Mai Thanh Truyết:

"CÂU CHUYỆN DA CAM/DIOXIN VN"

Tuyết Mai

Virgìna.- Một số thân hữu của Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết và các hội đoàn vùng HTĐ đã tổ chức một buổi ra mắt sách "Câu Chuyện Da Cam/Dioxin Việt Nam", vào lúc 2 giờ trưa ngày 28 Tháng 6, 2008 tại Mason District Gov. Center, Annandale, VA.

Hiện diện trong buổi ra mắt sách này có Ông Lý Văn Phước, Chủ Tịch CĐVN/HTĐ, MD&VA, Ông Đoàn Hữu Định, Chủ Tịch Liên Hội CCSVNCH/HTĐ; Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân, CT Cao Trào Nhân Bản ; Bà Lưu Lệ Ngọc Đài Phát Thanh VN Hải Ngoại…

MC Đào Hiếu Thảo điều hợp chương trình. Bà Lưu lệ Ngọc đại diện BTC cảm ơn quan khách, Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích nói về tác giả, Nhà bình luận Đại Dương giới thiệu tác phẩm.
 

Được biết Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết trước năm 1975 là:

Giảng sư Trưởng Ban Hóa Học Đại Học Sư Phạm Saigon, VN. 
Giám Đốc Học vụ Viện Đại Học Cao Học Tây Ninh, VN.
 
Hiện là Giám Đốc nhà máy xử lý nước thải BKK Corp., West Covina, CA.
Giám Đốc kiểm soát An Toàn và Phẩm Chất Weck Laboratories Inc. Industry City, CA,
Giám đốc Kỹ Thuật Environmen D Consultant Services, LA.
Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Hội Khoa Học & Kỹ Thuật Việt Nam tại HK.

Trong chương 1 của quyển sách, Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết cho biết mục đích của quyển sách là để trình bày một số suy nghĩ về vấn nạn ảnh hưởng của dioxin hay chất độc màu da cam, một loại thuốc khai hoang được sử dụng trong thời gian chiến tranh ở VN, đã trực tiếp tác động lên con người và đất nước VN như thế nào theo cái nhìn từ nhiều góc độ khác nhau.

TS Mai Thanh Truyết cho biết, dioxin nguyên chất là một kim loại hình kim, nóng chảy ở 295C, hàm lượng có thể làm chuột chết là 0,0022mg/Kg, có thể làm chết người là 0,1mg/ người nặng 50 kg.
 
Dioxin có công thức hóa học là
 2,3,7,8-tetra-chlorodibenzo-p-dioxin (TCDD). Chất đó chỉ chiếm 1 phần triệu trong thuốc diệt cỏ 2,4,5 T. 

Theo định nghĩa mới nhất của EPA Hoa kỳ ngày 12/6/2000, tên dioxin được dùng để chỉ một tập hợp của 29 hợp chất, gây tác động sinh hóa tương tự trên thú vật thí nghiệm.
 

Nguồn gốc ô nhiểm dioxins một phần phát sinh từ các công nghệ chế biến giấy trong khi sử dụng thuốc tẩy màu có clor, công nghệ plastic và một số công nghệ hóa chất như vật cách điện, chất bán dẫn…95% ô nhiểm dioxin là do việc thiêu đốt các phế thải, nhất là các dụng cụ y khoa và đồ chơi trẻ em bằng nhựa dẽo chứa clor.
 

Khi hỏa thiêu chất phế thải nói trên, chất khói từ lò đốt thoát ra có chứa clor kết hợp lại với nhau trong không khí thành dioxins và chất này chuyển dịch theo gió và mưa để cuối cùng ổn định trong đất, sông, hồ…tôm cá, gia súc ăn uống hấp thụ chất idoxins vào cơ thể và sau cùng dioxins tích tụ trong các mô mỡ. Các sinh vật này lại là nguồn thực phẩm chính để nuôi sống con người.
 

Nói về chất da cam thì đó là tên riêng của thuốc diệt cỏ dại do quân đội HK sử dụng ở các vùng nhiệt đới. Chất nầy được sử dụng lần đầu tiên ở VN vào ngày 21/1/1962, trong chiến dịch Ranch Hand từ 1962-1971. Với mục đích khai hoang các vùng rừng rậm ở Miền Nam VN để biến cả vùng rừng rậm không còn là nơi thích hợp cho việc ẩn núp của VC, Quân Đội HK đã phun xịt tổng số lượng khoảng 19 triệu gallons dioxin pha loãn theo nồng độ dioxin trong hổn hợp diệt cỏ 2,4D và 2,4,5 T , vùng rừng rậm, không dân cư hoặc thưa dân cư, trên một diện tích khoảng 28 ngàn cây số vuông, từ vĩ tuyến 17 tới tận Mũi Cà Mau
 

Theo ước tính của Bộ Quốc Phòng VN thì tổng sản lượng của dioxin nguyên chất trong 19 triệu gallons là khoảng 170-180 kg. Chất da cam được xử dụng rộng rãi vào những năm 1967 và 1968 và thực sự chấm dứt vào 30/6/1971.
 

Theo TS Mai Thanh Truyết thì trong hơn bốn chục năm sau chiến dịch Ranch Hand, với thời gian và diện tích trải rộng, với số lượng nhỏ, nếu chất dioxins có còn tồn tại trong thiên nhiên hay trong đất, trong nước thì sẽ chỉ là một lượng rất nhỏ, có thể hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến con người.
 

Kể từ khi chiến tranh VN chấm dứt, VN đã bắt đầu nêu ra vấn nạn chất độc dioxin và yêu cầu HK phải bồi thường cho các nạn nhân. VN nói nhiều đến kho chứa các thùng thuốc khai hoang ở Tân Sơn Nhất và Long Bình
 (Biên Hòa). Trong một báo cáo gần đây nhất của VN năm 2000, đại để có khoảng hơn một triệu người VN bị nhiểm chất độc da cam với hậu quả là gây ung thư đến loạn thần kinh, từ 100,000 đến 150,000 trẻ em được sinh ra với tật nguyền. Nhưng cho đến nay VN vẫn chưa thực hiện một cuộc khảo sát độc lập và uy tín để thẩm định dứt khoát sự hiện diện của dioxin trong những vùng đất và mạch nước ngầm ở những vùng đã bị khai hoang, trong thời chiến tranh và sự chuyển tải di hại nếu có. 

Vì vậy TS Mai Thanh Truyết cho vấn đề dioxins là một vấn đề phức tạp và tế nhị. Nó liên quan đến sức khỏe con người, môi trường , ảnh hưởng lên kinh tế và chính trị. Tế nhị vì nó còn nằm trong vấn đề tranh cãi về mức độ và khả năng làm thoái hóa những vùng đã bị khai hoang trong thời chiến tranh ở VN. Do đó mối bang giao Mỹ Việt trong tương lai còn tùy thuộc vào các đánh giá khoa học của các ảnh hưởng trên.
 

TS Mai Thanh Truyết cho biết, ông cùng Hội Khoa Học & Kỹ Thuật VN tại Hải Ngoại đã theo dõi vấn đề dioxins da cam VN cũng như một số vụ kiện, Hội Nạn Nhân Chất Độc Da Cam đã kiện 37 Công ty hóa chất HK sản xuất ra các thuốc khai hoang. TS Truyết đã đưa ra một số luận cứ, căn cứ vào những trao đổi của các Khoa học gia ở Ý, Pháp, Đức, Nhật và Canada cùng một số điều kiện dư luận trong nước để đưa ra một số nghiên cứu cũn g như một số căn bản để chứng minh rằng vấn đề "Vụ Kiện Chất độc Da Cam" không phải là vấn đề thuần túy khoa học.
 

Hội Nạn Nhân Chất Độc Da Cam đã bị Tòa HK bác bỏ ngày 10/3/2005 , và VN đã kháng án vào ngày 22/2/08, cũng bị bác bỏ luôn. VN cố tình đưa ra quy kết chất da cam là chất độc, là vũ khí giết người hằng loạt … VN cố tình xoay chuyển vấn đề khoa học trở thành một vấn đề nhân đạo. Tôn Nữ Thị Ninh, một thành viên của CSVN, đã thành lập một nhóm thân hữu Mỹ - Việt để nghiên cứu vào Tháng 7, 2007. Từ đó đến nay VN cổ súy vận động trong lãnh vực nhân đạo nhiều hơn trong lãnh vực kiện tụng.
 

Sự kiện tụng đó có mục đích tạo uy thế chính trị cho VN và cũng có thể VC khai thác chuyện chất độc da cam để che đậy một số khó khăn của nội bộ mà Chính Phủ không muốn người dân trong nước biết rõ. Ngoài những khó khăn của nội bộ, VC còn có những khó khăn của xã hội, khi người dân VN ( nông dân, công nhân) là hai tầng lớp mà đảng CSVN đã từng sử dụng là tiền đồn cho chính nghĩa CSVN, đã đứng dâỵ, nổi lên để đòi hỏi những quyền lợi xã hội. Cho đến nay Đảng CSVN không thể nào chu toàn được điều kiện tối thiểu cho đời sống của người dân.
 

Chúng tôi nghĩ đó là những khó khăn, và vì những lý do đó mà họ nêu ra nhũng yếu tố về chất độc màu da cam, nạn nhân chất độc màu da cam để tạo ra sự đồng thuận trong xã hội để xoá tan, xoa dịu bớt, một số khó khăn , ấm ức của người nông dân và công nhân trong điều kiện xã hội bế tắt hiện tại của VN.
 

TS Mai Thanh Truyết nói tiếp, là một người Việt Nam dĩ nhiên ông không thể nào vô cảm trước nỗi đau của đồng bào hiện tại. Nếu VN hiện tại có con số trên bốn năm triệu nạn nhân chất độc màu da cam thì thiết nghĩ, chúng ta phải nghĩ đến một số vấn nạn ngày hôm nay là VN đang đối mặt với tình trạng ô nhiểm của môi trường.
 Môi trường VN đã đến độ không đủ khả năng để chuyển tải, và tệ trạng thứ hai là tình trạng suy dinh dưởng của trẻ em, là một trong những yếu tố làm chậm lại sự phát triển của đất nước VN.

Sau chiến tranh , trẻ em VN thiếu vitamin B12 và acid foliclà hai yếu tố giúp sự tăng trưởng của trẻ em trong thời gian sơ sinh và còn là trẻ em. Điều này đã được Trung Tâm Y Tế Quồc Tế của Liên Hiệp Quồc khuyến cáo, VN cần phải giải quyềt vần đề này nếu không trong một thời gian năm , mười năm sau, thế hệ trẻ VN sẽ là một thế hệ không còn đủ trí thông minh bình thuờng để xây dựng đất nước Việt Nam tốt đẹp trong tương lai.
 

Cuối cùng TS Mai Thanh Truyết nói, con đường ông đi là con đường đem lại sự thật về chất độc màu da cam để cho đồng bào ở hải ngoại hiểu rõ và mục tiêu của quyển sách "Câu Chuyện Da Cam/Dioxin Việt Nam" là để làm tài liệu cho sinh viên VN trong tương lai thấy rõ vấn đề chất độc màu da cam chỉ là một vấn đề chính trị hơn là vấn đề khoa học.

Chương trình giới thiệu sách được chấm dứt vào lúc 5 giờ chiều.

________________________________
 "Every Generation needs a New Revolution". - Thomas Jefferson-

"Behold I do not give lectures or a little charity; When I give I give myself".Walt Whitman

 
 

 

 

 
 
 
 
//////////////////////////////////////////////////