Mục tiêu vĩnh cửu

Mc Tiêu Vĩnh Cu Trong Đu Tranh Ca Người Vit Yêu Nước Chân Chính

Thứ bảy, 03 Tháng 7 2010 20:16

Mục Tiêu Vĩnh Cửu Trong Đấu Tranh Của Người Việt Yêu Nước Chân Chính

Trên bước đuòng đấu tranh vì quốc gia dân tộc và dân chủ cho đất nước, chống Cộng sản, chúng ta hầu như phải đối mặt với những diễn biến bất ngờ có khả năng bị vướng mắc vào những sự kiện hoặc tình tiết mang tính cục bộ, cho nên trong sách lược đấu tranh, chúng ta cần nên luôn luôn phải tự cảnh giác, dự trù phân biệt rõ rệt những phản ứng mang tính chiến thuật và kế hoạch hành động nhằm mục tiêu chiến lược lâu dài.
 
Bài viết này có mục đích kiểm điểm lại và nhận diện thực lực, nói nôm na là nguồn vốn ở bệ phóng để sẵn sàng cất cánh hướng về mục tiêu đã định ở chân trời, tạo một cái khung lý luận và thực tiển trao đổi giữa các thức giả có quan tâm, xây dựng một tầm nhìn rộng và xa cần thiết trong hành động.

.
Kiểm điểm và nhận diện thực lực đấu tranh

 

Trải qua 35 năm từ khi Cọng sản xâm chiếm miền Nam Việt Nam cho đến nay, ước lượng đã có khoảng ba triệu người Việt rời bỏ đất nuóc, sang định cư ở nuóc ngoài, trải rộng từ Âu Mỹ sang Úc, Á. Tùy theo các thể chế chánh trị khác nhau nhưng thuộc thế giới tự do, các nước tạm dung này nói chung đều tạo điều kiện cho nguòi Việt tỵ nạn phấn đấu vượt qua những khó khăn hiển nhiên ban đầu, đạt được một cuộc sống vật chất tương đối ổn định, trong khi bà con thân thuộc tại quê hương phải sống triền miên trong đói nghèo dưới một thể chế chánh trị kềm kẹp khắc nghiệt sắt máu, tập trung củng cố đặc quyền cho một giai cấp  cán bộ cọng sản nắm giữ quyền sinh sát trên cơ sở công thức "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý" kèm theo chiếc bánh vẻ dối trá "Nhân dân làm chủ"!

Vì nhu cầu sống còn trên đất lạ quê nguòi, người dân Việt tỵ nạn không còn con đường nào khác hơn là con đường phấn đấu gian khổ, cực lực lao động mưu sinh tạo dựng lại sự nghiệp, mở đường cho bản thân và cả con cháu thăng tiến qua con đường học vấn hội nhập huóng về tương lai.
 

Thành quả thật là rỡ ràng
 
Chỉ trong khoảnh khắc thời gian không bao lâu, đã thấy xuất hiện khắp nơi,ở các nước tạm dung, một số khu phố với các cửa hàng doanh nghiệp hầu như ngành nào cũng có, thể hiện bản sắc Việt Nam qua các bảng hiệu bằng tiếng Việt. Nổi bật nhất có thể ghi nhận là các văn phòng luật sư, bác sĩ, nha sĩ, địa ốc, điện toán,… cung ứng các dịch vụ đòi hỏi trình độ đào tạo truòng lớp đại học có chọn lọc, chứng tỏ tiềm năng hội nhập và thăng tiến của con người Việt Nam ở xứ người.
 
Một số hàng quán phục vụ ăn uống, giải trí vui chơi do chính nguòi Việt làm chủ cũng đua nhau nở rộ theo thời trang, nói lên tính trù phú sung túc về vật chất của người dân Việt tỵ nạn bên cạnh những cộng đồng thuộc các sắc dân khác. Khuynh hướng hưởng thụ vui chơi này hẳn nhiên cũng có những mặt tiêu cực làm nảy sanh một giới cả trẻ lẫn già sa vào vòng tiêu cực  vì đồng tiền mà phải lao vào cảnh tù tội vốn không dung tha cho ai cả.

Tuy nhiên, song song, cũng đã hình thành và xuất hiện các hội đoàn thuộc các ngành nghề khác nhau về văn hóa, xã hội, giáo dục v.v…, kể cả hải lục không quân trong hàng ngủ quân lực Việt Nam Cộng hòa, quy tụ các thành viên, các đồng đội, đồng nghiệp đã từng chen vai sát cánh sống chết bên nhau trong nghề nghiệp, trên chiến trường, ở quê nhà.
 
Người ta tìm lại nhau, để ăn uống, để trao đổi thông tin cùng chia xẻ những vui buồn và nhất là những kỷ niệm tủi nhục trên bước đường lưu vong. Từ đó, các cộng đồng nguòi Việt tỵ nạn đã đuọc tổ chức thành những bộ máy quản lý điều hành theo quy chế theo khuôn khổ quy định của nhà nước Hoa Kỳ, tạo căn bản pháp lý cho các sinh hoạt công cộng, hòa nhập vào dòng chính lưu của xã hội bao quanh đồng thời khai thác hưởng dụng dịch vụ y tế, xã hội hiện có của nhà nước nầy.
 
Tại Hoa kỳ, địa danh "Little Saigon" đuọc chánh thức công nhận đặt cho một thành phố có khoảng hơn ba trăm ngàn nguòi Việt sinh sống tại Nam California (Hoa Kỳ), mệnh danh là "thủ đô của người Việt tỵ nạn" mang lại niềm tự hào dân tộc, nhưng đồng thời cũng nhắc nhở và gợi lại hình ảnh đau thương của một thủ đô đã bị đánh mất về tay Cọng sản xâm lược ở quê nhà từ tháng tư năm 1975 và nay  đã bị Cọng sản đổi bằng tên Hồ Chí Minh.
 
Đột nhiên, vào tháng 1 năm 1998, cũng tại Little Saigon kể trên, đã nổ ra "vụ Trần Trường". Trần Trường vốn cũng là một người Việt tỵ nạn, nguyên đã lập ra đuọc một cửa hàng khai thác dịch vụ bán và cho thuê băng video ở khu phố Bolsa, đã lặng lẽ treo hình Hồ chí Minh và cờ đỏ ngôi sao vàng Việt nam Cọng sản trong cửa hàng  Hành động này đã dấy lên một phong trào tự phát ít ai ngờ là đã kéo dài đến 52 ngày đêm, quy tụ có ngày đến hơn mười ngàn người trong đó, có cả những người từ các địa phương xa đến, nói lên sự phẩn nộ của người dân Việt tỵ nạn căm thù Cọng sản.
 
Sự kiện này cũng đã phơi bày ra ánh sáng một thực tế không ai có thể phủ nhận đuọc là trong các cộng đồng người Việt tỵ nạn có những thành phần cọng sản mà giới bình dân thường gọi là "bọn Việt cộng nằm vùng". Sự xâm nhập của Cộng sản nằm vùng vào trong cộng đồng người Việt tỵ nạn ở các nước tạm dung nói chung và tại Hoa kỳ nói riêng, đều phát xuất từ các nguyên nhân khách quan và chủ quan. Cần nhớ rằng trong hàng ngủ các thuyền nhân vượt biên, Việt nam Cọng sản Việt Nam, theo một kế hoạch đã định sẵn, đã có tổ chức gài người của họ vào, nhứt là trong nhóm nguòi Hoa gọi là "các nạn kiều"  được Việt Nam Cọng sản cho ra đi theo diện bán chánh thức, mở ra rất nhiều khả năng thương lượng điều kiện tương nhượng để đôi bên cùng có lợi.
 
Ngay trong diện H.O. dành cho các cựu tù nhân chánh trị, được phép ra đi chánh thức ra đi, bao gồm các quân nhân , công chức Việt Nam Cộng hòa đã bị Cọng sản lùa vào các trại cải tạo, rồi được thả về, cũng có thể có các thành phần Cọng sản làm ra và sử dụng "Giấy ra trại" giả lấy tên những trại viên xấu số đã chết trong thời gian giam cầm, để làm hồ sơ xuất ngoại, cho đến nay không bị phát hiện. Rồi từ đó, qua ngả kết hôn với nguờûi Việt tỵ nạn, các thành phần Cọng sản cũng đã thu xếp cho con cháu và cán bộ trà trộn vào.
 
Theo lý lẻ thông thường, vụ Trần Trường đã gióng lên tiếng chuông báo động và cảnh tỉnh đối với nguòi dân Việt tỵ nạn rằng  đã đến giai đoạn Việt Nam cọng sản từ quê nhà chứng tỏ, qua hành động, sự hiện diện của chúng tại các nước tạm dung, bắt đầu công khai thực hiện sách lược lũng đoạn  hàng ngũ người Việt tỵ nạn tại Hoa Kỳ rồi. Và nhiều người đã tiên đoán sự kiện nổi bật này chắc chắn sẽ có tác dụng nung nấu và phát huy thêm tinh thần tranh đấu chống Cọng sản tại đất Nam Cali và sẽ lan rộng khắp nơi.
 
Nhưng những gì thực sự diễn ra sau đó không đúng như nguòi ta tiên đoán, bởi lẽ những làn sóng chống đối nổi lên tiếp đó không tập trung vào đối tượng Cọng sản, mà lai dội trở ngược vào sự lấn cấn nội bộ bao quanh việc quản lý thùng tiền do đồng bào đóng góp trong các buổi tụ họp đêm ngày đả đảo tên Trần Trường! Sự chống đối này làm phát sinh lời qua tiếng lại ồn ào đả kích lẫn nhau giữa các nhân vật có liên quan, có tác dụng gây rạn nứt trong nội bộ người dân Việt tỵ nạn, dư luận quần chúng nói chung; rồi cũng lần hồi từ từ lắng dịu qua thời gian, và đâu cũng vào đấy.
 
Mô hình đấu tranh của Giáo sư Nguyễn ngọc Huy lưu lại:
 
-       Phân công rõ rệt trong tổ chức.
-       Hải ngoại yểm trợ kể cả việc huy động hậu thuẩn của quốc ếê
-       Xây dựng thực lực trong nước.
 
Nhưng ngay sau đó, hiện tượng phân hóa trong nội bộ vì trống vắng lãnh đạo sau khi Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy qua đời do việc tách rời hai tổ chức Liên Minh Dân Chủ và Liên Minh Dan Chủ  kiên định lập trường.
 
Hiện tượng phân hóa mang tính biểu kiến.

"Maladie enfantile" trong dấu tranh chống Cọng sản là bước đường tự nhiên trên bước đường đấu tranh phát triển và hội nhập.

Xác định mục tiêu vĩnh cửu trên bước đường dấu tranh
 
Những người Việt thành tâm yêu nước mà chúng tôi mạn phép mệnh danh là những Việt yêu nước chân chính, cần được phân biệt hẳn với người Việt Cọng sản yêu nước giả hiệu. Những diễn biến lịch sử xảy ra trong những thập niên qua đã cho mọi người thấy rõ thủ thuật gian trá của Cọng sản Việt Nam trong việc vận dụng chiêu bài "yêu nước" triệt để khai thác tinh thần dân tộc vốn đã nằm trong huyết quản của mọi người dân Việt bình thường.
 
Từ đó, được tô vẻ thêm với thêm khẩu hiệu "yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội" kêu vang, kích động đóng góp sức  lao động hy sinh  hết mình, thực sự chỉ càng ngày càng củng cố quyền lực và quyền lợi của một cấu trúc đảng viên cọng sản chặt chẽ ăn chịu với nhau, trên cương vị là tư bản đỏ bóc lột tận xương tủy người dân bị khép vào khuôn khổ của một chánh sách toàn trị không tài nào cất đầu lên nổi.

Những bài học lịch sử:
 
-       Chiến tranh chống thực dân Pháp.
-       Thỏa ước Fontainebleau để tạo chỗ đứng tiêu trừ phe quốc gia
loại trừ Phan Bội Châu và các thành phần quốc gia.
-       Liên minh công nông.
-       Chánh sách đấu tố cải cách ruộng đất.
 
-       Xâm lược quốc gia Việt Nam thực  áp đặt chế độ cọng sàn theo chiến lược toàn cầu của Cọng sản quốc tê.
 
Thay lời kết

Trò chơi dân chủ không xa lạ gì với quy luật đào thải.
 
Sánh như con trốt từ trên nền đất xoay chiều cuốn hút, ngày càng lên cao, bỏ lại rơi rung những tổ chức và thành phần theo đuổi mục tiêu giai đoạn, đem con bỏ chợ, sau cùng chắn chắn sẽ còn tồn tại với dân tộc vơi đât nước những thành phần cốt lỏi tinh hoa, cang cường gắn bó với mục tiêu vỉnh cửu của đất nước của dân tộc, vượt thắng Cộng sản, giải phóng dân tộc, giải phóng con người Việt Nam.


Mai Thanh Truyết

    

 

Quê Tôi

Tản Mạn về Quê tôi

 

Lâu lắm rồi tôi có …một đêm không ngũ. Câu chuyện xảy ra tối hôm qua, sau khi làm xong 30 phút Hội luận với Ls NHD ở một radio trên San Jose. Thông thường, sau khi vào giường, đọc năm ba trang sách là tôi …lang thang …đi về Việt Nam ngay trong giấc mộng.

Nhưng tối hôm qua thì không! Sau khi đọc xong quyển sách của anh bạn Lê Tấn Lộc, Montréal vừa tặng cho, tôi đã tắt đèn từ lâu, nhưng không tài nào chợp mắt được. Tôi không ngũ được vì những hình ảnh xa xưa của anh bạn Lộc của tôi, mặc dù quá tuổi thất thập rồi, nhưng anh vẫn còn khả năng ghi lại những hình ảnh kỷ niệm của vùng quê của anh ở Vĩnh Long, của ngôi trường anh đã học, của mái nhà người thầy dạy anh đờn và đóng kịch Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo…., thậm chí còn ghi lại vài mối tình quê thời còn là học sinh.

Trí óc tôi vẫn mãi quay cuồng trong bao hình ảnh của bè bạn khắp nơi sau gần 20 năm với "làng văn trân bút", những hình ảnh về quê "tôi" của các bạn văn. Nào là Nguyên Nhung dù là ở miền Bắc xa xôi, nhưng vẫn nhận  một góc Cần Thơ là quê mình. Những bài viết nhẹ nhàng tả lại lối mòn trong xóm, bà bán quán chạp phô đầu ngõ, cùng những "giây phút" chạnh lòng trong vài mối tình thưở học trò.

Nào là cô em Tiểu Thu ở tận Montréal mà cũng còn nhớ vanh vách về vùng quê Vĩnh Long của mình, với bao kỷ niệm đầu đời, chiều chiều đạp xe nhìn về …phía xa xăm hay nhìn mong ngóng ai đó(?). (ghi nhận là TT có nói với tôi đó là "hư cấu" chứ không phải "chiện" thiệt! mà hư cấu hay không cũng là kỷ niệm phải không TT, có anh Thành làm chứng đó!)

Nào là anh bạn thầy giáo của tôi Nguyễn Lộc Thọ trên Đặc san Hậu Nghĩa, hãnh diện nói về vùng quê Đức Hòa đầy Việt Cộng của mình. Nói lên để hoài niệm để cho bà con cô bác mình vẫn còn một quê, có một quê. Bạn Thọ nói về Đức Hòa có Xóm "Quế" (Huế) làm nón lá do cha Bình mang nhiều gia đình Huế về khi chuyển về làm giám mục ở đây.

Lại một cô em Ngọc Dung, Vancouver, dù gốc gác ở tận miền Bắc xa xôi, nhưng cô em vẫn thường hay viết lại kỷ niệm về quê Đà Lạt ngày xưa trong các bài viết, kể lại kỷ niệm trên đường Ngô Tùng Châu về hướng Lữ quán Thanh Niên  và bưu điện, kể lại Cà phê Tùng năm xưa…và dĩ nhiên một vài vấn vương xưa trong cái không khí lãng mạn sương mù Đà Lạt trên đường đi đến Trại Hầm hay quanh bờ hồ Xuân Hương.

Và còn nhiều bạn bè khác viết ra đây không hết, ai cũng hơn một lần viết và nói về quê mình…

Còn tôi!

Nếu ai có hỏi quê tôi ở đâu?

Tôi chỉ trả lới võn vẹn là "quê tôi ở Hậu Nghĩa" mà thôi. Và nếu có hỏi thêm nữa, tôi cũng chỉ có thể nói thêm là tôi sanh trưởng tại làng Tân Phú Thượng, quận Đức Hòa, tỉnh Cholon (giấy khai sanh bằng tiếng Pháp viết chữ Chợ Lớn ra như vậy, và tôi chỉ thấy một lần một, từ lâu lắm rồi, đâu chừng 60 năm về trước).

Theo lời anh chị tôi kể và sau nầy đọc sách báo thêm, quê tôi đã nhiều lần thay tên đổi họ, từ tỉnh Chợ Lớn rồi Long An, và sau cùng là Hậu Nghĩa dưới thời Đệ Nhứt Cộng Hòa. Tỉnh lỵ Hậu Nghĩa  gọi là Khiêm Cương chính là ngôi làng nơi sanh tôi ra. Do đó, tỉnh lỵ rất nhỏ so với các quận như Đức Hòa, Hiệp Hòa, Củ Chi, và Đức Huệ…những vùng đất làm cho biết bao nhiêu cô nhi quả phụ phải trả giá trong cuộc chiến Việt Nam vừa qua.

Tôi đã biết về quê tôi chừng đó mà thôi. Xin đừng hỏi nữa.

Chính vì thế mà tôi không hề viết gì về quê nhà cả, ngoài một kỷ niệm còn vương vất trong trí óc của tôi cho mãi đến ngày hôm nay, kỷ niệm của một thời…Việt Minh vùng dậy, đốt thôn xóm, xử tử nhiều người dân mộc mạc, chất phác vào những năm 44,45 trong đó có Ba tôi.

Ba tôi, theo lời Má tôi kể, đã bị trói thúc ké cạnh bụi chuối bên hông nhà. Lệnh xử tử là vì Ba tôi là "Việt gian"  và là địa chủ, có con gửi theo học trường Pháp dưới Sài Gòn, nói tiếng Pháp với lính Tây trong làng…, có nuôi ngựa đua và thi đua ở trường đua Phú Thọ v.v…Ba tôi bị bắn ngã gục xuống. "Họ" tưởng chết rồi, đốt nhà, cướp của… rồi đi.

Từ đó gia đình tôi trôi giạt xuống Sài Gòn tối hôm đó và Ba tôi được cứu sống.

Và tôi chỉ trở về thăm quê tôi một lần một và chỉ một lần một mà thôi sau "giải phóng" (?) để nhìn thấy mồ mã của Ba Má tôi lần đầu cũng là lần cuối cho đến khi tha hương.

Đó là những gì tôi biết về quê tôi, nơi chôn nhau cắt rún, nơi an nghĩ của những người thân yêu nhứt đời của tôi. Nói như vậy để thấy rằng tôi là một con người tệ bạc, không có hình ảnh quê trong đầu, không giữ được tình quê, tình xóm giềng quê cũ!

Vì vậy cho nên, cứ mỗi lần đọc một bài viết ghi lại những dấu ấn của quê mình do các bạn văn, lòng tôi chùng xuống. Tôi không có được may mắn như các bạn để có thể viết về quê mình. Và đó cũng là lý do tôi mất ngũ tối hôm qua vì một vài câu thơ tình con cóc của lứa tuổi học trò ở quê của anh bạn Lộc của tôi.

Hởi những người Việt tha hương của tôi ơi.

Các bạn có bao giờ có những ý nghĩ của một người không hình dung được nơi chôn nhau cắt rún của mình không? Giống như tôi đây không? Các bạn có bao giờ có những giây phút chạnh lòng như thế nầy bên ly cà phế đắng không?

Một mình trên bàn giấy, nơi tôi viết lên những dòng chữ nầy, nơi tôi trãi qua suốt 17 năm trời. Không một ngăn kéo nào mà tôi không biết chứa những  hồ sơ gì cho công việc của tôi? Không một góc cạnh cũ kỷ trong căn phòng mà tôi không biết có những vết trầy vết nứt. Chiếc computer cũ xưa tôi vẫn giữ để xài không chịu thay để cho "chạy mau" hơn vì nơi đây ghi nhận những suy nghĩ của tôi trong những năm dài.

17 năm trường, một thời gian quá dài nơi đây để tôi có thể in lại tất cả những gì chất chứa trong phòng mà tôi hiện diện mỗi ngày từ 5,6 giờ sáng. Đây chính là nơi tôi trang trãi, chia sẻ với bè bạn khắp nơi những suy nghĩ của một trái tim Việt về Việt Nam.

Thế mà, về quê tôi, tôi chỉ biết mù mờ…Tôi nghiệp cho tôi không các bạn?

Có bao giờ bạn nghĩ, bạn sẽ mất quê khi bạn bị tách rời ra khỏi nguồn cội khi sống ly hương?

Có bao giờ bạn nghĩ, hồn quê luôn luôn ở bên cạnh bạn dù bạn không hề nhắc đến hay nghĩ đến?

Ý nghĩ viết về quê tôi, dù cho một lần như hôm nay, tôi cũng chỉ có chừng đó chia sẻ cùng bạn mà thôi. Hình ảnh quê nhà thì mờ mờ ảo ảo…nhưng tôi vẫn tin rằng hồn quê nơi tôi đã khắc sâu từ trong vô thức, chỉ cần một sát na nào đó, chỉ cần một khơi dậy nào đó, hồn quê sẽ cuồn cuộn chảy vào tâm khảm chúng ta.

Các bạn ơi!

Những dòng tản mạn trên đây tôi muốn nhắn gữi tới các bạn rằng, dù ở một nơi xa xôi nào  trên quả địa cầu nầy. dù bạn bị tách rời khỏi quê cha đất tổ, sống tha phương nhưng "không cầu thực", nhưng hồn quê của bạn vẫn dai dẳng trong lòng bạn, trong tâm trí bạn. Hồn quê đã ẩn tàng trong tận sâu thẳm của tâm hồn bạn.

Bạn không sống gần QUÊ, trong QUÊ, nhưng QUÊ vẫn có trong bạn.

Hồn Quê vẫn sống trong tiềm thức của bạn.

Hồn Quê tôi muốn nói nơi đây, chính là HỒN NƯỚC đó bạn ạ!

HỒN NƯỚC đang réo gọi chúng ta mau về dựng lại bức dư đồ rách do những người vô tâm đang dày xéo Đất và Nước chúng ta.

 

Tôi sẽ không nói như anh bạn Chu Tấn của tôi như:

"Cúi đầu tạ với quê hương,

Tôi còn một nửa đoạn đường chiến binh"

Mà là:

Ngẩng đầu hẹn với quê cha,

Tôi còn đỡm lược xây nhà Việt Nam

 

 

Mai Thanh Truyết

Viết cho Tuổi trẻ Việt Nam

Kỳ niệm ngày giải phóng nước Pháp

6/6/2011

 

Bản đồ "người" Việt Nam tại Nha Trang ngày 5/6/2011

 

Mai Thanh Truyet tai Minnesota-2011

Environmental Problems in Vietnam Conference

0 Comments 05 June 2011

By Mai Hoang

 

Environmental Problems in Vietnam Conference

0 Comments 05 June 2011

By Mai Hoang

ST. PAUL, Minn. (May 28, 2011) – The threat to the environment and controlling contamination of the air, land and water is the paramount issue facing the health and livelihood of people in Vietnam today.  This issue is not isolated to Vietnam, but is connected abroad to Southeast Asia and all the way to the source of water in the mountains of Tibet. It is also spread with the manufacturing and source items of food products.

In connection with Asian Heritage Month this May, the Vietnamese Community of Minnesota offered a special conference last Saturday at the Vietnam Center in St. Paul. A number of Vietnamese community gathered to listen to a presentation and discussion on a variety of environmental issues facing Vietnam.

Mai Thanh Truyet, Ph.D., an environmentalist and president of the Science and Technology Association, and a specialist on water waste treatment in California, brought a PowerPoint presentation, and copies of his book that are based on his research on Vietnam's issues with food, agriculture, the environment, water, wastewater and pollution.

Mai Thanh Truyet, Ph.D.

Dr. Mai explained that the Chinese government had built many dams and that it has impacted Vietnam with water shortages from the Mekong River to the lower land of Laos, Cambodia and Vietnam. The seawater now is absorbing the farming land and rivers of Vietnam that reduces resource for humans, animals and vegetation.

In the area of solid waste, he said that the two common approaches applied in Vietnam now are to bury the solid waste in the ground and to use the process of bio-degradation. They are not safe and less effected. He also cautioned the audience about the importation of disposed materials from other counties to recycle may make Vietnam as a dumping site of the world.

A number of pollution topics were presented and a focus on the food products seemed to intrigue the audience which as several questions following the presentation with discussion and suggestion.

 

Sản phẩm nano

Sản Phẩm "Nano" Đi Về Đâu?

 

Vào khoảng 20 năm qua, một loại sản phẩm mới được ra đời, thành quả của những cuộc nghiên cứu khoa học khởi điểm từ thập niên đầu tiên của thế kỷ 20. Đó là sản phẩm "nano" (nanomaterial) gây nhiều chu ý trong giới nghiên cứu khoa học và các nhà sản xuất trên thế giới. Đây là một loại sản phẩm cực nhỏ (theo cách hiểu thông thường, nano là một đơn vị nhỏ hơn 1/10 của 1 mm theo định nghĩa của Kevin Robbie (2007)). Nhưng trên thực tế, nhiều dạng nano cũng được gọi cho những thành phẩm có kích thước nhỏ hơn 1 um mà thôi. Sản phẩm nano là tất cả những kết quả thâu đạt được trong công nghệ nano, nhằm nhiệm vụ thử nghiệm mọi sản phẩm có đặc tính khác nhau khi bị thu nhỏ lại dưới dạng nano.

Hiện tại, có trên 1.000 sản phẩm nano trên thị trường thế giới căn cứ theo Woodrow Wilson International Center. Từ quần áo chống vi khuẩn chứa sản phẩm nano bạc (silver) cho đến các loại sơn, lớp sơn bọc ngoài (coating), các loại kiếng "ngăn hóa chất" (chemical free) chứa oxid titan, và các mạch quang điện (photo voltaic) tạo ra điện năng chứa những "lượng tử siêu hạt" (quantum dots).

Và các sản phẩm nầy trong thời gian qua đã bắt đầu "đi" vào môi trường sống của con người, vào lòng đất, qua nguồn nước sinh hoạt, qua các nhà máy xử lý và thanh lọc phế thải. Từ đó, sản phẩm trên theo chu trình thực phẩm (food chain) xâm nhập vào cơ thể con người qua nguồn thực phẩm chăn nuôi hay rau cỏ v.v…

Từ đây, sản phẩm nano nầy trở thành một mặt trái của thành quả thu hoạch được từ công nghệ trên, thành một hệ quả tiêu cực đứng về phương diện môi trường trong lãnh vực an toàn sức khỏe cho con người.

Hoa Kỳ đã sớm ý thức được vấn đề trên cho nên hàng năm đều dành ngân khoản cho việc nghiên cứu an toàn sản phẩm và tăng đều theo thời gian, $34,8 triệu Mỹ kim cho năm 2005 và $117 triệu cho 2011. Năm 2008, hai trung tâm nghiên cứu về những vấn nạn có thể xảy ra do sản phẩm nano thuộc liên bang đặt tại Đại học Duke và UCLA nhằm mục tiêu nghiên cứu về các nguy cơ có thể xảy ra hệ sinh thái như thế nào để từ đó hoạch định kế hoạch sản xuất và luật định về an toàn sản phẩm cùng nguy cơ ảnh hưởng lên con người.

Phân loại sản phẩm nano

Fullerenes: (Chưa có danh từ tiếng Việt tương đương) Thời chúng ta học bậc trung học, cho đến khi trình luận án tiến sĩ, cá nhân người viết cũng chỉ biết nguyên tử Carbon có 4 "nối" nối liền với các nguyên tử khác bằng nối covalent như phân tử methane CH4. Vị trí của Carbon là trọng tâm của một tứ diện hình tháp, và các Hydrogen nằm trên 4 đỉnh của hình tháp trên. Và nếu phân tử nào có kết dính nhiều carbon thì chuổi Carbon vẫn là những đường thẳng.

Khái niệm trên đã không còn đứng vị trí "độc tôn" nữa khi con người có khả năng biến dạng những chuổi Carbon phức tạp thành ra hình ông, hình trụ, hay hình tròn. Từ đó danh từ Carbon nanotubes ra đời (sau đó là Silicon nanotubes). Tất cả hình thể "biến dạng" trên là sản phẩm của con người, và không hiện hữu trong tự nhiên. Các nhóm trên được gọp chung thành họ (family) Fullerenes nhờ hai tính chất đặc biệt. Đó là tính bền cơ học (mechanical strength), tính điện trở (resistance), và tình bán dẫn (semiconductivity) mà các áp dụng trên thực tế trong vòng 10 năm qua đã làm thăng hoa thêm hương vị đời sống của nhân loại.

Các hợp chất Fullirenes nầy đã được áp dụng trong y khoa nhằm kết nối các kháng sinh với những vi khuẩn đặt biệt nhằm chữa trị một số bịnh ung thư. Áp dụng trong cơ học lượng từ, họ Fullerens có thể phối hợp các phương pháp quang điện từ để tạo ra nhiều phổ IR (infrared spectra), phổ Raman, hay phổ UV (ultraviolet) dùng trong nghiên cứu. Năm 1990, các nhà nghiên cứu của IBM đã thành công trong việc chế tạo Carbon 60, nghĩa là cấu trúc hình cầu của chuổi gồm 60 nguyên tử Carbon để từ đó có thể tạo ra sợi (fiber) carbon nano có đường kính <100 nm (1 nm = 10-9 m) ứng dụng trong nhiều công nghệ y khoa và kỹ nghệ hiện tại. Mức sản xuất carbon nano trên toàn cầu đã đạt được 1 triệu cân Anh vào năm 1999.

Việc áp dụng carbon nano vào kỹ nghệ tăng rất nhanh, như việc sản xuất dụng cụ nhỏ như các loại pin "siêu nhỏ", trong kỹ nghệ điện tử, chế tạo các film (coating), hóa chất hấp thụ, áp dụng vào y tế, cho đến các dụng cụ to lớn như võ bọc xe thiết giáp, máy bay. Và công nghệ nầy cũng được áp dụng trong kỹ nghệ chiến tranh như máy bay tang hình và một số máy móc dùng để do thám…

Phần tử nano (nanoparticles): còn được gọi là nano "pha lê" (nanocrystals) để chế tạo nhiểu loại kim loại đặc biệt ứng dụng vào nhiều nhu cầu khác nhau trong công nghệ bán dẫn, hoặc một số oxid  trong kỹ nghệ cơ khí, điện, điện từ, quang học, hóa học, và một số ứng dụng khác. Phần tử nano hiện tại được dùng nhiều nhứt trong công nghệ "lượng tử siêu hạt" và hóa chất "kích hoạt" (chemical catalyst).

Ngoài ra, còn một số Gels và Ceramics áp dụng trong công nghệ tráng men cũng có thể được xem như là  sản phẩm nano vì diện tích tiếp xúc của các phần tử nầy tăng cao trong môi trường dung dịch và gel. Do đó, tính hấp thụ (absorption) tăng làm cho màu sắc trong các đồ gốm được bền lâu hơn và giữ nguyên được màu nguyên thủy không phai theo thời gian.

 

Hành trình của sản phẩm nano

Nhà môi trường học Patricia Holden thuộc Đại học UC Santa Barbara phat biểu rằng:"Nghiên cứu về nguy cơ ảnh hưởng lên hệ sinh thái của các sản phẩm nano vẫn còn là mới mẻ nhưng rất quan trọng cho tương lai". Hiện tại, các nhà khoa học đã tìm thấy vết tích của hóa chất Cadmium trong các mạch lượng tử siêu hạt nằm trong tế bào chất của vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa; và vi khuẩn nầy lại xuất hiện trong một loại protozoa tên là Tetrahymena thermophilla có khả năng chuyển đổi gene của con người… (2010).

Cũng theo Holden, trong dây chuyền thực phẩm lỏng nồng độ của các protozoa có chứa vi khuẩn bị nhiễm cadmium trên tăng gấp 5 lần so với trước kia. Và trong tương lai, việc nhiễm độc cadmium qua đường dây thực phẩm sẽ tăng dần và có khả năng trở thành một nguy cơ thường trực như việc nhiễm độc thủy ngân và DDT trong môi trường nước hiện nay.

 

An toàn sản phẩm nano

Như đã sơ lược trình bày, sản phẩm nano và kết quả của công nghệ nano bắt đầu được chú ý về khía cạnh ảnh hưởng lên sức khỏe của con người cũng như cung cách chữa trị và phòng bị cho tương lai.

Một phát minh khoa học mới, đem vào những ứng dụng phục vụ cho đời sống con người, chắc chắn sẽ để lại các hậu quả mà con người cần phải chuẩn bị tư tưởng để nghiên cứu, sáng chế ra nhiều loại thuốc mới trong việc trị liệu các chứng ung thư xuất hiện qua sự xâm nhập những sản phẩm nano vào cơ thể.

Sản phẩm nano nhằm mục đích tăng diện tích tác động của hóa chất trong ứng dụng trị liệu qua việc tăng tỷ lệ diện tích tiếp xúc so với thể tích của môi trường được áp dụng. Do đó, sác xuất các hóa chất nano hấp thu vào cơ thể qua việc chữa trị, hay qua dây chuyền thực phẩm rất cao. Từ đó trở thành nguy cơ khác cho sức khỏe con người.

Môi trường làm việc của công nhân trong các cơ xưởng sản xuất sản phẩm nano bị tác động rất cao vì công nhận có thể bị ảnh hưởng qua đường khí quản, qua da, và ngay cả qua thực phẩm do mội trường bị ô nhiễm. Vì vậy vấn đề an toàn cần được đặt ra và là một mối quan tâm lớn cho các quốc gia sản xuất các thành phẩm trên.

Viện nghiên cứu Karolinska ở Thụy Điển,  vào năm 2008, đã khám phá ra ung thư các mô phổi do sản phẩm nano chưa oxid kẽm (Zinc), cũng như đã tìm thấy oxid sắt và oxit titan trong DNA của con người.

 

Kết luận

Một phát minh dù sao đi nữa, trước hết nhằm mục đích thỏa mãn theo tính tò mò, trí sáng tạo, và nhứt là do tính tự mãn của con người, và sau đó mới nói đến vấn đề phục vụ cho đời sống trong mục đích hướng thượng hơn. Vì vậy, có rất nhiều phát minh chẳng những không không đem lại lợi ích cho con người mà con gây thiệt hại cho nhiều người.

Có những phát minh nhằm mục đích quân sự ban đầu, nhưng sau đó mang lại tiện dụng trong việc di chuyển như hệ thống GPS ngày nay.

Tóm lại, sản phẩm nano cũng nằm trong hai lãnh vực vừa tích cực và tiêu cực trên. Vấn đề là nên hướng những cuộc nghiên cứu nano vào lãnh vực phục vụ cho lợi ích của con người hơn là đặt trọng tâm vào những nhu cầu không trong sáng cho một quốc gia hay một thế lực nào đó.

Muốn làm như vậy, nhà nghiên cứa vừa phải có TÂM và ĐỨC trong việc nghiên cứu các sản phẩm nano nầy.

 

Mai Thanh Truyết

West Covina, 3/6/2011

 

 

 

 

//////////////////////////////////////////////////