Night of the Vietnamese American Medical
Research Foundation was celebrated on January 24, 2012 at the Seafood
World Restaurant in Westminster, California on the 2nd day of the
Lunar New Year or Tet for the Vietnamese people. The year of the
Dragon came early this year, and festivals were organized weeks before
the official date change in the Zodiac from the Cat to the Dragon.

In the first part of the program, Dr. Hoang Lan Nguyen spoke on
medications for osteoporosis treatment, then Dr. Khanh Luong,
president of VAMRF presented on Vitamin D utilization in obesity
prevention. Dr. Luong was also invited to submit a book chapter in the
textbook on Vitamin E.

The program was continued with Dr. Anh Dao, Chair of the Award
Committee, announcing the Special Recognition Awards to two
outstanding members of the Community. Dr. Si Nguyen, Vice-president of
the Vietnamese American Medical Association further introduced Dr.
Caroline Kim Hatton, a pharmacist from France who completed a Ph.D. in
Chemistry at UCLA and later specialized in Sports Anti-Doping Science.
Dr. Hatton was the Associate Director of the UCLA Olympic Laboratory
for more than ten years. She mentioned a funding opportunity for a
post-doctoral fellow to do research in that field: if interested, go
to http://www.cleancompetition.org/fellowship.aspx for details. Dr.
Hatton likes to instill the love of science in school children, and
has distinguished herself as the author of several children's books,
such as "Surprise Moon". Dr. Hoang Lan presented to her the Special
Recognition Award along with a gift from the VAMRF.

Dr. Truyet Mai introduced Mr. Nghia Xuan Nguyen, a graduate from the
prestigious Ecole des Hautes Etudes Commerciales de Paris, and an
economist and institutional management specialist with extensive
experience in macroeconomic management building capability,
particularly in the fields of financial management, budget
restructuration, and privatization of state-owned enterprises. Mr.
Nguyen also has experience in broadcasting and media communication
among the Vietnamese community in America. Speaking of languages, Mr.
Nguyen is fluent in French, English, Vietnamese, and has a basic
knowledge of classical Chinese. Mr. Nguyen received the Special
Recognition Award and a gift from the VAMRF.

The evening was continued with VAMRF songs with lyrics by Dr. Khanh
Luong, and music by composer Nhat Ngan, who just passed away three
days ago. The performance by members of the VAMRF singing group was a
tribute to the well-known musician who was a cherished figure at
celebrations in the past.

The dance of the lion and performances by the young dancers of the
Catholic group led the way to the entertainment part. Music and
singing was provided by favorite artist- members, guests and friends
coming from various places. At our table were Drs. Si Nguyen, Tuyet
Mai Phan, Vinh Khiem Nguyen Phuc from California, and Ba Dinh Nguyen
from Scottsdale, Arizona.

At the adjoining table, Dr. and Mrs. Anh Dao were joined by physicians
and pharmacists in Orange County.

A total of 150 people attended the event which was sponsored by
Warner-Chilcott and major laboratories in Orange County. We thank Drs.
Khanh and Hoang Lan, the Award Committee Chairman and members, and all
the sponsors and guests for a wonderful celebration of the New Year.
The party was ended at 11:30 PM.


Please see some pictures at the event.

With best wishes for a Happy Year of the Dragon,

Binh Nhung Tran, PharmD
VAMRF Award Committee Secretary
San Diego, California

Cụ Trần Văn Hương

Cụ Hương miền Nam

TENT

Thưa Quý vị,
Cụ Trần Văn Hương mất ngày 27 tháng 1 năm 1982 tại Sài Gòn. Cụ mất đi
để lại cho chúng ta nhiều tiếc nuối. Hôm nay nhân ngày lễ tưởng niệm
Cụ, tôi xin chia xẻ vài suy nghĩ về Cụ:
Về sự nghiệp chánh trị
Cụ Trần văn Hương đã hai lần được mời và bổ nhiệm đảm trách chức vụ Ðô
Trưởng Saigon, đây là chức vụ đứng đầu quán xuyến điều hành bộ máy
hành chánh thủ đô, bảo tồn bộ mặt của thể chế Việt Nam Cộng hòa đang
trong giai đoạn củng cố xây dựng và phát triển với những khó khăn
chồng chất về mọi mặt.

- Lần đầu vào năm 1955 sau khi Hiệp định Genève chia hai đất nước VN
được ký kết, do cố Thủ Tướng Ngô Ðình Diệm;
- Lần thứ hai,, sau khi chánh quyền Ngô Ðình Diệm bị lật đổ vào năm
1963, cụ Trần Văn Hương lại được bổ nhiệm Ðô Trưởng Sài Gòn .

Tháng 11 năm 1964, cụ Trần Văn Hương được Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu bổ
nhiệm làm Thủ Tướng Chánh Phủ và lập nội các.

Năm 1971, cùng đứng tên trong liên danh Nguyễn Văn Thiệu, cụ Trần Văn
Hương đã đắc cử Phó Tổng Thống VNCH và đến 21/4/1975, sau khi Nguyễn
Văn Thiệu từ chức, cụ Trần Văn Hương đã đãm nhiệm chức Tổng Thống VNCH
trong thời gian ngắn ngủi 7 ngày và trao quyền lại cho Tướng Dương
Văn Minh đầu hàng Cọng sản.

Qua các tình huống được liên tiếp giao phó vào các chức vụ hàng đầu kể
trên, xét ra, không phải thinh không mà cụ Trần Văn Hương đã được
chiếu cố như vậy. Trong bối cảnh chánh trị miền Nam, cụ Trần Văn Hương
đã lần lượt dấn thân vào sinh hoạt chánh trị đại chúng với danh nghĩa
là một nhân sĩ miền Nam do nhu cầu của đất nước, có thể kể:
- Việc thành lập Ðảng Phục Hưng nhưng thực tế, không có nhân sự và
phương tiện hệ thống hóa cơ cấu đảng, trong bối cảnh chánh, trị phần
lớn các đảng phái hiện tồn còn với tính cách là đảng cách mạng, sinh
hoạt thích ứng với nhu cầu đảo chánh, lật đổ, chưa đạt điều kiện hoạt
động đấu tranh đối lập nghị trường như cố Giáo sư Nguyễn văn Bông
chánh thức phác họa soi sáng về sau qua bài phát biểu tại Ðại học Luật
khoa.
- Việc cùng 17 nhân sĩ hình thành Nhóm Caravelle, để phải chịu cảnh tù
đày ngoài Côn Ðảo.
- Việc phải chọn giải pháp vận dụng hậu thuẫn quần chúng miền Nam,
cùng đứng chung liên danh với Nguyễn Văn Thiệu trong kỳ bầu cử Tổng
Thống sau khi đã ở trong vị thế đối lập để tạo một lối thoát tích cực
cho đất nước.

Về mẫu con người và phong cách nhân sĩ miền Nam

Nhân cách con người miền Nam: Trong hoàn cảnh tù đày ngoài Côn đảo, cụ
Trần văn Hương đã kiên trì nhận chịu xem thường những thiếu thốn và
ràng buộc vật chất trong khi giữ vững tinh thần qua câu thơ bất hủ
biểu tỏ thái độ bình thản bộc trực sắc thái miền Nam qua câu thơ bất
hủ để đời ghi trong tập thơ "Lao trung lãnh vận" đọc lên ai cũng thấy
thương cho ông già trong cảnh tù đày:

"Ngồi buồn gải háng, dái lăn tăn"

Tính can trường về nhân cách của con người miền Nam của cụ Trần Văn
Hương còn được biểu lộ qua sự kiên trì dấn thân, không bỏ cuộc, mà
trái lại, vẫn chấp nhận trách vụ được giao phó tiếp đó do nhu cầu của
tình hình đất nước.

Phong cách xử lý tình huống trong sáng của con người miền Nam: Ðãm
nhiệm chức vụ Tổng Thống VNCH sau khi Nguyễn Văn Thiệu từ chức, cụ
Trần Văn Hương đã vì quyền lợi đất nước thực hiện thủ tục trao quyền
cho Tướng Dương văn Minh, nhưng vẩn tôn trong quy định của Hiến pháp
Việt Nam Cọng hòa qua việc triệu tập buổi họp khoáng đại lấy quyết
định của Quốc Hội. Nhân dịp này, cụ Trần Văn Hương đã có những lời
phát biểu sâu sắc xác định lập trường giữ vững căn bản pháp lý của
quyền lực trên cơ sở Hiến pháp. Với đôi chút mỉa mai về Tướng Dương
Văn Minh, cố Trần Văn Hương đã xác định quyền lực lãnh đạo quốc gia
"không phải là cái khăn mouchoir", "đây không phải là một tờ giấy bạc
từ trong tay tôi, tôi móc ra đưa cho Ðại tướng".

Vô cùng tiếc nuối, do trùng hợp với một sinh hoạt cộng đồng đã sắp xếp
trước nên không đến dự buổi lễ giổ tại San Jose được, tôi là Mai
Thanh Truyết, xin cùng ban tổ chức và quý anh chị tham dự chia xẻ một
số cảm nghĩ soi sáng ghi trên về cụ Trần Văn Hương cùng phát huy niềm
tự hào về một nhân sĩ miền Nam để cùng nắm tay nhau xông tới nhằm đúng
mục tiêu đấu tranh diệt Cọng sản bạo tàn trên đất nước Việt Nam thân
yêu.

Thưa Quý vị,

Mỗi năm, nhân mùa Tết đến, hình ảnh Cụ Hương lại về, hình ảnh cúa một
ông Già gân miền Nam, bình dị, nhẹ nhàng nhưng rất dứt khóat trong
quyết định và hành động.
Cụ Hương đã sống trọn vẹn cho Đất và Nước, từ buổi giao thời sau thời
thực dân cho đến Đệ nhứt và Đệ nhị Cộng hòa. Cụ sống và thể hiện tròn
trách nhiệm của người con Việt trong những giai đoạn nghiệt ngã nhứt
của đất nước.
Ngay từ thuở thiếu thời và xuân thời, làm giáo viên, rồi làm Đô
trưởng, Cụ luôn bình dị với chiếc áo sơ mi trắng, chiếc quần kaki xanh
bên cạnh chiếc xe đạp củ kỹ. Nhiều đối thủ chánh trị Bắc kỳ và Trung
kỳ đàm tiếu rằng hành động của Cụ nhằm mục đích làm dáng, phô trương
tánh liêm khiết và che mắt thiên hạ. Nhưng Cụ chẳng cần cải chánh, vì
con đường Cụ đi…thẳng băng. Đó là con đường phục vụ dân tộc bằng tất
cả tâm và sức của mình.
Cụ không cần được xưng tụng là…kẽ sĩ Nam kỳ. Cụ cũng không màn đến
danh lợi, vật chất…và khi nào thấy không còn có thể hợp tác được với
"chánh quyền" ở thời điểm nào đó …Cụ ngang nhiên phủi áo ra đi, chấp
nhận ngồi tù hay bị trù dập.
Trong giai đoạn cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa, cũng có nhiều người
trách Cụ tại sao ham quyền cao chức trọng mà nhận lãnh nhiệm vụ Tổng
thống hiến định khi cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu thoái vị. Đứng
trước cơn hồng thủy của dân tộc, tôi cho rằng đây là một động can đảm
nhứt của Cụ, nghĩa là chấp nhận hy sinh sanh mạng cá nhân để hy vọng
mưu tìm một lối thoát cho quê hương.
Và hành động của Kẽ sĩ Nam kỳ cuối cùng của Cụ là không chấp nhận
quyền công dân do bạo quyền trao trả khi mà Quân Dân Cán Chánh còn kẹt
trong lao tù cộng sản.
Xin đan cử một vài ước muốn cuối đời của Cụ:
• Ước nguyền của Cụ Hương vào năm 1974 là cố gắng xây dựng Đại học
Long Hồ tại Vĩnh Long. Nhiều giáo sư gốc gác địa phương được mời phụ
trách chức vị Viện trưởng như GS NVT, GS TKN…nhưng việc thực hiện
không thành vì những biến động thời cuộc dồn dập trong giai đoạn nầy.
Có lẽ đây là một tiếc nuối của Cụ nhiều nhứt.
• Khi Cụ qua đời, đám tang được tổ chức tại nhà do chánh phủ Việt Nam
Cộng Hòa cấp trong hẽm 210 đường Phan Thanh Giản bên cạnh trường Marie
Curi. Có một sự kiện thú vị cũng cần nên kể ra nơi đây nhân ngày giỗ
cũa Cụ. Số là anh con trai trưởng của Cụ là Thượng tá CS đi ra phường
để xin phép mua một cai hòm quốc doanh, nhưng bị người tài xế trung
thành của Cụ chận ngang, và anh nầy chạy vào Chợ Lớn mua một cổ quan
tài gỗ với giá 10.000 Đồng (tiền VC bấy giờ). Anh Tàu nghe nói là mua
cho Tổng thống VNCH cho nên bớt xuống còn 5.000 mà thôi.
• Một trong những ước nguyền của Cụ là khi chết được chôn ở Nghĩa
trang Quân Đội với lễ nghi quân cách của một binh nhì; nhưng việc nầy
cũng không thành. Tuy nhiên một an ủi cho Cụ là Cụ được hỏa táng tại
Lò thiêu Thủ Đức, xéo bên cạnh bức tượng Tiếc Thương, trước sự hiện
diện đông đủ của học trò cùng hầu hết thân hào nhân sĩ miền Nam không
quản ngại mạng lưới công an chằng chịt chung quanh lò thiêu.
Hôm nay, nhân ngày giỗ Cụ Trần Văn Hương, cúi xin đốt một nén hương
lòng tưởng niệm một người con Việt chân chánh miền Nam.
Tuổi trẻ miền Nam chắc chắn sẽ tiếp nối bước đường Cụ đi và chắc chắn
sẽ thành công trong công cuộc dành lại quê hương từ tay bạo quyền.
Thành kính mong Cụ phò hộ cho Tuổi Trẻ miền Nam.
Mai Thanh Truyết
Người con Việt miền Nam

//////////////////////////////////////////////////