Sinh Nhựt Khối 8406

Kỷ Niệm Khối 8406

 

Chỉ còn độ mươi ngày nữa là sinh nhựt lần thứ sáu ngày 8 tháng tư năm 2006. Thời gian tương đối ngắn ngũi, nhưng có thể nói những hiệu ứng và ảnh hưởng của Khối đã dàn trãi rộng khắp từ trong nước lẩn hãi ngoại.

Nhìn lại suốt thời gian đã qua, Khối và những thành viên điều hành Khối đã đi một bước dài, dài trong kinh nghiệm đấu tranh cho tiến trình mang lại tự do, dân chủ, và nhân quyền cho Việt Nam, cũng như dài trong những thành quả đạt được qua việc chuyển tải những thông tin cần thiết cho người dân để họ có thể trang bị một số hành trang để tự tin hơn và tự bảo vệ lấy chính mình.

Hai thành quả trên có tính cách hổ tương với nhau; do đó, đây là một vũ khí tổng hợp có thể đương đầu lại với cường quyền trong hiện tại và tương lai.

Cho dù cho đến ngày hôm nay, người dân vẫn còn chịu một sức ép hết sức dã man của cường quyền, như công an vẫn tiếp tục chà đạp nhân quyền, vẫn đứng trên pháp luật để đàn áp dân chúng mặc dù người dân không hề làm lỗi hay bị một lỗi giao thông nhẹ như không mang nón an toàn vẫn còn bị trấn áp, tra tấn cho đến chết. Gần đây nhứt như việc mới xảy ra ngày hôm qua, 23/4, công an đã đột nhập vào nhà của TS Cù Huy Hà Vũ mang đi những lẵng hoa của bà con mang đến ủng hộ tinh thần anh Vũ mà chị Vũ đang chưng bày trước cửa, hoàn toàn không vi phạm luật chiếm lề đường.

Tất cả quả thật là trơ trẽn!

Cho đến nay, vẫn không thể nào giảm khinh cho cường quyền được trước những hành động không còn nhân tính và thiếu cung cách hành xử văn minh của các dân tộc trong cộng đồng thế giới của đàn cừu của đảng cộng sản Việt Nam.

Tuy nhiên, cường độ và số lượng những tệ nạn trên có phần sút giảm trước áp lực của quốc tế. Hơn nữa trước tình trạng thất bại hoàn toàn của cái gọi là "kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa", nhứt là trước sự phá sản của quốc gia đang cận kề, cường quyền cần phải nhẹ tay để còn có thể thực hiện công việc của "cái bang" đi ăn mày thế giới.

Giống như "con giun xéo lắm cũng quằng"  bà con đã dám chuyển tải chủng tử "sợ hải" vào chính những đảng viên của chế độ. Tin tức trích đoạn dưới đây nói lên hiện trạng xã hội Việt Nam ngày hôm nay như sau: "Sáng ngày 21 tháng 3 năm 2011 bà con dân giáo xã Kỳ lợi, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh đã bắt 5 CA huyện Kỳ Anh, trong đó có một Phó CA huyện (không nắm được tên tuổi ông này) và tạm giữ một ô tô của CA huyện (xe bị xịt lốp, bẻ biển số).

5 người này đã bị bà con khống chế áp giải về nhà văn hóa xã và giam lại. Trong lúc lộn xộn, Phó CA huyện giả vờ điện thoại, tìm cách lẻn ra và trốn thoát được. Phó CA huyện trốn thoát được nhờ đi bộ vòng ra bờ biển sau đó hướng về phía cảng Vũng Áng và sau đó điện thoại cho CA huyện đem xe đón về.

Tin các CA bị bắt giữ đã được CA huyện báo về CA tỉnh. Ngay lập tức CA tỉnh phái một phái đoàn vào làm việc với CQ xã Kỳ lợi đồng thời gặp Cha xứ cùng các chức sắc giáo hội địa hạt thuyết phục bà con giáo dân trả tự do cho các CA bị bắt giữ. Mãi đến 20h đêm hôm 22 bà con giáo dân mới thả cho họ về".

Những sự việc, có thể nói cũng là một trong những thành quả của Khối.

Mặc dù sự điều hợp của Khối vẫn còn chưa nhuần nhuyễn, chưa phối hợp sự thống nhứt trong hành động cũng như vẫn còn những bất đồng quan điểm  của những người có trách nhiệm trong và ngoài nước. Nhưng đó cũng là một điều rất dễ hiểu một khi Khối phải hoạt động trong điều kiện hiện tại như:

  • Tại Việt Nam dưới chế độ bưng bít, kiểm duyệt, và theo dõi khiến cho việc trao đổi thông tin rất hạn chế.
  • Tại hãi ngoại, nhứt là tại Hoa Kỳ, chính sách hiện tại của quốc qua nầy là đang "nâng niu" Việt Nam để thêm một lần nữa biến nước nầy làm "lá chắn" trước áp lực của Trung Cộng.

Dù sao đi nữa, Khối đang vững mạnh và phát triển cho đến ngày hôm nay là nhờ quyết tâm của những người có trách nhiệm và tấm lòng của người dân thao thức tự do…

Cung cách hành xử theo tinh thần dân chủ, chấp nhận đối thoại và chấp nhận sửa sai cũng chính là những điểm son mà Khối cần phải khai triển thêm trong tương lai.

Tuy không là thành viên của Khối, nhưng cũng xin chúc mừng sinh nhựt của Khối năm nay và cầu nguyện và chúc cho Khối 8406 ngày càng tiến bước để cùng với bà con trong và ngoài nước đẩy mạnh tiến trình dân chủ, xóa tan màn đêm tăm tối của quê hương trong hơn 36 năm qua.

Mai Thanh Truyết

Đệ nhứt Phó Chủ tịch Đảng Đại Việt

Hoa Kỳ 24/3/2011

 


 

Ngựt Bổn: Động đất và Phóng Xạ

Động Đất và Nhiễm Độc Phóng Xạ

 

Lò Nguyên Tử Fukushima phát nổ sau động đất

 

 

Hàng năm, vào ngày 6 tháng 8 tất cả người Nhật trên thế giới đều kỷ niệm ngày đau buồn khi trái bom nguyên tử Little Bay thả xuống thành phố Hiroshima năm 1945 làm cho hàng chục ngàn người chết tại chỗ và di hại phóng xạ vẫn còn ảnh hưởng đến người dân và môi trường cho đến ngày nay.

Và trưa ngày 11/3/2011, một trận động đất lịch sử 8,9 Độ Richter (nhưng sau nầy được Hoa kỳ xác nhận là 9.0) đã xảy ra trên vùng Đông Bắc nước Nhựt. Ngay sau đó, nạn sóng thần tsunami  với vận tốc trên 500 dặm/giờ ảnh hưởng trực tiếp đến 3 thành phố Iwate, Myagi, và Fukushima. Vì vậy, dù có nhận được báo động, nhưng sóng thần xảy ra quá nhanh cho nên người dân đang sinh hoạt trong giờ hành chánh (1 giờ trưa, giờ địa phương) không kịp trở tay và việc sơ tán trước không kịp chuẩn bị.

 

Tuy nhiên, nhờ được học tập và chuẩn bị thiên tai kỹ lưỡng do chính phủ Nhựt luôn luôn đề cao cảnh giác vì nước Nhựt nằm trên vùng có địa chấn mạnh và xác xuất động đất rất cao, cộng thêm tinh thần tự giác và kỹ luật cao độ của ngưới dân, cho nên dù bị bất ngờ nhưng thiệt hại về nhân mạng tương đối ít (tính đến 21/3) so với các trận động đất và sóng thần xảy ra trước đó.

 

Về cường độ động đất có thể nói đây là một vụ động đất mạnh thứ tư trong lịch sử. Tính theo thứ tự thời gian, động đất tại Chí Lợi (Chile) xảy ra năm 1960, 9,5 Độ Richter kèm theo sóng thần làm 5.700 người thiệt mạng, năm 1964, tại Alsaka, 9,2 Độ làm chết hàng trăm người, và tại Sumatra, ngày 16/12/2004 gồm động đất và sóng thần, 9,1 Độ, gây tử vong cho trên 220.000 nhân mạng. Gần đây nhứt, tại Haiti, trận động đất chỉ có 7,0 – 7,3 ngày 12/1/2010, nhưng thiệt hại ước tính trên 300.000 người và hiện nay (3/2011) vẫn còn trên dưới một triệu người sống cảnh màn trời chiếu đất tại Port au Prince, thủ đô của Haiti.

 

Chỉ riêng tại Nhựt, những trận động đất lớn xảy ra theo thứ tự thời gian như sau:

 

·         Vào ngày 1/9/1923 tại Kanto với 8.3 Độ Richter làm cho 140.000 người chết, thiệt hại 28 tỷ.

·         Năm 1933, 8.1 Độ có 3.000 người chết;

·         Ngày 17/11/1995 tại Kobe, 7.2 Độ có 6.400 người chết và thiệt hại trên 200 Tỷ Mỹ kim;

·         Và sau cùng vào tháng 10/2004 với 6,8 Độ tại Niigata làm cho 65 người chết.

 

Đối với trận động đất và sóng thần hiện tại, theo ưo17c tính của các cơ quan thông tin, con số nạn nhân đã lên đến hơn 17,000 người tính đến ngày 23/3, nhưng chắc chắn con số nầy sẽ còn cao hơn nj74a trong những ngày sắp đến vì chưa kei3m kê được số người còn bị mất tích.

 

Động đất còn gây ra nhiều thay đổi trong vận hành của trái đất nữa, theo nhà vật lý Richard Goss của NASA, là trục trái đất đã bị lệch đi 24 cm, do đó vòng quay của trái đất bị đẩy nhanh khoảng 1,6 micro giây (tức 1,6 phần triệu giây) trong ngày 11/3.

 

Về mức độ trầm trọng, so với hai tai nạn nhà máy điện nguyên tử tại Chernobyl 1986 ở Liên Xô và Thee Miles Island ngày 28/3/1979 tại Pennylvania, Hoa Kỳ và tại Fukushima hiện tại, chúng ta thấy mức độ trầm trọng ở Hoa Kỳ là 5/7, ở Chernobyl là 7/7, và tại Fukyshima ngày 15/3 là 5/7, sau đó tăng lên 6/7 sau khi lò phản ứng số 4 phát nổ ngày 16/3.

 

Ảnh hưởng phóng xạ

Ngày 23 tháng 11, 2006, Alexander Valterovich Litvinenko, Trung tá của Sở tình báo Nga (FSB) đã chết vì bị đầu độc phóng xạ do chính người Nga chủ trương tại London, Anh Quốc. Từ thông tin lầy, chúng ta có thể trích ra nhiều bài học và kinh nghiệm về nhiễm độc do chất phóng xạ.

Chất phóng xạ theo định nghĩa được chia làm hai loại: phóng xạ ion hoá và phóng xạ không ion hoá. Phóng xạ không ion hoá đến từ các dạng như ánh sáng, các làn sóng điện radio hay radar, microwave. Loại phóng xạ lầy thông thường không ảnh hưởng đến tế bào và mô của cơ thể con người. Còn loại phóng xạ ion hoá gây ra những phản ứng hoá học tức khắc lên tế bào khi bị tiếp nhiễm như: tia quang tuyến X, tia Gamma, và các cấu tử tạo ra sự ion hoá phóng xạ như tia trung hoà tử (neutron), âm điện tử (electron), dương điện tử (proton). Các loại phóng xạ nầy hoặc được dùng trong y khoa với mục đích chẩn đoán, thăm dò, nghiên cứu, hay trị liệu, hoặc trong công nghệ thử nghiệm vũ khí, cùng một số áp dụng trong các hệ thống an toàn trong các quy trình sản xuất cao cấp như các khoá đóng mở trong lò năng lượng hạch nhân, trong kỹ nghệ tàu biển, hay trong vận hành nhà máy xi măng v.v…

Trong trường hợp ở Fukushima, bụi phóng xạ thuộc loại ion-hóa gồm phần lớn là đồng vị Ceasium137 (cho ra tia beta và gamma) và Iodine131 (cho ra tia alpha). Tia sau nầy, ảnh hưởng đến tuyến giáp trạng (thyroid) trước tiên, trưo17c khi xâm nhập vào tủy sống tạo ra ung thư máu (leukemia).

Bụi phóng xạ có thể tiếp nhiễm vào sinh thực vật, cây cỏ…và con người có thể bị nhiễm phóng xạ qua thức ăn chuyển hóa từ thực phẩm có chứa phóng xạ. Đối với trẻ con uống sửa bò cũng sẽ bị tiếp nhiễm phóng xạ qua bò hay qua sửa mẹ.

Việc tiếp nhiễm phóng xạ, trước tiên là nguyên nhân chính gây ra thương tổn lên hệ thống miễn nhiễm của con người, sau đó lây lan đến các tế bào trong cơ thể. Ngoài ra chất phóng xạ còn là nguyên nhân của sự biến đổi gene, từ đó có thể xuất hiện nhiều biến chứng như ung thư, và có thể gây ra tình trạng dị hình dị dạng cho con cháu về sau.

Sự thiếu hụt tế bào trong cơ thể là chỉ dấu đầu tiên của sự ngộ độc phóng xạ; sau đó, tế bào ruột non bị xâm nhập tạo ra sự nôn mửa kéo theo cơ thể bắt đầu bị mất nước.

Thời gian tiếp theo, tuỳ theo cường độ bị tiếp nhiễm và thể loại phóng xạ (có thời gian bán huỷ khác nhau), phóng xạ bắt đầu tàn phá các mô cứng và mềm (hard and soft tissue) qua các chứng sau đây như: - nhức đầu, - hơi thở dồn dập, - tim đập nhanh, - ho khan (không có đàm), - lồng ngực bị đau từng cơn, - da bắt đầu chuyển sang màu xậm, - ở phần dưới da và bất cứ nơi nào trong cơ thể đều xuất hiện những hạt máu nhỏ do các tĩnh mạch bị vỡ ra, - và chứng thiếu máu trầm trọng xuất hiện. Thời gian bán hủy của đồng vi Iod la 7 ngày và của Ceasium là một năm, nghĩa là trong các định mức thời gian trên các phóng xạ sẽ tự phân hủy (không còn độc hại) là 50%.

Trầm trọng hơn nữa, nếu bị tiếp nhiễm nặng khoảng 10 Gray (Gy- đơn vị phóng xạ), nạn nhân có thể mất mạng trong vòng hai đến bốn tuần lễ. Cường độ của mức phóng xạ tiếp nhiễm cho phép chúng ta có thể ước tính được mức nguy hai đến nạn nhân như sau:

- Nếu cơ thể bị tiếp nhiễm 100 Roentgen, các chứng bịnh do phóng xạ bắt đầu xuất hiện;

- Nếu cơ thể bị tiếp nhiễm khoảng 400 Roentgen, nửa phần cơ thể có thể bị liệt;

- Nếu cơ thể bị tiếp nhiễm khoảng 100.000 Roentgen, nạn nhân bị hôn mê tức khắc và chết trong vòng một tiếng đồng hồ.

(Đơn vị đo lường phóng xạ gồm: - Roentgen: lượng phóng xạ phóng thích do tia gamma trong 1cm3 không khí, ký hiệu là R; - Rad: lượng phóng xạ hấp thụ qua tiếp nhiễm. Đơn vị lầy dùng để ước tính lượng phóng xạ có trong cơ thể; - Gray: Ký hiệu là Gy, là đơn vị chuẩn quốc tế (SI) tương đương với 100 Rad.) Còn một đơn vị SI để đo lượng nguy hại sinh học (biological Ris của phóng xạ khi bị tiếp nhiễm là Sievert.

Trong thiên nhiên, bụi phóng xạ như khí Radon và trong đất và nước cũng có một lượng phóng xạ rất ít trung bình vào khoảng 500 picoCi, không ảnh hưởng gì đấn con người.

Để có một khái niệm về việc tiếp nhiễm phóng xạ, con người trung bình tùy theo vùng sinh hoạt, bị tiếp nhiễm hàng năm khoảng 3 micri Sievert doca1c tia phóng xạ tự nhiên alpha, beta va gama. Mỗi lần đi rợi quang tiếp con người hấp thụ 150 micro Sievert. Nếu bị tiếp nhiễn liên tục trong vòng một tháng với liều lượng phóng xạ là 5,000 micro Sievert, 50% sẽ bị tử vong (các số liệu trên căn cứ vào thông tin của cơ quan CDCP Hoa Kỳ).

Trong trường hợp tại Fukushima, các nhân viên làm việc để cố gắng nối lại mạch điện để chạy máy bơm nước vào 4 lò phản ứng để làm nguội bớt các lò trên đã bị tiếp nhiễm khoảng 100.000 micro Sievert vào ngày 21/3 . Giới hạn cho phép mức phóng xạ trong không khí là 250.000 micro Sievert.

Lịch sử nhiễm độc phóng xạ

Hoá chất có phóng xạ Polonium do nhá bác học Marie Curie khám phá vào năm 1898. Sở dĩ Bà đặt tên là Polonium vì đây là quê hương Poland của Bà và Bà muốn cho quốc gia nầy được thế giới chú ý đến vì đang bị cả Nga, Phổ và Áo cai trị thời bấy giờ. Nạn nhân đầu tiên của chất phóng xạ Polonium chính là con gái của Bà tên Irene Joliot Curie, kết quả của một vụ nổ trong phòng thí nghiệm. Cô Irene đã chết 10 năm sau khi tại nạn xảy ra do chứng leukemia. Hiện tại, mức sản xuất Polonium trên thế giới chỉ vào khoảng 100 gram với mục đích ứng dụng vào việc khử bụi trong các kính hiển vi điện tử và trong các cân tiểu li siêu chính xác.

Đứng về phương diện độc tố học, chất phóng xạ tạo ra những nguyên tử (atom) có khả năng ức chế tế bào của cơ thể con người, điện hoá các tế bào trên và sau cùng tiêu huỷ chúng. Đối với việc tiếp nhiễm do phóng xạ thiên nhiên ở nồng độ thấp, các tế bào bị điện hoá dược cơ thể tái tạo lại sau đó, do đó nguy cơ bị ngộ độc không xảy ra.

Tuy nhiên, khi cơ thể tiếp nhiễm một số lượng lớn phóng xạ như trường hợp của Litvinenko, cơ thể không thể tự hàn gắn và trấn áp cùng thay thế các tế bào đã bị huỷ diệt, từ đó nguy cơ tử vong rất cao. Các loại tế bào trong cơ thể bị ảnh hưởng trực tiếp và bị nhiễm độc là bạch huyết cầu (white blood cell) và tế bào sinh sản hồng huyết cầu và bạch huyết cầu.

Sự thiếu hụt tế bào trong cơ thể là chỉ dấu đầu tiên của sự ngộ độc phóng xạ; sau đó, tế bào ruột non bị xâm nhập tạo ra sự nôn mửa kéo theo cơ thể bắt đầu bị mất nước.

Cơ chế của sự ngộ độc Polonium-210

Qua trường hợp của Litvinenko (23/11/2006), ảnh hưởng sinh hoá học lên cơ thể của các đồng vị phóng xạ được soi rọi rõ ràng hơn vì trước đây, những việc tiếp nhiễm (nhiễm độc) cấp tính với liều lượng cao chỉ được diễn đạt qua tính toán và ước tính mà thôi.

Trung tá Litvinenko là nạn nhân của một sự thanh trừng thường thấy dưới các chế độ độc tài toàn trị như ở Liên bang Nga hiện tại. Qua bức thư trước khi qua đời, mặc dù không nêu đích danh Putin, nhưng mọi người đều biết ông ta là kẽ chủ mưu chính trong cái chết nầy: "Ông (Putin) có thể thành công trong việc làm tôi im lặng, nhưng sự im lặng sẽ đổi lấy một giá đắt cho ông. Ông đã tự cho thấy chính ông là dã man và sắt máu mà thế giới đã từng phê phán ông. Ông đã mặc nhiên tự nhận là đã không tôn trọng đời sống con người, sự tự do, và bất cứ giá trị nào của thế giới văn minh".

Trở lại nguyên tố có chứa phóng xạ Polonium-210, đây là hoá chất đã từng được dùng để chế bom nguyên tử qua tính tách rời (fission) các tia alpha. Những tia nầy có đời sống bán huỷ (half life) là 138 ngày. Nguyên tố Polomium-210 sau khi tách rời tất cả tia alpha, sẽ biến thành nguyên tố chì bền vững (Lead-206) và nhân Helium cùng phóng thích ra 5,3 MeV năng lượng.

Tia alpha rất dễ dàng bị ngăn chận bởi một mảnh giấy mỏng, do đó Polonium-210 chỉ độc hại một khi đã xâm nhập vào bên trong cơ thể qua đường khí quản hoặc thực quản mà thôi.

Nếu Litvinenko uống vào 1ug Po-210 dưới dạng muối citrate hay chloride (đã được các nhà khoa học phỏng đoán), thì có khoảng 3.1015 (3 ngàn ức) đồng vị phóng xạ đã vào cơ thể ông ta, một lượng đồng vị đủ để cho hàng trăm đồng vị kết hợp với mỗi tế bào của cơ thể. Ở mỗi điểm đến của tia alpha, chúng để lại một số năng lượng lớn trong một vùng nhỏ của tế bào, căn cứ vào kết quả nghiên cứu của GS Roger Howell thuộc Đại học Y khoa New Jersey. Mỗi tia alpha sẽ ngăn cách tế bào tạo thành một chuổi gốc (radical) lần lần thiêu huỷ protein của cơ thể cũng như gây thương tổn đến các chuỗi DNA.

Litvinenko qua đời sau 22 ngày ngày bị đầu độc, theo TS Wiley Jr. thuộc Radiation Emergency Assistance Center, Tennessee, có lẽ đến từ nguyên do là các tia alpha đã phá huỷ các tế bào gốc (stem) trong tuỷ bộ (bone marrow). Hiện tượng lầy làm mất sự cân bằng của số lượng hồng huyết cầu và ảnh hưởng đến các tế bào trong hệ miễn nhiễm của cơ thể.

Dù sao, chúng ta cũng phải chờ đợi kết quả chung cuộc sau khi giảo nghiệm tử thi mới có thể có kết luận chính xác về sự tiếp nhiễm trước khi, trong khi, và sau khi bị ngộ độc. Thông thường qua kinh nghiệm về các vụ ngộ độc do phóng xạ, nếu nạn nhân chịu đựng được khoảng sáu tuần lễ sau khi bị ngộ độc, hy vọng cơ thể có thể kháng cự được sự tàn phá tế bào của tia alpha, và các mô của cơ thể có nhiều khả năng hồi phục.

Phương pháp chữa trị

Trong giai đoạn đầu sau khi bị nhiễm độc, thuốc ngăn chận ói mửa và các loại thuốc chống đau nhức có thể được sử dụng để chống lại các dấu hiệu ban đầu qua ảnh hưởng của phóng xạ. Còn các ảnh hưởng tiếp theo, cần phải có thuốc kháng sinh mạnh trong việc trị liệu. Và nạn nhân cần phải được truyền máu để chống lại bịnh thiếu máu (anemia).

Thông thường trong những tai nạn về phóng xạ, như trường hợp ở Chernobyl, Liên bang Nga cách đây hơn 20 năm, ảnh hưởng của phóng xạ vẫn còn tiếp tục, và các chứng bịnh kể trên vẫn còn hiện diện. Các cơ quan trong cơ thể bị ảnh hưởng dài hạn như các tuyến nội tiết (endocrine) và tuyến hormone bài tiết (hormone secreting). Trong tai nạn ở Chernobyl, lượng phóng xạ phóng thích ngoài không khí là 81 triệu Curie (Ci).

Tại Chernobyl, số lượng nạn nhân bị ung thư tuyến giáp trạng (thyroid) ở Belarus, quốc gia bị ảnh hưởng nặng nhất, tăng gấp 100 lần 20 năm sau khi tai nạn xảy ra.

Về các bịnh liên quan đến thần kinh, theo kết quả UNICEF công bố là bịnh rối loạn (disorder) về xương, bắp thịt tăng 43%, về mắt tăng 62%. Đặc biệt trong trường hợp tai nạn Chernobyl, TS George Vargo, thuộc Chương trình An toàn Hạch nhân Quốc tế (INSP) thuộc LHQ đã ra một khuyến cáo là hiện tượng suy dinh dưỡng và việc không đủ phương tiện y khoa để chữa trị như trường hợp ở Belarus cũng có thể là nguyên nhân của sự gia tăng số lượng nạn nhân, ngoài ảnh hưởng chính là do tiếp nhiễm phóng xạ.

Riêng về ảnh hưởng đến các thế hệ về sau, hiện tại, các khoa học gia vẫn còn đang tranh cãi về ảnh hưởng của phóng xạ lên hệ thống di truyền vì DNA của người bị tiếp nhiễm bị biến thể và chuyển qua các thế hệ tiếp nối. Điều nầy đã được chứng nghiệm qua trường hợp Chernobyl, nhưng vẫn chưa có báo cáo khoa học nào về vấn đề nầy đối với nạn nhân ở Hiroshima và Nagasaki trong thời đệ nhị thế chiến.

Kết luận

Ngay tử buổi đấu tiên xảy ra tai nạn, chúng ta học được một bài học lớn từ người Nhật. Chúng ta đã thấy cung cách hành xử trong tinh thần Nhựt, văn hóa Nhựt. Từ việc không bị hỗn loạn trước một biến cố kinh hoàng như trận động đất và sóng thần ngay sau đó, người Nhựt vẫn bình tỉnh và giữ kỹ luật đáng được thế giới khâm phục.

Tại Haiti hiện tại sau 2 năm bị động đất, hiện tại vẫn còn xảy ra hàng ngày nạn cướp giựt, nạn hãm hiếp. Chuyện đó không hề xảy ra ở Fukushima. Hãy hình dung trên video, một em bé 10 tuổi, chứng kiến cảnh cha mẹ và chị bị mất tích, trên người chỉ còn một quần đùi, vẫn đứng xếp hàng chờ đợi để được phát nước uống. Khi được một người khác đem đến cho 2 chai nước, em vội vã mang lên bỏ vào thùng chứa nước để phân phối. Được hỏi tại tại sao? Em trả lời: Em đứng sắp hàng theo thứ tự vì còn nhiều người lớn cũng khát nước như em.

Đó là tinh thần Nhựt Bổn.

Biết bao giờ tinh thần đó được cấy vào ngưới Việt chúng ta?

TS Mai Thanh Truyết

West Covina, 23/3/2011

 

 

Nói chuey65n ngày 10-4-2011 tại Sacramento

TIN CỘNG ĐỒNG

ĐẠI LỄ GIỖ ĐỨC QUỐC TỔ HÙNG VƯƠNG

ĐÚNG 11 GIỜ NGÀY CHỦ NHẬT 10 THÁNG TƯ NĂM 2011

TẠI SỐ 6207 LOGAN STREET SACRAMENT, CA.95824

--------

Trong Thư Mời của Hội Người Việt Cao Niên Sacramento gởi đến các hội đoàn, tôn giáo, tổ chức chính trị, truyền thông báo chí và tất cả đồng hương đang định cư tại Thủ Phủ Sacramento và các vùng phụ cận, mời về tham dự Đại Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương sẽ tổ chức long trọng đúng 11 giờ ngày chủ nhật 10 tháng 4 năm 2011 tại Hội trường  mới khang trang của George Sim Community Center, số 6207 đường Logan (từ đường Elder Creek hoặc đường Lemon Hill rẻ vào). Địa điểm này, trước đây, Hội Cao Niên và Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị đã có tổ chức các buổi lễ quan trọng nhiều lần.

Chương trình buổi lễ chia làm 2 phần rõ rệt.

Trước nhất, Hội Cao Niên tiến hành nghi thức truyền thống dân tộc Việt về ngày húy kỵ Giỗ Đức Quốc Tổ Hùng Vương đã dày công dựng nước.

Nhân ngày Đại Lễ Quốc Tổ Hùng Vương, Hội Cao Niên có tuyên đọc ý nghĩa Ngày Giỗ Quốc Tổ để giúp cho các hậu duệ biết được công đức của Tổ Tiên đã dựng nước và giữ nước như thế nào cho đến ngày nay.

Kết thúc phần chính của buổi Đại Lễ Giỗ Đức Quốc Tổ Hùng Vương, Hội Cao Niên dành thì giờ qúy báu còn lại vào lúc 12 giờ 50 cho phần nói chuyện đầy hào hứng  một đề tài quan yếu về quốc kế dân sinh của đồng bào ở trong nước: Những Vấn Đề Môi Trường Việt Nam. Đây là tựa đề một quyển sách vừa mới xuất bản của Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết, dày gần 500 trang với đầy ấp trăn trở của một nhà khoa học đối sự sống còn của dân tộc.

Tiến sĩ Mai Thanh Truyết đã thấy viễn ảnh của một nước Việt Nam với lối cai trị độc đoán, thiếu thông minh (không muốn nói là ngu xuẩn),  không có căn bản hiểu biết về khoa học ứng dụng nên môi trường sống của Việt Nam đủ mọi ngành nghề, mọi nơi mọi chốn đầy chất thải độc hại đến sức khỏe của con người, tương lai sẽ đưa đất nước chúng ta vào hố diệt vong.

Buổi nói chuyện về Những Vấn Đề Môi Trường Việt Nam còn có giáo sư Trần Cảnh Xuân từ San Diego lên trình bày về nội dung của sách và thân thế tác giả.

Sau  cùng, Hội Cao Niên mời qúy vị tham dự dùng bữa ăn trưa tươm tất cùng xem video clips và trao đổi tâm tình với tác giả. (Trần Văn)

                       

Phạm Phú Minh_ Ngưo17i Việt 19-2-2011

 

Đọc sách:

 

"Những vấn đề môi trường Việt Nam" của tiến sĩ Mai Thanh Truyết

 

Phạm Xuân Đài

 

Những Vấn Đề Môi Trường Việt Nam của tác giả Mai Thanh Truyết là một cuốn sách có chủ đề về khoa học liên quan mật thiết đến đời sống của dân chúng Việt Nam.

 

Có lẽ môi trường là chuyện chúng ta rất thường nghe trong thời đại chúng ta, nhưng ít khi có dịp cảm nhận hoặc đối diện trực tiếp. Một sự kiện tất cả chúng ta thường gặp nhất liên quan đến vấn đề môi trường là việc đi làm smoke check cho chiếc xe của chúng ta, nhưng việc đó mấy năm mới xảy ra một lần. Còn trong đời sống bình thường của chúng ta ở vùng Quận Cam hiền lành này thì hầu như chẳng bao giờ có cảm nhận gì đặc biệt về vấn đề môi trường.

 

Thế nhưng một số quý vị về Việt Nam thăm gia đình khi quay lại Mỹ thường than là Sài Gòn bây giờ nóng bức, đầy khói xe và bụi, quý vị đó đang mô tả bầu không khí bị ô nhiễm của thành phố xưa kia là Hòn Ngọc Viễn Đông, nhưng nay đang là một hòn ngọc dính đầy vết bẩn. Một kinh nghiệm khác của chính chúng tôi: cách đây mấy năm tôi có dịp đi cruise trên sông Dương Tử ở Trung Quốc, suốt bốn ngày đi trên con sông dài nước xanh bát ngát. Một lần tàu dừng tôi ngỏ ý với nhân viên trên tàu muốn xuống sông bơi lội một lúc thì được trả lời: tuy trông nước nó trong xanh đẹp đẽ như vậy nhưng không thể tắm được, vì ô nhiễm rất nặng. Các nhà máy chế tạo xe hơi ở miệt Trùng Khánh và vô số nhà máy khác đã xả xuống sông tất cả nước thải công nghệ, khiến nước một con sông lớn và đẹp đẽ như thế không thể dùng cho sinh hoạt con người được nữa. Mà không chỉ sông Dương Tử, từ vài ba thập niên trước báo chí Tây phương đã báo động con sông mà ai cũng biết ở châu Âu là sông Danube với nhạc phẩm lừng danh Le Beau Danube Bleu – Dòng Sông Xanh, cũng đã hoàn toàn bị ô nhiễm vì chất thải kỹ nghệ của tất cả các quốc gia mà nó chảy qua.

 

Những ví dụ trên cho thấy, nhiều thứ đẹp đẽ, trong lành quanh chúng ta đang bị hủy hoại, không còn lành mạnh, và tình hình nói chung đã rất nguy cập cho cuộc sống của con người trên trái đất. Nhiều hiện tượng thiên nhiên bất lợi cho cuộc sống đã xuất hiện một cách trầm trọng khiến các nước lớn trên thế giới đã phải nhiều lần họp bàn cách cứu vãn trái đất này. Môi trường đã thành một vấn đề trọng đại nhất trong thời đại của chúng ta.

 

Đất nước Việt Nam của chúng ta từ khi mở cửa đón nhận đầu tư của ngoại quốc từ hơn 20 năm nay cũng đang trải qua thách đố rất nặng nề về môi trường. Đầu tư của ngoại quốc có nghĩa là những công ty nước ngoài đem vốn liếng và kỹ thuật vào mở hãng xưởng sản xuất công nghệ trên đất Việt Nam, vốn là một nước nông nghiệp nghèo nàn, nhân công rất rẻ. Các nhà máy khi vận hành thì phải thải ra những chất phế thải, thường là độc hại, ở dạng khí, dạng chất lỏng hoặc chất rắn. Thải đi đâu? Chất khí thì phun thẳng vào bầu khí quyển, chất lỏng thì cho xuống sông ngòi, chất rắn thì đổ vào các bãi rác. Đúng quy luật thì các chất thải độc hại phải được xử lý để loại chất độc đi, nhưng hầu hết các nhà máy ở Việt Nam đã không theo đúng quy trình này nên không khí, đất và nước của chúng ta bị ô nhiễm rất nặng nề. Và lần đầu tiên, một nhà khoa học Việt Nam, tiến sĩ Mai Thanh Truyết, đã bỏ công sức thu thập tài liệu, nghiên cứu kỹ để cho ra đời một cuốn sách về một vấn đề sống còn của nước ta hiện nay, đó là vấn đề môi trường bị ô nhiễm.

 

Với 480 trang sách, qua 25 chương trình bày nhiều chủ đề khác nhau, chúng ta có thể đúc kết nguy cơ ô nhiễm môi trường Việt Nam trong mấy dạng chính: đó là ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm mặt đất và ô nhiễm không khí.

 

Trước hết về ô nhiễm nguồn nước, tác giả cho thấy chất thải lỏng của các nhà máy kỹ nghệ đang là một vấn nạn lớn cho quốc gia, vì các chất này được thải thẳng xuống các dòng sông mà không qua xử lý. Cho đến hôm nay, tình trạng ô nhiễm trên những dòng sông Việt Nam đã tăng đến một mức độ kinh khủng và không có phương cách nào cứu chữa được nữa. Ở những vùng tập trung nhiều nhà máy, các dòng sông trước kia là nơi giặt giũ tắm rửa, nước sông được sử dụng như một nguồn nước sinh hoạt chính của gia đình người dân, nay hoàn toàn không thể dùng được nữa. Đó là các vùng:

 

- Lưu vực sông Cầu và các phụ lưu qua các tỉnh Bắc Cạn, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hải Dương. Lượng chất lỏng được thải vào lưu vực sông Cầu ước tính khoảng 40 triệu mét khối một năm, gây mầm mống bệnh ung thư cho người và tôm cá hầu như không còn hiện diện nơi đây nữa.

 

- Lưu vực sông Nhuệ, có lượng nước thải công nghệ ước tính khoảng 120 triệu mét khối/năm, thêm vào riêng thành phố Hà Nội trung bình 20 triệu mét khối/năm. Hai hạ lưu ô nhiễm nặng nhất là sông Nhuệ và sông Tô Lịch không còn điều kiện cho tôm cá sống, và vào mùa khô nhiều đoạn trên hai sông này chỉ là những bãi bùn, được xem là các bãi rác lộ thiên.

 

- Lưu vực sông Đồng Nai và sông Sài Gòn. Hàng năm sông ngòi trong khu vực này tiếp nhận khoảng 50 triệu mét khối nước thải công nghiệp, chưa kể chất thải của trên 30 ngàn cơ sở sản xuất hóa chất trong thành phố Sài Gòn. Những hợp chất hữu cơ, kim loại độc hại như đồng, chì, sắt, kẽm, thủy ngân v.v... và vô số loại thuốc bảo vệ thực vật đã được thải thẳng xuống sông Sài Gòn. Sông Thị Vải trong khu vực này đã bị chất phế thải nhà máy bột ngọt Vedan của Đài Loan làm hư hỏng hoàn toàn.

 

- Lưu vực sông Tiền giang và Hậu giang: Hai sông này bị ô nhiễm là do hóa chất trong dư lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, kết quả của việc khai thác tối đa nguồn đất cho nông nghiệp. Đã có nhiều chỉ dấu cho thấy các hóa chất độc hại là mầm bệnh ung thư hiện diện trong nước hai sông này. Ô nhiễm nước cũng gây trở ngại cho việc nuôi thủy sản trên sông, khiến cá bè có khi chết hàng loạt.

 

Sau ô nhiễm nước là vấn đề ô nhiễm mặt đất. Những nguồn chính tạo ra ô nhiễm mặt đất tại Việt Nam hiện nay là việc sử dụng phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật quá tải và bừa bãi, cùng với việc thải chất phế thải lỏng và rắn của các nhà máy sản xuất. Tất cả đều độc hại khi xâm nhập vào đất. Các hóa chất không tan sẽ nằm trong đất, cây cỏ sẽ hấp thụ vào rễ, thân, lá hay quả, con người hay súc vật ăn các thảo mộc này có nghĩa là đưa chất độc vào người, tích tụ dần dần để thành thứ bệnh thường nghe trong thời đại này, là bệnh ung thư. Còn những phế thải lỏng cho chảy trên mặt đất thì sẽ thẩm thấu vào đất, hòa nhập với dòng nước ngầm cũng sẽ tác hại vào đời sống và sự sản xuất của con người. Ngoài những nguồn trên, chính rác do sinh hoạt của đô thị thải ra, nếu không được xử lý đúng mức cũng trở thành nguồn ô nhiễm đáng kể. Tại Việt Nam hiện nay tuy luật lệ về môi trường có quy định khá rõ ràng về việc xử lý các chất phế thải, nhưng đại đa số chỉ hiện diện trên giấy tờ, vì thiếu nhân lực kinh nghiệm, thiếu ngân sách, việc kiểm soát và quản lý quá kém và quan trọng hơn hết là nạn tham nhũng.

 

Vấn đề ô nhiễm không khí dễ cảm nhận nhất là số xe cộ tăng gia quá mức tại các đô thị lớn như Sài Gòn, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng. Mỗi thành phố đều có hàng triệu xe lưu thông hàng ngày, xả khói và tung bụi mịt mù vào không khí, và không khí ấy lại đi vào những lá phổi của người sinh sống ở đó. Lượng bụi ở những nơi này cao bốn lần hơn mức độ cho phép, cộng với khói xe sẽ gây nhiều chứng bệnh đường hô hấp cho dân chúng.

 

Đó là nói một cách tổng quát về ba nguồn ô nhiễm, nước, đất và không khí. Tác giả Mai Thanh Truyết trong tác phẩm của mình còn đi sâu vào một số vấn đề đặc biệt, như việc ô nhiễm arsenic, vấn đề phế thải y tế, về thực phẩm Việt Nam và vệ sinh an toàn thực phẩm Việt Nam, về việc khai thác quặng Bauxite ở cao nguyên v.v... Với cái nhìn của một người nghiên cứu khoa học nghiêm túc, vấn đề nào ông đưa ra cũng đầy đủ chứng cứ và luận cứ rõ ràng, chắc chắn, giúp chúng ta những độc giả bình thường biết được tình trạng đáng lo lắng thực sự về ô nhiễm trên đất nước của chúng ta. Ví dụ vấn đề chất thải y tế: các bệnh viện luôn luôn có những dịch vụ y tế như chữa trị, mổ xẻ và thử nghiệm, từ đó có nhu cầu thải đi quần áo của bệnh nhân và y công, bác sĩ sau khi chữa trị có dính máu và chất thải của người bệnh, cũng như các loại vi khuẩn, các bộ phận của con người bị cắt bỏ, các hóa chất, thuốc men cùng các dụng cụ dùng cho các sinh hoạt trên. Phế thải y tế dễ bị lây nhiễm và có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người nếu không được xử lý thích đáng.

 

Với ý thức trách nhiệm của một người trí thức đối với đất nước và dân tộc của mình, ông đã đóng góp nhiều ý kiến cụ thể để giải quyết các vấn đề ô nhiễm tại Việt Nam. Cuốn sách này không những chỉ giúp chúng ta hiểu biết về tình hình ô nhiễm của Việt Nam trong hiện tại mà còn cung cấp nhiều kiến thức về vấn đề ô nhiễm nói chung mà toàn thể nhân loại đang phải đương đầu. Tác giả cho chúng ta biết rằng, vấn đề ô nhiễm tại Việt Nam tuy có những đặc thù của nó nhưng nhìn chung thì cũng chỉ là một phần nhỏ của một tình trạng nguy hiểm chung của cả thế giới. Với tư cách một nhà khoa học, ông đã chỉ ra những phương pháp mà các chuyên viên của thế giới đã đề ra để cứu chữa các nguy hại do ô nhiễm gây ra cho đời sống con người, và cho thấy dù sao đó chỉ là các phương cách vá víu chứ không hoàn toàn giải quyết được vấn đề. Với các phương cách giải quyết "duy lý" như phương pháp hóa học, sinh hóa học hoặc các cách xử lý khác đều để lại các phụ phế phẩm và chính những chất này có thể gây ra nhiều vấn đề khác, cho thấy là dùng khoa học hay kỹ thuật thuần túy chỉ giải quyết vấn đề nhất thời, trước mắt. Một hướng giải quyết mới là dùng thiên nhiên để giải quyết và điều chỉnh những gì con người đã gây ra cho thiên nhiên, với quan niệm cơ bản là mọi sinh vật, kể cả cây cỏ đều có một đời sống riêng góp phần vào sự hài hòa của thiên nhiên, và nếu hủy diệt một mầm sinh vật nào đó có thể làm đảo lộn sự hài hòa ấy. Trong chiều hướng ấy các nhà khoa học đã tìm về thiên nhiên để suy nghiệm và lý giải từ các chu kỳ tuần hoàn của cây cỏ để đưa ra những phương pháp thích nghi cho việc xử lý ô nhiễm môi trường.

 

Quan niệm cơ bản của phương pháp mới này là, thay vì hủy diệt thiên nhiên, con người phải quay về và dựa vào thiên nhiên để nhờ thiên nhiên giúp giải quyết các vấn nạn cho mình. Từ nhận thức này của các nhà khoa học, tác giả Mai Thanh Truyết đã hé lộ cho chúng ta thấy giải pháp căn bản nhất nằm ở chỗ nào để giải quyết tận gốc rễ vấn đề ô nhiễm cho cả nhân loại hôm nay và cả cho các thế hệ con cháu chúng ta trong tương lai nữa.

 

Giải pháp mà ông nhìn thấy không nằm trong khoa học cũng như trong chính trị, mà nằm ở trong ĐẠO LÝ của con người. Con người sinh ra sống trên trái đất này đã để lòng tham của mình chế ngự, đã khai thác trái đất không chút nương tay, làm cho trái đất kiệt quệ, làm hỏng bầu không khí trong lành, làm bẩn dòng nước mà mình cần để ăn uống, tắm giặt, làm cho cây trái, súc vật thành bệnh hoạn, do đó thực phẩm không còn an toàn, làm cho khí hậu nóng lên, làm cho băng tan ra, làm cho mưa bão lụt lội ngày càng khốc liệt chứ không còn thuận hòa như xưa... Dĩ nhiên đời sống của con người đã đạt được văn minh tiến bộ nhiều mặt về vật chất, nhưng đồng thời con người phạm phải nhiều lỗi lầm khiến bà Mẹ Trái Đất phải bị thương tích quá nhiều, không che chở được cho đàn con của bà đang sống trên mặt đất được nữa. Vấn đề là đáng lẽ con người phải sống hòa hợp với thiên nhiên để có được cuộc đời lành mạnh, trái lại, con người đã để cho lòng tham sai khiến, cật lực khai thác thiên nhiên không cần biết những hậu quả tai hại về sau.

 

Sau một quá trình tiến như vũ bão của khoa học kỹ thuật dựa vào sự khai thác vô tội vạ Bà Mẹ thiên nhiên, loài người giờ đây đã ý thức rằng sự tiến bộ vẫn là không thể đảo ngược được, nhưng phải hoàn toàn điều chỉnh lại cách thức mà mình phải áp dụng để duy trì sự tiến bộ ấy. Đó là phải bảo vệ và tái tạo sự tuần hoàn nguyên thủy của thiên nhiên, phải tạo ra những công nghệ sạch để thay thế các nguồn năng lượng đang sử dùng hiện tại, và phải tìm cho ra các giải pháp thiên nhiên để giải quyết nạn ô nhiễm trên thế giới.

 

Hướng giải quyết này đang được tích cực nghiên cứu và ứng dụng. Ví dụ, thảo mộc có nhiều loài có thể "hóa giải" ô nhiễm, như cây hướng dương có khả năng hấp thụ phóng xạ, một loại cỏ ở vùng Alpine hấp thụ kẽm trong đất, cây bạch dương (poplar) hấp thụ TCE, tetrachloro methane, một loại bèo tên là duckweed hấp thụ nitrate, cây mù tạt (mustard) có khả năng hóa giải nickel v.v... Nói chung, khả năng sẵn có của thiên nhiên rất nhiều, vấn đề là phải khám phá ra và ứng dụng để làm sạch không khí, nước và đất. Và sự chuyển hướng này ngày càng có tính thuyết phục cao để tạo lại sự hài hòa trong chu kỳ của vạn vật. Con người chỉ có thể "sống yên" trong chu kỳ ấy, phá vỡ nó là lãnh mọi thứ tai họa cho mình.

 

Trong một tình hình như thế, quyển sách "Những vấn đề môi trường Việt Nam" của tiến sĩ Mai Thanh Truyết đã giúp soi sáng rất nhiều cho những kẻ có trách nhiệm cũng như tất cả chúng ta hiểu rõ tầm mức trầm trọng của vấn đề ô nhiễm, nhìn chung trên thế giới, và đặc biệt trên quê hương Việt Nam của chúng ta. Có thể nói đây là một cuốn sách không những lợi ích trong hiện tại mà còn nhắm tới một tương lai rất xa, cho nhiều đời con cháu của chúng ta về sau này.

 

February & March 2011

 

 

 

 

 

Nói chuyện tại VAncouver 12-3-2011

Kính thưa quý vị,

Kính thưa Tiến sĩ  Phan văn Song và Tiến sĩ Mai Thanh Truyết,

Thưa Ban Tổ Chức, cùng Toàn Thể Quý vị hiện điện,

 

Trước hết, chúng tôi xin trân trọng cám ơn Ban Tổ Chức và đặc biệt cám ơn Tiến sĩ Mai thanh Truyết đã có nhã ý cho chúng tôi được lên giới thiệu Tác giả của cuốn sách NHỮNG VẤN ĐỀ MOI TRƯỜNG VIỆTNAM TRONG BUỔI RA MẮT SÁCH HÔM NAY .

THƯA QUÝ VỊ,

 

Có người  bảo tôi rằng RA MẮT SÁCH THÌ GIỚI THIỆU SÁCH chứ sao lại GIỚI THIỆU TÁC GIẢ THÌ BIẾT NÓI GÌ. Nhưng thưa quý vị, ai cũng hiểu rằng Sách là do Nguời viết ra, cho nên nói đến Sách là phải nói đến ngưòoi viết sách. Vì Người và Sách - hay nói cách khác, TÁC GIẢ  VÀ TÁC PHẨM bao giờ cũng liên quan với nhau. Nhất là tác giả của cuốn sách lại là một nhân vật đã từng đượcnhiều người biết đến mà chúng tôi sẽ xin trình bày sau đây.

NHƯNG...Thưa quý vị, trước khi đi vào phấn chính, chúng tôi xin có đôi lời chia xẻ, để quý vị cảm thông cho hoàn cảnh của tôi .Số là thú thật cùng quý vị, mấy ngáy nay tôi có hai mối lo:

·         Thứ nhất, tự cảm thấy mình vốn kiến thức chẳng đuọc bao nhiêu , nay lại dám múa rìu qua mắt thợ, cho nên chắc có lẽ đành phải ngâm hai câu thơ cuả thi sĩ Hàn Mặc Tử rằng:

             "Ấp úng không ra được nửa lờl,
              Tình thu bi thiết quá thu ơi...." (măc dù bây giờ không phải là mùa Thu, NHƯNG "ẤP ÚNG " THÌ CŨNG vẫn là ẤP ÚNG như thường.

·         Mối lo thứ hai, là mối lo thiết thực nhất, do một sự bất ngờ. Mà nói đến bất ngờ là nói đến sự ngẫu nhiên. Cái ngẫu nhiên này nếu đem đến may mắn hạnh phúc thì nguòi ta goị là "hũu duyên". "Hữu duyên thiên lý năng tuơng ngộ...." Nhưng trong hoàn cảnh tôi thì là một sự ngẫu nhiên, bất đác dĩ, một bất ngờ, không lấy gì làm thú vị lắm...Số là vì cách đây ít ngày, khi tôi vừa chuẩn bị để lo một số việc trong ngày, rồi sẽ bắt đâu viết bài giới thiệu vê Tác Giả cuốn sách môi trường đẻ có thể dùng để chia xẻ cùng quý vị trong ngày hôm nay... Nào ngờ, do một sự bất ưng xảy đến, một sự "ngẫu nhiên". Mà nói đến "ngẫu nhiên" thì tôi lại chợt nhớ tới bài thơ mà tôi được nghe trong một Youtube về buổi ra mắt sách của TS Mai Thanh Truyêt tại Orange County. Bài thơ có nhan đề là "NGÂU NHIÊN", DO luật sư NGUYỄN HOÀNG DUYÊN " đọc. Nguyên văn như sau:

                   Ngẫu nhiên trời đất xoay quanh,
          Ngẫu nhiên cha mẹ sinh thành ra con.
                   Ngẫu nhiên trong cuộc mỏi mòn,
          Ngẫu nhiên đưa ngực hứng đòn tử sinh.

Ba chữ "đòn tử sinh" trong truờng hơp Tiến sĩ MTT quả là đúng. Ông đã từng đưa ngực ra "hứng đòn tử sinh" khá nhiều trong suốt bao nhiêu năm qua. Nhưng ông vẫn không ...chừa. Nói đến dây tôi chợt nhớ mà chúng ta chưa có dịp ngồi nói chuyện về T/S MTT. VÀ tự xét rằng CÁ nhân mình chưa làm đưọc gì "to lớn", thế mà bỗng dưng cũng bị "hứng đòn tử sinh"  ngay tại chỗ.  Người ta thì đưa ngực" còn mình thì "đưa mặt húng đòn tử sinh" chính ngay tại nhà, thì rõ ràng là tự mình gây nên.  Thế thì còn "trông mong" gì được nữa. Sở dĩ phải nói dài dòng như thế để quý vị có thể thông cảm cho rằng, đôi khi trong quá trinh làm việc con người ta gặp phải những "trục trặc kỹ thuật " ngoài ý muốn. Thông cảm, để từ đó có thể bổ túc cho những suy nghĩ của  tôi nếu có đièu gì không chính xác và đầy đủ; vì chắc chắn còn nhiều điều cần bổ túc thêm. Mong rằng T/s Phan Van Song vốn là bạn thân và là "đồng chí " và  MTT cũng sẽ châm chước cho,  Đồng thời hi vọng rằng quý vị, quý anh chị em quen biết cũng sẵn sàng hiểu cho rằng. Đó chẳng phải là vì bị ô nhiễm bởi môị trường, cũng chẳng phải bị...chồng "abuse", mà là bị vạ lây, bị "hứng đòn tử sinh " do NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ MỘI TRƯỜNG" mà tác già là T/s MTT đã nêu ra.

Trong tình thần xây dựng, chúng tôi xin quý vị châm chưóc nếu có điều gì sơ xuất. Xin trân trọng cảm ơn quý vị.


Đến đây, chúng tôi xin đi vào phần chính:

    GIỚI THIỆU TÁC GIẢ MAI THANH TRUYẾT

Thưa quý vị, nếu tôi nhớ không lầm thì cách đây gần 3 năm, hẳn quý vị còn nhớ... Cộng đồng chúng ta đã có dịp được găp gỡ TS MTT trong dịp ra mắt sách "Dioxin và Chất Độc Da Cam" (*) Chúng ta đã có dịp được biết rõ hơn về TS MTT và những sinh hoạt của ông. Năm nay, lần này, quý vị cùng chúng tôi lại có dịp biết rõ thêm, và cặn kẽ hơn, về những công trình mà ông từng theo đuổi bấy lâu nay. Những công trình đó không chỉ được thể hiện qua những lần ra mắt sách, mà là cả một chuỗi những công trình trong một công trình lớn, liên tục, nối kết với nhau như những móc xích. Tôi dùng chữ công trình vì ông không phải chỉ làm để mà làm, mà ông làm vơí tất cả công sức, nghị lực, và là cả một sự tìm tòi, nghiên cưú, liên lạc,để rồi khi hoàn tất thì phổ biến khắp nơi. Việc làm của ông không chỉ qua sách vở mà qua các cơ quan truyền thông, các buổi Hội luận hoặc buổi phỏng vấn.  Cho nên nếu nói rằng ông lo chuyện "đaị sự" cũng không phải là ngoa.

 

Cũng xin nói thêm rằng: Thông thường, việc giới thiệu Tiểu sử của một tác giả thì không đến nỗi khó. Chúng ta chỉ cần lấy chi tiết về học hành, thi cử, bằng cấp, điạ vị, hoặc rõ hơn nữa là đặc điểm về cá tính hay tư tuởng thì cũng đã là tạm đủ rồi. NHƯNG VỚI ÔNG TIẾN SĨ HỌ MAI NÀY thì- xin thú thật- vấn đề không đơn giản. Bởi lẽ, chúng tôi nhận thấy duờng như có nhũng điểm nổi bật khá đặc biệt, trong khi đó, lại có những khía cạnh khác- dường như có vẻ tưong phản hay mâu thuẫn, ngay trong cùng một con người.

 Thoạt nghe thì thấy như có vẻ phi lý. Nhưng đó là sự thật. Vì đó mới là điểm đáng nói. Lát nữa đây, chúng tôi sẽ xin dẫn chứng. Và nếu quý vị muốn "khai thác" TS MTT  thì ông đang hiện diện ở đây, bằng xuơng bằng thị, không còn phải "văn kỳ danh mà bất kiến kỳ hình" nữa.  (Thiết tưởng, nói đến TS MTT thì không ai rõ hơn là TS Phan văn Song, mà tôi đã dề cập đến ở trên... một người bạn cùng chí hướng của ông, từng sát cánh bên nhau trong cảnh nước nhà nghiêng ngửa. Lát nữa đây, TS Song cũng sẽ lên chia xẻ cùng quý vị, một số vấn đề liên quan theo như chương trinh đã dự trù)

Thưa quý vị, khi có dịp tìm hiểu về những vấn đề đáng quan tâm tại ViệtNam, hoặc nhũng gì thực tiễn đang xảy ra trong đời sống hằng ngày, chúng tôi được biết ông làm việc nhiều mà viết cũng lắm. Từ lần ra mắt sách trước tại Vancouver đến nay, tính ra vỏn vẹn chỉ hơn hai năm mà T/s MTT đã cho ra đời hai cuốn sách dầy cộm khác, với "Từ Bauxite tới Uranium,..."Khi nóí đến điều này chúng tôi muốn nhấn mạnh đến một điểm rất quan trọng trong con người của ông. Mà hình như ai cũng thấy rõ khi tiếp xúc với ông, dù qua email, điện thoại, ông cũng chứng tỏ là một con người:

 

       Giàu nhiệt huyết và một tinh thần năng động: Ông dám nói, dám làm. Nói thẳng và làm liền. Sở dĩ tôi biết được điều này là vì, qua nhiều lần đối thoại về những vấn đề Việt Nam, ông luôn luôn chia xẻ mối quan tâm khi nhìn vào thời cuộc đất nước, về cung cách quản lý của nhà cầm quyền VN; đồng thời vạch ra kế hoạch để nêu lên cho mọị nguời thấy.

       Tuy nhiên, cũng có những điều mà "xem văn" của T/s MTT ta cũng chưa chắc đã "biết" hết được nhũng khía cạnh khác trong con người ông, nếu chúng ta không có dịp nghe ông chia xẻ cái nhìn của mình về một số những vấn đề trong cuộc sống, cho bạn bè, qua những bài viết hay một vài mẩu đối thoại qua emails v.v.. Thì lúc đó chúng ta mới biết được "con người thật" của ông. (*)

 

Ngoài những đặc tính kể trên, chỉ nguyên bàn về con người của tác giả, cũng đã thấy là cả một "vấn nạn" phức tạp. Do đó Chúng tôi muốn tóm một số điểm nổi bật sau đây:

 

 

1     Con người dấn thân: Rất cương quyết, ông đã nói là làm. Mà đã làm thì làm một mạch để chuyển giao thật lẹ, như sợ chậm trễ thì hỏng vịệc. Nhanh như gió. Thời tiết không đáng kể. Đúng là thích hơp với câu ca dao xưa:

 

"Làm trai đã quyết thì đành,

Đã đẵn, thì vác cả cành lẫn cây"....

 

Ngay sau khi tốt nghiệp bằng Tiến sĩ Hoá Học, trở về nước, ông đã dấn thân ngay khi đảm nhận chức vụ Trưởng Ban Hoá Học tại Đại học Sư Phạm Saigon. Ông đã tạo một sự cải tổ việc dạy học thụ động, bằng cách:

 

                      Áp dụng một phương pháp dạy học mới, thực tiễn, và cụ thể: field trip cho sinh viên.

                      Áp dụng đúng phương pháp giáo dục đúng theo tinh thần Bộ giáo dục và Thanh Niên VN đề ra       của VNCH, là Nhân bản, Khoa học và Khai phóng.

 

 

2.            Con người của đại chúng: bình dị, thân thiện, cởi mở, dễ "approach": T/S MTT nhiều lần chứng tỏ cho thấy tuy ông vạch trần những gì CSVN làm một cách mờ ám, nhưng ông không tàn sát đến cạn tàu ráo máng. Ông tính tình xuề xoà, trong cách ăn nói, không cách biệt với quần chúng. Tôi còn nhớ một dạo mấy người bạn trong nhóm Khoahoc.net nói đùa là anh Ba Truyết hay ông vẫn tự xưng là "anh Nam Kỳ". Nhưng khi đã làm, là làm đến nơi đến chốn.

 

3.            Con Người nhân bản: Ông nhận xét và vạch rõ ra những sai trái và thẳng thắn lên án âm mưu của chính quyền CSVN thiéu tinh thần trách nhiệm trong viêc quản lý mội trường làm ô nhiễm môi trưòng, làm hại dân, hại nước, nhưng ông còn đề ra những hướng giải quyết chứ không phải dừng ở chỗ chỉ trích để rồi bế tắc, than van...Điều này nói lên con người nhân bản của ông. Ông không đứng trong tháp ngà của tư tưởng. Bao giờ cũng thấy mặt tích cực của vấn đề. Tính "nhân bản" trong cái nhìn về thiên nhiên, khoa học, chính trị và môi trường.

 

 

4.       Con người cương quyết, ông đã nói là làm. Mà đã làm thì làm một mạch để chuyển giao thật lẹ, như sợ chậm trễ thì hỏng vịệc . Nhanh như gió. Thời tiết không đáng kể.

Ở vào tuổi gần thất thập mà ông vẫn làm hăng say như...thanh niên. "Thanh niên 70 chục tuổi".

 

5.        Con người sống với triết lý nhà Phật:

 

Ngó vậy, tưởng ông chỉ có vậy nhưng thực ra trong chủ trương khoa học của ông đôi lúc vẫn nhuốm màu triết lý nhà Phật. Ông hoạt động hăng say là thế nhưng vẫn ý thức được cái lẽ vô thuờng bàng bạc quanh ông trong thiên nhiên, trong cuộc sống. .. Điều này có thể thấy rõ trong những bài phân tích khoa học, môi trường, bao giờ ông cũng đưa ra kết luận mang tính nhân bản và duy tâm.  Điểm đáng chú ý ở đây là: Ông vẫn thường xuyên trau dồi kiến thưc, và học hỏi không ngừng về nhiều phương diện. Có người gọi đùa anh là anh "Ba Truyết", và  "anh Nam Kỳ" (và chính ông lắm khi cũng thân mật tự xưng là anh Nam Kỳ) đủ thấy tính cách bình dị trong con người...

 

Đúng là sống với đạo Phật, với chân tâm, không câu nệ, cũng không máy móc. Triết lý nhà Phật được biểu lộ trong cái nhìn về cuộc đời đã đành. Nhưng ở ông, cái triết lý ấy còn được thể hiện qua lối nhìn về Khoa học, về môi trường về thiên nhiên. Vừa khoa học, vừa nhân bản, laị vưà phần nào thoang thoảng mùi triết lý, mùi thiền.

 

 

Đó chính là những nét đa dạng trong con người của ông. Cho nên, "ngó vậy mà không phải vậy". Còn một vaì khiá cạnh khác, khiến ta không thể kết luận được "ANH LÀ AI?"

 

Có thể nói ông là tổng hợp của những mâu thuẫn; mà là mâu thuẫn sống động, bổ túc cho nhau để trở thành một cái gì phong phú và độc đáo.

 

 

Là một nhà KHOA HỌC, nhưng ông lại cũng thích văn chương, văn nghệ, như là một hình thức làm thăng hoa cuôc sống, và thăng bằng những hoạt động đấu tranh của ông trong đời sống.

 

                    Làm Khoa Học, nhưng ông lại có cái nhìn Phật giáo khi kết luận vấn đề. Thêm vào đó, lại dùng khoa học  để nói lên âm mưu chính trị che đậy ở dưới.

 

                    Ông không chịu ngồi yên. Đem chính trị vào để soì sáng nhũng âm mưu trong việc khai thác bauxit v.v...

 

                    Là một con ngươì đa dạng. Ngó vậy, mà chưa chắc đã hoàn tòan xuề xoà". Chẳng qua là ông không buồn nói thôi.

 

 

Thưa quý vị,

 

Như chúng tôi vừa trình bày, nguyên chỉ nói về tác giả đã đủ ...thấm mệt rồi. Và trong tác giả cũng đã thấp thoáng hình bóng tác phẩm, và ngược lại. Thế thì việc gì chúng ta cần có cái nhìn phân biệt? Cái nhìn không phân biệt mới đúng là cái nhìn Phẫt giao thưa quý vị.  Nói thế, tôi không có ý muốn nói  là chỉ có Phật giáo là hay; Tôi chỉ muốn phân tích rõ những "ngụ ý" của tác giả MTT. Ngụ ý ấy chúng ta có thế thấy thấp thoáng, ẩn hiện ít nhiều trong tác phẩm của ông ...

 

Vì thế tuy không đủ thì giờ nói nhiều về tác phẩm của ông. Chúng tôi cũng không thể làm ngơ nói "đụng chạm" chút xíu đến vấn đề nóng bỏng hiện nay: Vấn đề Môi trường, trong phạm vi hiểu biết của tôi.

 

Môi trường quả là một vấn nạn toàn cầu mà bấy lâu nay ông quan tâm hàng đầu.

 

                      Xuyên qua những công trình nghiên cứu và kinh nghiệm chuyên môn, Tiến sĩ MTT đã có những bài viết phân tách khá kỹ lưỡng và thấu đáo vể môi trường ViệtNam: Một môi trường bị ô nhiễm hầu như toàn diện, từ trên xuống dưới: từ không khí, thiên nhiên, đến mặt đất và mạch nuớc ngầm, những giòng sông.

                      Sự ô nhiễm môi trường đã kéo theo sự ô nhiễm về thực phẩm: Thực phẩm sinh ra trong một môi trường ô nhiễm thì đã đành là độc hại nhưng thêm vào đó là do con người góp phần vào .Cho nên đã nhiều dịp tác giả báo động bà con trong, ngoài nước về nạn ô nhiễm thực phẩm, dược phẩm và nhiều thứ linh tinh khác, trong đó có gạo và nước mắm, hai món ăn chính của người Viêt Nam.

 

Đó là cả một sự báo động:  Chính sự báo động của ông đưa đến những khó khăn cho ông; nhưng ông không màng, việc gì thấy phải thì cứ làm, vơí tất cả NIỀM VUI PHỤC VỤ ĐỒNG BÀO HẢI NGOẠI VÀ TRONG NƯỚC.

Hơn thế nữa, ông quan niệm rằng bấy lâu nay ông đã đuợc may mắn hưởng nhiều bây giờ là lúc ông đền đáp lại phần nào cho cuộc đời.  Đó mới chính là chất nhân bản trong con người yêu nước chân chính như ông vậy.

Điều đáng nói ở đây là:

Giản dị, xuề xoà, là thế, năng động, cương quyết là thế, nhưng bên cạnh đó, tư tưởng ông vẫn bàng bạc một màu sắc triết ly, một chút vô thường trong chủ trương, ít nhất là trong "cái nhìn" của ông. Ông quyết chí khi làm, nhưng có một điều gì khiến phải quan tâm. Ông thường có những suy nghĩ hoặc biểu lộ rất chừng mực. Tuy là Nam Kỳ trực tính và thẳng thắn đấy, nhưng lại cũng có nhiều lúc ông cảnh giác rất cao và cũng cư xử "tế nhị" không kém, Và lúc cần ông cũng rất quan tâm, đắn đo, cân nhắc không... vừa.

                      Quan tâm đến việc làm nhưng trong cái nhìn tích cực và lạc quan, chứ không bi quan.

                      Ông hoạt động không ngừng, và đã  đi "diễn thuyết" khắp nơi: Từ Hoa kỳ đến Canada, Từ Orange County đến Toronto, Montreal và khắp nhũng vùng phụ cận như San
Diego, San Francisco, San Jose, từ Califonia sang đến Vancouver. Và ảnh hưởng của việc làm, tiếng nói, bài viết của ông về mãi tận Việt Nam.  Đâu đâu cũng nghe tiếng nói của ông vang đi.  Ông còn đang chuẩn bị cho một tháng toàn là đi "du thuyết" trong suốt cả tháng 4.

Tiéng nói ấy, việc làm ấy nếu phi tâm huyết không thể thành được. Mục đích của ông không có gì khác hơn là làm mở mang dân trí. Và dân trí quả có mở mang thật; bằng chứng là đã có nhiều bài viết từ trong nưóc cũng có, ở nước ngoài cũng có lên tiếng ca ngợi và tỏ lòng biết ơn...Thì như thế cũng có thể gọi là những phần thưởng tinh thần quý giá.

                      Tác dụng của những bài viết, những buổi nói chuyện qua các Đài Phát Thanh ở Cali, Washington DC, Houston, Á ChâuTự Do, Cali Today, VHN v.v...rất tích cực. Như vậy, đề thấy việc làm của ông không phải là vô bổ. Hơn thế nữa còn có một tác dụng lớn nữa là khác.

                      Đành rằng trên bước đường tranh đấu ông cũng không sao tránh khỏi những điều bất như ý, những "đòn tử sinh" mà kẻ xấu đã phá ông. Nhưng ông đã chấp nhận, cả "cây" lẫn "cành",

 

Tóm lại, với tính cách đa dạng trong con người cùng với những hoạt động đa diện của ông, con nguời Tiến sĩ MTT như thế nào xin tuỳ quý vị kết luận, Bây giờ chúng tôi xin ngưng ở đây để nhường phần cho Tiến sĩ Phan văn Song và sau đó là Tiến sĩ MTT đi vào phần chính của chương trình.

 

Thưa quý vị,

Chúng ta được biết là Tiến sĩ MTT tốt nghịệp ở bên Pháp với văn bằng Tiến sĩ Hoá Học tại trường Đại học Besancon và trở về nước làm Trưởng Ban Hoá Học tại trường Đại Học Sư Phạm Sài Gòn năm 1973. với tất cả nhiệt huyết và óc sáng tạo của tuổi trẻ.

Sau đó ông được Trường Đại Học Cao Đài Tây Ninh mời về làm Giám đốc Học Vụ. Tại đây ông cũng đem tất cả bầu nhiệt huyết ra giảng dạy, sắp xếp để hầu đóng góp được phần hữu ích cho sinh viên. Nhưng vì hoàn cảnh chính trị sau 1975, có nhiều cái phức tạp, nên ông không được tiếp tục làm nữa.

 

Về mặt chính trị, Tiến sĩ Mai Thanh Truyết cũng có dịp tham gia gián tiếp với các sinh viên, ủng hộ họ, tiêp tay với họ trong Cao trào Nhân bản của Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, thì đủ biết ông tuy tham gia chính trị nhưng không "political", không mưu mẹo, mà là làm với tất cả nhiệt tâm của một người có lòng đối với đất nước. Nhiệt tâm ấy còn biểu lộ dài dài trong suốt quãng đời tranh đấu hiện nay của ông từ truớc đến sau.

Sau khi sang đến Mỹ, định cư tại Hoa Kỳ năm 1985, ông tiếp tục nghiên cưú và làm việc, đã:

·         Nghiên cứu hậu Tiến si (Post doc) tai Đại hoc Y khoa Minnesota qua chuong trinh National Institute of Health.

·         Giám Đốc phòng Thí Nghiệm (accredited lab) và nhà máy Xử lý chất thải Rắn và lỏng Cty Chemical Waste Management, Inc.  tai Kettleman City, CA.

·         Dạy Hóa học Đại Cương tại Đại học King College, Fresno, CA.

·         Consultant cho Cty Environment Services. Los Angeles.

·         Giám đốc nhà máy xử lý nước rỉ tại West Covina từ năm 1994 cho đến ngày hôm nay.

 

Với chừng đó công việc, cùng với kiến thức và kinh nghiệm thì vấn đề làm sáng tỏ vấn nạn môi trường không phải là chuyện khó đối với ông.

Tóm lại, với tính cách đa dạng trong con người cùng với những hoạt động đa diện của ông, con nguời Tiến sĩ MTT như thế nào xin tuỳ quý vị kết luận, Bây giờ chúng tôi xin ngưng ở đây để nhường phần cho Tiến sĩ Phan văn Song và sau đó là Tiến sĩ MTT đi vào phần chính của chương trình.

 

Chúng tôi xin dứt lời ở đây để nhường chỗ cho Tiến sĩ Phan Văn Song lên chia xẻ cùng quý vị. Và xin T/S vui lòng bổ túc cho những nhận định của chúng tôi nếu có gì thiếu sót hoạc sai lầm.

 

XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN TOÀN THỂ QUÝ VỊ.

 

Nguyễn Ngọc Dung

Cựu Chủ tịch Cộng đồng Vancouver, Canada

 

 

//////////////////////////////////////////////////