Lại Câu Chuyện Bãi Rác Đa Phước

 

 

Lịch sử Khu Liên Hợp Đa Phước

Ngày 28 tháng 10 năm 2007, ông Lê Thanh Hải, Chủ tịch UBND Sài Gòn đã đi khảo sát dưới sự hướng dẫn của Ông David Dương, chủ công trình Khu Liên hợp Đa Phước, Bình Chánh. Sau khi được biết khu xử lý rác sẽ tiếp nhận rác bắt đầu vào ngày 1-11-2007, Ông Hải có nhận xét sau:"Thành phố đã có thể chủ động trong công tác thu gom, xử lý một cách hợp vệ sinh".

Qua phát biểu trên, với tư cách của một chuyên viên trong ngành xử lý phế thải rắn, lỏng, và không khí, đặc biệt là xử lý nước rỉ của các bãi rác gia cư và rác kỹ nghệ trong hơn 20 năm qua tại Hoa Kỳ, chúng tôi nhận thấy nhận xét của Ông Hải quá lạc quan. Do đó, một số suy nghĩ sau đây sẽ giải thích lý do tại sao chúng tôi rất lo ngại cho một công trình vốn đã được "hô hào rùm beng" từ hơn hai năm qua do một người Mỹ gốc Việt là David Dương đầu tư vào kỹ nghệ xử lý rác tại Việt Nam.

Cũng giống như tuyệt đại đa số công trình xây dựng và phát triển khác, hầu như trong hạng mục công trình đều không có nghiên cứu tác động môi trường, điều mà cả Luật Môi trường Việt Nam và Luật Đầu tư đòi hỏi trước khi duyệt xét và chấp thuận công trình. Điều nầy không hề xảy ra cho Cty Liên hợp Đa Phước cũng như Công ty Giấy Hậu Giang mới vừa khởi công trong tháng tám, 2007 với vốn đầu tư lên đến hàng tỷ Mỹ kim.

Trên nguyên tắc, theo văn bản của Dự án, Cty LH Đa Phước sẽ được khánh thành vào tháng 3-2007, gồm một bãi rác có lớp lót HDPE, có khả năng thu nhận 3.100 tấn rác/ngày, một nhà máy xử lý, một nhà máy sàn lọc để tách rời rác hữu cơ và các phần tử khác của rác có thể tái chế (recycling), và một nhà máy làm phân compost để sản xuất phân hữu cơ xuất cảng…

Nhưng trên thực tế, mặc dù cơ sở hiện tại của Cty chưa có gì là hoàn chỉnh như đã ghi trong dự án cả, nhưng ông Đào Anh Kiệt, Quyền Giám Đốc Sở Tài nguyên-Môi trường cho biết lộ trình tiếp nhận rác từ ngày đầu tiên (1/11) cho đến ngày 26/11, bãi rác Đa Phước sẽ tiếp nhận 3.100 tấn rác từ Tp Sài Gòn. Trong lúc đó, đối với nhà máy xử lý nước rỉ, ông cũng cho biết tiếp là một số hạng mục của hệ thống xử lý nước rỉ mới vừa về đến cảng (28/10) và tuần sau có thể lấp ráp(?) được.  Và sau cùng nước rỉ rác sẽ được dẫn ra nhà máy xử lý có công suất 300 lít/ngày.

Tiếp theo, TS Nguyễn Trung Việt, Trưởng Phòng Quản lý chất thải rắn Sở Tài nguyên-Môi trường còn cho biết với công nghệ xử lý rác tiên tiến như vậy, bãi rác Đa Phước rộng 78 hecta có thể tiếp nhận rác trong thời gian 21 năm. Và thành phố không còn phải lo chỗ xử lý rác nữa, ông khẳng định như vậy!

Qua những thông tin nêu trên trên báo Sài Gòn Giải Phóng ngày 29/10/2007, quả thật, từ ông Trưởng công trình cho đến những người trách nhiệm chuyên môn và trách nhiệm quản lý chung của thành phố Sài Gòn tỏ rõ nét vui mừng sau khi đi "tham quan" khu Liên hiệp Đa Phước.

Xin thưa, thành phố Sài Gòn hiện tại thải ra khoảng 6.000 tấn rác/ngày (năm 2007). Cty Đa Phước chia xẻ với Cty Phước Hiệp thu nhận mổi ngày khoàng 3.000 tấn (trong dự án, Cty Đa Phước, trên một diện tích 78 hecta, xử lý 3.100 tấn rác/ngày). Giả sử trong vòng 21 năm tới dân Sài Gòn thải ra cùng một lượng rác (mặc dù dự kiến dân số nơi đây sẽ tăng lên đến trên 12 triệu dân trong vòng 15 năm nữa và lượng rác phát thải sẽ tăng lên 60% so với hiện tại), số lượng rác cần phải xử lý là 23,8 triệu tấn. Trong lúc đó nhà máy xử lý chỉ có khả năng giải quyết 300 lít nước rỉ/ngày.  Và trong thời gian chờ đợi xây nhà máy biến khí methane thành điện năng, thử hỏi lượng khí bốc ra hàng ngày sẽ đi về đâu?

The landfill will take in a minimum of 3000 tons per day, the MRF will be capable of recovering at least 500 tons of recyclables per day and the composting operation will handle up to an additional 1000 tons per day of material that would otherwise be sent to the landfill. The total project cost is over $400 million, including $107 million in capital costs.

The temporary leachate plant - delivered by Wehrle Umwelt GmbH Germany - consists of a two step reverse osmosis installed in a container. This preliminary plant will treat the leachate for one year, the commissioning is in November 2007. Autor / Quelle: Matthias Berg / Hubert Wienands. (Đây là "Nhà máy xử lý nước rỉ" ở thời điểm 2007).

Nhiều hạng mục ở dự án khu xử lý rác Đa Phước chưa hoàn thành nhưng giá xử lý rác vẫn được ngân sách TP.HCM thanh toán đầy đủ. Đây là một trong những nội dung tiếp tục được đặt ra tại buổi giám sát của Ban kinh tế - ngân sách HĐND TP.HCM ngày 23-9-2010 đối với dự án này.

Báo cáo với đoàn giám sát, Công ty TNHH Xử lý chất thải rắn VN (VWS) - chủ đầu tư  - cho biết dự án đã hoàn thành một số hạng mục như bãi chôn lấp rác 30 hecta, cầu dẫn vào khu xử lý rác, nhà máy xử lý nước rỉ rác công suất 280m3/ngày, nhà máy xử lý nước mưa có lẫn nước rỉ rác 3.000m3/ngày, hồ chứa nước rỉ rác...

Giá xử lý rác khởi điểm mà ngân sách TP trả cho VWS là 16,4 USD/tấn, nay đã được tăng thêm 3%. Công suất tiếp nhận rác ở bãi này thấp nhất là 3.000 tấn/ngày, không được thấp hơn mức này theo hợp đồng đã ký kết.

Chưa làm vẫn được trả tiền

Nhiều ý kiến đại biểu (ĐB) thắc mắc vì sao dự án chưa hoàn thành nhiều hạng mục nhưng giá xử lý rác vẫn được ngân sách TP trảđủ 16,4 USD/tấn và nay được tăng thêm 3%? Thậm chí có ý kiến ĐB cho rằng việc trả tiền xử lý rác với hiện trạng dự án như vậy là trả dư tiền so với những gì chủ đầu tư đã làm, đồng thời đề nghị thu lại khoản tiền trả dư đó.

Các ĐB đơn cử: như nhà máy sản xuất phân compost chưathấy nhưng hiện vẫn được thanh toán chi phí hoạt động qua việc đưa vào đơn giá xử lý rác. Tương tự, nhà máy  phân loại tái chế cũng chưa thấy đâu nhưng vẫn được thanh toán một số chi phí liên quan.

ĐB Nguyễn Minh Hoàng - nguyên trưởng Ban kinh tế -ngân sách HĐND TP - chất vấn: báo cáo của VWS gửi các ĐB cho thấy có 25 hạng mục ở dự án khu xử lý rác Đa Phước mà công ty phải làm, nhưng trong số này mới hoàn thành 15 hạng mục, còn 10 hạng mục chưa hoàn thành, "đề nghị cho biết nguyên nhân".

Giám đốc Sở Tài nguyên  - môi trường  TP Đào Anh Kiệt giải trình rằng giá xử lý rác tại bãi Đa Phước đang trả cho VWS là giá trọn gói để xử lý 1 tấn rác, còn việc "nhà đầu tư  xử lý rác như thế nào là quyền của nhà đầu tư"(?). Ông Kiệt cho rằng nếu các ĐB nói chưa có hạng mục này, hạng mục kia mà vẫn trả giá xử lý rác cho VWS 16,4 USD/tấn "là không đúng".

Và dĩ nhiên (!?), năm 2009 qua đi, năm 2010 bước vào tháng 6, nghĩa là 9 tháng sau buổi điều trần, mọi sự việc vẫn "vũ như cẩn" và người dân sống chung quanh khu liên hợp phải hứng chịu mùi thúi tha do những xe rác chở đến hàng ngày không bao che, đổ rải rác theo dọc con đường dẫn vào bãi rác vì xe di chuyển rác không được che phủ lên trên. Nước rỉ được xe bồn chở qua khu bãi rác Gò Cát và hồ chứa ở bãi rác Đông Thạnh vì hồ chứa nơi đây đã quá tải và chưa có nhà máy xử lý nước rỉ theo đúng họp đồng. Và một nghi vấn khác khác là nước rỉ có thể đã được đổ lén ra sông rạch như nhà máy Sedan ở gần sông Thị Vải đã làm hàng chục năm qua…(nhà máy Sedan đã được thành phố Sài Gòn cho giấy ban khen vì thành tích bảo vệ môi trường trong sản xuất).

Biết đến bao giờ người dân đen chất phác mới được đèn trời soi thấu đây?

**

Câu chuyện Bãi rác Đa Phước năm 2014

Tình cờ xem được video Trung tâm Vân Sơn ở Việt Nam trong đó có chiếu cuộc viếng thăm của "danh hài" Vân Sơn đến Bãi rác Đa Phước ở Bình Chánh, do Ông Dương là Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc. Đoạn phim chiếu khoảng 30 phút do Ông Dương hướng dẫn trong suốt buổi "tham quan".

Phải công nhận ô. Dương ăn nói rất lưu loát và có tính cách chuyên môn căn bản trong vấn đề "xử lý" rác sinh hoạt trong nhà. Theo "thuyết minh" trong cuốn video, Ô Dương nói đây là một công nghệ cao do các chuyên viên, kỹ sư Hoa Kỳ nghiên cứu và lấp đặt quy trình biến chế đáp ứng được tiêu chuẩn của USEPA và an toàn lao động cao. Ông Dương đã lập đi lập lại chữ "công nghệ cao" trên 40 lần…

Theo dõi đoạn phim được thực hiện vào khoảng Tết 2014, và nhìn những hình ảnh được chiếu trên video cùng các lời "thuyết minh" của ô. Dương, chúng tôi thấy cần phải nêu lên những nhận xét và các câu hỏi liên quan đến việc xây dựng bãi rác, cung cách "xử lý" nước rỉ (leachate) của rác cùng việc giải quyết khí đốt methane trong quá trình sinh hủy (biodegradation) của rác.

Bài viết nhằm mục đích chuyển tải các thông tin trong cuốn video trên và phản hồi của người viết hầu đánh động dư luận đại chúng. Các thông tin, dữ kiện và hình ảnh trong bài được trích qua những lời "thuyết minh" của Ô Dương và hình ảnh trên video của Vân Sơn:

 

Việc thiết kế bãi rác

Bãi rác hiện tại chiếm một diện tích 28 hecta (1hecta = 2,2 acre, tức tương đượng 61,6 acre). Đây là giai đoạn I của dự án. Sắp tới sẽ khai triển giai đoạn II của bãi rác với 20 hecta.

Bãi rác được che phủ bằng một lớp plastic đen, nằm cạnh một rạch nước, do đó phải làm một con đê chắn không cho nước rỉ thấm vào nước ngầm (lời người thuyết minh). Con đê hiện nay (thời điểm quây phim) đang được "nén" chặt…dù bãi rác chứa 7.000.000 triệu tấn rác đã hiện diện từ hơn 7 năm nay rồi!

Theo lời Ô Dương, sở dĩ phải xây dựng một con đê vì bãi rác được xây dựng trên một vùng trũng nước, bị ngập lụt thường xuyên, do đó cần phải có con đê nén để bảo vệ và ngăn nước lụt bảo đảm trong vòng 100 năm.

Hiện tại, hàng ngày, bãi rác thu nhận 300 xe rác, tương đương với 3.000 tấn rác (Thành phố phải trả cho 3000 tấn rác mỗi ngày là 17,3 $/tấn x 3.000 = 51.900$/ngày). Và khi khai triển giai đoạn II, sẽ có 1000 xe tải rác hàng ngày nâng số lượng rác nhập bãi là 10.000 tấn.

       Con đê nén ngăn bãi rác và rạch Mỏ Cạy

Người viết xin đặt vấn đề là, tại Hoa Kỳ, không hề có một bãi rác nào được xây dựng ở một vùng thấp và bao bọc trên mặt rác bằng một lớp plastic như thế nầy cả; mà là, bãi rác được xây dựng trên một vùng cao, không thể gần sông ngòi, và có mạch nước ngầm sâu trên 300 feet (1 foot = 25 cm). Mỗi ngày, sau khi tiếp nhận rác, rác sẽ được nén chặt dưới 3 feet đất. Chính vì vậy mà bãi rác không tỏa mùi hôi ra khu dân cư bên cạnh.  Điều nầy không thấy có ở bãi rác Đa Phước hiện tại (xin xem hình bên cạnh).

Vùng Bình Chánh, nơi cư trú của bãi rác là một vùng trũng thấp và người dân nơi đây thường xử dụng nước giếng sâu trên dưới 10 mét là có nước xài rồi. Như vậy có thể nói mạch nước ngầm rất cạn!

Nhìn bãi rác, chúng tôi không thấy các đường ống "run off", là nơi dẫn nước mưa ra khỏi phạm vi bãi rác, nhằm mục đích ngăn nước mưa thấm vào, vì đó sẽ làm tăng lượng nước rỉ do quá trình phân hóa rác diễn ra liên tục. Thiết nghĩ, diện tích bao phủ bãi rác chiếm 28 hecta, trực diện với nước mưa, làm sao ngăn được sự thẩm thấu một lượng không nhỏ nước mưa ngấm vào (vũ lượng mưa vùng Sài Gòn là khoảng 2.000 mm/mùa/năm). Nhìn hình trên chúng ta thấy ngay tất cả nước mưa sẽ rút vào bãi rác, và nếu tràn đầy sẽ đổ vào con rạch bên cạnh. Như vậy, cả nước mưa và nước rỉ sẽ hòa nhập làm một bản hợp tấu vào môi trường nước của rạch!

Hình bên cạnh là một bãi rác chứa khoảng 5 triệu tấn rác mà người viết đã làm việc trong suốt 20 năm. Bãi rác đã được nén chặt, sau đó được trồng cây bao phủ. Hàng trăm giếng quan trắc vẫn còn hoạt động cho đến ngày nay (2014) trong suốt 30 năm qua để tiếp tục bơm nước rỉ vào nhà máy xử lý và khí methane được chuyển qua nhà máy điện với công suất 5MW.

Nhìn bãi rác như một ngọn dồi cao. Hiện tại chung quanh bãi rác đã được cất nhà và hai khu thương mại lớn. Trên đỉnh, thành phồ West Covina, CA đang chuẩn bị mặt bằng để xây dựng một sân golf và khu khách sạn. Như vậy để chúng ta thấy mức độ an toàn về vệ sinh môi trường và việc tận dụng diện tích bãi rác để làm khu giải trí cho người dân…mặc dù nước Mỹ rộng mênh mông. 

Lò đốt khí methane

Cũng theo thuyết minh, một lò đốt khí methane như hình bên cạnh đã được thiết kế để đốt khí thoát ra từ bãi rác trong quá trình phân hủy. Và vào tháng 3 năm 2014, sẽ lấp đặt hai nhà máy biến khí methane thành điện năng có khả năng cung cấp điện trong giai đoạn I nầy, đủ cung ứng cho nhu cầu điện của nhà máy và nhân viên với 2MW. Hy vọng, từ giờ phút nầy (5/2014) nhà máy điện đang được khởi công.

Nhìn hình, chúng tôi cũng không thấy các giếng quan trắc cần phải có khắp nơi của bãi rác, nhằm mục đích thu hồi nước rỉ và khí methane đi vào bồn chứa nước rỉ và khí sẽ chuyển qua nhà máy để biến thành điện… Chúng tôi cũng không thấy ngọn lửa trong ống khói của lò đốt. Như vậy khí methane được sản xuất liên tục bên trong bãi rác làm sao có thể thoát ra ngoài? Nếu không sẽ có hỏa hoạn bên trong bãi rác và làm bung bãi rác ngay.

 Qua kinh nghiệm của một bãi rác ở West Covina, CA mà người viết đã từng làm việc trong hơn 20 năm qua, trường hợp cháy một phần bãi rác do đường ống dẫn nước rỉ và khí methane bể, mặc dù đường ống nầy nằm sâu trong bãi rác hơn 70 feet. Không biết bao giờ nhà máy phát điện từ khí methane hoàn thành và hệ thống thu gom khí được …hoàn chỉnh? Trong thời gian chờ đợi lấp đặt nhà máy biến điện, hy                                                                        vọng không có hỏa họan xảy ra.

       Đây là bãi rác nào nằm bên cạnh bãi rác chánh?       

  

Nhà máy biến khí methane thành điện năng trên nguyên tắc đã hoạt động từ năm 2010, cũng như tình trạng hỏa hoạn do khí methane thoát ra từ bãi rác đã xảy ra vào tháng 2, 2014. (xem bài đọc thêm 1 và 2)

 

Nhà máy "xử lý" nước rỉ

 

Hình bên cạnh là bồn chứa nước rỉ trước khi được xử lý. Theo ước tính, với 7 triệu tấn rác hiện có, hàng ngày 1 tấn rác có thể phân hủy và sinh ra khoảng 10 lít nước rỉ. Vậy, với dung lượng trên, bãi rác sẽ thải hồi 70.000.000 (70 triệu) lít nước rỉ. Nhìn bồn chứa, khó có thể hình dung được dung tích của bồn có khả năng dung chứa một số lượng nước rỉ lớn như vậy!

Nhìn các máy bơm trong hình ước tính không quá 5 HP, cũng như không thấy được các ống dẫn nước rỉ từ bãi rác vào bồn chứa, thiết nghĩ, số lượng nước rỉ được bơm vào không thể nào đạt được yêu cầu của bãi rác và nước rỉ sinh ra hàng ngày sẽ đi về đâu? Câu trả lởi sẽ là…nước rỉ đi vào con rạch nằm chung quanh bãi rác!

 

Trong ba hình trên tính từ trái sang phải: 1- Một góc trong nhà máy xử lý; 2- Nước rỉ được tinh lọc giai đoạn I; 3- Nước rỉ được tinh lọc giai đoạn 3.

Theo thuyết minh, nhà máy xử lý nầy giá trên 10 triệu Mỹ kim mua từ Hoa Kỳ, lắp đặt do kỹ sư và chuyên viên Mỹ gồm 3 giai đoạn xử lý theo công nghệ nano. Giai đoạn 3 là giai đoạn sau cùng cho ra nước "được xử lý" đạt tiêu chuẩn Việt Nam loại I nghĩa là uống được.

Hai hình bên dưới cho thấy sự khác biệt của nước rỉ trước và sau khi được xử lý cũng như hình Ô TGĐ uống nước rỉ đã được xử lý. Theo thuyết minh, nước rỉ uống được, tuy nhiên có vị mằn mặn, nhưng nếu để lắng độ 30 phút, vị mặn sẽ biến mất(?). Chúng tôi tự hỏi, vị mặn sẽ biến đi đâu và bằng cách nào?

Ô TGĐ cũng có nói, nước rỉ nầy được nhân viên dùng làm nước sinh hoạt và dùng để tưới tiêu cây cối trong phạm vi nhà máy. Nhưng không thấy bồn chứa nước rỉ đã được xử lý mà chỉ thấy nước rỉ thoát vào một ống cống và "vô tư" róc rách chảy vào con rạch bên cạnh như trong hình dưới đây. Không biết 70 triệu lít nước rỉ có chảy tất cả vào con rạch nầy hay không?

 

Vấn đề an toàn lao động

Theo luật OSHA và USEPA, tất cả nhân viên làm việc trong bãi rác hay trong nhà máy xử lý đều phải trang bị: - Tyvek (áo kín một mảnh bằng plastic phủ từ đầu đến chân) – Giày đế cứng và đầu giày bện thép (steel toe shoes) – Đội nón an toàn – Mang bao tay – Và mang kiếng an toàn (goggle). Nhưng khi nhìn hình bên dưới, chúng tôi thật e ngại cho sức khỏe của Ô TGĐ và những người "tham quan" khi mang giày không đúng tiêu chuẩn dẫm thẳng lên trên bãi rác cũng như các hình ảnh trên khi đi vào bên trong nhà máy xử lý nước rỉ!

Kết luận

Bài viết nầy không nhằm mục đích đả kích cá nhân mà chỉ mong gióng lên tiếng chuông về tình trạng làm ăn tắc trách, nhứt là trong lãnh vực môi trường. Người viết đã từng theo dõi bãi rác Đa Phước và góp ý rất nhiều ý kiến từ năm 2007 đến nay.

Hôm nay thêm một lần nữa, vẫn còn quá nhiều điều trong việc xây dựng và quản trị nước rỉ và khí thải từ một bãi rác sinh hoạt.

Việc thiết lập một bãi rác ở vùng thấp, gần sông ngòi, và vùng có mực nước ngầm không sâu…là một việc làm không đáp ứng được tiêu chuẩn căn bản và cần thiết của một bãi rác.

Nước rỉ dù được "xử lý" bằng bất cứ công nghệ cao nào cũng không đủ tiêu chuẩn để uống cả.

 Khu Liên Hợp Đa Phước thể hiện thêm một kế hoạch phát triển hay chỉnh trang thành phố đang bị "bể" giữa chừng trong việc giải quyết vấn nạn rác và nước rỉ ở các thành phố lớn Việt Nam nói chung và ở Sài Gòn nói riêng. Kinh nghiêm nhà máy xử lý nước rỉ ở bãi rác Đông Thạnh, Hốc Môn, khánh thành vào tháng 6, 2002 với kinh phí hơn 32 triệu Mỹ kim mà chỉ vận hành chưa đầy một tháng rồi bỏ lững còn đó. Tình trạng cũng không khá gì hơn ở bãi rác Biên Hoà hay Gò Cát v.v…

Việt Nam cho đến nay, vẫn chưa thực hiện hoàn chỉnh được công tác xây dựng một nhà máy xử lý nước rỉ của bãi rác cũng như kế hoạch quản lý rác sinh hoạt đúng nghĩa; việc nầy không đòi hỏi một công nghệ cao cấp, nhưng Việt Nam vẫn liên tục thất bại trong xây dựng và điều hành.

Điều nầy nói lên cung cách quản lý cứng chắc của chế độ, cũng như cung cách đấu thầu không theo đúng quy định hiện nay không thể nào đáp ứng được nhu cầu phát triển ứng hợp với chiều hướng toàn cầu hoá trên thế giới.

Điều nầy cũng nói lên tính cách toàn trị của một thiểu số cầm quyền chỉ nhằm phục vụ cho các nhóm lôi ích của phe phái, do đó không thuyết phục hay thu hút được sự tham gia của những nhà làm khoa học chân chính trong việc đóng góp vào công cuộc phát triển quốc gia ở Việt Nam.

Mai Thanh Truyết

Người "sống chung" với rác trong 25 năm

22/5/2014

 

Bài đọc thêm:

Bài 1: Da Phuoc garbage complex says to generate power next year

 

on Dec 2, 2010

http://static.dzmind.com/upload/6/2010/12/9f47f_vws-1_200.jpg

HCMC vice chairman Nguyen Trung Tin (2nd, R) talks to VWS chief operation officer Kevin Moore (C) while he is visiting Da Phuoc Solid Waste Treatment Complex on Tuesday - Photo: Kinh Luan

HCMC – Da Phuoc Solid Waste Treatment Complex plans to install two gas turbines and other equipment so that it can begin electricity generation next year, said Kevin Moore, chief operation officer of Vietnam Waste Solutions (VWS).

Speaking to HCMC vice chairman Nguyen Trung Tin who was touring the complex on Tuesday, Moore said the capacity of the power facility was a mere 2MW, so output would be initially used for the complex and surrounding areas.

VWS will use methane to be obtained from the garbage decomposition process to fuel the power generation facility.

Tin's field trip was intended to check the performance of the complex that receives and treats half of the city's total garbage volume, at about 3,100 tons per day, as well as 20 tons from neighboring Long An Province.

Tin and Moore also discussed other matters such as pollution that might result from garbage-water holes, odor and flies.

Moore said the landfill is located in an isolated area and that the garbage-water holes are safe. If the worst happens, such as an overflow on rainy days, the company will pump the garbage water back to huge garbage-burying holes, he said.

However, he asked the city government for help to control the emergence of new residential areas around the area.

VWS deputy general director Lan Phuong said the city government has yet to allocate the remaining three hectares of land in the 40-hectare buffer zone that will be developed in the second stage.

She proposed the city use better trucks to transport garbage due to complaints by local residents about garbage water leaks along the road to the site. "Many people think VWS owns those trucks," said a VWS official.

Covering 127 hectares, Da Phuoc Solid Waste Treatment Complex has total investment capital of US$90 million in the first phase and US$60 million in the second phase.

Bài 2: Cháy ở bãi rác Đa Phước, khói len vào khu dân cư

 

Chiều 25/2/2014, lửa bùng lên ở bãi rác trong Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước, huyện Bình Chánh, TP HCM. Khói bốc mùi khét theo gió len lỏi vào khu dân cư.

Trao đổi với VnExpress, trung tá Đỗ Văn Kháng, Trưởng Phòng Cảnh sát PCCC Huyện Bình Chánh cho biết, khoảng 14h, hỏa hoạn bùng lên tại bãi rác thải của Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước.

Tại hiện trường, khu vực cháy là núi rác được ủ ở ngoài. Bãi rác nằm tách biệt khu dân cư, tuy nhiên khói trắng kèm theo mùi khét theo gió lan xa, hướng về các quận ở nội ô trung tâm thành phố.

Phòng cháy chữa cháy huyện Bình Chánh kết hợp với lực lượng chữa cháy tại chỗ cô lập không cho lửa cháy lan. Đến hơn 17h, đám cháy được dập tắt. Không có thiệt hại về tài sản, nhưng hỏa hoạn thiêu rụi 250 m2 diện tích bãi rác.

Đa Phước là một trong những khu xử lý rác hiện đại nhất Việt Nam, với tổng vốn đầu tư trên 120 triệu USD, hoạt động năm 2007. Tính đến nay, đã có 7 triệu tấn rác thải được tiếp nhận và xử lý ở khu vực này.

Theo trung tá Kháng, hiện nay TP HCM đang vào mùa khô, việc cháy rác, cháy bãi cỏ gây ảnh hưởng đến khu dân cư diễn ra thường xuyên ở các quận quận 9, quận 2, Nhà Bè, Bình Chánh...Nguyên nhân do người dân còn thiếu ý thức khi tự đốt rác, đốt cỏ, vứt tàn thuốc...

An Nhơn

 

Bài 3: Vài suy nghĩ vể xử lý rác

Xử lý rác tại Việt Nam hiện nay đang là một bài toán lớn rất khó giải, bao nhiêu năm qua các thành phố lớn như Hà Nội, Sàigòn và các thành phố khác đang gánh chịu sự ô nhiễm khủng khiếp từ rác phế thải, sự ô nhiễm này cũng không tha các địa phương khác, các khu du lịch, các vùng thiên nhiên cũng đang oằn mình gánh… rác !

Thói quen dùng những vật liệu mang tính ô nhiễm cao (bao xốp, chai nước nhựa), tật xấu vứt rác bừa bãi, cộng thêm chưa có tập tính phân loại rác đầu nguồn, đẩy tình trạng ô nhiễm từ rác ngày cáng lên cao.

Đầu tư nhà máy xử lý rác cho các thành phố là một việc làm hợp lý, nếu vận hành tốt, chúng ta có những sản phẩm hữu ích từ rác, trước hết là phân bón từ các chất hữu cơ, các vật liệu từ rác vô cơ tái chế… Vậy vấn đề hệ trọng ở chỗ phân loại rác đầu nguồn, nếu tổ chức phân loại rác đầu nguồn tốt, chúng ta có thể giải được bài toán rác.

Hiện nay, ít là tại ba thành phố lớn, một số lượng lớn lao động đổ về từ các miền quê vào thành phố hành nghề "ve chai", họ đi đến tận hang cùng ngõ hẻm thu mua các phế liệu rồi bán lại cho các vựa ve chai ( Hà Nội gọi là "đồng nát", Huế gọi là "chai bao" Sàigòn gọi là "ve chai" ), chắc chắn thu nhập của họ tương đối ( cho dẫu có vất vả nhọc nhằn, vẫn còn hơn thu nhập của họ ở miền quê ) nên lượng người hành nghề này rất đông và ngày một tăng, họ hình thành từng nhóm từng "đồng hương" phân chia nhau từng khu vực, thuê nhà trú ngụ thành từng hội từng phường.

Chỉ cần những người có trách nhiệm trong xã hội quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi bằng các chính sách về y tế, xã hội, nhà ở, tổ chức,…cuộc sống của họ được cải thiện, gia đình họ được an tâm, họ sẽ đóng góp rất lớn cho bài toán về rác của chúng ta.

Nói về những người có trách nhiệm, cũng là nói về vai trò xã hội của Giáo Hội, giữa một thành phố phồn vinh hoành tráng và tiêu thụ như hai thành phố lớn Hà Nội, Sàigòn, cũng như các thành phố khác, Giáo Hội được mời gọi hướng về người nghèo, đồng hành sẻ chia với người nghèo, ở các thành phố đó, bản chất Giáo Hội không phải là chè chén với người giầu, tung hô, thăm viếng, chụp hình với những đại gia, càng không phải là tham dự những chuyến du lịch sang trọng với các đại gia, bỏ rơi những người ngày đêm kêu cứu ngay trước cửa nhà.

Nếu ngày hôm nay (Chúa Nhật thứ 18 mùa thường niên A), "Đức Giêsu trông thấy một đoàn người đông đảo thì chạnh lòng thương" (Mt 14, 14) thì những người có trách nhiệm trong Giáo Hội có thấy chạnh lòng thương đoàn người Ve Chai Đồng Nát đông đảo đang vất vưởng ở các thành phố sa hoa lộng lẫy này không? Hãy có những hoạt động để nâng đỡ họ. Có khó không khi chúng ta có một sự can thiệp về y tế cho họ? Tổ chức các đoàn y nha dược đi giúp các miền quê, rất tốt, nhưng sao không tổ chức các phòng Y Tế cho cánh Ve Chai Đồng Nát ở ngay giữa thành phố, tại sao không hợp đồng với các phòng khám Đa Khoa để có những can thiệp giúp đỡ tài chánh cho những Ve Chai Đồng Nát có thẻ "Bảo Hiểm Y Tế của Nhà Thờ"?

Tại sao không có những sáng kiến mục vụ cho "Di Dân – Xa Quê" (ca đoàn, nhóm đồng hương, Thánh Lễ cho Người Xa Quê, các lớp Giáo Lý bỏ túi và "Nhà Nguyện về đêm", thẻ theo dõi mục vụ – được cấp và cập nhật liên tục khi họ di chuyển đến địa phương khác ) để nâng đỡ những Người Xa Quê?

Một hoạt động khác đang phát triển ở nhiều nơi, các "nhóm Ve Chai", những nhóm này đã và đang hoạt động rất hiệu quả, nhóm thu hút rất đông các thanh niên nam nữ, họ sinh hoạt đều đặn và liên tục, số tiền họ kiếm được từ thu nhặt ve chai đã đóng góp không nhỏ vào các hoạt động từ thiện bác ái xã hội, hành động của họ là lời rao giảng về tình thương, hình ảnh của họ là tấm gương cho các bạn trẻ khác soi rọi. Chúng ta cần quan tâm, nâng đỡ và khích lệ các bạn trẻ Ve Chai. ( Ảnh chụp các bạn Nhóm Ve Chai giúp dựng nhà cho người nghèo sau bão lụt tại Quảng Ngãi).

Bảo vệ môi trường là sứ mạng của Giáo Hội ( Học Thuyết Xã Hội Công Giáo, chương 10, về Môi Trường ). Bảo vệ môi trường là con đường dẫn đến hòa bình (Sứ điệp nhân ngày hòa bình thế giới 1.1.2010 của Đức Thánh Cha Benedicto 16), Chạnh lòng thương là phẩm chất của người Kitô hữu. Hãy làm một cái gì đó cho anh em, cho xã hội, cho nhân loại, đừng lý thuyết và cáng không nên làm "tư tế, biệt phái".

Lm. VĨNH SANG, DCCT, Chúa Nhật 31.7.2011 (Ephata 470)

Bài 4: Các bài viết về Hồ sơ bãi rác Đa Phước

 

Bài a: Bãi rác Đa Phước bí mật như khu quân sự

Đăng Bởi Một Thế Giới - 07:01 06-12-2013

 

Trong vai một người làm nghề xe ôm chở một khách lạ đi vãn cảnh ven khu Rạch Chiếu cạnh Khu xử lý chất thải rắn Đa Phước (xã Đa Phước, huyện Bình Chánh, TP.HCM), chúng tôi luôn bị ngăn chặn từ xa. Bãi rác này hoàn toàn được bảo vệ nghiêm ngặt 24/24 giờ bởi lực lượng bảo vệ vòng ngoài với những chòi canh từ trước đến sau bãi rác. Người dân ở đây nói ví von chỉ có ruồi và mùi hôi từ bãi rác bay ra, còn đến con kiến cũng không lọt vào trong được. 

Kiểm soát và ngăn chặn gắt gao người ngoài tiếp cận

Chúng tôi bị chặn ngay chốt bảo vệ đi vào Khu xử lý chất thải rắn Đa Phước (sau đây gọi tắt là bãi rác Đa Phước) của Công ty TNHH xử lý chất thải rắn Việt Nam (VWS). Thấy chiếc máy ảnh giơ lên, bảo vệ nhảy ra khỏi chốt gác đầu cầu chỉ tay lên cây trụ có gắn camera van lơn: "Đi đi. Ở trong đó thấy hết. Mấy ông lỳ vừa phải thôi. Tôi bị đuổi việc liền".

Chúng tôi đành lùi lại vài chục mét, tấp vô một quán nước ngay trước nghĩa trang Đa Phước. Đang giữa trưa, không phải là giờ cao điểm nhưng không khí bốc mùi thối nồng nặc. Trên những chiếc bàn nhựa, ruồi bu như xôi đậu. "Bây giờ đã giảm bớt rồi đó. Trước đây ruồi bay đen đặc" – ông chủ quán nằm trên võng nói.

Tỏ ra thông cảm khi thấy chúng tôi vừa bị xua đuổi ở cổng bãi rác, anh ta an ủi: "Nhà báo mà không được mời làm sao vào được. Công nhân đi làm còn không được sử dụng điện thoại di động có camera huống gì các anh".

Chủ quán nước nằm sát đường vào bãi rác Đa Phước thuộc diện bị di dời nhưng chưa đi. Các hộ dân ở đây đều có hoàn cảnh tương tự, họ dựng chòi bán nước, bán hương đèn cho người đi viếng nghĩa trang, cuối giờ chiều thì bán cho cánh lái xe chở rác và đóng cửa quán sớm trước khi các xe đi vào bãi đổ rác.

Hàng đêm đoàn xe dài dằng dặc cả cây số chở rác xếp hàng từ ngã ba quốc lộ 50 đến bót gác đầu cầu. Trước đây, nhà điều hành nằm phía ngoài nên Công ty VWS có xịt nước rửa đường, nhưng khi dọn vào bên trong cầu thì không còn rửa đường nữa. Nước rỉ ra từ xe chở rác ban đêm hôi tanh không chịu nổi.

Do người dân mách nước, chúng tôi ngược ra quốc lộ 50 đi tiếp vài trăm mét và rẽ vào một con đường nhỏ để tiếp cận bãi rác từ phía sau. Khu vực dân cư này nằm ven rạch Mỏ Cạy thuộc ấp 2 xã Đa Phước, huyện Bình Chánh. Từ đây nhìn thấy bãi rác Đa Phước như một ngọn núi rác đen sì, xám xịt, cao ngất ngưỡng nằm bên rạch Chiếu.

 

Hồ nước rỉ lộ thiên bây giờ ở đâu?

 

                                                                Xử lý rác như thế nầy sao?

 

Người dân chịu hết nổi

Ông Hồ Hoàng Anh: Hôi thối và tanh tưởi dân không chịu nổi

Phía bên trái con đường chạy ven ấp 2, Công ty VWS đang cho san ủi tiếp một bãi rộng lớn chuẩn bị tiếp nhận rác. Không có hàng rào ngăn giữa dân cư với bãi rác nhưng công ty này lập chòi gác nghiêm ngặt 24/24 giờ. Nhờ đám cỏ cao trên bãi đất đã được san lấp nên chúng tôi "qua mặt" được bảo vệ chòi gác tiếp cận một lán trại của công nhân nhưng không thể đi xa hơn nữa. Chúng tôi đã bị phát hiện và từ xa một nhóm người đang chạy bộ hết tốc lực về phía chúng tôi. Cuối cùng đành phải rút lui.

Ông Hồ Hoàng Anh (55 tuổi) nhà ở số B1/32 ấp 2, xã Đa Phước, cách bãi rác một đám ruộng nói: "Trời đất ơi! Hôi, thối, tanh… tanh lắm! Không chịu thấu. Mưa xuống là thôi rồi. Đóng kín cửa, trùm mền cũng không trốn được. Nhất là cái giờ khoảng 6 – 7 giờ tối. Hình như nó dở lên để chôn rác xuống là bốc mùi kinh khủng".

Ông Hồ Hoàng Anh cũng như những người dân ở ấp 2 làm đơn thưa gửi trường kỳ nhưng một năm trở lại đây không còn thưa gửi nữa vì quá mệt mỏi. Năm 2009, chính quyền kiểm định và nói với người dân họ sẽ được giải tỏa lên xã Phong Phú gần đó nhưng đến nay vẫn không thấy động tĩnh gì.

Ông Anh tỏ ra nghi ngờ: "Tôi sợ nó đếm (kiểm định) để mình đừng thưa nó nữa. Nay có thấy gì đâu. Phải sống trong cảnh hôi thối này ghê quá nhưng không biết làm sao".

Những hộ nông dân ở đây còn chút ít may mắn nhưng những hộ làm nghề đánh bắt gần như giải nghệ. Tôm, cua dưới rạch Chiếu, rạch Mỏ Cạy không còn một con. Nước dưới rạch lội xuống là ngứa ngáy không chịu nổi.

Không chỉ nhà báo, khách vãng lai mà người dân ở đây đều bị cấm cửa không được bén mảng đến khu vực của bãi rác Đa Phước. 

"Chúng tôi không có cách gì tìm được chứng cứ nhưng tôi nghi là ban đêm nó xả nước ra rạch quá. Không thì mắc gì tôm cá chết, nước hôi thối và ngứa ngáy?" – ông Hồ Hoàng Anh nói như vậy. Câu hỏi lớn này chắc chắn khó tìm ra lời đáp vì hoạt động trong bãi rác Đa Phước hoàn toàn bí mật, kiểm soát bên ngoài rất nghiêm ngặt như chúng tôi đã chứng kiến.

 

Bài b: Ông chủ Đa Phước ngồi trên rác ăn bát vàng

Đăng Bởi Nguyễn Minh Sơn - 07:36 06-12-2013

 

Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước có diện tích 124 ha tại xã Đa Phước, huyện Bình Chánh thành phố Hồ Chí Minh với vốn đầu tư 120 triệu USD, được cho là sử dụng công nghệ tiên tiến nhất Hoa  Kỳ.

 

Chôn lấp hợp vệ sinh

Dự án Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước (sau đây gọi tắt là bãi rác Đa Phước) do Công ty TNHH xử lý chất thải rắn Việt Nam (Vietnam Waste Solution - viết tắt là VWS) đầu tư dưới hình thức xã hội hóa đi vào hoạt động từ ngày 1-11-2007. Mỗi ngày bãi rác Đa Phước tiếp nhận trên 3.000 tấn rác của TP HCM.

VWS được "đẻ" ra từ California Waste Solution tại Mỹ do ông David Dương làm chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc. Ông David Dương thường được gọi là "ông hoàng ve chai", "ông vua rác" đi lên từ Công ty quản lý và tái chế Cadigo được thành lập năm 1981 tại Mỹ đến năm 1992 mới thắng thầu đầu tiên ở Oakland sau đó là xử lý rác và tái chế ở San Jose.

Sau khi đầu tư vào Việt Nam, năm 2009 VWS dính ngay tới vụ lùm xùm 9 triệu USD do TP HCM ưu ái ứng cho công ty này từ quỹ sự nghiệp môi trường. Việc TP HCM cho VWS là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài ứng trước 9 triệu USD được Kiểm toán Nhà nước khẳng định là trái nguyên tắc tài chính.

Bãi rác Đa Phước có các hạng mục đầu tư như nhà máy phân loại tái chế rác, nhà máy chế biến phân compost và mới đây thêm dự án xây dựng nhà máy sản xuất điện từ khí gas thu được từ bãi "chôn lấp rác hợp vệ sinh" với công suất 12MW…

Phân compost được cho là sản xuất từ bãi rác Đa Phước cho đến nay vẫn là một loại phân bón hoàn toàn xa lạ đối với những người nông dân ở gần nhất khu vực bãi rác Đa Phước.

Gọi là dự án xử lý chất thải rắn nhưng thực chất công nghệ của bãi rác Đa Phước chủ yếu là chôn lấp rác. Công nghệ "chôn lấp rác hợp vệ sinh" chính là việc sử dụng chất phụ gia keo trộn chung với xi-măng và vôi bột phun lên bề mặt rác.

Kết quả của công nghệ phun xịt này đã tạo nên một núi rác khổng lồ kỳ dị tại bãi rác Đa Phước hiện nay và mùi hôi thối làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các khu dân cư gần đó.                                                                    

Mới đây, vào ngày 30-7-2013 chính quyền xã Đa Phước đã kiến nghị ý kiến cử tri trong xã với đoàn Đại biểu quốc hội TP HCM về việc bao giờ thì dự án "vành đai xanh" quanh khu vực bãi rác Đa Phước được trồng. Ông Nguyễn Văn Phước – Phó Giám đốc Sở Tài nguyên – Môi trường TP HCM đã cho biết lẽ ra việc xây dựng vành đai xanh 300 ha được tiến hành trước khi triển dự án bãi rác Đa Phước nhưng vốn đầu tư lên 1.000 tỷ đồng là quá lớn nên chưa triển khai. Về phía nhà đầu tư – Công ty VWS cũng nói do vốn quá lớn song chưa có phương án thu hồi nguồn vốn nên chưa tiến hành được.

Mục đích xây dựng vành đai xanh là ngăn ngừa mùi hôi thối từ núi rác Đa Phước ảnh hưởng nghiêm trọng đến người dân xung quanh. Rốt cuộc công nghệ hiện đại nhất Hoa Kỳ là công nghệ gì trong khi tình trạng ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước bằng trực quang có thể nhận thấy không khác gì với những bãi rác khác?

Cần lưu ý người dân ở các ấp ven bãi rác Đa Phước hiện nay phần lớn sử dụng nước ngầm từ giếng khoan hoặc nước mưa vì chưa có nước máy thủy cục đến.

Với dự án bãi rác Đa Phước và mới đây là là dự án Khu xử lý rác thải trên 1.700 ha tại huyện Thủ Thừa tỉnh Long An, VWS trở thành vua rác Việt Nam.

Ngoài việc được ưu ái ứng vốn 9 triệu USD ồn ào, vào năm 2009 VWS còn gây tranh cãi trên diễn đàn HĐND với việc TP HCM duyệt giá rác cho VWS cao ngất ngưỡng lên đến 16,4 USD/tấn rác. Con số tính toán đơn giá này được tăng lên theo hệ số mỗi năm. Ước tính trung bình mỗi ngày bãi rác Đa Phước tiếp nhận 3.000 tấn rác và ngân sách thành phố phải trả cho VWS lên đến trên 50 ngàn USD, mỗi năm xấp xỉ 20 triệu USD.

Cùng thời điểm TP HCM duyệt đơn giá cho VWS, một công ty cũng đến từ Mỹ là Vietstar thuộc Tập đoàn Lemna chỉ đòi khoảng 5 USD/tấn tại khu xử lý Phước Hiệp huyện Củ Chi. Tuy nhiên ngay sau đó Vietstar "ngã ngựa" vì dính vi phạm môi trường.

Đơn giá trên 16 USD/tấn rác mà thành phố Hồ Chí Minh trả cho VWS thực sự chỉ có thể hợp lý với giá xử lý rác chứ hoàn toàn không hợp lý với việc chôn lấp theo công nghệ quảng cáo của VWS.

Minh Sơn – Thường Tín

Quy định về chôn lấp hợp vệ sinh             

Theo Cục cảnh sát PCTP về môi trường, bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh là bãi dùng để chôn lấp an toàn, tin cậy và lâu dài các loại chất thải rắn không thể tái chế, thu hồi… Việc xây dựng bãi chôn lấp hợp vệ sinh được quy định nghiêm ngặt về thiết kế, yêu cầu kỹ thuật, địa điểm, khoảng cách, mỹ quan đô thị, điều kiện thủy văn, điều kiện khí hậu… mục đích chính là không gây ảnh hưởng đến các khu dân cư gần với bãi chôn lấp như tình trạng người dân quanh bãi rác Đa Phước phản ánh hiện nay.

 

Bài c: Mổ xẻ công nghệ xử lý rác Đa Phước

Đăng Bởi Nguyễn Minh Sơn - 18:15 06-12-2013

Hiện nay trên thế giới có các phương pháp xử lý chất thải rắn đô thị phổ biến là chôn lấp, chế biến phân compost, thu hồi năng lượng và các phương pháp khác như ép nén kiện, hóa dầu, hydromex… 

Chủ yếu thải bỏ

Ở các quốc gia tiên tiến, công nghệ xử lý rác thải được thực hiện theo chiến lược 3RVE bao gồm: Reduce (giảm thiểu), Reuse (sử dụng lại), Recycle (tái sinh); Validate (nâng cao giá trị) và Eliminate (thải bỏ). Thứ tự ưu tiên lựa chọn thuộc về 3 chữ R đầu và hạng cuối là chữ E (thải bỏ).

Mỹ không phải là quốc gia ưu việt trong việc xửu lý chất thải rắn đô thị bởi phương pháp chôn lấp chiếm tỷ lệ đến 67%, phương pháp thu hồi năng lượng chiếm chỉ 16% và chế biến phân bón compost chiếm 2%.

Do điều kiện tự nhiên và trình độ kỹ thuật Singapore là nước đứng đầu bảng theo thứ tự ưu tiên chiến lược với phương pháp xử lý đốt chất thải rắn thu hồi năng lượng và không thu hồi năng lượng lên đến 97% và chỉ có 3% chôn lấp.

Quốc gia kế tiếp theo là Nhật Bản với 72,8% sử dụng phương pháp đột thu hồi năng lượng và không thu hồi năng lượng. Tại Nhật Bản phương pháp chôn lấp vẫn chiếm 23%.

Tại Việt Nam, phương pháp chôn lấp là chủ yếu còn lại các phương pháp khác đều không đáng kể. Như chung ta đã thấy, VWS của Việt kiều David Dương mang vào bãi rác Đa Phước theo công nghệ tiên tiến nhất Hoa Kỳ gồm có cả 3 phương pháp là chôn lấp, chế biến compost và sắp tới là thu hồi năng lượng.

Phương pháp gì cũng có tại bãi rác Đa Phước nhưng chôn lấp vẫn là chủ yếu vì các phương pháp khác đòi hỏi phải phân loại được chất thải rắn tại nguồn.

Theo báo cáo của Sở Tài nguyên – Môi trường, TP HCM đưa ra mục tiêu đến năm 2015 sẽ thực hiện rộng rãi phân loại chất thải rắn tại nguồn toàn thành phố. Từ năm 2005, thành phố đã triển khai thí điểm phân loại chất thải rắn tại nguồn ở một số điểm như Quận 6 nhưng không thành công. 

Nguyên nhân như khi người dân chấp hành tự phân loại chất vô cơ chất hữu cơ thì nhân viên môi trường dồn hết lại "một cục" khi đưa vào xe vì không có ngăn riêng. Quy trình giám soát công đoạn cũng không được thực hiện nên mục tiêu phân loại chất thải rắn tại nguồn của TP HCM sẽ thất bại với cách thức hiện nay.

Kết quả là mỗi ngày bãi rác Đa Phước "ăn" trên 3.000 tấn rác không được phân loại tại nguồn và công nghệ hiện đại nhất Hoa Kỳ tại nhà máy này cuối cùng chủ yếu là chôn lấp.

VWS sẽ độc quyền xử lý rác TP HCM!

                                                                                

Nhà máy chế biến phân bón compost nhỏ bé bên cạnh núi rác. 

 

Phương pháp chôn lấp là phương pháp lãng phí và tốn kém nhất hiện nay. Một doanh nghiệp chuyên ngành hóa dầu cho biết, nếu phân loại được, riêng khối lượng rác cao su cũng sẽ đem lại một nguồn thu rất lớn cho ngân sách. Ví dụ như một lô rác lốp ô tô tại bãi rác Đông Thạnh hiện nay có thể có giá trị trên 5 triệu USD.

Rác bị loại bỏ đồng thời tiền chi cho rác cũng tăng lên chóng mặt.

Năm 2012, TP HCM phải chi 1.500 tỷ đồng cho rác. Lượng tiền này sẽ tăng lên hàng năm vì dân số tăng, mức độ phát triển công nghiệp tăng. Ước tính hiện nay dân số của TP HCM khoảng 10 triệu, trung bình mỗi ngày người dân thải ra khoảng 9.000 tấn rác đô thị, trên 1.200 tấn rác thải công nghiệp, 15 tấn rác thải y tế…

Nếu tính theo đơn giá ngất ngưỡng của bãi rác Đa Phước đưa ra, trung bình mỗi ngày 10 ngàn tấn đó đã nuốt trọn trên 160 ngàn USD/ngày chỉ ở khâu cuối cùng là xử lý. Các khâu còn lại là thu gom, vận chuyển "tiêu tiền" cũng không kém.

Mới đây, UBND thành phố Hồ Chí Minh cho biết đến năm 2020, toàn bộ rác thải của thành phố sẽ được vận chuyển về Khu xử lý rác thải nằm ở huyện Thủ Thừa thuộc tỉnh Long An để xử lý. Quyết định này đồng nghĩa với việc năm 2020 VWS sẽ độc quyền xử lý toàn bộ rác của TP HCM.

Khu xử lý nói trên cũng là dự án của VWS của ông David Dương. Phát biểu tại một cuộc họp báo trước đó ông David Dương cho biết tổng vốn đầu tư của dự án này là 700 triệu USD, năng lực xử lý lên đến 20.000 tấn/ngày sẽ đem lại việc làm cho người dân Long An và tạo môi trường lành mạnh, trong sạch.

Minh Sơn – Thường Tín

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

________________________________
 "Every Generation needs a New Revolution". - Thomas Jefferson-

"Behold I do not give lectures or a little charity; When I give I give myself".Walt Whitman

 
 

 

 

 
 
 
 
//////////////////////////////////////////////////