NGÀY 15-30 THÁNG 04 NĂM 2013
SỐ 36—NĂM II
CHỐNG TÀU DIỆT VIỆT CỘNG
Công cuộc đấu tranh đang tiến lên bước mới: từ xin-cho tới đòi hỏi
Tranh đấu cho Việt Nam tự do là một tiến trình nhiều bước, giống như bất cứ cuộc chiến tranh quân sự nào. Chỉ có điều khác biệt là trận chiến này mang hình thức bất bạo động mà vũ khí là các phương tiện dân sự như biểu tình, tẩy chay, tự thiêu… Điểm đến cuối cùng của trận chiến bao giờ cũng là một cuộc thư hùng mang tính quyết định khi thực lực của lực lượng dân chủ đã ngang ngửa hay chiếm ưu thế. Để có thể thắng chế độ độc tài cs thì rõ ràng là lực lượng dân chủ phải có thực lực, điều chỉ có được với công sức xây dựng cộng với thời gian.
Nhìn vào hoàn cảnh đấu tranh dân chủ cho Việt Nam tới ngày hôm nay, sự quyết tâm, kiên cường của lực lượng dân chủ với sự góp sức của thời thế đã tạo điều kiện để phong trào dân chủ khởi đi những bước chân mạnh mẽ. Dấu hiệu của bước đi đó rất rõ ràng qua sự chuyển mình từ tư thế xin-cho sang tư thế đòi hỏi.
Dưới chế độ toàn trị như Việt Nam, những gì nhà nước cho phép thì người dân mới được quyền làm. Từ quy định này mà nảy sinh ra cơ chế xin-cho được áp dụng trong mọi lãnh vực hành chính. Đây là một quy định vô cùng quái gở của một nhà cầm quyền, nhưng nó đã ngự trị trên đầu người dân hàng mấy chục năm nay với mục đích biến người dân thành đàn cừu ngoan ngoãn. Người dân bị cướp nhà, cướp đất cũng không dám 'đòi' hay chống lại mà chỉ dám 'xin' lại mảnh đất nhỏ để sống; bị bắt oan cũng phải van xin khoan hồng bằng cách nhận những tội mà mình không làm; bị tước đoạt các quyền làm người cũng phải cung kính 'kiến nghị' để 'xin' lại… Nhà cầm quyền csVN muốn người dân phải tuân thủ luật xin-cho để mãi mãi làm chủ nhân ông của 90 triệu nô lệ! Nhưng ngày nay, cơ chế này đang bắt đầu bị trốc gốc do người dân đã tỉnh ngộ.
Trong khoảng một năm vừa qua, với sự phổ biến của internet, nhà cầm quyền cs đã phải đối mặt với sự thách đố chưa từng thấy đang dần phá vỡ cơ chế xin-cho này. Thử nhìn lại vài sự kiện để minh chứng:
 Nông dân Văn Giang: vào ngày 24/4/2012, hàng ngàn cảnh sát của huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đã cưỡng chế 5.8 mẫu đất của 166 gia đình thuộc xã Xuân Quan. Nhiều người đã bị đánh đập dã man và bị bắt nhưng nhiều nông dân đã không cam chịu mà khởi động một cuộc đấu tranh liên tục cho tới ngày nay. Cuộc đấu tranh để đòi lại đất, theo đúng trình tự của cơ chế xin-cho, bắt đầu bằng những kiến nghị từ tỉnh lên tới trung ương: từ UBND, tòa án, Quốc hội tới văn phòng Thủ tướng; nhưng tất cả các cơ quan nhà nước đều làm ngơ không trả lời! Tới nay, nông dân Văn Giang không còn hy vọng gì ở 'lương tâm' của hệ thống cầm quyền, thay vào đó là quyết tâm đấu tranh để giành lại đất. Nhân dịp đánh dấu một năm bị mất đất do cưỡng chế, nông dân Văn Giang ra thông cáo (không còn kiến nghị) giải bày với công chúng về tiến trình yêu cầu giải quyết vấn đề đất đai của họ trong năm qua nhưng đã bị nhà cầm quyền đối lại với thái độ làm ngơ. Bây giờ nông dân chỉ còn một biện pháp là tiếp tục tranh đấu cho tới khi giành được quyền "người cày có ruộng".
 Về cuộc đấu tranh chống Trung cộng: giới trẻ và nhân sĩ trí thức đã dấy lên một làn sóng biểu tình phản đối Trung cộng xâm lược từ ngày 5/6/2011 nhân vụ tàu thăm dò địa chấn Bình Minh 02 bị tàu TC cắt cáp. Các cuộc biểu tình đã diễn ra hàng tuần ở Hà Nội và Sài Gòn đến nỗi nhà cầm quyền đã cuống lên và ra lệnh cấm biểu tình ('không có người ký tên' vào ngày 18/8/2011,
CHỐNG TÀU DIỆT VIỆT CỘNG
UBND Hà Nội). Một năm sau, vào mùa hè 2012, một loạt các cuộc biểu tình chống Trung cộng lại diễn ra bất chấp những thủ đoạn đàn áp lén lút những người đã từng tham gia biểu tình các đợt trước (năm 2012 cũng là năm đcsVN kết án nhiều người nhất dưới tội danh của điều 88). Chiến dịch biểu tình chống Trung cộng kéo dài tới tháng 12/2012 mới chấm dứt do nhà cầm quyền gia tăng lực lượng chống biểu tình và tìm cách ngăn chặn và kiểm soát những người đi đầu trong các cuộc biểu tình. Tuy đã dừng lại nhưng các cuộc biểu tình đã giúp tạo lập một lực lượng đối kháng đoàn kết để chuẩn bị cho những việc lớn lao hơn trong tương lai.
 Biểu tình chỉ là một phương cách đấu tranh. Khi khó có thể thực hiện biểu tình thì cuộc đấu tranh đã chuyển hướng mục tiêu qua việc huy động quần chúng bằng việc thu thập chữ ký. Điển hình là Kiến nghị 72 (sửa đổi hiến pháp), Kiến nghị cho 14 thanh niên Công Giáo, Tuyên ngôn công lý cho Đoàn Văn Vươn, Kiến nghị sửa đồi hiến pháp của Hội đồng Giám mục VN. Các kiến nghị này đã có con số đồng thuận lên tới hàng chục ngàn chữ ký.
 Cuộc chiến internet: nhà cầm quyền csVN đã bị tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) liệt vào danh sách 12 kẻ thù của internet trên thế giới trong suốt 10 năm, kể từ khi danh sách được thành lập. Điều này chứng tỏ nhà cầm quyền cs rất chú trọng công tác dẹp bỏ mọi ý kiến trái chiều của các blogger. Họ đã kết án nặng một số blogger dưới tội danh tuyên truyền chống phá chế độ như Nguyễn Văn Hải hay Tạ Phong Tần để răn đe, nhưng sau mỗi đợt thì các blog tự do ngày càng sinh ra nhiều hơn và hoạt động tích cực hơn. Tập thể báo chí lề trái ngày càng thu hút nhiều độc giả hơn với các bài vở chỉ trích chế độ không kiêng nể. Trong lúc khoảng 700 tờ báo của nhà cầm quyền mong chờ độc giả thì, mọi người dân như cùng bảo nhau rằng: muốn biết sự thật thì phải tìm đến báo chí lề trái!
 Trên bình diện vận động nhân quyền, tiếng nói và ảnh hưởng của người Việt hải ngoại đã làm Hoa Kỳ, Liên Âu và Úc phải lên tiếng mạnh mẽ hơn, tuy chưa đến mức "cấm vận" nhưng vấn đề nhân quyền không thể bị bỏ qua trước khi có những hợp tác kinh tế cũng như quân sự. Đây là một bước tiến tích cực đã làm cho nhà cầm quyền cs phải đắn đo trước khi giở tay đàn áp bất cứ tiếng nói bất đồng chính kiến nào.
 Ngày nay, mức độ đấu tranh có dấu hiệu đang đi lên một nấc thang nữa: từ kiến nghị, kêu gọi, khuyên răn lên tới thách đố. Hiện đang có lời kêu gọi của nhóm 'Công dân Tự do' là hãy cùng bàn thảo, sống và hành động như một con người tự do (vì được hiến pháp bảo đảm), tư tưởng tự do và các quyền căn bản cần phải trao đổi giữa các công dân với nhau để hiểu rõ quyền lợi của mình. Về ý nghĩa tổ chức, lời kêu gọi này có tác dụng mời gọi những người quan tâm tới hiện tình đất nước liên kết lại để chia sẻ nỗi lòng, nhưng hệ quả trong tương lai sẽ là một khối đoàn kết để dùng tới khi cần có hành động chung. Đây là sự tấn công thẳng vào nguồn gốc quyền lực của độc tài vì khi người dân hiểu được quyền lợi của mình thì nhà độc tài khó có thể bắt buộc người ta chấp nhận thân phận nô lệ. Nhà cầm quyền csVN chắc chắn sẽ có những biện pháp đàn áp để sự tập trung không thể xảy ra (đã có lời răn đe về chuyện "tụ tập mang màu sắc chính trị"). Nhưng dù có đàn áp cách nào đi nữa, sự đàn áp sẽ chỉ là thổi gió vào đám lửa, chỉ chứng tỏ nhà cầm quyền đã đuối lý khi đối mặt với sự thật. Đàn áp là gián tiếp thừa nhận chính mình đang ở phía sai trái và từ đó sự ủng hộ cho họ sẽ càng giảm dần.
Cuộc chiến nào cũng cần phải có thời gian để đi đến chiến thắng, đấu tranh giải thể chế độ csVN cũng thế. Từ 30/4/1975 tới nay, 38 năm đã trôi qua không phải là những năm tháng hoang phí. Đã có biết bao người đã hy sinh cho lý tưởng tự do, chính là để xây dựng nền móng cho công cuộc đấu tranh. Tới nay, cuộc chiến này đang tới thời điểm quyết định và chắc chắn ngày chiến thắng sẽ không còn xa.
Nhóm Chống Tàu Diệt Việt Cộng
Phụ trách: Trần Văn Minh

________________________________
 "Every Generation needs a New Revolution". - Thomas Jefferson-

"Behold I do not give lectures or a little charity; When I give I give myself".Walt Whitman

 
 

 

 

 
 
 
 
//////////////////////////////////////////////////