Việt Báo tường trình Ngày Ra Mắt

TS Mai Thanh Truyết Ra Mắt Sách Về Môi Trường VN

(02/22/2011) (Xem: 68)

Tác giả : Bình Sa

TS Mai Thanh Truyết Ra Mắt Sách Về Môi Trường VN

Trong hình tác giả đang ký sách tặng.

Westminster (Bình Sa)- - Tại hội trường Nhật Báo Người Việt chiều Thứ Bảy ngày 19 tháng 2 năm 2011. Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết ra mắt sánh "Những Vấn Đề Môi Trường Việt Nam" Đây là tác phẩm thứ ba Ông viết về môi trường Việt Nam, một đề tài quan trọng trong tình hình môi trường hiện nay tại Việt Nam.
Điều hợp chương trình buổi ra mắt sách Nhà Báo Đinh Quang Anh Thái, Phụ Tá Chủ Nhiệm Nhật Báo Người Việt. Mở đầu ông giới thiệu Luật Sư Nguyễn Hoàng Duyên, một thành viên của tổ chức Mặt Trân Dân Tộc Tiến Bộ sau năm 1975 là tiền thân của Cao Trào Nhân Bản lên nói về tác giả. Ông kể qua về một vài kỷ niệm khi hai người cùng làm việc với nhau trong Đại Học Sư Phạm Sài Gòn, Đại Học Cao Đài. . . Theo Luật Sư Duyên thì tác giả Mai Thanh Truyết là một người trẻ có tâm hồn yêu nước nên sau khi tốt nghiệp giửa lúc đất nước chiến tranh tàn khốc thì ông lại trở về nước để đem kiến thức học hỏi của mình phục vụ cho tổ quốc. . . Để kết thúc phần nói về tác giả, Luật Sư Nguyễn Hoàng Duyên đọc lại bốn câu thơ trích trong bài thơ "Ta Về" của Nhà Thơ Tô Thùy Yên: ". . . Ta về khai giải bùa thiên yểm, Thức dậy đi nào gổ đá ơi, Hãy kể lại mười năm mộng dữ, Một lần kể lại để rồi thôi. . ."
Tiếp theo Nhà Văn Nguyễn Xuân Đài ( Phạm Phú Minh) Lên tóm lược về nội dung cuốn sách, mở đầo ông nói:
Hôm nay chúng ta có dịp tiếp xúc với một cuốn sách mới, rất đặc biệt, đó là cuốn Những Vấn Đề Môi Trường Việt Nam của tác giả Mai Thanh Truyết. Gọi là đặc biệt, vì chủ đề cuốn sách này thuộc lãnh vực khoa học, không phải về văn học hay chính trị, lịch sử như phần lớn các cuốn sách thường được ra mắt khác. Nhưng đây là một vấn đề khoa học liên quan mật thiết đến đời sống của dân chúng Việt Nam...
Nhưng một số quý vị về Việt Nam thăm gia đình khi quay lại Mỹ thường than là Sài Gòn bây giờ nóng bức, đầy khói xe và bụi, quý vị đó đang mô tả bầu không khí bị ô nhiễm của thành phố xưa kia là Hòn Ngọc Viễn Đông, nhưng nay đang là một hòn ngọc dính đầy vết bẩn. Một kinh nghiệm khác của chính chúng tôi: cách đây mấy năm tôi có dịp đi cruise trên sông Dương Tử ở Trung Quốc, suốt bốn ngày đi trên con sông dài nước xanh bát ngát. Một lần tàu dừng tôi ngỏ ý với nhân viên trên tàu muốn xuống sông bơi lội một lúc thì được trả lời: tuy trông nước nó trong xanh đẹp đẽ như vậy nhưng không thể tắm được, vì ô nhiễm rất nặng. Các nhà máy chế tạo xe hơi ở miệt Trùng Khánh và vô số nhà máy khác đã xả xuống sông tất cả nước thải công nghệ, khiến nước một con sông lớn và đẹp đẽ như thế không thể dùng cho sinh hoạt con người được nữa. Mà không chỉ sông Dương Tử, từ vài ba thập niên trước báo chí Tây phương đã báo động con sông mà ai cũng biết ở châu Âu là sông Danube với nhạc phẩm lừng danh Le Beau Danube Bleu - Dòng Sông Xanh, cũng đã hoàn toàn bị ô nhiễm vì chất thải kỹ nghệ của tất cả các quốc gia mà nó chảy qua. . .
Đất nước Việt Nam của chúng ta từ khi mở cửa đón nhận đầu tư của ngoại quốc từ hơn 20 năm nay cũng đang trải qua thách đố rất nặng nề về môi trường. Đầu tư của ngoại quốc có nghĩa là những công ty nước ngoài đem vốn liếng và kỹ thuật vào mở hãng xưởng sản xuất công nghệ trên đất Việt Nam, vốn là một nước nông nghiệp nghèo nàn, nhân công rất rẻ. Các nhà máy khi vận hành thì phải thải ra những chất phế thải, thường là độc hại, ở dạng khí, dạng chất lỏng hoặc chất rắn. Thải đi đâu? Chất khí thì phun thẳng vào bầu khí quyển, chất lỏng thì cho xuống sông ngòi, chất rắn thì đổ vào các bãi rác. Đúng quy luật thì các chất thải độc hại phải được xử lý để loại chất độc đi, nhưng nhiều nhà máy ở Việt Nam đã không theo đúng quy trình này nên không khí, đất và nước của chúng ta bị ô nhiễm rất nặng nề. Và lần đầu tiên, một nhà khoa học Việt Nam, tiến sĩ Mai Thanh Truyết, đã bỏ công sức thu thập tài liệu, nghiên cứu kỹ để cho ra đời một cuốn sách về một vấn đề sống còn của nước ta hiện nay, đó là vấn đề môi trường bị ô nhiễm.
Với 480 trang sách, qua 25 chương trình bày nhiều chủ đề khác nhau, chúng ta có thể đúc kết nguy cơ ô nhiễm môi trường Việt Nam trong mấy dạng chính: đó là ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm mặt đất và ô nhiễm không khí.  .  .  Lưu vực sông Cầu và các phụ lưu qua các tỉnh Bắc Cạn, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hải Dương. Lượng chất lỏng được thải vào lưu vực sông Cầu ước tính khoảng 40 triệu mét khối một năm, gây mầm mống bệnh ung thư cho người và tôm cá hầu như không còn hiện diện nơi đây nữa.
- Lưu vực sông Nhuệ, có lượng nước thải công nghệ ước tính khoảng 120 triệu mét khối/năm, thêm vào riêng thành phố Hà Nội trung bình 20 triệu mét khối/năm. Hai hạ lưu ô nhiễm nặng nhất là sông Nhuệ và sông Tô Lịch không còn điều kiện cho tôm cá sống, và vào mùa khô nhiều đoạn trên hai sông này chỉ là những bãi bùn, được xem là các bãi rác lộ thiên.
- Lưu vực sông Đồng Nai và sông Sài Gòn. Hàng năm sông ngòi trong khu vực này tiếp nhận khoảng 50 triệu mét khối nước thải công nghiệp, chưa kể chất thải của trên 30 ngàn cơ sở sản xuất hóa chất trong thành phố Sài Gòn. Những hợp chất hữu cơ, kim loại độc hại như đồng, chì, sắt, kẽm, thủy ngân v.v... và vô số loại thuốc bảo vệ thực vật đã được thải thẳng xuống sông Sài Gòn. Sông Thị Vải trong khu vực này đã bị chất phế thải nhà máy bột ngọt Vedan của Đài Loan làm hư hỏng hoàn toàn.
- Lưu vực sông Tiền giang và Hậu giang: Hai sông này bị ô nhiễm là do hóa chất trong dư lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, kết quả của việc khai thác tối đa nguồn đất cho nông nghiệp. Đã có nhiều chỉ dấu cho thấy các hóa chất độc hại là mầm bệnh ung thư  hiện diện trong nước hai sông này. Ô nhiễm nước cũng gây trở ngại cho việc nuôi thủy sản trên sông, khiến cá bè có khi chết hàng loạt.
Sau ô nhiễm nước là vấn đề ô nhiễm mặt đất. Những nguồn chính tạo ra ô nhiễm mặt đất tại Việt Nam hiện nay là việc sử dụng phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật quá tải và bừa bãi, cùng với việc thải chất phế thải lỏng và rắn của các nhà máy sản xuất. Tất cả đều độc hại khi xâm nhập vào đất. Các hóa chất không tan sẽ nằm trong đất, cây cỏ sẽ hấp thụ vào rễ, thân, lá hay quả, con người hay súc vật ăn các thảo mộc này có nghĩa là đưa chất độc vào người, tích tụ dần dần để thành thứ bệnh thường nghe trong thời đại này, là bệnh ung thư. Còn những phế thải lỏng cho chảy trên mặt đất thì sẽ thẩm thấu vào đất, hòa nhập với dòng nước ngầm cũng sẽ tác hại vào đời sống và sự sản xuất của con người. Ngoài những nguồn trên, chính rác do sinh hoạt của đô thị thải ra, nếu không được xử lý đúng mức cũng trở thành nguồn ô nhiễm đáng kể. Tại Việt Nam hiện nay tuy luật lệ về môi trường có quy định khá rõ ràng về việc xử lý các chất phế thải, nhưng đại đa số  chỉ hiện diện trên giấy tờ, vì thiếu nhân lực kinh nghiệm, thiếu ngân sách, việc kiểm soát và quản lý quá kém và quan trọng hơn hết là nạn tham nhũng. . .
Có thể nói đây là một cuốn sách không những lợi ích trong hiện tại mà còn nhắm tới một tương lai rất xa, cho nhiều đời con cháu của chúng ta về sau này. Sau đó ban tổ chức cho chiếu một đoạn phim về hình ảnh những sự khai thác, ô nhiểm môi trường hiện nay tại Việt Nam. Sau đó Giáo Sư Nguyễn Minh Xuân lên nói về " cái đểu của Cộng Sản Việt Nam... Tiếp theo Giáo Sư Nguiyễn Ngọc Aån nói về tai hại của việc khai thác Bauxite tại Việt Nam. . .
Sách dày 482 trang gồm 25 chương và 10 phụ lục. Phần Anh Ngữ do Giáo Sư Trần Cảnh Xuân phụ trách. Đây là công trình nghiên cứu giá trị, qúy đồng hương muốn đọc sách xin liên lạc về (562) 896-8035 hoặc Email: EnviroVN@gmail.com

 

//////////////////////////////////////////////////