Hi

Hi
Ngày CHIẾN SĨ TRẬN VONG 11-11-2018
Thành kính TƯỞNG NIỆM những người LÍNH CỘNG HÒA và ĐỒNG MINH
trong cuộc chiến ngăn chậm Cộng sản Bắc Việt.


--

________________________________________

Mai Thanh Truyết

https://maithanhtruyet1.blogspot.com/

https://www.facebook.com/envirovn


"Sự bền vững của thế giới chúng ta là năng lượng tái tạo, tái chế phế thải và môi trường xanh."  "The sustainability of our world is renewable energy, waste recycling & green environment." - MTTruyết -




Triển lãm tranh Văn Vũ


Triển lãm tranh Văn Vũ

 


Sáng thứ bảy 3/11/2018, tại Palette Art Gallery, Houston, một phòng triển lãm quen thuộc của giới thưởng ngoạn nghệ thuật trong vùng. Từ kỹ thuật hội họa cho đến điêu khắc và đông đảo nhứt là phải kể đến những ngày triển lãm nhiếp ảnh nghệ thuật. Có thể nói trong bộ môn nghệ thuật thứ ba nầy đã dễ dàng quy tụ hàng trăm nhiếp ảnh gia, vừa chuyên nghiệp, vừa tài tử trong vùng đều mượn Gallery nầy để làm nơi gửi gấm và "trình làng" những tác phẩm nghệ thuật.

Hôm nay, nhiếp ảnh gia, họa sĩ Văn Vũ, người đã thành danh từ thời còn phục vụ trong quân ngũ trước năm 1975 và đã nhận nhiều giải thưởng về họa cũng như về ảnh ở trong nước và ra tận hải ngoại.  Cuộc đời ông dường như đã gắn bó keo sơn với hai bộ môn nghệ thuật nầy. Bên cạnh những thành quả đó, một chứng nhân, một phụ tá đắc lực về vật chất lẫn tinh thần đôi khi đã phải chịu đựng và hổ trợ vô điều kiện cho nỗi đam mê vô bờ của ông nhưng lúc nào cũng giữ một nụ cười hiền hòa nhẫn và nại trên môi.  Đó chính là Bác Văn Vũ gái.


Trên 60 bức ảnh được trưng bày trang nhã hài hòa trong một căn phòng rộng rãi hình chữ "L ngược", dưới ánh sáng phớt nhè nhẹ lên mỗi bức họa như để nổi bật lên những nét vẽ độc đáo trong nhiều thể loại từ ấn tượng đến trừu tượng của người họa sĩ vượt thời gian và không gian trải dài và xuyên suốt qua 43 năm kể từ ngày quê hương rơi vào chế độ vô thần.

Thêm vào đó, tiết thu lành lạnh buổi ban mai của một ngày nắng đẹp ở Houston dường như đã hong đậm đà thêm ý nghĩa của mỗi bức họa. Hai bức ảnh mà tôi ưng ý nhứt dưới đây, ưng ý không phải vì nghệ thuật (vì tôi không có khả năng phê bình) mà chính vì chúng nói lên được thân phận của kẻ bị "tù đày" và nỗi lòng người "viễn xứ".

Thân phận của kẻ bị tù đày

Một con chim đậu trên hàng kẽm gai

Hai con chim đậu thành hàng dài

Nốt đen trên dưới trong khung nhạc

Đồn vắng chiều rơi trong chiến tranh…

- Văn Vũ -


 

Nhìn bức họa, chúng ta thấy được những gì? Nhưng đối với riêng tôi, dưới con mắt của một người con Việt luôn trăn trở cho quê Mẹ vẫn còn chìm trong đau thương, tôi thấy hình ảnh trên với những cảm nghĩ hết mộc mạc và xin cùng chia xẻ sau đây:

·         Trong bức họa chỉ có bốn dòng kẽm gai thay vì năm dòng kẽ như trong một bản nhạc. Phải chăng tác giả muốn diễn tả một sự mất mác hoặc thiếu sót nào đó?

·         Bầu trời vần vũ đầy mây màu xám và đen nói lên tâm trạng u buồn của một người nghệ sĩ đã bị giới hạn một phần nào nơi đất khách quê người trong việc khai triển tài hoa hay khám phá thêm những cái đẹp trong nghệ thuật;

·         Phía dưới bức họa, chúng ta nhìn thấy cây cỏ xác xơ, nói lên sự tiêu điều của Đất và Nước chỉ vừa qua vài năm dưới sự cai trị của chế độ cộng sản?

·         Sau cùng một hình ảnh ghi đậm nét nơi tôi là hai con chim nhỏ rời xa, đậu trên hai đường kẽ khác nhau trên năm dòng kẽ trong bài nhạc mà lại thiếu …một. Phải chăng, tác giả ghi lại hình ảnh nầy khi còn ở trong tù phải sống xa cách người hiền phụ phải sống trong u sầu mong mõi đợi chờ chồng từng giây phút?

Cái độc đáo của bức họa, theo tôi, chính là là những hình ảnh trên, diễn tả đúng tâm trạng của tác giả, cũng như hầu hết những người con Việt đã phải lãng phí oan uổng cả một quãng đời trai tráng trong các trại "cải tạo" ngay sau ngày đổi đời của tháng Tư đen 1975. Hình ảnh trên, tôi cũng đã bắt gặp trong thơ của Tạ Ký.  Sau ngày ra tù, GS Tạ Ký, GS Tôn Thất Trung Nghĩa và tôi đã gặp nhau tại Chợ Đũi qua vài ba xị đế với trái cóc chua chấm muối ớt. Làm sao tôi quên được khi chính Tạ Ký đã thốt lên hai câu thơ mà tới giờ tôi vẫn nhớ:"Hai mươi năm mới biết chuyện xưa lầm – Mà tuổi trẻ đã hằn lên uất hận!". Ở trong tù, với một không khí hôi tanh, bệnh hoạn chung quanh hàng kẽm gai đầy ruồi nhặng to đầu đậu dài theo, Tạ Ký cũng đã không quên làm thơ tặng vợ xem hình ảnh trên là chuổi "hạt huyền" mang về tặng người mình thương!

Thân phận của kẻ tha hương

Nước tan, nhà mất còn tay trắng

Một cánh bèo trôi giạt xứ người

Văn Vũ 30-4-1975

 


Bức ảnh có tên "Ba Mươi Tháng Tư 1975 - 2018".

 

Chúng ta lại thấy gì nơi tác giả? Phải chăng:

·         Cây lục bình vốn đã trôi sông, vốn đã lạc chợ, và trong hoàn cảnh nầy…nói lên thân phận tác giả phải phiêu bồng giữa đại dương!

·         Nhưng, dù thế nào đi nữa, dù hoàn cảnh có ngặt nghoèo đi nữa tác giả vẫn …vươn lên, vẫn tiếp tục nở hoa trên biển mặn, hay xứ lạ Hoa Kỳ…

 

·         Bầu trời bình minh rực sáng nói lên ước vọng một ngày về sạch bóng quân thù, xóa tan cơ chế chuyên chính vô sản của CS Bắc Việt, qua những câu thơ mà tác giả ghi lại dưới bức chân dung của chính mình:"

 



"Tôi vẽ màu xanh thắm tình dân tộc – Dệt những vần thơ tin yêu nguồn gốc - Và viết trên giấy trắng những tâm tình".

 

Cầu chúc Nhiếp ảnh gia, Họa sĩ Văn Vũ vững tin sẽ có ngày hồi hương trong một bình minh rực rỡ.

Chúc Bác Văn Vũ giữ gìn sức khỏe và tiếp tục cống hiến cho Đời những tác phẩm ưng ý mới… 

 

 

Mai Thanh Truyết

Houston, ngày 3/11/2018

 

 

 

 

________________________________________

Mai Thanh Truyết

https://maithanhtruyet1.blogspot.com/

https://www.facebook.com/envirovn


"We carry our homes within u;

which enables us to FLY"





Thêm một người con Việt vừa nằm xuống: Châu Kim Nhân

 

Ông Châu Kim Nhân sinh ngày 1 tháng 10 năm 1928 tại làng Uyên Hưng, quận Tân Uyên, tỉnh Biên Hòa. Năm 1958 Ông tốt nghiệp khóa Đốc Sự 2, ban Kinh Tế Tài Chánh tại học viện Quốc Gia Hành Chánh, Sài Gòn. Ông đã từng du học tại Anh và về nước phục vụ. Ông đãm trách nhiều chức vụ và làm việc tại những nơi sau đây:


 * Đổng lý văn phòng bộ Tài Chánh trong nội các Thủ Tướng Nguyễn Cao Kỳ, 1966-1967;

 * Tổng giám đốc Tổng nha Tài chánh và Thanh tra Quân phí bộ Quốc Phòng, 1972;

 * Tổng giám đốc Cơ quan Tiếp vận Trung ương trực thuộc Phủ Thủ Tướng, 1972;

 * Phụ tá Tổng Trưởng Quốc Phòng cho Đại Tướng Trần Thiện Khiêm, 1972-1973;

* Tổng trưởng Bộ Tài chánh, 1973-1974;

* Phụ tá Thủ tường đặc trách Kinh tế Tài Cháng 1974-1975.

 

Ông mất ngày 29 tháng 6 năm 2018 tại Hoa Kỳ. Trong những giờ phút sau cùng của VNCH, Ông muốn ở lại cùng đồng bào phục vụ đất nước nhưng cuối cùng, những người bạn cu3ao6ng thuyết phục và ông đã lên chiếc tài Đại Hàn ngày 1/5/1975. Và tại Hoa Kỳ ông đã sống một đời sống hầu như ẩn dật ở Maryland ngoài việc thỉnh thoảng viết những khuyến cáo cho Tồng Thồng G. Bush về tình hình thế giới và Việt Nam.

 

Những bước đi của người con Việt

Ông Châu Kim Nhân từng nổi tiếng là vị Tổng Trưởng liêm chính của chế độ.

Qua các chức vụ vừa nêu trên, chúng ta đã thấy con đường hoạn lộ của ông rất hanh thông và bắt đầu sự nghiệp "phục vụ quốc gia" rất sớm ngay sau khi tốt nghiệp Quốc gia Hành chánh. Có thể nói, trong suốt thời gian gắn bó với Việt Nam Cộng Hòa, Ông là một công bộc nổi tiếng thanh liêm thời bấy giờ trong các nhiệm vụ về tài chánh và thanh tra quân phí…vào giai đoạn khó khan nhứt của đất nước ngày sau khi hiệp định Paris năm 1973, và người Mỹ bắt đầu rút khỏi Việt Nam cũng như cắt giảm hầu như tất cả quân phí và tài chánh cho Việt Nam.


Với vai trò TGĐ Cơ quan Tiếp vận trung ương, tức là quản lý các nguồn ngoại viện, tài trợ dân sự cho VNCH, cùng với Ông Đỗ Hải Minh, Phó TGĐ, cùng tốt nghiệp Quốc gia Hành chánh và MA về Chính trị tại Hoa Kỳ. Hai Ông đã cân bằng được giữa nguồn ngân sách quốc gia, ngoại viện và kinh phí chiến tranh, và nhứt là kiểm soát và chận đứng nhiều chuyện thâm lạm công quỹ.

Ngày 5/8/1974 Quốc hội Hoa Kỳ ngang nhiên cắt đứt 60% quân viện cho VNCH, ngược hẳn với những cam kết của TT Nixon là sẽ tăng viện để bù đắp phần nào cho việc đơn phương rút một nửa triệu quân đội Mỹ và việc VNCH ký Hiệp Định Paris. Viện trợ đang từ $2.4 tỷ xuống $1 tỷ. Nhưng ngay sau đó mấy ngày sau khi TT Nixon từ chức, Ban Chuẩn Chi Quốc hội Hoa Kỳ lại cắt thêm $300 triệu nữa, chỉ còn $700 triệu. Từ đó đưa đến sự bế tắc trong việc điều hành quốc gia và đưa đến kết cuộc là ngày 30 tháng 4 năm 1975.


Theo lời của tác giả Đỗ Hữu Phương: "Sau hiệp định hòa bình ngày 27-1-1973, đã có những nguồn tin (chưa được kiểm chứng) là những người có thẫm quyền trong Chính Phủ đã phát họa chương trình cho thời bình là: Tất cả hơn một triệu quân nhân sẽ được giải ngũ, những người nầy sẽ tham gia tất cả mọi ngành, nghề để phát triển kinh tế, xây dựng đất nước. Những người tốt nghiệp Quốc Gia Hành Chánh sẽ là những người điều khiển đất nước từ trung ương đến địa phương. Những người Cảnh Sát khi ấy giữ gìn an ninh, trật tự cho đồng bào vui hưởng cuộc sống trong hòa bình. Nhưng rất tiếc, ngày 30-4-1975 đã đánh mất những mơ ước đó…"


Theo tác giả Huỳnh Bá Thành, Ông Châu Kim Nhân có một câu nói để đời, thiết nghĩ cũng cần được nhắc lại nơi đây:" Làm Tổng trưởng Tài chánh một năm…mà không cứu vãn được nguy cơ …tôi sẽ xin tứ chức". Không biết cái nguy cơ mà Ông Nhân định cứu vãn là sự phá giá đồng bạc, nạn lạm phát, túi tiền càng ngày càng eo hẹp của dân, hay là nguy cơ lúc nào chánh phủ cũng cần thêm tiền. Ai muốn hiểu sao thì hiểu…nhưng phải công nhận rằng sau 3 tháng đầu năm 1974, theo thống kê mới của Nha Thuế vụ thì ông Nhân đã vượt xa Tổng Trừng về cái màn thâu thuế đầu mà ông Nhân luôn hô hào "không tăng thuế, chỉ tăng thâu".

Một đặc tính khác nữa là Ông Nhân là một Tổng trưởng đầu tiên có xe không có máy lạnh và Ông ưa tâm tình với nhà báo. Ông là một Tổng trưởng cắt nghĩa nhiều nhứt với báo chí và ai muốn hỏi gì về thuế má tài chánh cứ quay điện thoại số 94381 sẽ được trả lời liền. (Trích bài viết Câu Kim Nhân cái thùng không đáy của Huỳnh Bá Thành viết ngày 25/3/1974)

Để kết luận xin mượn vài lời thơ của Ông Đỗ Quý Sáng, một cựu nhân viên làm việc dưới quyền Ông:

Vàng bạc biết quý mà chẳng ham

Tín nghĩa biết nguy mà vẫn làm

Sống trung thực kiệm cần liêm chính

Tương giao nào câu nệ thấp cao

Trả món nợ sĩ phu người hành chánh

Nay tàn lực chịu đành bó gối thôi…

 

Sĩ phu miền Nam lần lượt ra đi, từ Cụ Trần Văn Hương (cựu Tổng thống VNCH), Gs Nguyễn Thanh Liêm (Cựu Thú trưởng Giáo dục VNCH), GS Nguyễn Văn Trường (Cựu Tổng trưởng Giáo dục VNCH). Và hôm nay một công bộc trung kiên của quốc gia, Ông Châu Kim Nhân, cựu Tổng trưởng Tái chánh VNCH cũng vừa rời khỏi thế gian.

 

Cầu mong Ông được siêu thoát nơi suối vàng và hộ trì cho Tuổi Trẻ Việt Nam sớm giải trừ được nạn ách do Cộng sản Bắc Việt đang dày xéo quê hương.

 

Phổ Lập Mai Thanh Truyết

Một người con Việt

Houston, 25/8/2018

 

 

 

 

--

________________________________________

Mai Thanh Truyết

https://maithanhtruyet1.blogspot.com/

https://www.facebook.com/envirovn


"Sự bền vững của thế giới chúng ta là năng lượng tái tạo, tái chế phế thải và môi trường xanh."  "The sustainability of our world is renewable energy, waste recycling & green environment." - MTTruyết -

 


Tinh Thần Quang Trung

 

Thân tặng Gia đình Bến Cũ


 

 

  

Tôi vốn là một nhà hóa học, chuyên về môi trường, vốn liếng lịch sử chỉ ở trình độ trung học thời Việt Nam Cộng Hòa. Do đó, nói về Quang Trung, tôi chỉ muốn nói lên tinh thần Quang Trung qua cái nhìn của một học sinh trung học, để từ đó thử tìm một đối chiếu với tình trạng tuổi trẻ VN ở hải ngoại cũng như ở trong nước. 

Từ xa xưa, tiền nhân của chúng ta phải bao phen chống giặc phương bắc. Sau bao lần thành công trong việc đuổi giặc ra khỏi bờ cõi, quan vua VN đều ra sức cầu hòa và tuân phục triều cống Bắc phương. Thái độ đó được nhiều sử gia cho là khôn ngoan và cung cách ứng xử của tiền nhân được xem như là kim chỉ nam trong thuật giữ nước khi nước còn yếu so với Bắc phương.

Nhưng, chúng ta hãy nhìn tình hình chánh trị đặc biệt của Đại Việt vào giữa thế kỷ 18 khi đang lâm vào tình trạng bế tắc vào giai đọa cuối của thời Trịnh Nguyễn phân tranh. 

 Đất nước bị chia đôi: 

  • Ngoài Bắc, chánh quyền vua Lê chúa Trịnh tham nhũng thối nát.
  • Trong Nam, chánh quyền chúa Nguyễn bị quyền thần Trương Phúc Loan thao túng, dân chúng lầm than đói khổ.   

Sự xuất hiện của phong trào Tây Sơn đã mở ra một lối thoát mới cho dân tộc Việt, đột phá tình trạng trì trệ của tình hình, và đặt nền móng căn bản cho sự thống nhất đất nước.  Ngoài nhà lãnh đạo đầu tiên của phong trào Tây Sơn là Nguyễn Nhạc, vị phụ tá của Nguyễn Nhạc, tức Nguyễn Huệ lúc khởi nghĩa mới khoảng 18 tuổi, là một ngôi sao vụt sáng và tỏa chiếu rạng rỡ trong lịch sử Việt Nam.   

Tinh thần của Nguyễn Huệ là tinh thần dấn thân không ngừng, sẵn sàng chiến đấu liên tục để xây dựng sự ổn định cho đất nước.  Nhiều lần vào Nam chẳng những để chống nhau với chúa Nguyễn mà còn để chống ngoại xâm Xiêm La.  Nhiều lần ra Bắc cũng không phải để giải quyết chúa Trịnh mà còn để bảo vệ đất nước khỏi cuộc xâm lăng của nhà Thanh.  Tôi muốn nhấn mạnh, trong bất cứ hoàn cảnh nào, cương vị nào, Nguyễn Huệ cũng đã tận lực cống hiến cả tuổi thanh xuân của đời mình vì công cuộc thống nhất đất nước, để phục vụ dân tộc, chỉ tiếc cuối cùng căn bệnh ác nghiệt đã ngăn cản sự nghiệp của Ngài năm 1792, lúc Ngài mới 40 tuổi. Tôi muốn nói đến tinh thần Quang Trung không là "chống giặc, giữ nước" mà là "đánh giặc, giữ nước". Đánh giặc, giữ nước nói lên tinh thần chủ động và không còn xem Bắc phương là một nước lớn cần phải tùng phục.



 

Vì vậy, tôi muốn đem tinh thần Quang Trung soi chiếu vào tình trạng của tuổi trẻ Việt Nam. Nếu ai hỏi rằng "Tương lai Việt Nam 43 năm sau cuộc chiến, và tuổi trẻ Việt Nam đang làm gì trong hiện tại và sẽ làm gì trong tương lai"?  Xin thưa, đây là một câu hỏi mà mỗi người trong chúng ta tự hỏi nhau hàng ngày, không cứ gì phải đợi sau 43 năm.  Tôi muốn trình bày nơi đây với tư cách của một người con Việt bình thường, một người Việt "tout court" không cần học vị, không chức vụ kèm theo. Tôi hy vọng nói ra đây những suy nghĩ cùng nhận định của tôi về hiện tại và tương lai.

Như chúng ta đã biết, yếu tố con người là một trong những yếu tố quyết định trong mọi chuyển dịch của sinh vật trên quả địa cầu nầy, trong đó thế hệ trẻ hiện tại càng là một thành tố quyết định cho tương lai của từng quốc gia. Tôi muốn thưa với tất cả nhận xét của riêng tôi về các chuyển biến tư tưởng và sinh hoạt của người Việt, nhất là tuổi trẻ trong quá trình 38 năm sau cuộc chiến để có một dự phóng về tương lai Việt Nam. Tôi không muốn nhắc đến cuộc chiến Việt Nam đã qua, không phải vì đã quên hay vì mặc cảm, mà chỉ muốn chia sẻ qua trao đổi nầy những thay đổi tâm lý, hành động, cùng các suy nghĩ của thế hệ trẻ hiện tại trong suốt thời gian 38 năm  qua. 

  • Trước hết, tại hải ngoại người Việt đã hình thành nhiều nhiều cộng đồng hiện diện rải rác trên khắp thế giới, tiếp thu những nền văn minh tiến bộ cùng cung cách tổ chức xã hội từ các quốc gia tạm dung để được hội nhập vào môi trường đang sống hiện tại. Đôi khi có những cọ sát vì sự khác biệt chủng tộc, tôn giáo, văn hóa... nhưng tựu trung đa số đã hòa nhập vào các xã hội tây phương tương đối nhịp nhàng và hài hòa trong cuộc sống. Những hiện tượng tiêu cực nơi cá nhân, gia đình, và môi trường chung quanh vì ảnh hưởng của các lề lối cổ xưa, phong cách phong kiến, hủ nho.... lần lần được thay thế từng bước bằng những tư tưởng tiến bộ và tinh thần hướng thượng ngày càng in đậm nét trong mỗi chúng ta.

 


  • Trọng tâm là tuổi trẻ hôm nay, ở cả quốc nội và hải ngoại, vì tôi nhận thức rằng đã có nhiều báo hiệu cho thấy tuổi trẻ đã chuyển mình rất lạc quan. Tại hải ngoại, tuổi trẻ đã có tầm nhìn khai phóng, can đảm cáng đáng việc cộng đồng trong tinh thần vô vị lợi, ví dụ một việc tuy nhỏ nhưng quan trọng là việc tổ chức Hội chợ Tết ở Cali trong những năm vừa qua. Thật phấn khởi vì nhìn đâu cũng đều thấy sự hiện diện của tuổi trẻ. Nhìn qua các trung tâm dạy tiếng Việt ở rải rác khắp nơi có đông người Việt cư ngụ, tuổi trẻ chiếm đa số, năng động và bền bĩ theo đuổi công cuộc bồi đắp và gìn giữ tiếng Việt tại hải ngoại. Tôn chỉ "Tiếng Việt còn, nước Việt còn" chắc chắn vẫn là một nền tảng bền vững để bảo tồn văn hóa Việt Nam.  Ở quốc nội, mặc dù phải chịu đựng khó khăn muôn vàn về mọi mặt, mất nhiều thì giờ cho sinh kế, tuổi trẻ cũng nêu lên ý chí vươn lên trong học tập, và tinh thần từ bi bác ái trong các công tác từ thiện. Tuổi trẻ Việt Nam ngày nay, theo nhận xét của nhiều người từng về Việt Nam, vẫn tiếp tục cố bám lấy việc học và xem đó là cánh cửa đầu tiên và quyết định để bước vào tương lai dù đang sống trong tình trạng kinh tế rất hạn hẹp.
  • Dù sống trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn trong nước hay đứng trước những cám dỗ của một xã hội thiên về cá nhân và vật chất trên thế giới, tuổi trẻ Việt Nam ở hai nơi đều thể hiện nghị lực phấn đấu với một tinh thần quả cảm và một ý chí tuyệt vời. Tuổi trẻ Việt Nam không ngại những phiêu lưu trong hành xử dù phải chịu nhiều vấp ngã. Học hỏi trong kinh nghiệm, trong thất bại, tuổi trẻ Việt Nam đã và đang mạnh dạn đi tới tương lai.

Tuổi trẻ Việt Nam trong sáng hội nhập vào xã hội với niềm tinh vững mạnh cho tương lai, không mặc cảm, không vướng bận quá khứ, không có những rào cản, vết hằn từ các oan nghiệt của lịch sử như các tuổi cha anh, không ràng buộc vào những thành kiến bảo thủ và ý tưởng cực đoan. Với tinh thần dân chủ cao độ đã được un đúc do học tập và kinh nghiệm trong cuộc sống hàng ngày, tuổi trẻ càng cho chúng ta thêm niềm tin khi dự phóng về tương lai. 

Có lẽ chúng ta không quên rằng quá trình tiến lên dân chủ của con người là do kết quả của bao thế hệ, kéo dài hàng bao thế kỷ.  Những hiện tượng phân hóa trong cộng đồng ở hải ngoại, những hình ảnh tiêu cực thường thấy ở quốc nội...chỉ là một giai đoạn chuyển tiếp, giai đoạn lột xác của một thế hệ mới để rồi hội nhập vào một xã hội trong đó mọi người đều bình đẳng. Để đến hôm nay, tự do cá nhân được mọi người trong chúng ta tương đối tôn trọng trong tinh thần tương kính. 

Từ hơn 25 thế kỷ trước, khái niệm tự do cá nhân mà chúng ta đang hưởng đã được manh nha ở Athens Hy Lạp. Trước đó chưa có xã hội nào nghĩ đến khái niệm công bằng và tự do! Quan niệm xưa lại cho rằng, nếu có tự do, xã hội sẽ đi đến hỗn loạn. Và qua bao nhiêu thế kỷ, tự do cá nhân và trật tự xã hội vẫn được xem như là hai thực thể đối kháng, không thể hiện diện hài hòa trong cùng một xã hội được.   

Người Hy lạp 25 thế kỷ trước đã nhận định sáng suốt rằng sự tự do vô giới hạn sẽ kéo theo những biến loạn cho trật tự xã hội. Nhưng cuối cùng cũng chính người Hy Lạp đã tự soi sáng rằng nếu con người có được tự do cá nhân, họ sẽ tự thích ứng và tự chế để ổn định trật tự mà không cần phải có một quyền uy tối thượng để ban bố và tái lập trật tự xã hội. Từ đó, trong việc hành xử quyền tự do cá nhân, cung cách tự chế của người Hy Lạp lên rất cao. Và thành phố Athens đã là căn cứ địa đầu tiên cho nền tự do trên thế giới, trong đó mọi cá nhân đều được tham gia vào guồng máy của chính phủ từ anh nông dân đến kẻ chăn chiên lẫn các thương gia, phú hào... Pericles đã thốt lên câu nói bất hũ "Mọi cá nhân đều đáng được tin cậy" (The individual can be trusted).  

Ngày nay, Đức Dalai Lama, trong diễn văn chào mừng thiên niên kỷ mới đã chia sẻ, tin tưởng và tôn vinh tuổi trẻ trong việc xây dựng và tái lập trật tự xã hội cho tương lai. Với kiến thức thu thập được từ những kinh nghiệm về xây dựng và hủy diệt của các bậc cha anh, cộng thêm niềm tự tin, tính cả quyết cùng nhận thức hướng thượng, tuổi trẻ sẽ biến cải xã hội tương lai thành một môi trường hạnh phúc hơn, hòa bình hơn trong đó con người sống hài hòa với nhau hơn. 

Để kết luận, có điều chắc chắn là tuổi trẻ Việt Nam, hậu duệ Vua Quang Trung, ở hải ngoại và quốc nội đã trưởng thành và đang mạnh dạn đi vào cuộc hành trình mới làm cho xã hội Việt Nam ngày càng tốt thêm. Trong tiến trình dân chủ hóa tư tưởng và xã hội, dĩ nhiên tuổi trẻ cũng sẽ gặp phải muôn vàn cản ngại, thất bại vì thiếu kinh nghiệm. Nhưng những điều đó sẽ không làm tuổi trẻ chùng bước mà trái lại các rào cản trên chỉ là những thử thách ban đầu. 

Với cung cách tiếp cận lạc quan, tầm nhìn rộng mỡ và hướng về tương lai, chắc chắn tuổi trẻ có đủ tiềm năng và khả năng để tái lập một xã hội Việt Nam trong đó con người hành xử với nhau với tâm an bình, từ bi và nhân bản hơn. 

Vậy, câu hỏi tương lai Việt Nam 43 năm sau cuộc chiến đã được tôi trả lời bằng cái nhìn tích cực hướng về tương lai và rất tin tưởng vào Tuổi Trẻ Việt Nam sẽ làm được việc.  

Và tinh thần chiến đấu liên tục của Hoàng Đế Quang Trung đã thấm vào tâm thức của tuổi trẻ, và tuổi trẻ hôm nay không còn ở thế thụ động nữa mà ở thế tấn công. Đó là "đánh cường quyền, xây dựng đất nước". 

Tuổi trẻ Việt Nam đang đi tới với tinh thần Quang Trung như thế, chắc chắn chúng ta sẽ có ngày trở lại Quê Hương Việt Nam. 

Hy vọng là tôi không lạc quan quá đáng? 

BC Mai Thanh Truyết

Lễ Chiến sĩ Trận Vong - 2018

 



--

________________________________________

Mai Thanh Truyết

https://maithanhtruyet1.blogspot.com/

https://www.facebook.com/envirovn


"Sự bền vững của thế giới chúng ta là năng lượng tái tạo, tái chế phế thải và môi trường xanh."  "The sustainability of our world is renewable energy, waste recycling & green environment." - MTTruyết -

 


 

Suy Nghĩ Cuối Cùng của GS Nguyễn Văn Trường về Việc Xây Dựng Một Viện Đại Học Tư Lập ở Việt Nam

 


Lời người ghi lại: Đây là trích đoạn bài viết chung của GS Nguyễn Văn Trường và Mai Thanh Truyết về Sự thành lập Viện Đại học Cao Đài Tây Ninh

 

 

 

Khai phá là đi vào cái mới, đất mới, lãnh vực mới…, ở đó, chưa một ai đến, chưa một ai khai, chưa một ai phá, để xây dựng cái mới.

 

Cái mới là cái chưa biết.  Cái chưa biết nào cũng có những bất ngờ, không trù liệu trước được. Cho nên, tiến trình khai phá là một tiến trình phiêu lưu. Cuộc phiêu lưu nào có những hiểm nguy của nó. Vì vậy, người tiên phong phải có một tầm nhìn xa và rộng, và phải can đảm nhận trách nhiệm về công trình khai phá.

 

Hơn nữa giáo dục, dù là giáo dục Đại Học, vẫn bao hàm cái ý ổn định, vững chắc. Dạy học là chuyển giao những giá trị qui định trong chương trình học. Những giá trị nầy, ít nhất là cho đến 4 năm đầu Đai Học, phải là cổ điển, tức là được công nhận là vững bền. Dân tộc, nhân bản và khai phóng là phương châm chỉ hướng cho nền giáo dục của chúng ta thời bấy giờ. Nói khác hơn là trong một chừng mực nào đó, ta muốn cột giữ học sinh sinh viên ta trong lòng dân tộc, trong những giá trị ngàn đời của cha ông, mà ta thiết tha kính giữ.

 

Con người mà chúng ta đào tạo cũng phải thấm nhuần tính người, tình người, nhưng không là một mẫu người trừu tượng hay là con người chung chung của muôn nơi muôn thuở, mà phải là con người của dân tộc nầy, trong thời khoảng lịch sử nầy trước đã.




 

Cho nên, dạy học là cột con người hai lần: cột vào nhân bản, chưa đủ, cột thêm vào dân tộc, cho chắc. Ý thức rõ như vậy, người dạy đương nhiên thấy có nhu cầu khai phóng: người cột phải mở. Tùy lứa tuổi, tùy trình độ học viên, lối dạy phải khoáng đạt, nhiều chiều, và trong mỗi chiều có thuận có nghịch.

 

Dầu vậy, nội dung, ngoại trừ các đề tài luận án, đều phải cổ điển, được công nhận là những giá trị cơ bản vững bền.

 

Người dạy, thường thường không ai là người muốn mạo hiểm.

 

Tôi, một ông giáo, tôi cũng không muốn mạo hiểm trong các công tác giáo dục của tôi.

 

Vì vậy, mà tôi phải cặn kẻ trao đổi những nghĩ suy và tính khả thi trong công tác hình thành Viện Đại Học.

 

Người tôi tiếp cận đầu tiên là Ông Viện Trưởng Nguyễn Văn Lộc, nguyên thủ tướng chính phủ. Ông rất bình dị. Chúng tôi vẫn xưng hô là anh em, nhờ vậy mà mọi vấn đề được thẳng thắng đặc ra và bàn luận.

 

·       Tiên quyết là sự an ninh trên con đường Sàigòn Tây Ninh, chỉ 99 cây số, mà nghe đâu nó xuyên ngang chiến khu của VC. Tôi được biết là Anh vẫn thường đi lên Toà Thánh bằng xe riêng hoặc xe của Tòa Thánh.  Tôi có sự xác nhận của nhiều người khác, nói riêng là của ông Thừa S Tấn. Tôi cũng nghĩ:  Những người sống về nghề móc túi, bấm giây chuyền, nói chung là kẻ trộm cắp, luôn luôn hoàn lại cho khổ chủ nếu khổ chủ là người trong khóm, nơi trú ngụ của mình.  Trong cái suy nghĩ đó, thiết nghĩ VC, phải giữ an ninh cho tuyến đường Sài gòn-Tây Ninh, bằng không cái ổ ẩn trú của họ sẽ bị quậy nát, mà dân chúng không bao che cho họ.

 

·       Về viễn kiến về Viện Đại Học: hình như quí vị trong Đại Đạo nghĩ rằng:

 

1. Tây Ninh nằm trên con đường chánh đi Nam Vang;

2.  Đức Hộ Pháp có nhiều năm ngụ ở Nam Vang;

3. Ánh sáng Đại Học Cao Đài sẽ mở rộng trong hướng Cambodia, và vùng cao nguyên bao   quanh Thánh Địa.

4. Vã lại Đạo có huyền cơ.

 

Nghĩ cho cùng thì những đại học xưa, khởi điểm rất khiêm nhường - Haward (Mỹ) bắt đầu chỉ có 9 sinh viên[1], Notre Dame[2] (Mỹ) là một đại học Công Giáo mà phải 2 năm sau mới được công nhận, Đai Học Sorbonne khởi đầu là một Viện Thần Học, và đến Cách Mạng Pháp (1789) bị đóng cửa[3],..

 

Tôi không tổng quát hóa. Tôi cũng không lấy tiêu chuẩn thời thượng mà đo lường đại học thời nay. Tôi nghĩ tương lai của một đại học là do mức độ đóng góp của các thế hệ tốt nghiệp đại học đó vào sự nghiệp chung của nhân loại. Tôi cũng nghĩ giáo dục là đầu tư dài hạn.  Giáo dục nhằm vào con người: trí tuệ, tình cảm, tính tình. Mà con người chỉ có thể là một diễn trình chỉ chấm dứt khi con người ấy yên nghỉ dưới ba tất đất.

 

Cho nên chúng tôi thống nhất trong cái nhìn huấn luyện nghề. Ở các trường kỷ thuật lúc bấy giờ, các nghề mộc, tiện,.. đều  được qui định huấn luyện bao nhiêu giờ. Một sinh viên vào trường Võ Bị Thủ Đức, sau 11 tháng ra trường là một ông Thiếu Úy. Mục tiêu của trường Nông Lâm Súc hay Sư Phạm là trang bị cho học viên một cái nghề: cán sự hay kỹ sư Nông Lâm Súc hoặc giáo sư đệ nhất cấp hay đệ nhị cấp.

 

Nói chung, huấn luyện là có lớp có lang, bài bản rõ ràng, hết bài bản là ra nghề, quen thuộc với một số thao tác, hành vi, để từ đó không ngừng cải thiện tài khéo, tùy duyên mà đổi mới cách nghĩ, cách làm, mở rộng và đi sâu vào nghề nghiệp.

 

Trang bị phòng thí nghiệm, hay xưởng máy, hay nông trường, trại chàn nuôi thực tập cho sinh viên rất tốn kém. Thiết nghĩ phải kết nghĩa với một đại học Mỹ hay Pháp, hay Canada, hay Úc. Cũng nên ghi: Từ nghĩ đến thực hiện thường có một khoảng cách khá rộng.

 

Tôi còn muốn việc huấn nghệ có những điểm đặc thù,  thí dụ của Trường Nông Lâm Súc có tác động gì với việc trồng trọt, chăn nuôi, và lâm sản địa phương. Chỉ bao nhiêu đó thôi, tôi đã lung túng. Tôi cũng nghĩ bất cứ ai cũng lung túng như tôi. Lúng túng đó là thách đố cho tôi. Tôi phải tìm học, không ở sách vở mà ở môi trường. Tôi phải lên Tây Ninh, cùng với giáo sư và sinh viên tôi khảo sát môi trường, cách trồng lạc, khoai sắn, hột điều (đào lộn hột), cách chăn nuôi, khai thác lâm sản, và thị trường. Miệt ấy, người ta dung máy John Deere của Mỹ, máy Kubota của Nhật không dùng được vì quá yếu,.. Nói chung, tôi phải biết nhu cầu của địa phương. Tôi phải tìm cho ra những sắc thái đặc thù cho hai trường Nông Lâm Súc và Sư Phạm Cao Đài của tôi.

 

Tôi nói khai phá là như vậy đó: là đi vào những vấn đề, mà giờ đây chưa có một ai biết được.

 

Khai phá cũng có thể hiểu là tôi phải trang bị các phòng thí nghiệm, chỉ nói cho khoa học cơ bản mà thôi, từ A đến Z. Và không những chỉ có vậy, phải biến các phòng ốc thành phòng thí nghiệm, có điện, có nước, có chỗ cho sinh viên thực nghiệm. Và nếu người thợ thi công, hoặc ông thầu thi công làm công quả, làm chùa, thì thúc hối cho hoàn tất, kịp thời thì quả là một điều rất tế nhị. Rồi đến nông trường, trại chăn nuôi, chuyện làm không bao giờ dứt.



 

Tóm lại, tinh thần khai phá nói ở đây là tinh thần chấp nhận thách đố, chấp nhận hiểm nguy. Trong khai phá có phiêu lưu, có những sự việc mà đến bất ngờ không lường trước được. Nhưng khai phá không trùng nghĩa với phiêu lưu. Có người nghĩ phiêu lưu là đùa giởn với số mạng, giao mình cho may rũi, được thua do thiên mạng.

 

Ở đây, khai mở một viện đại học mới, một môi trường giáo dục mới, mà bao quanh tôi là những nhà tu hành, phẩm hạnh cao. Cho nên khai phá trong bối cảnh nầy bao hàm ý thức trách nhiệm.  Riêng tôi, tối thiểu là tôi trách nhiệm đối với các đồng nghiệp, đồng sự mà nhận lời mời, hay 'rủ rê' dấn thân vào công trình chung, và nhất là đối với sinh viên của tôi.

 

Vì vậy, mà có lắm điều, tôi vấn hỏi anh Lộc.  Giờ, không nhớ hết được, chỉ ghi lại đôi điều như trên đây. Nhờ vậy mà ý thức được cái biết của mình thì giới hạn, mà cái dốt của mình thì vô cùng.




Cũng nhờ vậy mà lăn xả vào việc, không ngại khó, không ngại gian nan, không ngừng học hỏi,  tôi luyện khả năng, tài khéo (skills), trí tuệ và tính tình. Đó cũng là xem đổi thay là đương nhiên, cuộc sống là một giòng chảy không ngừng đổi mới,

 

Thiết nghĩ, đông đảo bạn bè tôi chia xớt quan điểm nầy.

 

Và nhìn lại, tôi có nhiều may mắn.

 

Nguyn Văn Trường

Quyn Vit trưởng Vin Đại hc Cao Đài Tây Ninh 1974-1975

Houston - 12/2017

 



--

________________________________________

Mai Thanh Truyết

https://maithanhtruyet1.blogspot.com/

https://www.facebook.com/envirovn


"Sự bền vững của thế giới chúng ta là năng lượng tái tạo, tái chế phế thải và môi trường xanh."  "The sustainability of our world is renewable energy, waste recycling & green environment." - MTTruyết -

 


//////////////////////////////////////////////////