Hồ sơ Bãi Rác Đa Phước ở Việt Nam

Hồ sơ Bãi Rác Đa Phước…

 

Hình chụp ngày 23/2/2011

 

Nhiều hạng mục ở dự án khu xử lý rác Đa Phước chưa hoàn thành nhưng giá xử lý rác vẫn được ngân sách TP.HCM thanh toán đầy đủ. Đây là một trong những nội dung tiếp tục được đặt ra tại buổi giám sát của Ban kinh tế - ngân sách HĐND TP.HCM ngày 23-9-2010 đối với dự án này.

Báo cáo với đoàn giám sát, Công ty TNHH Xử lý chấtthải rắn VN (VWS) - chủ đầu tư  - cho biết dự án đã hoàn thành một sốhạng mục như bãi chôn lấp rác 30ha, cầu dẫn vào khu xử lý rác, nhà máyxử lý nước rỉ rác công suất 280m3/ngày, nhà máy  xử lý nước mưa có lẫnnước rỉ rác 3.000m3/ngày, hồ chứa nước rỉ rác...

 

Giá xử lý rác khởi điểm mà ngân sách TP trả cho VWS là16,4 USD/tấn, nay đã được tăng thêm 3%. Công suất tiếp nhận rác ở bãinày thấp nhất là 3.000 tấn/ngày, không được thấp hơn mức này theo hợpđồng đã ký kết.

 

Chưa làm vẫn được trả tiền

 

Nhiều ý kiến đại biểu (ĐB) thắc mắc vì sao dự án chưahoàn thành nhiều hạng mục nhưng giá xử lý rác vẫn được ngân sách TP trảđủ 16,4 USD/tấn và nay được tăng thêm 3%? Thậm chí có ý kiến ĐB chorằng việc trả tiền xử lý rác với hiện trạng dự án như vậy là trả dư tiền so với những gì chủ đầu tư  đã làm, đồng thời đề nghị thu lại khoảntiền trả dư đó.

 

Các ĐB đơn cử: như nhà máy sản xuất phân compost chưathấy nhưng hiện vẫn được thanh toán chi phí hoạt động  qua việc đưa vàođơn giá xử lý rác. Tương tự, nhà máy  phân loại tái chế cũng chưa thấyđâu nhưng vẫn được thanh toán một số chi phí liên quan.

 

ĐB Nguyễn Minh Hoàng - nguyên trưởng Ban kinh tế -ngân sách HĐND TP - chất vấn: báo cáo của VWS gửi các ĐB cho thấy có 25 hạng mục ở dự án khu xử lý rác Đa Phước mà công ty phải làm, nhưng trong số này mới hoàn thành 15 hạng mục, còn 10 hạng mục chưa hoàn thành, "đề nghị cho biết nguyên nhân".

 

Giám đốc Sở Tài nguyên  - môi trường  TP Đào Anh Kiệtgiải trình rằng giá xử lý rác tại bãi Đa Phước đang trả cho VWS là giá trọn gói để xử lý 1 tấn rác, còn việc "nhà đầu tư  xử lý rác như thế nàolà quyền của nhà đầu tư". Ông Kiệt cho rằng nếu các ĐB nói chưa có hạngmục này, hạng mục kia mà vẫn trả giá xử lý rác cho VWS 16,4 USD/tấn "là không đúng".

 

Phát biểu trong buổi giám sát, ĐB Huỳnh Công Hùng -phó Ban kinh tế  - ngân sách HĐND TP - nêu: ở lần giám sát năm ngoái VWS báo cáo là sàn trung chuyển, khu phân loại tái chế đã làm rồi nhưng không hiểu lý do  vì sao đến nay vẫn chưa có?

 

Ông Hùng cũng nhấn mạnh chi tiết "TP không ép nhà đầutư nhận rác" để tranh luận lại ý kiến giải thích việc một số hạng mục ởkhu xử lý rác Đa Phước chưa hoàn thành là có phần do TP ép công ty  phải nhận rác trước thời điểm dự kiến hoạt động.

 

Chẳng lẽ nước rỉ rác tự bốc hơi?

 

Nước Rỉ chảy ra ngoài…

 

Theo tính toán của ĐB Lê Thượng Mãn, với lượng rácđược tiếp nhận hằng ngày, lượng nước rỉ rác đậm đặc phát sinh tại bãi rác Đa Phước khoảng 800m3/ngày. Trong khi đó, hệ thống xử lý nước rỉ rác với nồng độ ô nhiễm  cao tại khu xử lý rác này mới chỉ có công suất 280m3/ngày.

 

ĐB Mãn cho rằng công suất của hệ thống  xử lý nước rỉrác như vậy là không đáp ứng được yêu cầu thực tế. Ông đặt vấn đề: nhưvậy, nước rỉ rác đậm đặc với nồng độ ô nhiễm cao đi đâu, không thể giảithích là nó tự bốc hơi được? Ông David Dương - tổng giám đốc VWS - chorằng với hệ thống  xử lý nước rỉ rác công suất 280m3/ngày hiện nay làphù hợp với yêu cầu thực tế và cho rằng "lượng nước rỉ rác phát sinhkhông nhiều như tính toán trên lý thuyết".

 

Đại diện cảnh sát môi trường Công an TP nhấn mạnh: cần khẳng định là ở bãi rác Đa Phước chưa có hệ thống  xử lý nước rỉ rác hoàn thiện, chưa xử lý triệt để. Cũng cần lưu ý nguy cơ ô nhiễm ở đây cao hơn so với các khu xử lý rác khác vì bãi rác Đa Phước giáp với nhiều sông rạch. "Chính vì chỗ đó tôi đề nghị nếu dự án này muốn đảm bảo môi trường trước hết phải xây hệ thống  xử lý nước rỉ rác hoàn thiện" - vị này đề nghị.

 

Nhiều ý kiến đề nghị VWS cũng như Sở Tài nguyên - môitrường TP cần có ý kiến, quan điểm chính thức về những gì liên quan đếnxử lý môi trường mà báo chí nêu trong thời gian qua. Nếu đưa thông tinkhông chính xác thì phải yêu cầu cải chính, thậm chí yêu cầu bồithường. Còn ngược lại thì phải làm rõ mức độ của những sự việc đã nêu ra sao, đến đâu, nếu có vi phạm thì xử lý như thế nào, "không được mập mờ ở đây".

 

Đừng để Đa Phước thành "vô phước"

 

Theo ĐB Phạm Văn Đông - trưởng Ban kinh tế  - ngân sáchHĐND TP, mùi hôi ở khu vực  bãi rác Đa Phước vẫn còn tuy mức độ có giảm.Theo ông, không có lý do  gì khi đầu tư  dự án xử lý môi trường  cho TP nhưng lại làm phát sinh vấn đề môi trường  ở chỗ khác. Ông nói: "Dân xã Đa Phước chuẩn bị xin đổi tên thành "xã vô phước". Nếu để phát sinh vấn đề môi trường ở đây sẽ có tội với người dân trong khu vực" - ông Đông nói.

 

Ban kinh tế - ngân sách HĐND TP đề nghị VWS có văn bản giải trình tiến độ thực hiện dự án, đối với từng hạng mục... Riêngnhững việc báo chí nêu liên quan đến bãi rác Đa Phước trong thời gian qua, công ty  nói rất bức xúc việc này, do vậy Ban kinh tế  - ngân sách HĐND TP đề nghị công ty  có văn bản  nêu chính kiến cụ thể, đúng sai ở những điểm nào. Công ty   cũng cần cam kết những hạng mục chưa làm thì bao giờ làm xong.

 

Với Sở Tài nguyên - môi trường TP, Ban kinh tế  - ngân sách HĐND TP đề nghị sở cần phải có chính kiến việc chủ đầu tư có làmđúng các hạng mục ở bãi rác Đa Phước không?. Việc sử dụng vốn ngân sách cho dự án như thế nào, đặc biệt cần làm rõ ý kiến của các ĐB là có hay không việc trả chi phí cho những hạng mục chưa làm. Tất cả những yêu cầu này phải hoàn thành vào cuối tháng 9-2009.

 

Không đồng ý với cách giải thích của giám đốc Sở TN-MT

 

Đại biểu HĐND TP.HCM Lê Thượng Mãn (đứng) phát biểu ý kiến tại buổi giám sát - Ảnh: Minh Đức

      

TS Lê Thượng Mãn

 

Trao đổi với PV Tuổi Trẻ sau buổi giám sát,ĐB Lê Thượng Mãn cho rằng lý giải của giám đốc  Kiệt xoay quanh việcnhiều hạng mục quan trọng  chưa làm nhưng VWS vẫn được trả đủ tiền xử lýrác là chưa hợp lý.

 

ĐB Nguyễn Đăng Nghĩa đồng tình "phải thực hiện đúngnhư những gì được cam kết trong hợp đồng giữa hai bên". ĐB Nghĩa cũnglưu ý việc làm phân compost không chỉ là làm phân mà bản chất  chính làgiảm thiểu lượng rác phải chôn lấp.

 

Tiếp tục "quần" bãi rác Đa Phước

 

(Dân trí) - Tại phiên khai mạc và thảo luận tổ ngày 8/12, kỳ họp thứ 17 HĐND TPHCM khoá VII, các đại biểu HĐND và báo chí tiếp tục truy vấn UBND TP về bãi rác nổi tiếng nhất TP: Đa Phước.

 >> Phát hiện hàng chục ổ ấu trùng ruồi tại bãi rác Đa Phước

 

Tạm ứng 9 triệu USD để... chứng tỏ quyết tâm

 

 Trả lời về thông tin kiểm toán nhà nước đề nghị UBND TPHCM xem xét, xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân trong việc tạm chi 9 triệu USD cho Công ty TNHH Xử lý chất thải rắn Việt Nam (VWS) trong dự án xây dựng bãi rác Đa Phước, Phó Chủ tịch thường trực UBND TPHCM khẳng định: "Tôi rất ngạc nhiên khi nghe thông tin này!".

 

 Ông cho biết, UBND TP đã thành lập một tổ làm việc với đoàn kiểm toán nhà nước để tìm hiểu vụ việc và đoàn kiểm toán đã khẳng định với ông là "họ chỉ nêu lên vấn đề chứ không kết luận, bình luận bất cứ điều gì, cũng không kiến nghị xử lý ai".

 

Đại biểu Lê Thượng Mãn: "Đa Phước đang lừa dối chúng ta!"

 

Xây dựng bãi rác Đa Phước là dự án do VWS (công ty 100% vốn nước ngoài) ký kết đầu tư với UBND TPHCM. Khi VWS đầu tư dự án này, UBND TPHCM đã tạm ứng cho VWS 9 triệu USD từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường. Theo kiểm toán nhà nước thì khoản chi này là sai quy định của Luật ngân sách nhà nước. 

 

Về vấn đề này, ông Tài giải thích là nhằm giảm đơn giá xử lý rác từ 16,96 USD/tấn xuống còn 16,4 USD/tấn. Ngoài ra, ông cho biết: "Đơn giá ở đây cao như vậy là vì khu vực Đa Phước nền rất yếu. Dù nhiều đơn vị đã khảo sát nhưng chưa ai dám làm, vì chỉ cẩn bể bờ bao là phá sản". 

 

 Do vậy, để chứng tỏ cho chủ đầu tư thấy quyết tâm xây dựng bãi rác ở đây của TP, UBND TP đã đồng ý tạm ứng cho VWS 9 triệu USD ban đầu. Vả lại, theo ông Tài thì động thái này cũng là "hỗ trợ" chủ đầu tư kêu gọi vốn từ các ngân hàng quốc tế. Ông tài cho rằng: "Người ta phải thấy chủ nhà (TPHCM) có quyết tâm làm thì mới dám bỏ vốn ra đầu tư chứ!".

 

Đa Phước đang lừa dối chúng ta

 

 Đại biểu Đặng Văn Khoa cho biết trong phiên chất vấn ngày 10/12 tới ông sẽ không chất vấn về vấn đề trên vì chất vấn là để tìm ra ai là người chịu trách nhiệm, nhưng ở đây thông tin vẫn chưa đầy đủ và rõ ràng, cần có sự cọ xát thông tin từ nhiều phía. Nhưng ông sẽ hỏi UBND TP rõ hơn và chất vấn sau. 

 

Còn đại biểu Lê Thượng Mãn thì lại hết sức bức xúc về cách làm việc của VWS, ông ví von: "Nói họ ngang ngược cũng không quá lắm. Họ cứ tưởng chúng ta đã ký hợp đồng rồi thì không làm gì được họ nữa".

 

Ông bức xúc đến thế vì ông cho là chủ đầu tư bãi rác Đa Phước đang lừa dối mọi người, lừa dối các cơ quan chức năng. Và ông nghi ngờ cả những báo cáo tốt đẹp của Sở Tài nguyên Môi trường TPHCM về bãi rác Đa Phước.

 

Ông Mãn phát biểu: "Theo các báo cáo của sở TNMT thì bãi rác Đa Phước hầu như đều tốt cả. Nhưng theo như văn bản mới nhất mà tôi mới nhận được từ Công ty Môi trường đô thị TP thì không như vậy".

 

Bãi rác Đa Phước liên tục bị dư luận chỉ trích

 

 Ông dẫn chứng: "Văn bản này ghi rõ là bãi rác không có sàn trung chuyển rác nên xe chuyển rác phải chạy vào bãi chôn lấp để đổ. Đường thì lầy lội, lún, có nhiều nước rác ứ đọng trên rác và đá lót đường nên nước rác văng lên xe, làm xe hôi thối. Khi xe ra khỏi bãi rác lại không có nước xịt rửa nên đi trên đường thì bị dân chửi, cảnh sát xử phạt do ô nhiễm môi trường".

 

Thao tác đổ rác- Hình ngày 23-2- 2011

 

Ông còn bức xúc hơn khi văn bản số 21/CV-VWS ra ngày 18/11/2009 của VWS trả lời Công ty Môi trường đô thị TP có đoạn khẳng định là sàn trung chuyển sẽ hoàn tất vào cuối năm (2009) nhưng "các loại rác sinh hoạt hàng ngày đang được vận chuyển về khu liên hợp sẽ không được đổ tại sàn trung chuyển".

 

Đại biểu Lê Thượng Mãn cho rằng: "Công đoạn xây dựng sàn trung chuyển này được VWS tính vào giá thành là 2 USD/1 tấn rác. Nay họ bảo rác không được đổ ở đây mà xe chuyển rác của TP phải chạy vào tận bãi chôn lấp thì chúng ta thiệt 2 USD/tấn rác à. Mỗi ngày TP chuyển về đây 3.000 tấn rác thì mất hết 6.000 USD. Rõ ràng là họ đang lừa dối chúng ta!".

 

Ông đề nghị các cơ quan cấp cao hơn đến kiểm tra vấn đề này. Ngoài ra, ông cũng đề nghị nên chuyển lĩnh vực quản lý chất thải rắn sang cho ngành xây dựng, vì theo luật thì ngành xây dựng mới có chức năng quản lý lĩnh vực này, chỉ có ở TPHCM là giao cho Sở TNMT. Theo ông, như vậy là "vừa đá bóng, vừa thổi còi".

 

Tùng Nguyên

 

Hình chụp ngày 23/2/2011

 

Phát hiện hàng chục ổ ấu trùng ruồi tại bãi rác Đa Phước

 

(Dân trí) - Thời gian qua, người dân các xã Phong Phú, Đa Phước, Quy Đức (huyện Bình Chánh, TPHCM) khốn khổ vì nạn ruồi. Sở Y tế, Sở Tài nguyên và Môi trường đã vào cuộc kiểm tra và phát hiện rất nhiều ổ ấu trùng ruồi tại bãi rác Đa Phước.

 >>  Mắc màn... ăn cơm để trốn ruồi

 

 

Bãi rác Đa Phước được xác định là nguồn gây ra dịch ruồi.

 

Phun thuốc không hiệu quả

 

Trong 3 ngày từ 4-6/6/2009, Sở Y tế TPHCM, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành ra quân phun thuốc diệt ruồi trên địa bàn ba xã nói trên - nơi đang bùng phát dịch ruồi.

 

 

Cùng với việc phun thuốc, ngay ngày đầu tiên, Sở Y tế và Sở Tài nguyên và Môi trường đã lập đoàn thanh tra liên ngành đến kiểm tra tại các địa bàn. Trong quá trình đi thực tế, cán bộ y tế đã phát hiện tại khu vực Công trường xử lý rác Đa Phước có hàng chục ổ ấu trùng ruồi.

 

 

 

Ruồi bu trên hành lá

 

Xung quanh khu vực xử lý tại bãi rác Đa Phước và càng vào gần, cán bộ y tế phát hiện mùi hôi càng nồng nặc, mật độ ruồi dày đặc. Khu vực chứa rác tươi có hàng chục ổ dòi lúc nhúc, lượng ruồi trưởng thành bay ra đông nghẹt.

 

Hiện tượng này, theo đoàn thanh tra nguyên nhân bước đâu có thể là do quy trình xử lý rác của Công ty đầu tư và quản lý bãi rác Đa Phước chưa hoàn chỉnh dẫn đến làm phát sinh ruồi.

 

Để xác định nguyên nhân và có hướng giải quyết triệt để, đoàn thanh tra liên ngành đã yêu cầu công ty này phải cung cấp đầy đủ quy trình xử lý rác bằng văn bản trước ngày 10/6. Nhất là công ty phải chỉ rõ hạn chế ở khâu nào trong quá trình xử lý rác làm phát sinh ô nhiễm gây dịch ruồi và thời gian tới phải nhanh chóng có các biện pháp xử lý.

 

 Anh Phan Văn Thất, trưởng ấp 1, xã Phong Phú cho biết: Ba ngày qua, cán bộ y tế đã tiến hành phun thuốc nhiều lần nhưng đều không hiệu quả. Khi cán bộ phun thuốc thì chúng bay đi, hơn 1 tiếng sau là đã thấy quay về bu đen mọi đồ vật trong nhà.

 

"Trung tâm y tế dự phòng huyện Bình Chánh cho biết sẽ không phun thuốc nữa vì sợ ruồi lờn thuốc và đã phát 600 cái bẫy ruồi cho người dân bắt ruồi. Nhưng đó chỉ là biện phát trước mắt nhằm giảm mật độ ruồi chứ muốn hết ruồi không thể làm như vậy", anh Thất cho hay.

 

 Tiến độ xử lý ruồi cần nhanh hơn nữa

 

Về nạn ruồi đang diễn ra tại huyện Bình Chánh, ông Đặng Văn Khoa, đại biểu HĐND  TPHCM cho rằng: Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến dịch ruồi như cách sống của người dân, điều kiện làm việc của các xí nghiệp, nhà xưởng… nhưng chủ yếu nhất vẫn là do Công trường xử lý rác Đa Phước.

 

Ruồi bay đen trời.

 

Ruồi bay đầy trời- Hình chụp ngày 23-2-2011

 

 

Vì thế trước mắt ông Khoa đề nghị Sở Y tế, Sở Tài nguyên và Môi trường cùng Công ty đầu tư và quản lý bãi rác Đa Phước phải sớm tìm ra các hóa chất, các biện pháp có hiệu quả để tiêu diệt mật lượng ruồi quá nhiều hiện nay.

 

Ngoài ra các cơ quan ban ngành cần rà soát lại toàn bộ quy trình xử lý tại bãi rác Đa Phước. Phải tìm cho ra bị vướng mắc ở khâu nào như: sử dụng hóa chất chưa hiệu quả hay công tác quản lý công nhân làm việc còn lỏng lẻo… để kịp thời khắc phục

 

Đặc biệt ông Khoa nhấn mạnh, hiện nay tiến độ tiêu diệt nạn ruồi thực hiện còn quá chậm, phải đẩy mạnh và nhanh hơn nữa. Ruồi là loài vật sinh sản nhanh vì thế nếu không quyết liệt và nhanh chóng, với điều kiện thời tiết mưa nắng thất thường hiện nay, nạn ruồi rất dễ lây lan qua các địa phương khác.

 

Bên cạnh đó ông Khoa cũng khuyến cáo người dân không nên chỉ trông chờ vào cơ quan chức năng mà phải biết quét dọn lại nhà cửa, dùng các biện pháp dân gian, các tấm keo dính để giảm số lượng ruồi. Chỉ khi nào "mỗi người một tay" thì nạn dịch ruồi mới mau chóng chấm dứt.

 

Để đối phó với nạn ruồi, Sở Y tế TPHCM đã huy động 21 máy phun thuốc và 100 nhân viên, chia làm 6 tổ. Các nhân viên thay phiên nhau phun xịt thuốc diệt ruồi trên địa bàn 3 xã đang bị dịch ruồi.

 

Ngoài việc phun thuốc thời gian qua, Trung tâm y tế dự phòng huyện Bình Chánh còn cung cấp thêm 2.000 cái bẫy ruồi cho 3 xã và sẽ thu hồi, thay mới mỗi ngày ở các hộ dân cho đến khi nào nạn ruồi giảm hẳn.

 

Hoài Lương, 08/06/2009

 

Mắc màn... ăn cơm để trốn ruồi

(Dân trí) - Gần một tháng nay, ruồi xuất hiện dày đặc tại một số ấp thuộc xã Đa Phước, Phong Phú (Bình Chánh). Chỗ nào cũng thấy ruồi dù người dân đã dùng đủ mọi cách để diệt. Giờ dân chỉ còn cách mắc màn để sinh hoạt.

 

Ăn cơm trong màn - chuyện thường ngày ở xã Đa Phước.

 

Ăn, ở cùng ruồi

 

Hình chụp ngày 23-2-2011

 

Gần 50 hộ dân thuộc tổ 16, 17, ấp 1, xã Phong Phú, huyện Bình Chánh đang phải chịu cảnh ăn với ruồi, ở với ruồi. Ruồi bâu đen từ trong nhà ra ngoài sân, đậu khắp nơi trong nhà, từ vách tủ, trên bàn, giá sách đến cột nhà, thức ăn, chạn bát... Để trốn ruồi, nhiều nhà phải giăng màn ăn cơm và sinh hoạt. Có người thậm chí còn đem xăng, dầu hôi rải quanh nhà để xua ruồi nhưng không ăn thua.

 

Ông Trần Văn Ba, trú tại A16/492 ấp 1, xã Phong Phú, cho hay: "Từ khi có bãi rác Đa Phước, người dân phải chịu đựng mùi hôi vào mỗi buổi chiều tối. Bây giờ phải chịu thêm cảnh ăn ở cùng ruồi".

 

Trời đứng gió là ruồi nhiều vô kể. Chúng bay thành đàn, đậu vào bất cứ thứ gì ở trong nhà, ngoài ngõ. Mọi biện pháp như phải thắp hương muỗi, mua keo dính, xịt thuốc diệt côn trùng… hầu như không có tác dụng vì ruồi quá nhiều.

 

 Hôm 30/5, Trung tâm Y tế dự phòng huyện có mang máy phun đến diệt nhưng rồi đâu lại vào đấy. Sau phun, ruồi quay trở lại còn nhiều hơn. "Hôm trước nhà có tiệc, nhưng dọn thức ăn ra, người chưa ăn mà ruồi đậu đầy, không ai dám ăn vì sợ bệnh", bà Nhung ở tổ 17 kể khổ.

 

Anh Phan Văn Thất, trưởng ấp 1, khẳng định: "Dịch ruồi chỉ xuất hiện từ khi có bãi rác Đa Phước. Ngay chính nhà của tôi cách bãi rách mấy km mà cũng chịu đựng mùi hôi của chất hầm cầu từ bãi rác, cứ 5-6 ngày/lần, rất khó chịu".

 

Thứ dễ kiếm nhất là... ruồi.

 

Các bãi đáp ưa thích của ruồi là thức ăn, các đồ dính mùi tanh, vị ngọt… song vì nhiều quá nên chúng bâu cả vào những thứ "vô vị" như tủ, bàn, ghế, bát chén đã rửa sạch… Ông Trần Văn Ba cho biết có hôm ông dùng chậu nước đường để nhử ruồi và bắt được cả cân.

 

Chưa diệt được tận gốc vì dịch ruồi bùng phát quá nhanh

 

Đa số khu vực bị ruồi nhiều là các địa phương nằm gần bãi rác Đa Phước. Anh Thất cho rằng các tổ 16, 17, ấp 1, xã Phong Phú chưa nhiều ruồi bằng các ấp thuộc xã Đa Phước bên cạnh.

 

Ruồi ở xã này nhiều khủng khiếp. Nếu người ở địa phương khác ghé qua sẽ không dám đụng đến bất cứ thức ăn, đồ uống nào ở đây vì sợ nhiễm bệnh.

 

PV Dân trí tìm đến UBND xã Phong Phú nhưng được thông báo là cả chủ tịch và bí thư đều đi họp. Còn phó chủ tịch xã không chịu tiếp vì "Đảng ủy quy định phải có ý kiến của bí thư mới được cung cấp thông tin".

 

Về phía Trung tâm Y tế dự phòng huyện Bình Chánh, ông Lại Phước Hòa - quyền giám đốc - cho biết: Bình Chánh có ba xã có dịch ruồi là Phong Phú, Đa Phước và Quy Đức. Mật độ ruồi xuất hiện ở các xã này với số lượng khác nhau từ 10 - 50 con/m², tại một số nơi như nhà vệ sinh, nhà bếp, khu vực ẩm ướt có thể lên đến 100 con/m². 

 

Ông Hòa lý giải: loại thuốc phun diệt ruồi mà Trung tâm Y tế dự phòng huyện Bình Chánh đang sử dụng là Permecid 50 EC. Thuốc chỉ diệt được khoảng 40% lượng ruồi. Cán bộ y tế phun liên tục, nhiều lần dẫn đến hiện tượng lờn thuốc. Sau mỗi lần phun chỉ được một lúc là ruồi quay trở lại.

 

Ai còn dám ăn những thực phẩm bị ruồi bâu thế này?

 

Trao đổi về nguyên nhân xuất hiện ruồi tại các xã của huyện Bình Chánh, đại diện Sở Tài nguyên - Môi trường TPHCM nhận định có thể do bãi rác Đa Phước. Dịch ruồi bùng phát quá nhanh nên chưa có biện pháp xử lý kịp thời. Ngoài ra, không chỉ diệt mà quan trọng là không cho ruồi phát sinh. 

 

 Trước dịch ruồi bùng phát mạnh lên 3 xã Đa Phước, Phong Phú và Quy Đức (huyện Bình Chánh, TPHCM), lãnh đạo Sở Y tế, Sở Tài nguyên - Môi trường TPHCM đã có buổi họp khẩn để tìm biện pháp đối phó. 

 

Ông Lê Trường Giang, Phó giám đốc Sở Y tế TPHCM cho biết: Trong buổi họp hai Sở đã thống nhất: từ ngày 4/6 - 6/6, ngành y tế sẽ tổng lực phun xịt hóa chất tiêu diệt ruồi ở 3 xã đang bị ruồi "hành". Sau đó sẽ tiếp tục lên phương án truy tìm nguyên nhân sâu xa để diệt ruồi tận gốc.

 

Ngoài ra, Sở Tài nguyên - Môi trường và Sở Y tế cũng sẽ kiến nghị lên UBND TPHCM yêu cầu công ty chịu trách nhiệm về bãi rác Đa Phước phải có phương án xử lý rác hiệu quả hơn. Chỉ có như vậy mới tránh việc ruồi phát sinh quá nhiều gây khó khăn cho đời sống của người dân.

 

 

Hoài Lương. 06/06/2009

 

Ngày 23/9, Ban Kinh tế-Ngân sách, Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã đề nghị công ty trách nhiệm hữu hạn xử lý chất thải rắn Việt Nam (VWS), chủ đầu tư, giải trình về hiện trạng khu xử lý rác Đa Phước.

 

Dự án khu xử lý rác Đa Phước, có vốn đầu tư 90 triệu USD, rộng 128ha, công suất xử lý 3.000 tấn rác/ngày, tại xã Đa Phước, huyện Bình Chánh. Bắt đầu tiếp nhận rác từ ngày 1/1/2007, đến thời điểm này, Khu xử lý rác Đa Phước, đã xử lý được 1,7 triệu tấn rác thải của Thành phố Hồ Chí Minh.

 

Chất vấn về những tồn tại của dự án này, các đại biểu Ban Kinh tế-Ngân sách, đề nghị ông David Dương, Tổng Giám đốc VWS, giải thích rõ về hàng loạt vấn đề như: Quy trình xử lý rác, nước rỉ rác tại sao lại phát sinh mùi hôi, phát sinh dịch ruồi từ các ổ dòi trong bãi rác; mức giá xử lý 16,4USD/tấn rác đã hợp lý chưa; vì sao ngân sách địa phương lại phải chi trước cho chủ đầu tư 9 triệu USD.

 

Giải trình về những vấn đề này, ông David Dương, cho biết quy trình xử lý đã đầy đủ, còn việc người dân phản ánh mùi hôi rác là do vành đai cây xanh cách ly 322 ha chưa hoàn chỉnh. Lý do là ngân sách địa phương đã không còn nguồn chi để thu hồi phần đất này. Còn về hiện tượng ruồi phát sinh là do sự thay đổi về thời tiết lúc chuyển mùa.

 

Theo ông David Dương, mức giá 16,4USD/tấn rác là mức phù hợp vì quá trình xử lý này kéo dài đến 50 năm, với nhiều quy trình phức tạp; khoản kinh phí 9 triệu USD, do ngân sách địa phương ứng ra cho VWS là khoản chi cho các hạng mục hạ tầng của khu xử lý rác. Những giải trình này cũng được ông Đào Anh Kiệt, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh đồng thuận khi cho rằng mức giá này đã phù hợp.

 

Không đồng ý với cách trả lời cho qua chuyện này, các đại biểu Ban Kinh tế-Ngân sách tiếp tục chất vấn về tính pháp lý dự án, khả năng thực hiện của nhà đầu tư trong thực tế so với các điều khoản của hợp đồng ký kết; việc xử lý nước rỉ rác bằng công nghệ nano có khác gì với các công nghệ đang áp dụng tại các bãi rác khác của địa phương; chủ đầu tư nói là công nghệ khử mùi là hiện đại nhưng tại sao người dân xã Đa Phước vẫn liên tục phản ánh về mùi thối của rác.

 

Thậm chí, ông Nguyễn Minh Hoàng, nguyên Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách, còn nói thẳng về trách nhiệm của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường khi đã không nắm chắc sự việc mà lại phát ngôn không đúng về vấn đề môi trường có ảnh hưởng đến cuộc sống của nhân dân; tại sao hiện trạng xử lý rác giá cao chất lượng thấp không được mổ xẻ khách quan để tìm hướng giải quyết mà cứ giải trình lòng vòng, trốn tránh trách nhiệm.

 

Với cương vị chủ trì buổi giám sát, ông Phạm Văn Đông, Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách nói về những phản ánh của cử tri về nỗi khổ khi hàng ngày phải chịu đựng mùi hôi phát sinh của Khu xử lý rác Đa Phước. Nếu các cơ quan chức năng và chủ đầu tư không có giải pháp quyết liệt để khắc phục tình trạng mất vệ sinh có nguồn gốc từ hoạt động của Khu xử lý rác Đa Phước thì sẽ có lỗi với người dân địa phương.

 

Chính vì vậy, theo ông, Ban Giám đốc VWS phải có văn bản giải trình đầy đủ về hiện trạng hoạt động, cũng như những vướng mắc cần hỗ trợ của chính quyền địa phương để giải quyết nhanh chóng những kiến nghị của cử tri về dự án này./.

 

(THEO ttxvn)

Trong thời gian gần đây, người dân sống quanh Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Đa Phước (huyện Bình Chánh TPHCM) liên tiếp phản ánh về việc rác bốc mùi hôi trong khu vực. Và họ mong muốn "vành đai xanh" nhanh chóng xây dựng được xây dựng để hạn chế mùi hôi của rác.

 

Mùi hôi phát tán lúc vận hành bãi rác

 

Qua khảo sát và ghi nhận ý kiến của người dân tại khu vực xã Đa Phước, hầu hết đều cho biết, mùi hôi chỉ xuất hiện và ảnh hưởng cục bộ vào thời điểm vận hành bãi rác.

 

Ông Ngô Bửu Lập (ngụ tại B1/6D đường liên ấp 1-2 ấp 2 xã Đa Phước) cho biết, mùi hôi của rác ảnh hưởng đến bà con chỉ vào những thời gian nhất định và khi có gió từ phía bãi rác thổi vào, chứ không xuất hiện thường xuyên. Cụ thể, khoảng từ 4 giờ đến 6 giờ sáng và phải theo hướng gió.

 

Điều này cũng được anh Hồ Văn Hồng (ngụ số B1/30 đường liên ấp 1-2 ấp 2 xã Đa Phước) xác nhận. Theo anh Hồng, việc có mùi khi bãi rác tiếp nhận các xe ép rác vào đổ là chuyện đã xảy ra từ khi bãi rác hoạt động đến nay.

 

Tuy nhiên, thời gian gần đây nó chỉ xuất hiện cục bộ theo hướng gió, chứ không còn tràn lan như mới bắt đầu. Có khi người dân ở sát khu vực bãi rác không nghe mùi, nhưng ở xa hơn lại phát hiện có mùi.

 

"Vành đai xanh" sẽ hạn chế mùi hôi

 

Hầu hết hộ dân đều cho rằng, việc xuất hiện mùi hôi khi bãi rác bước vào giờ tiếp nhận rác là điều không tránh khỏi. Bởi theo họ chỉ cần đi ngang qua một xe chở rác cũng đã thấy mùi, huống hồ một đêm bãi rác tiếp nhận hàng trăm xe trong một khoảng thời gian ngắn? Điều họ quan tâm nhất là làm sao hạn chế tối đa việc bốc mùi này.

 

Ông Ngô Bửu Lập cho rằng, dù công nghệ có hiện đại như thế nào cũng khó mà ngăn được mùi hôi từ rác tươi đổ xuống bãi chôn trong khi người dân lại ở khá gần với bãi rác. Vì vậy, bà con mong muốn các bên liên quan cần nhanh chóng xây dựng "vành đai xanh" xung quanh bãi rác như đã hứa trước đây.

 

Được biết, quanh Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Đa Phước, theo thiết kế quy hoạch, phải có một vành đai trồng cây xanh 300m như là một "vùng đệm" để ngăn việc phát tán mùi hôi và góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, đến nay "vùng đệm" này vẫn chưa được triển khai. Người dân phản ánh, chỉ thấy cán bộ xuống cắm cọc mốc giới rồi đâu vẫn vào đấy.

 

Tìm hiểu về vấn đề này, chúng tôi được biết dự án "vành đai xanh" không phải đơn vị đầu tư vận hành bãi rác Đa Phước là Công ty TNHH Xử lý chất thải rắn Việt Nam (VWS) thực hiện. Vì thế đại diện lãnh đạo VWS không thể trả lời được lúc nào dự án có thể triển khai.

 

Riêng về việc bốc mùi trong quá trình vận hành bãi rác, lãnh đạo VWS từng cho biết, rác tươi khi được thu gom về chưa qua xử lý, bốc mùi là điều không thể tránh khỏi. Vấn đề quan trọng là hạn chế tối đa thực trạng này.

 

Vì vậy VWS đã đưa vào vận hành máy phun xịt phủ lấp Posi-shell (gồm hỗn hợp xi măng pha bột vôi và keo phụ gia che phủ ngay rác vừa đổ xuống) cách đây mấy tháng để hạn chế bốc mùi ngay khi đổ rác tươi.

 

Nếu "vành đai xanh" được thành lập theo đúng thiết kế quy hoạch thì việc hạn chế phát tán mùi sẽ có hiệu quả hơn nhiều, nhất là tình trạng mùi hôi phát tán cục bộ, theo hướng gió như hiện nay.

Bao Lao dong. 2/6/2008

 

Bãi rác Đa Phước: Chưa hết lo

 

(TT&VH) - Hôm qua 10/6 đoàn kiểm tra Sở Y tế TP.HCM tiếp tục làm việc với Công ty TNHH Xử lý chất thải rắn Việt Nam (VWS) là "chủ xị" của khu liên hợp xử lý chất thải rắn (KLHXLCTR) Đa Phước.

 

Trước đó, Sở Y tế đã tiến hành loạt các biện pháp xử lý và tìm ra nguyên nhân bùng phát dịch ruồi. Qua khảo sát, đoàn kiểm đánh giá có một số thay đổi cụ thể: Mật độ ruồi, ổ ấu trùng đã giảm đi so với đợt kiểm tra trước đây, lớp posi-shell nhằm để xử lý mùi hôi và ngăn ruồi đã được phủ dầy hơn, bạt che phủ đã được phủ kín hơn và phần diện tích phủ rộng hơn. Bên cạnh đó, Công ty VWS đã kết hợp với Công ty Bayer để nghiên cứu phương án xử lý ruồi và ấu trùng ruồi tận gốc, triệt để. 

 

Tuy nhiên, ông Lê Trường Giang, Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết: tuy có hạ mật độ ruồi và ấu trùng nhưng nguy cơ phát sinh vẫn có thể xảy ra. Việc phủ bạt vẫn chưa bao phủ toàn bộ diện tích rác, đặc biệt phần giáp các tấm bạt phải đảm bảo khít với nhau. Qua báo cáo tình hình diệt ruồi bằng miếng dán ruồi của lãnh đạo UBND 3 xã Đa Phước, Phong Phú và Qui Đức, sau khi phương pháp phun xịt không đem lại kết quả như mong muốn, Trung tâm Y tế huyện Bình Chánh đã cấp phát khoảng 6.000 miếng dán ruồi với giá trị khoảng 24 triệu đồng và tiến hành đồng loạt công tác vệ sinh môi trường, phát quang, gom rác tại các xã trong 5 ngày. Nhưng đến nay tình hình ruồi tại các khu dân cư cách xa KLHXLCTR Đa Phước mới giảm từ 50 – 70%, còn những khu vực gần KLHXLCTR Đa Phước thì chỉ giảm từ 20 – 30%.

 

Còn một dấu hỏi khác về quy trình hoạt động của Công ty VWS có thực sự hoàn chỉnh hay không, khi một đại diện của UBND xã Phong Phú cho biết: Người dân sinh sống tại tổ 16 đã phát hiện KLHXLCTR Đa Phước có xả nước rĩ rác ra sông Rạch Chiếc. Nước sông ô nhiễm nên đã ảnh hưởng đến công việc nuôi cá, tôm, cua của người dân hiện đang sống tại đây?

 

Anh Đức - Phan Vũ

 

(TBKTSG Online) - Bà Huỳnh Thị Lan Phương, Phó tổng giám đốc Công ty Vietnam Waste Solutions (VWS) vừa cho biết, công ty đang gặp khó khăn khi triển khai giai đoạn 2 dự án khu liên hợp xử lý rác Đa Phước do địa phương chậm giao 55 héc ta đất tại huyện Bình Chánh, TPHCM.

 

"Nếu không kịp nhận bàn giao mặt bằng, công ty khó lòng triển khai xây dựng tiếp giai đoạn 2 dự án để tiếp tục nhận rác thải sinh hoạt của TPHCM", bà Phương phát biểu tại buổi làm việc với đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM vào sáng 13-5.

 

Theo VWS, từ đầu tháng 11-2007, bãi rác Đa Phước đã bắt đầu tiếp nhận khoảng 3.000 tấn/ngày. Tuy nhiên, theo thiết kế, các ô chôn rác của bãi rác Đa Phước sẽ tạm ngưng tiếp nhận rác sau hai năm hoạt động.

 

Tính đến nay, chỉ còn vài tháng nữa là sẽ phải ngưng tiếp nhận rác tại các ô tiếp nhận giai đoạn 1. Điều đáng lo là hiện nay, mỗi ngày toàn TPHCM thải ra hơn 6.000 tấn rác, nhưng chỉ có bãi rác Phước Hiệp (Củ Chi) và bãi rác Đa Phước tiếp nhận xử lý.

 

Cũng tại buổi làm việc về hiện trạng môi trường của thành phố với đoàn đại biểu Quốc hội chiều 13-5, ông Nguyễn Văn Phước, Phó giám đốc Sở Tài nguyên-Môi trường TPHCM cho biết, sẽ đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng và giao 55 héc ta đất cho VWS vào cuối tháng 6-2009.

 

Báo cáo với các đại biểu Quốc hội, ông Phước nhận xét, bãi rác Đa Phước là khu xử lý rác hiện đại, đạt tiêu chuẩn.

 

Thế nhưng, một số đại biểu Quốc hội của TPHCM lại tỏ ra phân vân về hiệu quả kinh tế mà dự án này mang lại cho thành phố khi các tiêu chí cơ bản về môi trường vẫn chưa được đáp ứng. Cụ thể như mùi hôi vẫn còn, chưa xử lý nước rỉ rác, chưa phân loại rác thải, quy trình tiếp nhận, phân loại và xử lý rác chưa đồng bộ.

 

Trong khi đó, với giá xử lý mỗi tấn rác là 16,4 đô la Mỹ mà thành phố phải chi ngân sách để trả cho VWS, ước tính mỗi năm thành phố phải chi ngân sách khoảng 18 triệu đô la Mỹ cho VWS.

Dự án khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước có tổng vốn đầu tư 90 triệu đô la Mỹ trên diện tích đất 128 héc ta tại xã Đa Phước, huyện Bình Chánh. Tổng thời gian hoạt động của dự án là 50 năm; trong đó, 22 năm đầu tiên dành cho việc chôn lấp rác; còn 28 năm sau đó, nhà đầu tư sẽ triển khai dự án sân gôn và khu vui chơi giải trí ngay trên diện tích này.

            Kiểm tra việc xử lý chất thải rắn ở bãi rác Đa Phước

            Thứ tư, 08/07/2009 11:23      

           

(CAO) Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM Nguyễn Thành Tài vừa có buổi làm việc với Công ty Xử lý chất thải rắn Việt Nam - chủ đầu tư bãi rác Đa Phước, nằm tại huyện Bình Chánh về tình hình xử lý rác ở đây.

 

Đoàn kiểm tra đang kiểm tra tại bãi rác Đa Phước

 

Theo công ty Xử lý chất thải rắn Việt Nam, hiện trung bình mỗi ngày đơn vị tiếp nhận khoảng 3.000 tấn rác. Công ty đã và đang xây dựng nhiều hạng mục tái chế rác, xử lý nước rỉ rác… Các vấn đề môi trường phát sinh trong thời gian qua như ruồi, mùi hôi của rác đã được công ty nghiêm túc xử lý.

 

Các ngành chức năng vừa qua cũng có buổi rà soát lại toàn bộ quy trình công nghệ xử lý rác ở đây và nhận thấy công ty đã tuân thủ nghiêm túc quy trình này. Việc ruồi phát sinh chủ yếu là do thời tiết giao mùa, vì thế cần chú ý đến thời điểm giao mùa năm sau, công ty và các đơn vị liên quan phải chủ động ngăn ngừa ruồi phát sinh.

 

Phó Chủ tịch Nguyễn Thành Tài chỉ đạo, Sở Tài nguyên-Môi trường làm việc với các doanh nghiệp trung chuyển rác, yêu cầu nâng cấp xe trung chuyển, không để nước rỉ rác và mùi hôi phát tán trong quá trình chuyên chở rác.

 

Để giải quyết căn cơ vấn đề ô nhiễm môi trường ở khu vực Đa Phước, ông Nguyễn Thành Tài đã chỉ đạo lãnh đạo huyện Bình Chánh và Sở Tài nguyên-Môi trường nhanh chóng thực hiện trồng ngay dải cây xanh rộng khoảng 322 ha ngăn cách giữa bãi rác nói riêng và toàn bộ khu nghĩa trang, nhà máy xử lý phân hầm cầu tại đây với khu nhà ở của người dân.

"Bí mật" phía sau bãi rác Đa Phước

 

 

(VietNamNet)- Phóng viên VietNamNet tiếp cận và ghi hình được nước đỏ ở bãi rác Đa Phước nhiều lần được xả ào ào ra sông.

Facebook Twitter 0 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này

 

- Phóng viên VietNamNet đã tiếp cận và ghi hình được nước đỏ ở bãi rác Đa Phước nhiều lần được xả ào ào ra sông.

 

Hoạt động từ ngày 1/11/2007 đến nay Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước (gọi tắt là bãi rác Đa Phước) tại xã Đa Phước huyện Bình Chánh, TP.HCM do Công ty TNHH Xử lý chất thải rắn Việt Nam (VWS) làm chủ đầu tư đã nhận được không ít lời khen tặng từ những đoàn tham quan, giám sát.

 

Trên thực tế, bãi rác Đa Phước được cho là có công nghệ hiện đại của Mỹ lại gây nhiều bức xúc cho người dân không chỉ về mùi xú uế, về nạn ruồi bùng phát vào mùa hè. Vì sao rác chỉ được chôn lấp nhưng mỗi ngày TP.HCM phải trả cho VWS hơn 49.000USD tiền xử lý? Loạt bài của VietNamNet sẽ "giải mã" những vấn đề này.

 

Đào mương xả nước thải ra sông?

 

Bãi rác Đa Phước bốn mặt đều giáp sông. Mặt trước bãi rác nối với đường nhựa bằng một cây cầu và cái cổng chính duy nhất đi từ Quốc lộ 50 vào bãi rác này được kiểm soát rất nghiêm ngặt.

 

Xe cuốc của chủ đầu tư bãi rác Đa Phước đang đào bờ ngăn xả nước từ hồ chứa chảy ra sông. Ảnh: Nhật Tân

 

Trong thời gian qua, các đoàn tham quan, giám sát bãi rác đều đi vào bằng cổng chính nên chỉ ghi nhận được khu vực mặt tiền của bãi rác này. Ở đây, "điểm nhấn" được VWS giới thiệu với các đoàn tham quan, giám sát chính là nhà máy xử lý nước rỉ rác (nước rỉ ra từ rác) với nước sau khi qua xử lý chảy ra trong veo.

 

Với những hình ảnh sạch sẽ, tươm tất ở mặt tiền bãi rác, nhiều người cứ nghĩ đây là một bãi rác đảm bảo vệ sinh môi trường, nước rỉ rác được xử lý tốt.

 

Trong khi đó, từ đầu năm 2009, dân chài địa phương đã thường xuyên thấy những luồng nước có màu đen sẫm ở khu vực gần bãi rác. Những luồng nước bẩn chưa qua xử lý này thường xuất hiện vào ban đêm hoặc lúc có mưa to.

 

"Nước sông ngày càng dơ nên cá tôm ở khu vực này giờ còn rất ít. Muốn biết rõ họ có xả nước ra sông hay không thì phải phục kích ở các hồ chứa nước phía sau bãi rác" - một dân chài ở xã Đa Phước tiết lộ.

 

Trong vai dân chài, vào những ngày mưa tháng 7/2009, chúng tôi đã nhiều lần dùng ghe tiếp cận được khu vực phía sau bãi rác và ghi hình được cảnh xe cuốc đào bờ cho nước từ hồ chứa chảy ào ào ra sông.

 

Hồ nước đỏ biến mất

 

Theo ghi nhận của chúng tôi, hồ nước xả ra sông có màu nâu đỏ. Đây là hồ nước lớn nhất nằm ở mặt sau bãi rác Đa Phước.

 

Hồ nước màu nâu đỏ...

 

Trong tháng 6/2009, hồ nước này có màu đỏ quạch và bốc mùi hôi thối nồng nặc. Sau những cơn mưa, màu nước đỏ nhạt dần và sau đó được xả ra sông.

 

Đầu tháng 8/2009, trở lại hồ chứa nước này, chúng tôi nhận thấy con mương thoát nước ra sông đã được lấp lại. Nước trong hồ lúc này không còn có màu đỏ như trước mà có màu xanh lè. Mỗi khi có gió, nước xanh vỗ vào bờ hồ sủi bọt trắng xóa và bốc mùi hôi nồng nặc. Cạnh hồ nước xanh này là nhiều hồ nước màu đỏ đang đầy ắp, có nguy cơ tràn ra sông.

 

Qua những tài liệu chúng tôi thu thập được (báo cáo của Ban Quản lý các khu liên hợp xử lý chất thải TP.HCM (viết tắt là MBS), báo của của Phòng Quản lý chất thải rắn thuộc Sở Tài nguyên - Môi trường (TN-MT) và báo cáo của Sở TN-MT TP.HCM), từ khi hoạt động đến nay, tại bãi rác Đa Phước tồn đọng một lượng lớn nước rỉ rác chưa được xử lý.

 

Dù tiếp nhận 3.000 tấn rác/ngày (lượng nước rỉ rác phát sinh tương đương khoảng 800 m3/ngày) nhưng theo báo cáo số 53 ngày 19/3/2009 do ông Nguyễn Trung Việt, Trưởng phòng Quản lý chất thải rắn ký, tính đến hết tháng 2/2009, VWS chỉ mới vận hành hệ thống xử lý nước rỉ rác 150 m3/ngày.

 

... và biến thành màu xanh chỉ trong một thời gian ngắn. Ảnh: Nhật Tân

 

Cũng theo Phòng Quản lý chất thải rắn, do không xử lý hết lượng nước rỉ rác phát sinh nên lượng nước rỉ rác tồn đọng tại bãi rác Đa Phước trộn lẫn với nước mưa rất lớn. Trong trường hợp xảy ra mưa lớn khả năng nước tràn bờ là không thể tránh khỏi.

 

Chỉ tính từ đầu năm 2009 đến nay, trên địa bàn TP.HCM nói chung và tại xã Đa Phước, huyện Bình Chánh nói riêng đã có hàng chục trận mưa lớn. Vậy lượng nước mưa trộn lẫn với nước rỉ rác tại bãi rác Đa Phước đã được xử lý ra sao?

 

Giám sát bất lực?

 

Bãi rác Đa Phước đã hoạt động gần 2 năm nay nhưng bộ phận giám sát của Sở TN-MT TP.HCM là Ban quản lý các khu liên hợp xử lý chất thải TP.HCM (viết tắt là MBS) vẫn chưa thể tiếp cận được quy trình xử lý rác ở đây.

 

Trong một văn bản gửi Sở TN-MT TP.HCM vào tháng 3/2009, MBS thừa nhận dù bãi rác Đa Phước đã hoạt động hơn 1 năm qua nhưng do phía VWS không cho phép tiếp cận nên công tác giám sát không ghi nhận được quá trình hoạt động của bãi rác. Vì thế các chủng loại chất thải được vận chuyển về bãi rác Đa Phước ra sao, việc xử lý nước rỉ rác như thế nào, MBS cũng không nắm được.

 

MBS cho biết họ chỉ ghi nhận số lượng rác hiển thị trên đồng hồ cân và ghi lại biển số xe cùng với nhân viên của VWS. Song khối lượng rác tính được chỉ mang tính ghi nhận vì phần mềm vi tính của cân rác do phía VWS lắp đặt và sử dụng. Trong khi đó, việc kiểm định cân trước khi hoạt động và theo định kỳ cũng đều do VWS thực hiện.

 

Về công tác nghiệm thu, MBS cho rằng do VWS vẫn chưa hoàn thiện các hạng mục công trình nên việc tính toán đơn giá xử lý rác là rất khó khăn. Ngoài ra, do bãi rác Đa Phước vẫn chưa xây dựng sàn trung chuyển nên các xe vận chuyển rác phải chạy thẳng lên bãi rác gây mất thời gian quay vòng và tiêu hao nhiều nhiên liệu ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển.

 

Trong báo cáo số 1171, ngày 19/2/2008 của Sở TN-MT gửi UBND TP.HCM giải thích: t rong thời gian đầu hoạt động, do chưa có nhà máy xử lý nước rỉ rác nên lượng nước rỉ rác phát sinh tại bãi rác Đa Phước phải được vận chuyển về bãi rác Đông Thạnh (huyện Hóc Môn) để xử lý. Tuy nhiên, sau đó lượng nước này được lưu chứa tại chỗ. Tính đến tháng 2/2008, hệ thống thu gom nước rỉ rác ở bãi rác Đa Phước vẫn chưa hoàn thiện.

 

Ngoài ra, việc chôn lấp rác cũng chưa thực hiện theo đúng quy trình vận hành. Do công tác phủ đất không tốt, che phủ bạt không kín, thu gom nước rỉ rác chưa thực hiện dẫn đến phát sinh mùi hôi nhiều.

 

Nhật Tân

 

Làm rõ trách nhiệm vụ bãi rác Đa Phước

Cập nhật lúc :10:15 AM, 06/10/2009

 

Làm nhiệm vụ bảo vệ môi trường nhưng để ô nhiễm môi trường và nguy cơ xảy ra những "thảm họa" môi trường là không thể chấp nhận được.

 

Những mập mờ quanh Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Đa Phước, Bình Chánh, TP HCM đã khiến cho người dân sống ở địa phương nói riêng và dư luận xã hội nói chung rất bất bình. Nhưng cho đến nay, câu trả lời chính thức từ phía các cơ quan quản lý Nhà nước vẫn chưa thỏa đáng. Thậm chí nhiều vấn đề vẫn nằm trong tình trạng "im lặng khó hiểu", hoặc phải chính thức "xin nợ" câu trả lời…

 

Một dự án từng được "ca ngợi" như là một "hình mẫu" về công nghệ xử lý rác hiện đại nhất, tại sao chỉ mới hơn hai năm hoạt động lại "lộ" ra quá nhiều bất cập, nguy cơ như vậy? Đó là những bất cập về chi phí Nhà nước bỏ tiền đối ứng đầu tư; về đơn giá xử lý rác; về công nghệ… Đó là những nguy cơ về ô nhiễm môi trường; về việc hàng trăm hecta đất nông nghiệp sẽ biến thành…sân golf; về việc người dân, không chỉ ở xã Đa Phước, phải gánh chịu tổn thất về cuộc sống, sức khỏe…

 

Trước đòi hỏi của dư luận, hy vọng những bất cập, nguy cơ trên sẽ được các cơ quan chức năng xem xét và có câu trả lời thỏa đáng (bởi không thể im lặng mãi được).

 

Riêng ở góc nhìn của chính người dân, nhiều người vẫn không thể lý giải được vì sao chủ đầu tư dự án này lại được… ưu đãi, thậm chí được "bảo vệ" một cách khó hiểu đến như vậy. Theo giải thích của chính cơ quan quản lý môi trường của địa phương, có sự "ưu đãi" vì đây là dự án xử lý rác đầu tiên có 100% vốn đầu tư nước ngoài thực hiện tại thành phố. Bởi trong khi các bãi xử lý rác của TP HCM đang gặp "sự cố", thì chính chủ đầu tư dự án đã "gánh vác", "chia sẻ" với thành phố để tránh ứ đọng rác…

 

Giải thích này chắc chắc không thể "khỏa lấp" những bất cập, nguy cơ đang hiện hữu trước mắt. Và càng không thể tránh những "thảm họa" có thể xảy ra trong nay mai, nhất là khi lượng nước rỉ rác quá lớn không được xử lý như hiện nay "thoát" ra môi trường. Bên cạnh đó là sự "tàn phá" vô hình từ mùi hôi, ruồi… làm tổn hại sức khỏe người dân hằng ngày. Hơn ai hết, những người dân trong khu vực thực  hiện dự án trong suốt hai năm trời, từng ngày từng giờ, đang gánh chịu thực tế này.

 

Dư luận đòi hỏi và làm rõ trách nhiệm các bên liên quan quanh những mập mờ, khuất tất nói trên. Cụ thể, trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ của dự án có đúng như cam kết của nhà đầu tư? Trách nhiệm quản lý Nhà nước đối dự án thực sự đã minh bạch, công khai và theo quy định, chức năng? Và trách nhiệm về những hành vi gây ô nhiễm môi trường ở bãi rác Đa Phước. Có như thế mới có thể không tái diễn những "Vedan", những "kênh Ba Bò", từng làm khổ và gây thiệt hại về tài sản của người dân...

 

Làm rõ trách nhiệm là để tránh mập mờ, khuất tất những dự án khác đã, đang và sẽ đầu tư. Quan trọng hơn, chính là niềm tin của dư luận đối với cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường. Làm nhiệm vụ bảo vệ môi trường nhưng để ô nhiễm môi trường và nguy cơ xảy ra những "thảm họa" môi trường là không thể chấp nhận được!

 

Tịnh Thi

 

Dịch ruồi ở Bình Chánh: Mầm dịch là bãi rác Đa Phước

 

(Thứ bảy,  06/06/2009, 09:39)

(CATP) Đó là khẳng định của ông Lê Trường Giang - Phó giám đốc Sở Y tế TPHCM - về nguyên nhân gây nên dịch ruồi trong gần một tháng qua ở huyện Bình Chánh. Kết luận được ông Giang đưa ra sau chuyến kiểm tra bãi rác Đa Phước của đoàn kiểm tra liên ngành sáng 4-6 do ông dẫn đầu.

 

Ông Lê Trường Giang kiểm tra nguyên nhân gây nên dịch ruồi tại bãi rác Đa Phước

 

Theo chân đoàn kiểm tra, chúng tôi tận mắt chứng kiến cảnh tượng rùng mình tại bãi rác Đa Phước. Vừa bước qua cổng bãi rác, dưới cái mùi hôi lợm giọng, từng đàn ruồi bu theo dòng người. Tại hiện trường, đoàn đã lật từng lớp rác lên để kiểm tra. Ẩn bên dưới lớp rác là các ổ ấu trùng ruồi đóng dày đặc. Bên cạnh đó, ruồi non chưa có cánh cũng bu đầy chân tay mọi người. Kết thúc việc kiểm tra, ông Lê Trường Giang đã tổ chức cuộc họp khẩn ngay tại hiện trường để công bố nguyên nhân gây nên dịch. Ông Giang khẳng định: "Tình trạng xuất hiện ấu trùng ruồi dày đặc trong bãi rác là nguyên nhân chính dẫn đến dịch ruồi. Ngày 5-6, ngành y tế sẽ trực tiếp xuống làm việc với Công ty TNHH xử lý chất thải rắn Việt Nam (chủ đầu tư bãi rác Đa Phước) để xác định nguyên nhân gây nên tình trạng này và đưa ra giải pháp xử lý".

 

Ruồi vẫn đang hoành hành trong dân

 

Với việc xác định rõ nguyên nhân gây nên dịch ruồi, ông Giang đã chỉ đạo ngưng việc xịt thuốc diệt ruồi trong nhà dân (sợ ruồi lờn thuốc). Thay vào đó, phương án diệt ruồi được thông qua là phát keo bẫy ruồi cho người dân trong vùng. Ngành y tế sẽ đưa ra phương án diệt dịch mới sau khi làm việc với Công ty xử lý rác thải rắn Việt Nam.

 

Dịch ruồi phát sinh từ khoảng giữa tháng 5-2009 tại xã Đa Phước và nhanh chóng lan rộng ra hai xã lân cận Qui Đức, Phong Phú. Trong khoảng thời gian này, ngành y tế đã tổ chức phun thuốc trong khu vực nhà dân và dọn dẹp môi trường sống nhưng ruồi vẫn không giảm.

Tin, ảnh: HỒNG CƯỜNG (baocong an Tp hcm)

 

Nỗi buồn bãi rác

23/09/2007 09:15

 

Một lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM từng tuyên bố, khu xử lý rác liên hợp Đa Phước (Bình Chánh) sẽ thay thế bãi rác Gò Cát vào đầu tháng 9. Tuy nhiên, đến giờ phút này, khu xử  lý rác Đa Phước vẫn chưa xây xong...

 

Thi công dở dang

Toàn bộ rác của TP.HCM đang dồn về bãi  rác Phước Hiệp (Củ Chi). Ảnh Hùng Vũ

 

 

Sau khi TP tuyên bố đóng cửa bãi rác Gò Cát vào cuối tháng 8/2007, mọi  người đều tin tưởng Đa Phước sẽ "chia lửa" 1/3 lượng rác sinh hoạt của TP từ đầu tháng 9/2007.

 

Lãnh đạo TP cũng hy vọng khu xử lý rác này sẽ giúp làm giảm áp lực  cho các bãi chôn rác khác đặc biệt là bãi  rác Phước Hiệp.

 

Mặc dù đã được khởi công từ năm 2004, nhưng đến nay Đa Phước vẫn chưa thể đi vào hoạt động vì một số công trình quan trọng như: trạm cân, lớp lót ô chôn rác, hệ thống thu nước rỉ rác, hồ chứa nước rỉ rác… vẫn còn đang thi công dở dang.

 

Đại diện của Công ty TNHH xử lý chất thải rắn Việt Nam- Vietnam Waste Solution (VWS- Mỹ), chủ đầu tư khu xử lý rác liên hợp Đa Phước, cho biết, kế hoạch của VWS luôn gặp "trục trặc", nguyên nhân chính là do chưa giải phóng được mặt bằng.

 

"TP. muốn khu xử lý rác này sớm đi vào hoạt động, nhưng lại không hỗ trợ gì cho công ty trong việc đền bù, giải phóng mặt bằng. Đã vậy lại còn không cho công ty biết trước chủ trương mở rộng tuyến đường vanh đai quanh khu liên hợp nên đã gây ảnh hưởng đến tiến độ thi công của dự án..", vị này giãi bày.

 

Một cán bộ Sở Tài nguyên và Môi trường TP cho biết, Đa Phước đi vào hoạt động sớm nhất là vào tháng 11/2007, còn nếu gặp trục trặc nữa thì có thể sẽ kéo dài tới đầu năm 2008.

 

Ngộ nhận về công nghệ

 

Khu liên hợp xử lý rác Đa Phước rộng 100 ha do Công ty TNHH xử lý chất thải rắn Việt Nam- Vietnam Waste Solution (VWS- Mỹ) làm chủ đầu tư, với vốn đầu tư  ban đầu là 100 triệu USD.. 

 

Theo kế hoạch, giai đoạn 1, chủ đầu tư sẽ xây dựng một bãi chôn rác rộng khoảng 30 ha, công suất 3.000 tấn/ngày.

 

Giai đoạn 2 sẽ xây dựng thêm từ  3-4 bãi rác khác xử lý chất thải trong vòng từ 25-30 năm.

Việc khu liên hợp xử lý rác Đa Phước liên tục gặp "trục trặc" đã khiến không ít người nghi ngờ về tính hiệu quả của nhà máy này.

 

Một số chuyên gia lo ngại, Đa Phước sẽ có một kết cục y như Gò Cát. Mà xu thế hiện nay của thế giới là hạn chế đến mức thấp nhất công nghệ chôn rác mà tập trung xây dựng các nhà máy tái chế xử lý rác, sử dụng khí gas.

 

Như vậy, nếu biết quy hoạch và tính toán, chúng ta nên đầu tư xây dựng ngay một nhà máy tái xử  lý rác thay vì xây dựng một nhà máy chôn rác kiểu Đa Phước, vừa tốn kém tiền bạc, lại không hiệu quả kinh tế.

 

Trước đó, tại một cuộc họp với các cơ quan chức năng vào tháng 8/2006  xoay quanh vấn đề nước rỉ rác ở bãi rác Gò Cát, ông Nguyễn Minh Hoàng, Trưởng ban  Kinh tế và Ngân sách HĐND TP đã nêu nghi ngờ về tính hiện đại của nhà máy này, qua đó ông cũng nhắc đến bài học của bãi rác Gò Cát (công trình hợp tác do chính phủ Hà Lan tài trợ).

 

Theo ông Hoàng, có thể công nghệ xử lý rác bằng tấm lọc nano được thiết kế cho Gò Cát là hiện đại, nhưng thời điểm Hà Lan chuyển giao cho ta thì đã lạc hậu rồi! Thành ra mới có chuyện xứ người họ đã thôi sử dụng công nghệ này từ lâu, còn ta thì "hì hục" nhập về làm để  cuối cùng "ôm" thất bại mà không dám nói với ai!

 

Thành phố vẫn kiếm lời

 

Hiện tại, sau khi bãi rác Gò Cát đóng cửa, khu xử lý rác Đa Phước vẫn chưa thể hoạt động, do vậy toàn bộ rác của TP. đang dồn về  bãi  rác Phước Hiệp (Củ Chi).

 

Với lượng rác thải trung bình của người dân TP hơn 6.000 tấn/ngày, bãi rác này đang trong tình trạng quá tải và liên tục gặp sự cố như: bãi chôn rác bị sụt, lún, sạt lở bờ bao gây ô nhiễm môi trường xung quanh).

 

Ông Nguyễn Trung Việt, Trưởng phòng Quản lý chất rắn, Sở Tài nguyên và Môi trường TP cho biết, kế hoạch của TP là phấn đấu từ nay đến năm 2010 sẽ giảm khối lượng chôn lấp rác dưới 20% bằng việc cho xây dựng thêm nhiều nhà máy xử lý rác thải, tăng cường công nghệ xử lý và tái chế chất thải.

 

Tuy nhiên đó là chuyện của 5, 10 năm tới. Còn trước mắt vấn đề người dân đang quan tâm là đến khi nào bãi rác Đa Phước sẽ hoàn thành với chất lượng xử lý rác thải an toàn thì... thành phố vẫn rất kiệm lời.

 

Hùng Vũ

 

Thời sự

08:08 | 26/07/2010

 

TPHCM:

 

Dân khu vực bãi rác Đa Phước kêu trời

 

TP - Những ngày này, cứ tầm buổi chiều, hàng trăm xe chở rác tập kết hàng dài chờ vào khu xử lý rác Đa Phước ở huyện Bình Chánh, TPHCM, mang theo mùi hôi và nước rỉ từ rác khiến người dân vô cùng bức xúc.

 

Xe chở rác tập kết thành hàng dài, khiến người dân sống cạnh quốc lộ 50 chết ngạt vì mùi hôi . Ảnh: L.N

 

Có mặt tại QL 50 thuộc xã Đa Phước và đoạn đường dài hơn 2km vào nghĩa trang Đa Phước thuộc huyện Bình Chánh chiều 22-7, chúng tôi thấy khoảng 100 xe rác tập kết tại đây.

 

Theo quy định, bãi rác Đa Phước mở cửa tiếp nhận rác từ 6 giờ chiều hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau, nhưng mới 4 giờ chiều xe rác đã có mặt kịp xếp thành hàng dài, vì thế nước rỉ từ rác trên những chiếc xe chảy ra đường khiến người đi đường và dân sống quanh khu vực hưởng trọn mùi hôi thối nồng nặc.

 

Bà Mai Thị Tuyết Nhung - Chủ tịch Hội khuyến học xã Đa Phước, sống cách đoạn đường xe rác tập kết gần 1km, cho biết: "Cứ 4 đến 5 giờ chiều mỗi ngày là xe rác tập kết kèm mùi hôi khiến chúng tôi không thở nổi".

 

Chị Trần Thị Hằng Nga - sống cạnh quốc lộ 50, đường vào xã đã nhỏ, xe rác lại tập kết khiến tình trạng kẹt xe kéo dài. "Mỗi lần đón con đi học về, gặp kẹt xe là không chịu nổi mùi hôi thối từ xe rác bốc ra"- Chị Hằng nói.

 

Theo ông Trương Văn Hai ở ấp 5, xã Đa Phước, từ năm 2009 vào thời điểm ban ngày, người dân quanh bãi rác Đa Phước không phải hứng chịu mùi hôi thối từ bãi rác, nhưng vào thời điểm chiều tối đến khuya do xe rác tập kết nhiều nên gần đây lại bốc mùi. Nguy hại hơn, nước rỉ rác đọng lại thành vũng trên các vệ đường gây ô nhiễm nghiêm trọng.

 

Ông Đỗ Văn Kề - Phó chủ tịch UBND xã Đa Phước cho biết, cảnh sát môi trường huyện Bình Chánh và lực lượng chức năng của xã đã phối hợp xử lý xe chở rác không đảm bảo vệ sinh nhưng tình trạng cũng chưa cải thiện.

 

Bà Phạm Thị Thúy Nga - đại diện khu xử lý rác Đa Phước thừa nhận, mỗi ngày bãi rác tiếp nhận xử lý 3.000 tấn rác. Có những lúc lượng xe tập kết đến 250 chiếc, xả nước thải xuống đường ai đi ngang cũng phải bịt mũi. Theo tìm hiểu của phóng viên Tiền Phong, nhiều xe chở rác từ TPHCM thường bơm nước vào để nặng cân hơn nhằm kiếm lời nên các chủ xe bất chấp nước thải rỉ ra đường.

 

Lê Nguyễn

 

TRANG NHẤT»Chính trị - Xã hội

'Nước độc' ở bãi rác Đa Phước về đâu?

Cập nhật lúc :8:28 AM, 24/09/2009

 

Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước (huyện Bình Chánh, TP HCM) do Công ty TNHH Xử lý chất thải rắn Việt Nam làm chủ đầu tư vẫn chưa hoàn thiện, gây nhiều bức xúc trong người dân vì nước rỉ từ rác, mùi xú uế và "nạn ruồi" vào mùa hè.

 

Tại buổi làm việc giữa HĐND TP HCM và chủ đầu tư bãi rác Đa Phước ngày 23/9, nhiều đại biểu bức xúc khi Khu liên hợp này hoạt động từ tháng 11/2007 nhưng đến nay, bãi rác còn thiếu khâu phân loại rác, sàn trung chuyển, nhà máy sản xuất phân compost.., trong khi ngân sách vẫn phải trả đủ các khoản chi phí cho các hạng mục này với đơn giá 16,4 USD một tấn. Nhiều đại biểu lên tiếng: điều này quá vô lý.

 

"Trả lời như thế là không ổn"

 

Đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Nguyễn Đăng Nghĩa đặt dấu hỏi về hiệu quả sử dụng bãi rác: "Thành phố trả trước 9 triệu USD cho chủ đầu tư là Công ty TNHH xử lý chất thải rắn Việt Nam nhưng bãi rác này còn gây nhiều bức xúc trong dân. Như vậy, việc đầu tư này liệu có hiệu quả không?".

 

Bãi rác Đa Phước hoạt động từ tháng 11/2007, số lượng nước rỉ rác phát sinh từ đó đến nay ước tính khoảng 384.000 m3. Ảnh: TNLinh

 

 

Ông Đào Anh Kiệt, Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường TP HCM nói: "Về bản chất, đây là chi phí xử lý rác được thành phố ứng trước cho nhà đầu tư chứ không phải là tiền hỗ trợ và việc ứng tiền được thực hiện theo lộ trình tương ứng với kết quả xây dựng cơ sở hạ tầng".

 

Về chi phí xử lý, ông Kiệt phân tích, nu tính chi phí xử lý khi công trình đã hoàn thiện là không đúng và khập khiễng. Thành phố đưa rác vào đây để Công ty TNHH xử lý chất thải rắn Việt Nam xử lý, còn xử lý như thế nào là trách nhiệm của công ty, nên không thể nói khi chưa hoàn thành công trình thì chi phí như vậy là không hợp lý.

 

Không đồng tình với cách giải thích của ông Kiệt, đại biểu Nguyễn Minh Hoàng, thẳng thắn: "Sở Tài nguyên - Môi trường là cơ quan tham mưu cho UBND thành phố nên trả lời như ông Kiệt là không ổn, bài toán kinh tế phải tính đến môi trường, sử dụng ngân sách sao cho hiệu quả chứ?".

 

Buổi làm việc tiếp tục "nóng" hơn vì có thông tin Công ty TNHH xử lý chất thải rắn Việt Nam đào rãnh để nước rỉ của rác chảy thẳng ra kênh rạch chứ không đi về trạm xử lý (một cơ quan thông tấn đã quay được hình ảnh này).

 

Tồn gần 400.000 m3 nước thải độc hại

 

Đại biểu Lê Thượng Mãn chất vấn: "Tháng 2/2009, Công ty TNHH xử lý chất thải rắn Việt Nam mới đưa vào vận hành trạm xử lý nước rỉ rác với công suất 150 m3 một ngày. Nhưng trước đó, mỗi ngày công ty tiếp nhận 3.000 tấn rác, ước tính phát sinh 800 m3 nước rỉ một ngày. Bãi rác Đa Phước đi vào hoạt động từ tháng 11/2007, số lượng nước rỉ rác phát sinh từ đó đến nay ước tính khoảng 384.000 m3. Vậy hàng trăm nghìn m3 nước thải đi đâu? Trong nước rỉ rác, hàm lượng COD lên đến 60.000 mg một lít, vượt tiêu chuẩn cho phép… 750 lần, nếu lượng chất độc hại này xả ra kênh rạch sẽ vô cùng nguy hiểm".

 

Ông Lâm Hiếu Nghĩa, Đội trưởng đội 2, Phòng Cảnh sát môi trường Công an TP HCM (PC36) cho biết, kết quả điều tra ban đầu về tình hình môi trường ở bãi rác Đa Phước của PC36 giống với thông tin báo chí đã nêu trong thời gian qua. "Khu vực hồ chứa nước rỉ rác tại đây được chia làm hai khu vực: một hồ có lót tấm ngăn không cho nước thẩm thấu xuống đất, một hồ không có tấm ngăn. Đây là hệ thống liên hoàn nên không thể nói hồ này chứa nước mưa, hồ kia chứa nước thải để biện luận rằng khu vực đào rãnh xả nằm bên hồ chứa nước mưa", ông Nghĩa nói.

 

Nghe đến đây, ông David Dương, Giám đốc Công ty TNHH xử lý chất thải rắn Việt Nam, nói: "Không hiểu phóng viên quay như thế nào, kỹ thuật ngày nay quá hiện đại nên tôi cũng không biết có hay không việc ghép hình?". Từ chối đưa ra con số cụ thể cho lượng nước rỉ rác đi đâu về đâu, ông Dương cho biết, sẽ trả lời bằng văn bản vấn đề này và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật nếu cơ quan chức năng phát hiện công ty làm sai.

 

Nêu quan điểm của Sở TN - MT về thông tin trên, ông Đào Anh Kiệt khẳng định: "Tháng 7/2009, Sở đã lấy mẩu nước tại hồ chứa mà báo chí cho rằng đây là nước thải chảy ra môi trường để kiểm nghiệm và kết quả cho thấy đó không phải là nước rỉ rác. Hiện, Sở lấy thêm một mẩu mới để kiểm nghiệm".

 

Diện tích sử dụng của bãi rác Đa Phước là 128 ha. Tính đến hết tháng 2/2009, tổng khối lượng rác được tiếp nhận là hơn 1,25 triệu tấn, số tiền ngân sách đã trả cho chủ đầ tư đến nay là hơn 19,1 triệu USD. Công ty TNHH xử lý chất thải rắn Việt Nam đang xây dựng nhà máy xử lý nước rỉ rác công suất 1.200 m3 một ngày.

 

 

Thu Thảo

 

 

 

 

 

 

 

 

                       

 

//////////////////////////////////////////////////