NGÀY 15-31 THÁNG 12 NĂM 2012
SỐ 28—NĂM II
CHỐNG TÀU DIỆT VIỆT CỘNG
Nên đối kháng hay đối thoại với CSVN?
Đối thoại
Đề tài hòa giải, lại một lần nữa xuất hiện ở cộng đồng hải ngoại qua sự việc Thứ trưởng ngoại giao cs Nguyễn Thanh Sơn được thành phố Houston tiếp đón. Lần này vấn đề hòa giải được mặc chiếc áo khác là "đối thoại". Có lẽ học kinh nghiệm lần trước về sự thất bại qua lời kêu gọi hòa giải mà phía CSVN lùi lại một bước và chỉ kêu gọi đối thoại; để tìm hiểu những khác biệt, mâu thuẫn hay làm quen, một bước khởi đầu hữu lý để đưa tới hòa giải. Quả thật sự hữu lý đã xảy ra, một số người Việt ở Houston đã đi gặp ông Sơn và chiêu bài đối thoại đã được một số người, đảng phái hải ngoại chấp nhận và thậm chí cổ võ. Thử xem xét về hai ý tưởng sai lầm mà những người bênh vực lý lẽ 'đối thoại' đưa ra.
1. Đối thoại là bước khôn ngoan, hòa bình để giải quyết mâu thuẫn, tốt hơn là đối đầu có thể gây ra nhiều tổn hại. Trong ý nghĩa này, đối thoại còn có thể được tận dụng làm vũ khí đấu tranh.
2. Hiện nay nội bộ nhà cầm quyền CSVN có nguy cơ suy sụp vì những rối loại trong nhiều lãnh vực như kinh tế, tham nhũng, xã hội… nhất là nguy cơ xâm lược của Tàu cộng và bị bế tắc không biết phương cách giải quyết. Nay đại diện CSVN đề nghị 'đối thoại' với cộng đồng người Việt hải ngoại thì phải chăng là đang bị bế tắc chính trị? Phải chăng họ muốn nhờ cộng đồng hải ngoại giúp một tay gỡ mối rối: xây dựng lại đất nước và chống ngoại xâm. Hay phải chăng người CS đã chán chủ nghĩa CS và chỉ muốn thoát thân 'an toàn'?
Hai giả thuyết về câu chuyện 'đối thoại' này có những điểm sai lầm khi được nhìn dưới lăng kính đấu tranh (nếu với ý muốn 'chia phần' với CSVN thì xin miễn bàn).
1. Đối thoại không hề là một công cụ đấu tranh như từng được diễn tả trong lịch sử chiến tranh. Trong chiến tranh, thắng bại đều do sự tương quan thế lực của hai bên mà đối thoại thường xảy ra để dàn xếp vấn đề thắng thua một cách ổn thỏa và tránh thêm đổ máu. Cuộc đấu tranh với chế độ CSVN cũng là chiến tranh với hình thức đấu tranh dân sự, thay vì bằng quân đội vũ trang. Sự thắng thế trong bất kỳ thương thảo nào cũng tương ứng với thắng thế ngoài mặt trận và không thể có điều ngược lại. Dựa trên nguyên lý này, thử điểm lại tình hình đấu tranh của lực luợng dân chủ chống lại chế độ độc tài CSVN thì thấy ngay rằng, phía dân chủ thực ra chưa gây được thiệt hại đáng kể nào cho phía CSVN. Vậy thì phía dân chủ lấy gì để đặt điều kiện, để gây áp lực hay đưa ra đòi hỏi? Nếu một bên không có vật trao đổi thì để nhận được điều mình muốn sẽ hoàn toàn tùy thuộc vào 'lòng tốt' của đối phương. Ý nghĩa này là gì nếu không phải là sự xin cho? Vậy hoàn toàn không phải đối thoại.
2. Rồi có giả thuyết cho rằng, sẽ có ngày CSVN rơi vào một tình thế gọi là 'bế tắc chính trị' (vì không thể kết hợp dân tộc để chống ngoại xâm và xây dựng đất nước) và con đường giải quyết duy nhất là 'hòa giải' giữa hai miền Nam và Bắc, quốc nội và hải ngoại, cộng sản và cộng hòa để mọi người VN có thể cùng góp phần chống ngoại xâm và xây dựng quê hương. Đây là một giấc mơ của những người không muốn dấn thân đấu tranh và muốn có phần thưởng một cách dễ dàng nhất là sự 'tỉnh ngộ' của ĐCSVN. Khi thích mơ mộng
Kẻ áp bức không bao giờ tự nguyện ban phát tự do; kẻ bị áp bức phải đòi hỏi nó.
Martin Luther King, Jr.
CHỐNG TÀU DIỆT VIỆT CỘNG
thì người ta không muốn nhìn vào thực tế, những thực tế của CSVN như công hàm bán nước của Phạm Văn Đồng, hiệp định biên giới, thái độ ươn hèn, né tránh hàng loạt 'tàu lạ' ngoài Biển Đông, đàn áp người biểu tình chống Tàu cộng xâm lược... Giấc mơ này còn nâng người cộng sản lên thành những người yêu nước đang tìm kiếm hướng đi đúng đắn cho đất nước chứ không phải bán nước. Nếu thực sự csVN cảm thấy bị bế tắc chính trị thì chẳng cần hỏi đâu xa, chính họ cũng biết rất rõ, đó là sự độc tài đảng trị, chỉ giải tán đcs thì mọi chuyện sẽ được giải quyết.
Đối kháng
Cuộc tranh chấp giữa lực lượng dân chủ và độc tài csVN là một cuộc tranh chấp thuộc phạm trù ý thức hệ giữa cs và tự do, độc tài và dân chủ, là hai nguyên lý xung khắc không thể nhượng bộ hay thương thảo mà kết quả đưa tới phải là thắng hoặc thua. Chính hoàn cảnh này nói lên vai trò dứt khoát của lực lượng dân chủ phải là đối kháng mới có thể đạt mục tiêu. Bất cứ ai chủ trương đối thoại là chưa thực sự bước vào con đường đấu tranh với csVN hay chưa hiểu bản chất về cuộc tranh chấp.
Trong đấu tranh, sự thắng thua dựa trên thực lực của mỗi bên, không phải trên đối thoại. Thông thường, bên yếu muốn 'đối thoại' để ngưng chiến để có thời gian củng cố lực lượng hay để xin đầu hàng tránh bị tận diệt. Mặt khác bên mạnh muốn 'đối thoại' để dụ chiêu hàng bên thua mà không tổn hao lực lượng. Với tương quan lực lượng ngày nay, nhà cầm quyền csVN hẳn nhiên là bên mạnh đối với l/l dân chủ thì khi họ ngỏ ý muốn đối thoại với cộng đồng người Việt hải ngoại thì chỉ có nghĩa dụ 'chiêu hàng'!
Đối kháng với csVN là công việc thiên nan vạn nan. Tầm mức to lớn của vấn đề quả đã làm nhiều người e ngại, mất tự tin, nhưng hãy điểm qua trường hợp cách mạng bất bạo động Ba Lan để tìm xem nền dân chủ mà dân Ba Lan có được ngày nay là do đcs ban cho (đối thoại) hay phải tự đổ xương máu giành lấy.
Công cuộc đấu tranh ở Ba Lan bắt đầu từ khoảng năm 1970 với cuộc đình công lớn của công nhân xưởng đóng tàu Lenin ở thành phố cảng Gdansk kéo theo các cơ xưởng trong vùng, sau đó dẫn tới việc đốt phá trụ sở đảng cs thành phố. Nhà cầm quyền cs đã phải huy động tới 60,000 quân lính để đối phó và dẹp yên. Tuy nhiên, cuộc đấu tranh vẫn âm ỷ tiếp diễn ngoài vòng pháp luật. Năm 1979, buổi thánh lễ do Đức Giáo Hoàng John Paul II cử hành, trong lần đầu tiên trở về Ba Lan sau khi nhậm chức (1978), đã quy tụ 3 triệu người trong trật tự, không cần tới an ninh của chính quyền và đã không xảy ra bất cứ xô xát nào. Năm 1980, công nhân toàn quốc đình công với sự tham gia của 1 triệu đảng viên cs, số thành viên của Công đoàn đoàn kết Solidarity lúc này lên đến 10 triệu người. ĐCS đã phải dùng tới đội quân 100,000 người được huấn luyện đặc biệt và toàn thể đội cảnh sát cơ động (riot police) để đối phó. Sau đó Solidarity đổi chiến thuật qua phương thức bất hợp tác làm suy yếu nền kinh tế dần và cuối cùng ĐCS đã phải chấp nhận 'đối thoại' theo điều kiện do Solidari-ty đòi hỏi. Năm 1990, Lech Walesa trở thành tổng thống và đcs Ba Lan bị mất quyền chủ động.
Qua 20 năm đấu tranh, người công nhân và dân chúng Ba Lan đã hiểu ra rằng bắt buộc phải thay đổi thể chế thì các quyền dân sự của họ mới được bảo đảm và cuối cùng họ đã không chấp nhận bất cứ điều kiện gì thấp hơn đòi hỏi dân chủ hoàn toàn.
Từ ví dụ của Ba Lan mà ngẫm ra Việt Nam sẽ thấy ngay rằng người dân Việt Nam, nếu muốn có tự do thì chính mình phải tranh đấu để giành lại. Muôn đời sẽ không có người cs nào ban phát cho cả. Xin đừng mong cầu, van xin, khuyên nhủ. Chỉ có áp lực mới có thể đưa đcsVN tới chỗ giải thể.
CS và tự do, độc tài và dân chủ không thể đi đôi. Người cs hiểu rất rõ điều này và phía dân chủ cũng phải hiểu như thế.
Chỉ có đối kháng mới loại bỏ được chế độ cs, đối thoại là tiếp tay nuôi sống nó.
Nhóm Chống Tàu Diệt Việt Cộng
Phụ trách: Trần Văn Minh

________________________________
 "Every Generation needs a New Revolution". - Thomas Jefferson-

"Behold I do not give lectures or a little charity; When I give I give myself".Walt Whitman

 
 

 

 

 
 
 
 
//////////////////////////////////////////////////