Viện Trợ Thế Giới Cho Y Tế Việt Nam

 

Geneva, UN, Switzerland, Palais des Nations, Sculpture of African Nations at the European       Headquarters of the United Nations in the city

of Geneva.

 

 

Ngay sau khi chấm dứt chiến tranh, Bắc Việt thống trị từ Bắc chí Nam, thế giới bắt đầu để ý đến vấn đề y tế công cộng ở Việt Nam, đặc biệt đối với những bịnh truyền nhiễm có thể xảy ra vì điều kiện an toàn vệ sinh hoàn toàn không có ở nơi nầy.

Có thể nói, lòng bác ái của nhiều quốc gia trên thế giới như các xứ Bắc Âu thể hiện một cách vô vị lợi và vô bờ bến. Thậm chí, như ThụyĐiển đã từng giúp Việt Nam ngoài những vấn đề y tế còn xây dựng một nhà máy giấy ở Bãi Bằng, Bắc Việt ngay trong thời chiến tranh vào cuối thập niên 60 của thế kỷ trước. Họ đã gửi hàng trăm kỹ sư, công nhân và gia đình, sống trong điều kiện khắc nghiệt trong rừng sâu Bắc Việt nhiều năm trong dự án trên.

 

Đối với khối cộng sản, ban đầu Liên bang Sô Viết viện trợ cho Việt Nam trong việc khai thác dầu từ cuối thập niên 1970, sau đó ngưng lại và đặt trọng tâm nghiên cứu khai thác bauxite ở Tân Rai đầu năm 1980. Liên Sô bỏ dự án vì không hiệu quả kinh tế và chú tâm vào việc khai thái vịnh Cam Ranh về quân sự.

Còn Trung Cộng, trong hai năm liền, hàng năm viện trợ khoảng 300 triệu Mỹ kim trong năm 1977 và 1978 và chấm dứt cuối năm đó, vì chuẩn bị cho Việt Nam một bài học quân sự năm 1979.

Cũng trong năm 1979, mọi viện trợ cho Việt Nam bị ngưng động vì Việt Nam xâm chiếm Cambodia. Cuối năm 1979, Nhựt Bản chấm dứt viện trợ ODA trong vòng hai năm. Và ngay sau giai đoạn nầy, Liên Sô phải gấp rút việc trợ mọi mặt cho Việt Nam qua thỏa ước COMECON, trong đó Liên Sô và các quốc gia Đông Âu viện trợ cho Việt Nam về huấn luyện kỹ thuật, cho vay, trợ giá trên thị trường thế giới, và trao đổi tín dụng để cứu Việt Nam trong giai đoạn phá sản. Từ năm 1978, Liên Sô viện trợ khoảng 0.7 tỷ Mỹ kim, tăng lên 1 tỷ năm 1982. Và  viện trợ của Liên Sô ngưng hẳn khi bàn tay Trung Cộng bắt đầu thắt chặt việc kiểm soát Việt Nam ngay sau khi Lê Duẫn, Tồng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam, một người thân Liên Sô qua đời năm 1986.

Đối với khối tự do, mặt dù đứng bên kia chiến tuyến với CS Bắc Việt trong thời gian chiến tranh, nhưng các quốc gia Tây phương vẫn viện trợ nhân đạo và phát triển cho Việt Nam.

Vấn đề được đặt ra là liệu hiệu năng của những trợ giúp của thế giới có đem lại cho người dân Việt có thêm phúc lợi trong lãnh vực y tế công cộng hay không là một việc khác.

Đã hơn 38 năm qua khi CS Bắc Việt áp đặt chính sách cai trị bằng chuyên chính vô sản, người trong nước được hưởng được gì từ các viện trợ trên?

Bài viết nhằm mục tiêu khai triển một số viện trợ của các quốc gia trên thế giới cho Việt Nam trong lãnh vực y tế, sau đó khơi dậy một số suy nghĩ về thành quả cùng tính hữu hiệu của các viện trợ.

Viện Trợ Thế Giới

Thế giới: Ngay sau khi chấm dứt chiến tranh, Liên Hiệp Quốc (LHQ) không ngừng kêu gọi các quốc gia thành viên trợ cấp tốc cho Việt Nam, đặc biệt trong lãnh vực y tế. World Bank-Ngân Hàng Thế Giới, Quỹ Tiền Tệ Thế Giới-International Monetary Fund, Cơ quan Giáo dục Khoa hoc Văn hóa LHQ-United Nations Education Scientific Cultural Organization-UNESCO, Quỹ Nhi đồng LHQ- United Nations Children's Fund-UNICEF, cùng các Cơ quan Thiện nguyện Phi chính phủ - Non Governmental Organization - NGO quốc tế không ngừng viện trợ cho Việt Nam. Anh, Pháp, và Đức qua các chương trình của LHQ cũng đã hỗ trợ cho Việt Nam có tính cách tượng trưng trong lãnh vực y tế nầy như việc phòng ngừa và chữa trị HIV/AIDS qua các NGO.

Như Anh Quốc, trong chương trình nầy đã giúp Việt Nam trong dự án phòng ngừa với ngân khoản là 14.637.673 Anh Kim trong khoảng thời gian từ 1/2/2007 đến 10/6/1011.

Còn Ngân hàng Thế giới trực tiếp giúp từ năm 2008 đến 2011 trong lãnh vực nầy là: 34,6 triệu Mỹ kim cho năm 2008, 38,9 triệu năm sau đó, 37,1triệu năm 2010, và 40,1 năm 2011.

Dĩ nhiên, những viện trợ khác của thế giới và các quốc gia kể trên cho Việt Nam còn cao hơn nhiều nhưng vì không nằm trong lãnh vực y tế cho nên không được đan cử nơi đây.

Thụy Điển (Sweden): Thụy Điển là một quốc gia nhỏ vùng Bắc Âu có cơ cấu điều hành và quản lý quốc gia theo khuynh hướng xã hội "đúng nghĩa", do đó người dân có thể nói được hưởng rất nhiều phúc lợi quốc gia như giáo dục miễn phí cho tới bậc trung học, và ở bậc đại học hoàn toàn được chính phủ tài trợ với chính sách cho vay không lời cho đến khi tốt nghiệp đại học. Đặc biệt, chế độ an sinh xã hội và y tế tương đối hoàn hảo. Dù bạn đang đi làm việc hay thất nghiệp cũng được hưởng đồng đều chính sách y tế miễn phí của nhà nước, không phân biệt đối xử.

Đối với Việt Nam, lòng nhân từ của chính phủ và người dân Thụy Điển lên đến cao độ. Họ không ngừng giúp đở Việt Nam một cách vô vị lợi, không giống như các quốc gia khác, giúp đở nhưng phải có "điều kiện". Viện trợ Thụy Điển gồm hai phần:

1-    Viện trợ phát triển nhằm mục đích cải tiến dân sinh và thoát khỏi nạn nghèo đói,

2-    Viện trợ y tế nhằm xây dựng một hệ thống y tế công cộng cho người dân Việt.

Waiting room for pregnant women at Uong Bi hospital,Vietnam 2008 photo

Tính ra, từ năm 1967 (viện trợ cho Bắc Việt) và sau 1975, cho toàn cõi Việt Nam, Thụy Điển đã viện trợ tất cả trên 2 tỹ Mỹ kim. Và tổng kết thành quả viện trợ theo báo cáo của chính phủ Thụy Điển là đã cứu hàng triệu người Việt thoát khỏi cảnh đói nghèo. Hai thành quả lớn nhứt của Thụy Điển là việc xây dựng nhà máy làm bột giấy Bãi Bằng và bịnh viện nhi

đồng tối tân ở Uông Bí. Tuy nhiên, Thụy Điển đã quyết định chấm dứt viện trợ phát triển cho Việt Nam vào cuối năm 2013 mặc dù còn nhiều dự án dự định kéo dài cho đến năm 2015.

Thụy Điển lấy quyết định trên vì nhiều lý do qua báo cáo của Annika Nordin Jayawardena, Giám đốc Đơn vị Theo dõi và Lượng giá (Head of the Unit for Monitoring & Evaluation).  Nguyên do chính yếu là do sự tham nhũng của những người thực hiện các dự án được tài trợ. Qua nhiều khuyến cáo, nhưng tất cả thất bại vì hệ thống tham nhũng ăn sâu từ thượng tầng kiến trúc, tức Bộ Chính trị cộng sản cho đến việc cắt sén từ các hạng mục công trình cùng các tệ trạng hối lộ trong quản lý v.v…

Text Box: Phòng sản phụ - Binh viện Uông Bí    Đan Mạch (Denmark): Quốc gia thứ hai ở Bắc Âu được kể đến là Đan Mạch. Ngay từ đầu năm 1990, ngoài những viện trợ về kỹ thuật và công nghệ cần để phát triển quốc gia, Đan Mạch chú trọng về nông thôn, nhứt là những vùng nghèo để người dân nơi đây có thể được bảo đảm an toàn về lương thực và điều kiện vệ sinh tối thiểu qua các dự án DANIDA. Các chương trình viện trợ nầy đã chấm dứt từ cuối năm 2011.

Một dự án lớn khác nằm trong lãnh vực y tế được phát động trong kế hoạch viện trợ của Đan Mạch nhắm vào lãnh vực y tế công cộng. Đó là chương trình kéo dài trong 3 năm từ 2012-2014, Sector Progamme Support to Water, Sanitation and Hygiene Promotion qua dự án Vietnamese National Target Programme for Rural Water Supply and Sanitation phase 3. Dự án nầy tiếp tục cho hai dự án trước đây nhắm cùng một mục tiêu qua giai đoạn 1 và 2 mười năm về trước. Kinh phí cho dự án nầy là 94 triệu Mỹ kim với mục tiêu chính yếu là:

-     Thực hiện một chính sách quốc gia về nguồn nước cung cấp cho nông thôn cùng hệ thống nhà vệ sinh cho mỗi nhà đến năm 2020.

-     Nâng cao điều kiện sống cho nông dân bằng cách giúp họ tiếp cận với nguồn nước sạch và nhà vệ sinh.

-     Giáo dục cung cách sống thích ứng với sự an toàn vệ sinh.

-     Mối quan tâm về ô nhiễm môi trường.

http://vietnam.um.dk/en/~/media/Vietnam/Images/Content%20English/Water%20and%20Sanitation.jpg?w=557&h=370&as=1

School kids washing hands in new installed washbasins.

Mục tiêu của dự án rất rõ ràng là đến năm 2015, phải thực hiện được:

1-    85% dân chúng sống ở nông thôn có nguồn nước sạch hợp vệ sinh;

2-    65% nông dân có nhà vệ sinh trong nhà;

3-    Thiết lập trường học ở nông thôn, trường mẫu giáo, trạm y tế ở nông thôn có nhà vệ sinh…

 

Kế hoạch dự án rất rõ ràng, kinh phí tài trợ nắm trong tay, vấn đề còn lại là việc thực hiện của những người quản lý đất nước. Kinh nghiệm cho thấy, hầu hết các dự án giúp nông thôn và vùng sâu và người nghèo cải thiện đời sống đều bị rút ruột nhiều nhứt ở Việt Nam. Hy vọng dự án nầy hoàn tất tốt đẹp đáp ứng được phần nào nhu cầu tối thiểu của người dân.

Hòa Lan (Netherlands): Hòa Lan, một xứ Bắc Âu thứ ba cũng viện trợ nhiều trong lãnh vực y tế cho Việt Nam từ năm 1993. Ngay từ thới điểm nầy Hòa Lan tập trung vào việc hợp tác xây dựng nguồn nhân lực cho y tế. Mục tiêu là nhằm chống lại những bịnh truyền nhiễm như ho lao, bịnh sản khoa, và việc phòng ngừa bịnh HIV/AIDS.

Tuy nhiên, chính phủ Hòa Lan quyết định chấm dứt chương trình viện trợ cho Việt Nam vào cuối năm 2012 với lý do là Việt Nam đã phát triển hơn 20 năm qua và không cần thiết nhận sự giúp đở của xứ nầy nữa. Đây là một quyết định căn cứ vào lý giải trên hay còn nhiều lý do tế nhị như trường hợp Thụy Điển mà Hòa Lan không muốn nêu ra?

Dù vậy, họ vẫn tiếp tục duy trì chương trình giúp đỡ y tế qua Ủy ban Y tế Hòa Lan - Việt Nam, một chương trình đã được thực hiện từ năm 1968 trong việc gửi chuyên viên, bác sĩ, và dụng cụ y tế cùng huấn luyện cho nhân sự Việt Nam ở Hà Nội, miền Trung và Nha Trang.

Xuyên qua các quốc gia Âu Châu, Úc Châu và Tân Tây Lan cũng tích cự giúp CS Việt Nam dù trong thời gian chiến tranh, họ đã từng sát cánh với Đồng minh chống lại sự xâm lăng của CS Bắc Việt.

Tân Tây Lan (New Zealand): Vào ngày Lễ quốc gia Anzac năm 1963, một toán sáu bác sĩ giải phẩu Tân Tây Lan (TTL) đến Qui Nhơn để trợ giúp y tế cho Việt Nam Cộng Hòa và để giải phẫu cùng điều trị các nạn nhân dân sựvà quân nhân trong chiến tranh, cũng như huấn luyện các đội cứu thương và đào tạo y tá trong lãnh vực sinh sản, cứu thương, cấp cứu trẻ em và y tế công cộng. Đây là một đoàn tự nguyện do BS Michel Shackleton và vợ con. Họ sử dụng tài sản gia đình với rất it trợ giúp của chính phủ TTL. Đến năm 1966, nhóm y tế nầy được tăng cường thêm 8 bác sĩ. Và họ ở lại Qui Nhơn và Sài Gòn cho đến ngày 30/4/1975. Xin nghiêng mình trước hành động từ ái của các bác sĩ TTL.

Vào năm 1991, một đoàn hỗn hợp gồm 12 đoàn thể trong đó có Hội Hồng Thập Tự TTL và Đoàn Công tác Thiện nguyện Quốc ngoại (tạm dịch từ Volunteer Service Abroad) đã làm sống lại "tinh thần Qui Nhơn năm 1963". Các trợ giúp tiếp tục cho đến năm 2002 thì phải chấm dứt vì hết ngân quỹ.

Úc (Australia): Úc cũng trợ giúp cho Việt Nam vào những giây phút đầu sau cuộc chiến. Việc trợ giúp nhằm vào việc cho vay không bồi hoàn lúc đầu, cho vay có điều kiện sau đó qua các chương trình ODA (Official Development Assistance). Mục tiêu của các chương trình nhắm vào việc trợ để hàn gắn chiến tranh như xây dự hạ tầng cơ sở như đường xá, trường học, môi trường, và y tế công cộng. Trong ba năm qua từ 2010 đến 2012, Úc đã đầu tư 416,4 triệu Mỹ kim để hoàn thành:

-     236 km đường đá vùng nông thôn giải quyết cho trên 96,000 nông dân có phương tiện tiếp cận với các đô thị.

-     Giúp 250.000 cư dân ngăn ngừa hoặc hạn chế các thiên tai như giông tố, bão lụt cùng giáo dục các phương cách chuẩn bị và đề phòng.

-     Đặc biệt, giúp trên 2,3 triệu nông dân có điều kiện xử dụng nguồn nước sạch.

 

Úc cũng có dự kiến đầu tư 159,1 triệu để giúp Việt Nam giải quyết một số vấn nạn trong tương lai như:

-     Tăng tỷ lệ người dân sống trong nông thôn có điều kiện xử dụng nước sạch lên 85% (nông dân Việt Nam chiếm trên 80% dân số), và nâng số nhà có trang bị nhà vệ sinh lên 65% cho năm 2015.

-     Giúp tăng cường hệ thống di chuyển công cộng.

-     Trợ giúp nhiều học bổng đại học ngành Cao học, đặc biệt cho việc huấn luyện và hợp tác với các Tổ chức ở Úc.

Mục tiêu của Úc cho Việt Nam là nhằm thoát khỏi cảnh đói nghèo (hơn 50% dân số hiện nay không qua khỏi nghèo đói theo định nghĩa của LHQ là 2US$/người/ngày), nhằm phát triển bền vững, và nâng cao mức sống qua việc tạo dựng phúc lợi cho người dân bằng cách đẩy mạnh chính sách y tế công cộng (xây bịnh viện, bịnh xá, bác sĩ và chuyên viên cho vùng nông thôn).

Trở qua vùng Á Châu, có thể kể đến Nhựt Bản, quốc gia nầy là một nguồn tài trợ quan trọng nhứt cho Việt Nam.

Nhật Bản: Việc trợ giúp của Nhật Bản tập trung vào việc đầu tư vào các dựán phát triển quốc gia và y tế. Vào năm 2003, Nhật viện trợ qua chương trình ODA 300 triệu Mỹ kim, tăng lên 800 triệu, năm 2008. Mục đích của các đầu tư trên là nhăm nâng cao kinh tế Việt Nam để cân bằng cán cân mậu dịch kinh tế trong vùng.

https://encrypted-tbn3.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcQ0zjTkj7RjxBM5RnJF2Z4bXdbCq2SwlADBalfVmWO_-UCGbscVuw

Vài năm 2001, Việt Nam thay đổi Chính sách Giảm thiểu Đói Nghèo (Poverty Reduction Strategy) bằng Chính sách Giảm Nghèo đói Toàn diện & Chính sách Tăng trưởng (Comprehensive Poverty Reduction & Growth Strategy), Nhựt thực sự đẩy mạnh mức đầu tư vào các dự án xây dựng hạ tầng cơ sở ở Việt Nam. Và vào năm 2002, tiêu đề cho cuộc hội thảo quốc tế ở Việt Nam là: "Tiến đến việc Hoàn tất Chỉ tiêu Phát triển Thiên niên kỷ" (tạm dịch từ "Towards Achieving Milennium Development Goals", từ đó mức đầu tư của Nhựt tăng dần từ 9,8 % năm 2001 so với năm trước, và tiếp tục tăng 7,2%, 11,5%, 13,2%  cho những năm kế tiếp.

Nhưng trong những năm gần đây, mức đầu tư Nhựt khựng lại vì đối tác Việt Nam quá tham nhũng làm cho Nhựt Bản nhiều lần tạm ngưng các dự án, cùng chấm dứt rất nhiều dự án còn dang dở.

Sau cùng, dù muốn dù không, Hoa Kỳ, một nước "cựu thù" với CS Bắc Việt vẫn là một quốc gia giúp đỡ và đóng góp cho Việt Nam xây dựng lại sau chiến tranh nhiều nhứt.

Hoa Kỳ: Từ năm2001, Trung tâm Kiểm soát Bịnh tật và Phòng Ngừa (The Center for Disease Control and Prevention-CDC) đã thiết lập một văn phòng tại Việt Nam. Trung tâm làm việc như một đối tác với Việt Nam đặc biệt nhắm vào dịch bịnh của thế kỷ. Đó là bịnh HIV/AIDS. Qua Kế hoạch Cứu trợ Khẩn cấp Bịnh HIV/AIDS của Tổng thống Hoa Kỳ (US President's Emergency Plan for AIDS Relief – PEPFAR), CDC đã làm một cuộc khảo sát về tình hình y tế công cộng chung cho Việt Nam và từ đó nhận diện một số vấn nạn ở nơi đây trong vấn đề nầy.

Lễ ký kết một Dự án ODA giữa Nhật&Việt Nam

 

 
Cơ quan nầy đã:

-     Chữa trị cho 27.901 đàn ông, phụ nữ và trẻ em bị chứng liệt kháng virus (antiretroviral).

-     Năm 2011, giúp USAID khai triển dịch vụ giúp đỡ người khuyết tật (disability) và chương trình y tế công cộng liên quan đến dị tật bẩm sinh (birth defects) và ung thư cùng giám sát trẻ sơ sinh trong những vùng tình nghi còn chất Da cam tồn đọng.

-     Nghiên cứu bịnh lao và ảnh hưởng liên đới giữa bịnh lao và HIV/AIDS.

Trên đây là ba vấn nạn lớn của Việt Nam hiện tại. Ngoài ra, CDC còn nghiên cứu và thống kê hóa các chứng sau:

-     Từ năm 2006, CDC giúp Hệ thống Theo dõi Bịnh Cảm cúm Toàn quốc (Vietnam's National Influenza Surveillance System) bằng cách theo dõi thường xuyên các chứng cảm cúm đang hoạt động hay ẩn tàng theo thời tiết làm cho phổi bị nhiễm, cùng chứng cảm cúm do động vật mang đến.

-     Đối với các chứng bịnh đường phổi, bịnh óc, và sốt xuất huyết, CDC phối hợp cùng Đại học Duke National ở Singapore.

-     Các chứng bịnh truyền nhiễm khác như kiết lỵ, bịnh lao, sốt rét v.v…

-     Y tế môi trường: Các chứng bịnh liên quan đến các hóa chất độc hại như Dioxin trong chất Da cam, hóa chất trừ sâu rầy, trừ nấm mốc, cùng các phân bón hiện đang được xử dụng ở Việt Nam.

Ngoài các quốc gia kể trên, một con số không nhỏ các NGO trên thế giới cùng nhiều đoàn thể trong cộng đồng Việt tại hải ngoại đều tổ chức nhiều đoàn ý tế đi cùng khắp từ Bắc chí Nam nhằm giải quyết một số vấn đề y tế cho những địa phương mà chính quyền không lưu tâm đến như những vùng xa, vùng núi, đặc biệt vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Các dịch vụ y tế và y tế công cộng đã được quan tâm và thực hiện như: mổ mắt cườm, vá hàm ếch của môi, giải phẩu nhẹ những khuyết tật bẩm sinh v.v…Ngoài ra việc cung cấp nguồn nước sạch cho các trường học, hệ thống lọc nước cho học sinh, xây dựng nhà vệ sinh công cộng và nơi trường học v.v…

Nói chung, Cộng đồng Quốc tế luôn nhìn về Việt Nam với một tấm lòng từ ái, viện trợ không bồi hoàn, giúp đỡ vô điều kiện cho Việt Nam ngay sau khi chiến tranh chấm đứt thậm chí có quốc gia như Thụy Điển và Tân Tây Lan đã giúp Bắc Việt và Việt Nam Cộng Hòa ngay trong thời gian chiến tranh nữa.

Nhưng tại sao các quốc gia đầy lòng nhân ái như Thụy Điển, Đan Mạch, Hòa Lan… lại quyết định ngưng viện trợ?

Xin mỗi người trong chúng ta tìm câu trả lời cho chính mình.

Và cũng xin hỏi các thiện nguyện viên người VIệt hải ngoại rằng việc làm đầy ý nghĩa bác ái của Quý Vị có xoa dịu được nỗi đau lớn của dân tộc hay là vô tình hoặc hữu ý tiếp tay cho chế độ tồn tại hầu kéo dài thêm nỗi đau thương của bà con trong nước?

Tính hữu hiệu của viện trợ Y tế cho Việt Nam

Vấn đề được đặt ra là, Việt Nam đã dùng các trợ giúp trên như thế nào để cải thiện đời sống người dân?

Và hiệu năng của các viện trợ có tương ứng với công sức và hiện kim, hiện vật của các quốc gia đã giúp đở cho Việt Nam hay không?

Nhìn lại thực trạng y tế hiện tại, so với số lượng viện trợ mà Việt Nam tiếp nhận, chúng ta thấy có nhiều tương phản, nghĩa là viện trợ thì nhiều, nhưng người dân được hưởng không tương ứng với số viện trợ. Điều nầy có nghĩa là chính sách quản lý của Việt Nam không hữu hiệu cũng như cơ chế chuyên chính vô sản được áp dụng để "cai trị" quốc gia làm cho:

-     Hiệu năng của việc viện trợ không hiệu quả, hay hiệu quả kém.

-     Thậm chí nhiều quốc gia viện trợ quyết định chấm dứt tài trợ hay hạn chế sự giúp đỡ cho Việt Nam nữa. Thế giới sẽ lần lần bỏ rơi Việt Nam.

-     Nhiều dự án lý ra phải được phục vụ cho người dân, nhưng vì não trạng người cộng sản Bắc Việt đã bị đóng băng, vì tham nhũng làm cho các dự án biến thành dự án treo, chẳng những làm tổn thương uy tín của dân tộc mà còn tạo nên sự thất thoát tài nguyên quốc gia qua việc biến vùng được khai triển dự án thành một mãnh đất bất khiển dụng.

Kết luận

Nói một cách rốt ráo, sự kém hữu hiệu trong việc tiếp nhận và khai triển các dự án phát triển quốc gia, đặc biệt các dự án y tế công công nhằm nâng cao đời sống người dân đã nói lên cung cách quản lý quốc gia kém cỏi của những người đang quản lý đất nước hiện tại.

Quản lý kém không phải vì thiếu hiểu biết, thiếu trình độ, hay thiếu thông tin, qua kinh nghiệm hơn 38 năm cho chúng ta có thể kết luận là người cộng sản Việt Nam luôn luôn đặt quyền lợi của đảng lên trên quyền lợi của Tổ Quốc. Từ đó, họ phân phối tài nguyên quốc gia, tóm gọn tất cả nguồn sống của dân tộc vào trong tay đảng.

·      Về mặt Đảng, do nhu cầu và nề nếp sinh hoạt, lúc nào cũng phải lập luận đường lối chủ trương của đảng là đúng, có sai là do ở cấp thực hiện, cấp dưới.

 

·      Về mặt chuyên môn, không phải là không có vấn đề. Tệ nạn bác sĩ không có khả năng kê toa thuốc cho bệnh nhân trong  hơn 20 năm sau "giải phóng" do các bác sĩ "cách mạng". Đó là vấn đề của cả một thế hệ "chuyên bưng biền" đã hình thành trong một giai đoạn lịch sử, không được đào tạo qua trường lớp chánh quy. Rồi từ đó, đến tệ nạn chuyên tu hợp thức hóa "vị thế ngu xuẩn" trong thẩm quyền quản trị.

 

Với cấu trúc nhân sự như vậy thì làm sao có được một tầng lớp chuyên nghiệp có tổ chức, sẵn sàng tiếp nhận viện trợ thế giới thường đặt trên căm bản khoa học kỹ thuật tiên tiến?

Vì vậy, một khi đã vào trong tay đảng tức là vào trong tay những nhóm lợi ích của từng "phe cánh" trong đảng. Từ đó, tạo ra thêm những mâu thuẫn giữa các "lãnh tụ đảng" qua việc tranh dành quyền lợi và việc phân chia không đồng đều. Từ đó, nguyên khí và sinh khí quốc gia dần dần bị thui chột.

Làm thế nào, lớp người dân chất phác như nông dân và công nhân chiếm tuyệt đại đa số, cố gắng đóng góp công sức vào việc xây dựng của cải vật chất cho quốc gia trong khi chính họ bị bốc lột tận xương tủy?

Làm thế nào, tuổi trẻ Việt Nam với bầu nhiệt huyết trong trắng còn đủ can đảm và hăng say hành động trong việc kiến quốc?

Tất cả bế tắc trong việc phát triển quốc gia hiện nay do một thủ phạm chính là đảng cộng sản Bắc Việt, nguyên nhân của sự băng hoại quốc gia trong hầu hết mọi lãnh vực.

Ngày nào họ còn cầm quyền, ngày đó dân tộc còn phải chịu lầm than do một chính sách độc tài đảng trị đang được thực hiện trên quê hương.

Và, cũng cần nhắc lại câu nói bất hủ của Boris Yeltsin, một cựu lãnh tụ Nga Sô là CS cần phải bị thay thế chứ không được "chuyển hóa" …lần lần nếu chúng ta muốn tìm một sinh lộ cho Việt Nam Tương Lai.

Mai Thanh Truyết

11/9/2013


 

Bài đọc thêm:

 Bài 1: Japan Suspends Aid to Vietnam, Citing Corruption (Update1)

                                   By Jason Folkmanis and Nguyen Dieu Tu Uyen - December 5, 2008 06:39 EST

 

Dec. 5 (Bloomberg) – Japan, the biggest country donor to Vietnam, suspended development aid to the Southeast Asian nation, saying stronger measures must be taken to fight corruption.

At an annual meeting concluding today of countries and agencies that give Vietnam so-called official development assistance, Japan did not pledge any low-interest loans, said Vietnam's Minister of Planning and Investment Vo Hong Phuc. Japan also suspended disbursement on previous commitments, Phuc said in an interview.

Annual statements by the so-called Consultative Group on Vietnam, whose list of members also includes the Asian Development Bank and the World Bank, have regularly cited corruption as a source of concern. Pledges of low-interest loans and grants have increased annually since 2002, amid Vietnamese economic growth in excess of 7 percent each year and rising foreign investment.

Effective measures against corruption are needed "to regain the support from the Japanese public for further assistance to Vietnam,'' Mitsuo Sakaba, Japan's ambassador to Vietnam, said yesterday at the meeting in Hanoi. "Japan would like to urge the Vietnamese government to make continuous efforts to prevent the recurrence of corruption.''

Sakaba cited a "bribery case by a Japanese firm in relation to Japan's loan assistance project in Vietnam,'' without providing details.

The Ho Chi Minh City People's Committee last month suspended a city transportation official pending investigation into allegations of corruption involving a Japanese consulting company as part of a $581 million highway project, according to the Vietnamese government. The Japan Bank for International Cooperation was to fund two-thirds of the cost.

'Deeply Resented'

Corruption hinders Vietnam's attempts to attract foreign investment, Fitch Ratings said in February. Low-level corruption is widespread in Vietnam and ``deeply resented'' by the Vietnamese population, the World Bank said in a report last year.

"The fight against corruption should be based on zero-tolerance,'' Swedish Ambassador to Vietnam Rolf Bergman said in a statement today. "Further actions must now be taken.''

Overall, low-interest loans and grants pledged to Vietnam by the consultative group fell to $5 billion from the $5.4 billion figure announced a year ago, the first decline since 2001. The group has met annually since 1993 to assess the state of and offer financial assistance for Vietnam's transition to a market-based economy.

Japan consistently led the table at past meetings, pledging $1.1 billion at last year's meeting, according to the Vietnamese government's web site. This year, France's $281 million led the list of countries offering assistance, followed by South Korea's $269 million and Germany's $186 million.

The World Bank pledged $1.66 billion while the ADB said it would provide $1.57 billion, according to a World Bank release sent today.

To contact the reporters on this story: Jason Folkmanis in Ho Chi Minh City at folkmanis@bloomberg.net

To contact the editor responsible for this story: Tony Jordan at tjordan3@bloomberg.

*  *  *

Bài 2: Sweden will stop development aid to Vietnam

Wednesday, April 18th, 2012

                                     http://www.daibieunhandan.vn/ONA_BDT/0/QUOCTE/2009/Thang9/05-Mo-hinh-26109-300.jpg

Sweden National Assembly

Dominhtuyen

Sweden, a Nordic countries first of the European community has stated formally discontinue development aid to Vietnam because of achievement of corruption, poor human rights and no freedom and democracy by Communist government of Vietnam in recent years. This is a common pain and is a tremendous loss to the whole people of Vietnam. Not only material loss but also the humiliation of the spirit when Viet Nam in the eyes of the world community is a totalitarian country, bad economic because of rampant corruption, social unrest because of the law not be respected, not enforced justice, human rights are trampled seriously and Freedom and Democracy are seen only in dreams, in theory and in rhetoric was empty, is full of cunning sophistry and from the mouth of the party leaders and authorities in order to deceive public opinion at home and abroad.

After Sweden, which countries will continue to declare an official cease aid to Vietnam? This is possible if the leaders are not willing to improve its poor human rights of their present. United States, which has the world's largest democracy and also the country with an enormous market than had repeatedly warned Vietnam must respect human rights, Freedom and Democracy. The Vietnam-US dialogue on Human Rights was held in Washington DC in May 11-2011, the U.S. government has also announced the terms associated of human rights with humanitarian aid, military and national rooms including support long-term economic development for Vietnam. In the trend of globalization today, Human Rights, Freedom and Democracy is the only platform to help the country develop stable economic, political and peace for the country.

Objectives and benefits associated with the implementation of democracy and respect for human rights in communist countries and countries with dictatorial rule arbitrary and draconian such as Vietnam was clearly specific. But to truly reach and it inherits the benefits for Vietnam still remains a puzzle as guidelines and policies of the party group leaders and the Vietnam government be always toward of private interests for themselves and their families. If donors are not only disadvantaged people and only poverty but government officials still live milling, enjoy the luxury living and therefore to leaders can put national interests on private interests of themselves still exist a great distance requires the people of Vietnam must be responsible and more efforts in the struggle for Freedom, Democracy and Human Rights for Vietnam.

 

 

________________________________
 "Every Generation needs a New Revolution". - Thomas Jefferson-

"Behold I do not give lectures or a little charity; When I give I give myself".Walt Whitman

 
 

 

 

 
 
 
 
//////////////////////////////////////////////////