Hiện Trạng Y Tế Việt Nam

http://www.vnhelp.org/wp-content/uploads/2012/09/200dochealth.png

 

 

 

 

 

http://www.vnhelp.org/wp-content/uploads/2012/09/hospital200.pnghttp://www.vnhelp.org/wp-content/uploads/2012/09/wheelchair200.png

 

 

 

 

 

Nền y tế Việt Nam hiện đang được nhà cầm quyền rêu rao là đang tiến dần đến tiêu chuẩn của các quốc gia tiến bộ trên thế giới. Nhưng dù ca ngợi như thế nào đi nữa, sự thật hiện hữu vẫn cho chúng thấy rõ những vấn đề không bình thường trong cung cách giải quyết các dịch vụ và chính sách y tế của họ.

Thực tế đã cho thấy vẫn còn rất nhiều trường hợp tử vong cho người dân đáng lý ra có thể tránh khỏi được. Còn quá nhiều trường hợp có thể ngăn ngừa được nguy cơ tử vong như bịnh kiết lỵ, sốt rét, suy dinh dưỡng, cùng các vấn đề cấp cứu tức thời không kịp lúc đã gây ra quá nhiều nạn nhân, đặc biệt ở những vùng xa ngoài các thành phố lớn.

Sau 38 năm "thống nhứt" đất nước, những người quản lý hiện tại để lại một hiện trạng y tế, đặc biệt là y tế công cộng một thảm cảnh nhiều bi quan hơn là lạc quan, và dự kiến trong khoảng thời gian sắp đến cũng sẽ không có gì thay đổi. Nguyên do chính yếu là họ không xem việc nâng cao phúc lợi về y tế không nằm trong não trạng của những người cộng sản giáo điều.

Chuyên chính vô sản vẫn là phương châm để họ cai trị đất nước... bằng hình thức công an trị, bốc lột người dân, trấn áp chính trị, xây dựng tài sản cá nhân bằng cách rút ruột tài nguyên và nguyên khí quốc gia, và hèn hạ nhứt là quy phục đàn anh nước lớn. Đó là Trung Cộng.

Bài viết nầy nhằm mục tiêu nêu rõ tình trạng nến y tế của Việt Nam hiện nay và từ đó khơi dậy vài đề nghị cho một Việt Nam Tương Lai.

Hiện trạng y tế Việt Nam

Kể từ khi ngưng tiếng súng sau 30/4/1975, mặc dù cs Việt Nam đang áp dụng một chính sách "trả thù" miền Nam bằng hình thức đổi tiền để vừa triệt hạ tư sản vừa bần cùng hóa người miền Nam…nhằm mục đích cào bằng tình trạng thịnh vượng của miền Nam, biến Miền Nam nghèo cho bằng miền Bắc. Tuy nhiên, cho dù thế giới vẫn thấy đây là một chính sách phi nhân độc nhứt trên hành tinh nầy, nhưng vì lòng nhân đạo giữa con người và con người, nhiều quốc gia trên thế giới vẫn cao tay giúp đỡ Việt Nam như Thụy Điển, Đan Mạch, Tây Âu, Úc Châu, Hoa Kỳ và nhiều tổ chức quốc tế như Quỹ Tiền Tệ Thế Giới (OMF), Cơ quan Y tế  Thế giới (WHO), Cơ quan Giáo dục Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNESCO), và trong những năm gần đây, Cơ quan Kiểm soát Bịnh tật (CDC) của Hoa Kỳ đích thân thành lập một số cơ sở tại nhiều tỉnh thành ở Việt Nam nhằm giúp đỡ trực tiếp người dân. Cũng cần nói thêm là các NGO trên thế giới và những hội thiện nguyện của người Việt hải ngoại cũng cật lực giúp đỡ Việt Nam như xây trường học, xây nhà xí, cung cấp nước sạch trong trường học, giúp các viện mồ côi, trại cùi, trại bịnh HIV…mà tất cả những việc trên là bổn phận của họ, trong khi họ luôn rao giảng và ca ngợi người cộng sản luôn sống vì mọi người! (Phải chăng việc làm của những người Việt hải ngoại kể trên chỉ kéo dài thêm sự đau khổ của người dân dưới ách chuyên chính vô sản thay vì hàn gắn vết thương "xã hội" mà do chính người cs Bắc Việt tạo ra trong hơn 38 năm qua.)

Dù được giúp đỡ mọi bề, nhưng cs Việt Nam vẫn không xem đây là một trong những đường hướng quyết định cho việc phát triển đất nước trước tiến trình toàn cầu hóa. Tệ hơn nữa, họ không xem đó là bổn phận của một chính quyền đang quản lý một đất nước.

Những việc làm của quốc tế trợ giúp Việt Nam trong lãnh vực y tế như:

-     Xây dựng trường ốc, nhứt là ở cấp tiểu học và ở những vùng hẻo lánh và miền núi;

-     Giúp các hệ thống vệ sinh trường ốc như nước sạch và xây cầu tiêu cầu tiểu cho học sinh;

-     Giúp các học cụ giảng dạy và giấy bút.

-     Tiếp trợ các dụng cụ, máy móc, thuốc ngừa các bịnh dịch.

-     Thành lập các trạm xá cho những vùng quê hẻo lánh v.v…

Các giúp đỡ trên nhiều khi không đến tới người nhận là học sinh và dân chúng, nhiều khi lại vào tay của cán bộ địa phương trong vùng, nhứt là các hệ thống nước uống cho học sinh sau một thời gian ngắn ở trường học lại di chuyển về nhà…cán bộ!

Đó là một tệ trạng không thể nào tha thứ được, giống như đủ loại viện trợ quốc tế đều bị ăn chận trước khi đến tay người dân. Nạn nhân bão lụt từ bao năm qua, có thực sự nhận được giúp đỡ từ bà con ở hải ngoại hay không? Nếu không nói là đã vào tay cán bộ?

1-    Đất nước và con người Việt Nam

Việt Nam là một nước đất hẹp người đông, có bờ biển dài trên 3.200 Km, chịu ảnh hưởng của khí hậu gió mùa cho nên rất ẩm ở hầu hết mọi nơi. Về sắc dân, người Việt chiếm khoảng 87% tổng số dân và có khoảng 54 sắc tộc thiểu số khác nhau, phần đông sống ở miền Thượng du và Cao nguyên.

Ngôn ngữ chính của Việt Nam là tiếng Việt. Nhiều vùng có thêm nhiều tiếng địa phương đặc biệt, tuy nhiên vẫn không có vấn đề khó khăn trong đối thoại giữa những người Việt trên toàn quốc. Về văn hóa, người Việt đặt nền tảng gia đình làm chính và tiếp theo đó là thôn xóm rồi làng xã… Về tôn giáo, tuy đa số đều được xem như là Phật giáo chiếm 80% dân số, nhưng thật ra phần đông theo đạo thờ cúng ông bà. Các tôn giáo khác như Thiên Chúa giáo, Cao Đài, Hòa Hảo sống hài hòa bên nhau và không có những xung đột tôn giáo quan trọng như các quốc gia ở Trung Đông.

Theo thống kê 2012 của Việt Nam, dân số ở thời điểm trên là 91.000.000 người với lợi tức trên đầu người là US$ 2.700. Đời sống cho đàn ông là 72 tuổi, và 76 tuổi cho đàn bà. Số tử vong trẻ em dưới 5 tuổi: 15/1.000 (con số cao gần ngang hàng với người Phi Châu).

Hiện tại, trong lãnh vực y tế toàn quốc, đang xảy ra 10 bịnh gây nhiều tử vong nhứt cho người Việt căn cứ theo thống kê của Cơ quan CDC Hoa Kỳ 6/2013 là:

-       Ung thư 25%

-       Tai biến mạch máu não 20%

-       Bịnh liên quan về tim mạch 6%

-       Bịnh kiết lỵ 8%

-       Bịnh nghẽn phổi mãn tính (chronic obstructive pulmonary disease) 4%

-       Nhiễm trùng đường hô hấp 4%

-       Bịnh sơ gan 3%

-       Bịnh lao 2%

-       Bịnh sốt rét 2%

-       Tai nạn đường phố 2%

Nếu so sánh với thống kê của Cơ quan Y tế Thế giới (WHO) năm 2006 như sau: 1- Các chứng bịnh liên quan trước khi sinh sản 14%, 2- Nhiễm trùng khí quản 10%, 3- Bịnh liên quan đến tim 8%, 4- Chứng kiết lỵ 8%, 5- Chứng liên quan đến mạch máu não 5%, 6- Chứng nghẽn phổi mãn tính  4%, 7- Bịnh lao 2%, 8- Bịnh sốt rét 2%, 9- Tai nạn đường phố 2%, 10- Tự hủy thân thể 2%

Do đâu các bịnh kể trên chiếm tỷ lệ quan trọng (không thể có trong một xã hội phát triển bình thường) cho nền y tế Việt Nam hiện nay? Ngoại trừ tình trạng chết vì tai nạn xe cộ (năm 2012 có trên 12 ngàn người chết vì tai nạn giao thông và trên nửa triệu bị thương) do ý thức người dân về luật lệ giao thông (thiếu một chính sách giáo dục giao thông, chương trình công dân giáo dục), về việc tôn trọng luật pháp, về não trạng của những người quản lý đất nước tự xem mình là ưu tiên tất cả trong lãnh vực giao thông v.v…. Với tính cách thông tin, xin liệt kê vài con số thống kê về tai nạn giao thông của Việt Nam, Hoa Kỳ và Mã Lai năm 2010 như sau:

·      Số tử vong trên đường phố trên 100.000 cư dân: Việt Nam 16.1; Malaysia 24.1; Hoa Kỳ 12.3.

·      Số tử vong trên đướng phố trên 100.000 xe: Việt Nam 55.9; Malaysia 36.5; Hoa Kỳ 15.0.

·      Tổng số tử vong năm 2010: Việt Nam 14.500 (ước tính), Malaysia 6.745, Hoa Kỳ 33.808.

Còn các bịnh gây tử vong còn lại là do một chính sách y tế ấu trĩ trong suy nghĩ, và nhứt là cơ chế của một chế độ trong đó người dân bị phân biệt đối xử như một loại công dân hạng hai, không cần thiết hưởng được sự chăm sóc của "nhà nước".

Về tai nạn xe cộ đường phố: Theo thống kê mới nhứt của Việt Nam ngày 20 tháng 8, 2013, trung bình hàng ngày có 17 người chết và 26 người bị thương, tương đương với 74,460 người chết hàng năm. Con số trên là một con số quá lớn so với tỷ lệ dân số và số lượng xe của Việt Nam. Đó là chưa kể đến 114.000 bị thương gây quá nhiều thiệt hại cho ngân sách quốc gia.

So sánh hai thống kê về 10 bịnh gây chết người nhiều nhất ở Việt Nam giữa 2006  và 2013 cho thấy:

-     Các chứng bệnh liên quan trước khi sinh sản chiếm 14% năm 2006 đã không còn nằm trong thống kê năm 2013. Điều này có nghĩa là y tế Việt Nam đã tiến bộ hơn và đã giải quyết được những vấn đề phòng bịnh trong thời gian mang thai như giáo dục người mẹ, chế độ dinh dưỡng trong thời gian này vv…

-     Các bịnh về khí quản 14% (2006) và 8% (2013) cũng cho thấy được mức lưu tâm của người dân trong vấn đề này.

-     Tuy nhiên, các bịnh liên quan đến tim mạch và máu 13% (2006) và 26% (2013) cho thấy tình trạng trên ngày càng trầm trọng do áp lực của xã hội đè nặng lên người dân trong việc mưu sinh.

-     Tệ hại nhứt là bịnh sơ gan, lao, kiết lỵ, sốt rét vẫn giữ tỷ lệ cao; đặc biệt là bịnh ung thư đứng đầu bảng năm 2013 với tỷ lệ 20%.

Chúng ta nghĩ gì với những con số trên?

Trước hết rõ ràng là nền y tế công cộng Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội. Các bịnh như lao, kiết lỵ, sốt rét đáng lý ra không còn tồn tại trong thế kỷ 21 này ở các quốc gia phát triển và bịnh ung thư xuất hiện đột biến, tăng nhanh trong vòng thời gian kỷ lục (6 năm). Nhiều nơi cả làng bị ung thư trầm trọng. Điều này nói lên tình trạng phát triển của Việt Nam không ứng hợp với việc bảo vệ môi trường. Nguồn nước, nguồn đất và không khí bị ô nhiễm trầm trọng, nhứt là những nơi có công nghiệp sản xuất hóa chất ở những thành phố lớn.

2-  Thực trạng đau lòng của y tế Việt Nam hiện đang xảy ra

Có thể nói, ba yếu tố căn bản để phục hoạt một Việt Nam tương lai là Giáo dục, Y tế, và Môi trường. Hiện tại chính ba yếu tố trên dưới chế độ xã hội chủ nghĩa hoàn toàn bị băng hoại. Chính sách giáo dục hoàn toàn phá sản (người viết đã phân tích nhiều lần trước đây), môi trường và hệ sinh thái đang đi dần đến mức báo động "đen", và hình ảnh nền y tế cũng chẳng khác gì hai yếu tố kể trên.

Sau đây là một số điển hình nói lên thảm nạn y tế do chính cơ chế xã hội chủ nghĩa để lại, kết quả tất nhiên sau 38 năm cai trị toàn đất nước. Hàng ngũ cán bô vô trách nhiệm, tình trạng quá tải của những bịnh viện, hiệu ứng "phong bì", tình trạng thuốc men đắc đỏ, và bảo hiểm y tế cho ngươi dân, có thế nói là năm nguyên nhân căn bản hủy hoại cả một hệ thống y tế quốc gia, một phúc lợi cần thiết nhứt cho người dân của một nước.

1.Về tình trạng quá tải của bịnh viện: Đối với miền Nam, có thể nói hầu hết bịnh viện công (thuộc chính phủ) hiện có là do tài sản của miền Nam trước kia để lại. Nếu có thêm bịnh viện mới với máy móc tối tân và bác sĩ ngoại quốc là những bịnh viện tư dành cho…cán bộ và các đại gia với chi phi nằm viện hàng ngày có thể lên đến hàng 500 Mỹ kim, chưa kể trị liệu! Tình trạng quá tải là hệ lụy "tất yếu" của chính sách nhà nước.

hospital%20overload

Lấy bịnh viện Nhi đồng làm thí dụ; ngày nay mỗi giường phải chứa 5, 6 trẻ em và dưới gầmgiường là các thân nhân dành nhau chỗ nằm, cũng như ngoài hàng lang không còn lối đi nào trống. Đó là chưa kể muốn có được một chỗ nằm trên giường để được chữa trị thì phải qua bao nhiêu cửa ải trước đó (với bao thơ đi theo). Bịnh viện hiện đang thep dõi và điều trị (mổ) cho hơn 10.000 trẻ em, mà thời gian chờ đợi đến phiên quá lâu, các em đành phải ra đi là thế!

Không có chỗ, bệnh nhân phải ra sân, kê giường dưới các tán cây

Một bịnh viện ung thư khác là bịnh viện Tam Điệp, bịnh nhân được chuyền nước biển phải ra ngoài sân và chai nước biển được treo "tòn ten" trên một nhánh cây. Thậm chí thức ăn, nước uống cũng không có đủ, do đó, một số không nhỏ bịnh nhân phải đi qua chùa Thanh Nhàn kế cận để xếp hàng xin thức ăn. Còn thảm trạng nào tệ hơn nữa chăng?

Do tệ trạng trên, nhiều cái chết oan uổng là điều tất nhiên.

2.Sự vô trách nhiệm của Bác sĩ và Cán bộ lãnh đạo: Câu chuyện người dân đập phá nhà BS Lê Văn Thuyết và bịnh viện Năm Căn là điển hình nói lên sự giận dữ của người dân vì sự tắc trách của bác sĩ đã làm thiệt mạng một bịnh nhân.

Sự thiếu lương tâm của bác sĩ xảy ra đầy rẩy khắp nơi, có thể nói bịnh viện nào cũng có, nếu không có quyền lợi riêng (phong bì, quà cáp) thì không chữa trị. Còn đâu lời thề của Tổ Y Sĩ Hippocrates trước khi ra trường, trong đó cần quan tâm là: "Dù vào bất cứ nhà nào, tôi cũng vì lợi ích của người bịnh, tránh mọi hành vi xấu xa, cố ý và đồi bại, nhứt là tránh cám dỗ phụ nữ và thiếu niên tự do hay nô lệ".

Hiện nay ở Việt Nam còn có bao nhiêu bác sĩ còn nhớ và thi hành lời thề này?

-     Bác sĩ chỉ phục vụ cho người giàu mà thí dụ điển hình là bịnh viện VINMEC khánh thành ngày 7 tháng 1, 2011 với 600 phòng khám và trị bịnh, có 25 giường VIP và 2 phòng Tổng thống (President Suite). Mức độ sang trọng của bịnh viện này tương đương với khách sạn 5 sao.    

Ai là người được chữa tại nơi đây?

Có chăng chỉ là những Cán bộ Đảng và những Đại gia.

-     Hậu quả của chính sách đào tạo bác sĩ: a) Việc thu nhận sinh viên y khoa quá dễ dàng. Nhiều nơi thi đậu vào trường y khoa chỉ cần 14 điểm và 3 điểm ưu tiên, đặc biệt là ở các trường y khoa ở tỉnh như Trà Vinh, Hậu Giang, Cần Thơ, Long An v.v…, thay vì 26 – 27 điểm so với trường y khoa Saigon. b) Số lượng sinh viên quá tải so với trường ốc và học cụ cùng bịnh viện thực tập. Một trường y khoa trước đây trung bình đào tạo 150 bác sĩ/khóa, bây giờ gần 1000 bác sĩ/khóa. Như vậy làm sao bác sĩ tốt nghiệp có đủ kiến thức chuyên môn cần thiết vì phẩm chất giảng dạy quá kém.

doandu081319011

-     Về sự vô trách nhiệm của Cán bộ lãnh đạo, có thể nói điển hình nhứt là bà Bộ trưởng y tế Việt Nam. Nhân một vụ chích ngừa làm chết 3 trẻ em (7/2013), khi được hỏi, bà thản nhiên tuyên bố rằng: "Đây không phải là trách nhiệm của tôi".

3.Văn hóa phong bì: Về tệ trạng nầy, chính một Phó Chủ tịch Ủy ban của Vấn đề Xã hội của quốc hội Việt Nam, bà Nguyễn Thị Hoài Thu phải điều trần:"…khám bịnh và xin việc làm là hai lãnh vực "bức xúc" nhứt hôm nay. Bây giờ bị ốm (bịnh) mà không lót tay cho bác sĩ có khi tánh mạng không còn giữ được. Đã có nhiều trường hợp như thế đã xảy ra. Lương là phụ, phong bì là chính,"

Thông báo nghiêm cấm y bác sĩ nhận, người nhà đưa phong bì ở Bệnh viện K, Hà Nội. Ảnh: Nam Phương

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nói: "Khi người dân, người bịnh không đưa phong bì thì y đức của bác sĩ, cán bộ sẽ được cải tiến." Thiệt là một câu nói đổ thừa vô trách nhiệm. Bà Bộ trưởng này cần phải được xét lại tư cách và bổn phận.

Có thể kết luận là tất cả các não trạng trên là do cơ chế chuyên chính vô sản của Cộng sản. Về hiện tượng phong bì, đó là chưa kể đến những trường hợp bác sĩ bị ép phải nhận phong bì, cán bộ lạm dụng bảo hiểm xã hội, lạm dụng việc áp đặt mua thuốc đắt tiền để moi tiền người bịnh.

http://www.petrotimes.vn/stores/news_dataimages/lethutrang/102013/25/10/bo_truong_yte.jpg

4.Tình trạng thuốc men đắt đỏ

Theo Cơ quan Y tế Thế giới (WHO), hiện có khoảng trên 2 tỷ người đa số thuộc các quốc gia có lợi tức thấp và trung bình không có điều kiện tiếp cận với thuốc men. Trong 10 năm qua, Việt Nam cố gắng và có nhiều tiến bộ trong việc giải quyết vấn đề sức khỏe cho người dân cũng như phát triển mạng lưới bảo hiểm sức khỏe, nhưng con đường đi vẫn còn quá xa để tiếp cận tới toàn dân. Vấn đề thuốc men vẫn là gánh nặng cho gia đình khi cần đến.

Cũng theo WHO, khả năng mua thuốc rất khó khăn ở Việt Nam. Các thuốc gốc (thuốc mới sản xuất và còn trong thời hạn của bằng sáng chế hay brand name) có giá 50 lần cao hơn so với giá cả trên thị trường thế giới; còn thuốc tương đương (generic) cũng 10 lần cao hơn giá trên thế giới. Đặc biệt, đối với các loại bịnh mãn tính trầm trọng thì thuốc men là cả một cơn kinh hoàng cho gia đình bịnh nhân. Ngày nay, thuốc chữa bịnh Viêm gan B (Hepatitis B), Viêm gan C (Hepatitis C) và ung thư rất đắt tiền và bảo hiểm y tế không trả cho các loại thuốc trên. Gia đình không thể trả được, do đó…thường để người bịnh qua đời mà không chữa trị (bịnh ung thư chiếm 25% tỷ lệ tử vong trong 10 bịnh hàng đầu ở Việt Nam).

Về bịnh Viêm gan B, Việt Nam có 20% dân số có nguy cơ vướng bịnh. Cũng theo WHO, năm 2008, việc chữa trị bịnh trên tiêu tốn 4,4 tỷ Mỹ kim nếu được nhà nước đài thọ và dĩ nhiên điều nầy không thể xảy ra cho Việt Nam. Chi phí trung bình cho việc chữa trị và các ảnh hưởng của bịnh trên tốn 1.880 US$/năm trong khi lợi tức trung bình của người dân hiện tại là 1.300$.

Về bịnh viêm gan C, dân Việt bị nhiễm được ước tính là 4%. Nếu được chữa trị trong 48 tuần lễ thì phải tiêu tốn trên 10.000$. Ai có thể được chữa trị ngoài…cán bộ cộng sản?

Đó là chưa kể đến căn bịnh xã hội hiện tại là bịnh AIDS, thì bịnh nhân chỉ chờ chết mà thôi.

5.Hệ thống bảo hiểm xã hội

Thuốc men đắt đỏ đã là môt bài toán nhức nhối cho người dân, hiện tại vấn đề bảo hiểm xã hội càng làm cho người dân thêm khắc khoải. Hiện tại, nhà nước đã bảo hiểm (dĩ nhiên người dân phải đóng tiền thêm hàng tháng) cho khoảng 60% dân chúng và đã xử dụng 9% ngân sách quốc gia (2010) cho bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, cũng theo thống kê, hiện tại, trên 50% gia đình người bịnh phải dùng tiền túi để lo tiền thuốc như đã nói trên. Vì vậy con số tử vong của các bịnh hiễm nghèo càng cao và chế độ phòng ngừa, chích ngừa và việc chữa trị các bịnh như bịnh kiết lỵ, bịnh lao, bịnh sốt rét không hữu hiệu làm cho con số tử vong của các chứng trên rất cao.

Thay lời kết

Tóm lại, như đã nêu trên, năm tệ trạng về bịnh viện quá tải, sự vô trách nhiệm của bác sĩ cùng cán bộ lãnh đạo, "văn hóa phong bì", tình trạng thuốc đắc đỏ, và hệ thống bảo hiểm y tế quá ít ỏi không đủ bảo đảm việc chữa trị cho người bịnh đã nói lên tình trạng phá sản của nền y tế và giáo dục của Việt Nam hiện tại. Sự phá sản trên còn kéo theo một nền văn hóa suy đồi, từ đó xã hội trở nên bạo loạn sẽ là một điều hiển nhiên.

Cơ chế và chuyên chính vô sản của CS Việt Nam đã là nguyên nhân của sự phá sản trên. Do đó không thể nào cải tiển được các tệ trạng đang xảy ra trong xã hội Việt Nam.

Vì vậy, ngày nào chế độ còn tồn tại, Đất và Nước sẽ không thể ngẩn ngang đầu với các quốc gia tiến bộ trước tiến trình toàn cầu hóa trong thế kỷ 21 này.

Mai Thanh Truyết

Lễ Lao Động Hoa Kỳ 2013

 

* * *

Bài đọc thêm:

Bài 1: Bác sĩ đánh nhau…

Được mời đến hội nghị nhưng không phát biểu, hai bác sĩ hàng đầu của bệnh viện Nội tiết TW bực tức "cà khịa" lẫn nhau rồi lao vào đấm, đá nhau túi bụi khiến nhiều người ở hội nghị ngỡ ngàng. Kết quả một người phải nhập viện trong tình trạng máu me bê bết, còn người kia được công an phường mời về làm việc...

Đánh nhau trước hội nghị

Thừa nhận sự việc, Phó giám đốc bệnh viện Nội tiết TW Nguyễn Vinh Quang, cho biết: "Hôm đó, tôi được ông Lê Phong - Phó giám đốc trung tâm Đào tạo & Chỉ đạo tuyến thông báo sự việc. Khi tôi xuống tới nơi, đã thấy công an phường Thái Thịnh có mặt tại hiện trường để điều tra sự việc".

Ông Quang khẳng định: "Sự việc hai bác sĩ đánh nhau xảy ra ngay trong bệnh viện là điều rất nghiêm trọng. Chính vì thế, ban lãnh đạo bệnh viện đã triệu tập tất cả những người có liên quan, yêu cầu viết bản tường trình". Ông Quang cũng cho biết thêm, bệnh viện không đưa ra quan điểm gì về sự vụ và chờ kết luận cuối cùng của cơ quan công an.

Bệnh viện Nội Tiết, bác sĩ, phát biểu, hội nghị, nhập viện, xô xát

Bệnh viện Nội tiết TW được nhắc đến với câu chuyện có một không hai này.

Trong khi đó, trao đổi với PV, đại diện công an phường Thịnh Quang (quận Đống Đa, TP.Hà Nội) xác nhận thông tin: "Có chuyện, hai bác sĩ bệnh viện Nội tiết TW là anh Hùng và anh Hưng xảy ra xô xát dẫn tới hậu quả anh Hưng bị thương. Công an đã triệu tập hai bên, lấy lời khai để giải quyết vụ việc. Hiện nguyên nhân của vấn đề đang được điều tra làm rõ".

Theo tìm hiểu của PV, vào lúc 16h15' ngày 31/7/2013, hội đồng Khoa học (HĐKH) của Bệnh viện Nội tiết TW thực hiện buổi họp thông qua nội dung khám sàng lọc phát hiện sớm bệnh Đái tháo đường như thường kỳ để trao đổi chuyên môn và nghe báo cáo.

Khi buổi họp diễn ra chừng được 30 phút thì xảy ra xô xát giữa BS. Nguyễn Minh Hùng - Trưởng khoa Thận tiết niệu, kiêm Trưởng ban giám sát Tài chính bệnh viện Nội tiết và ThS. BS. Mai Tuấn Hưng, thuộc trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến của bệnh viện, khiến hội nghị phải dừng lại để chờ cơ quan công an phường Thịnh Quang tới giải quyết.

Những người chứng kiến vụ việc cho hay, mâu thuẫn xảy ra khi BS. Hưng đứng dậy phát biểu ý kiến nhưng bị BS. Hùng ngắt lời với lý do BS. Hưng không có trong thành phần của hội nghị nên không được phát biểu. Bực tức, BS. Hưng cự lại với lý do được lãnh đạo trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến cử đi dự hội nghị nên có quyền phát biểu.

Lời qua tiếng lại, hai BS lập tức lao vào đấm, đá nhau túi bụi. Kết quả là BS. Hưng "được" đưa đi cấp cứu, còn BS. Hùng thì "được" công an phường mời về làm việc.

Chờ kết luận công an?

Trao đổi với PV, cả hai bác sĩ này đều đổ lỗi cho nhau. Theo lời BS. Hùng: "Ngay sau khi tranh luận về việc phát biểu, ông Hưng chỉ tay vào mặt tôi, miệng chửi rủa, lăng mạ và thách đố. Tôi nhận thấy mình bị xúc phạm quá mức nên tôi đứng dậy, ngay lập tức tôi bị ông Hưng đấm vào cằm bên trái, gây sưng, phù nề, thâm tím và lung lay răng. Trong tình huống đó, tôi buộc phải tự vệ".

BS. Hưng thì cho hay: "Sau khi tranh luận, tôi bỏ đi, nhưng vừa ra tới cửa, anh Hùng lao tới và nói: Mày nói ai không hiểu, tao đánh bỏ mẹ mày bây giờ và đấm tới tấp vào mặt khiến tôi bị rách mí mắt, chảy rất nhiều máu. Quá choáng váng, tôi gục ngay trong phòng hội nghị".

Theo nguồn tin riêng, BS. Nguyễn Minh Hùng từng bị lực lượng công an xử phạt hành chính 10 triệu đồng với lý do "nhắn tin đe dọa thành viên ban Giám đốc bệnh viện". Trong khi đó, BS. Mai Tuấn Hưng thì được nhắc đến là một "nhân vật" có nhiều năm khiếu nại, tố cáo về nhiều sai phạm của bệnh viện và nhiều sự việc đã được cơ quan công an khởi tố.

Một nguồn tin khác cũng cho hay, ngay sau khi sự việc xảy ra, đã có thông tin đề nghị bộ Y tế "vào cuộc" làm rõ. Tuy nhiên, do sự vụ đang thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan công an, sau khi có kết luận rõ ràng, cơ quan chức năng trong ngành sẽ tiến hành xử lý theo đúng thẩm quyền và quy định pháp luật.

"Sự việc đã được bàn giao cho cơ quan công an điều tra. Nếu hai bên thống nhất giải quyết nội bộ và chuyển vụ việc để ban lãnh đạo bệnh viện giải quyết thì lúc đó chúng tôi mới tiến hành những bước tiếp theo", ông Nguyễn Vinh Quang, Phó giám đốc bệnh viện Nội tiết TW nói.

Được biết, đây không phải là lần đầu xảy ra lùm xùm tại bệnh viện này, trước đó, dư luận cũng xới lên thông tin công an Đống Đa phải vào cuộc để làm rõ hành vi lập khống chứng từ rút tiền Nhà nước của một số cán bộ bệnh viện Nội tiết TW.

Theo đó, ngày 2/7/2012, cơ quan CSĐT công an quận Dương Kinh (TP. Hải Phòng) ra quyết định khởi tố vụ án Tham ô tài sản để điều tra hành vi phạm tội của một số đối tượng là cán bộ bệnh viện Nội tiết TW.

Sau đó, công an quận Dương Kinh đã chuyển hồ sơ vụ án về công an quận Đống Đa (Hà Nội) tiếp tục điều tra theo thẩm quyền (trụ sở bệnh viện Nội tiết TW nằm trên địa bàn quận Đống Đa). Hiện sự việc chưa được các cơ quan chức năng công bố.

(Theo Người đưa tin)

Bài 2: Lý do bnh nhân ung thưở

Vit Nam nhiu nht thế gii

 

30 tháng tư năm 2013

Mỗi năm, số bệnh nhân mới mắc ung thư ở Việt Nam là 150.000 người, trong đó có 75.000 người tử vong, con số này có xu hướng tăng trong những năm tiếp theo.

Nguyên nhân chủ yếu do các loại hóa chất độc hại có trong thức ăn hàng ngày, theo báo cáo của Viện nghiên cứu phòng chống ung thư Việt Nam.

Điều này làm cho Việt Nam là nước có bệnh nhân ung thư nhiều nhất trên thế giới.

Nước mắt lăn tròn trên má người mẹ có con bị ung thư.

Nước mắt lăn tròn trên má người mẹ có con bị ung thư.

Theo kết quả khảo sát năm 2011, tỷ lệ tử vong do ung thư dạ dày tại Việt Nam cao gấp 5 lần so với Lào, Philipines, Thái Lan và các nước trong khu vực.

Cũng báo cáo, trong cả nước, Hà Nội và TP.HCM có tỷ lệ người mắc bệnh ung thư vú cao nhất với tỷ lệ 30/100.000 người tại Hà Nội và 20/100.000 người tại TP.HCM (năm 2010).

Ung thư vú hiện đang trở thành loại bệnh thường gặp nhất ở nữ giới và được dự báo có xu hướng tiếp tục tăng. Lý do là mỗi ngày họ phải sử dụng những chiếc áo ngực Trung Quốc có chứa đủ thứ hóa chất gây bệnh mà không hề hay biết.

Hiện tại, cả nước có từ 240.000 – 250.000 người mắc bệnh ung thư. Trong đó, chủ yếu là ung thư phổi, dạ dày, đại tràng, ung thư gan, ung thư vú và cổ tử cung (đối với nữ).

Mỗi năm, số bệnh nhân mới mắc ung thư là 150.000 người, trong đó có 75.000 người tử vong. Theo dự báo, con số này có xu hướng tăng trong những năm tiếp theo.

Nguyên nhân gây bệnh thì có nhiều, song chủ yếu là do nguồn nước ô nhiễm và nguồn thực phẩm có chứa chất bảo quản độc hại.

Hàng ngày, người dân phải ăn những loại thực phẩm bị tẩm độc bởi những loại hóa chất độc hại từ Trung Quốc. Chỉ tính trong năm 2012 đã có hàng ngàn vụ việc liên quan đến thực phẩm bẩn có nguồn gốc từ Trung Quốc hoặc trong nước bị phát hiện và bắt giữ. Trong đó, hầu hết đều có chứa các chất bảo quản gây nguy cơ mắc bệnh ung thư cho người tiêu dùng: táo, khoai tây, lê…

Người tiêu dùng tẩy chay hàng Trung Quốc và lựa chọn thực phẩm trong nước nhưng cũng chẳng được an toàn hơn khi hàng loạt các thực phẩm, hoa quả trong nước được tẩm ướp và chế biến, bảo quản bằng hóa chất như giá đỗ, chuối, đu đủ, cà chua, mít…

Ngay cả những thứ quà vặt cho trẻ em như bim bim, bánh kẹo hay những thứ đồ chơi cho trẻ như thú nhún, cây thông Noel cũng trở nên nguy hiểm đổi với con người bởi bên trong đó là những loại hóa chất trở thành tác nhân gây ra bệnh ung thư.

Chính vậy, tỷ lệ mắc ung thư ở trẻ em của Việt Nam vào loại cao nhất thế giới trong những năm qua và sẽ tiếp tục tăng.

Diệp Thanh

*  *  *

Bài 3: Tử vong do ung thư Việt Nam

cao nhất thế giới

Tại hội nghị khoa học quốc tế về phòng chống ung thư tổ chức ở BV Bạch Mai ngày 11/4, ông Mai Trọng Khoa, phó GĐ BV Bạch Mai, cho hay mỗi năm có khoảng 110.000 ca mắc ung thư mới tại VN.

Cũng theo ông, số tử vong do ung thư hằng năm lên đến 82.000 trường hợp, tỉ lệ tử vong/mắc lên đến 73.5% và vào loại cao hàng đầu thế giới.

Được biết, tỉ lệ tử vong/mắc ở bệnh nhân ung thư chung toàn thế giới là 59.7%.

Ở các nước phát triển, tỉ lệ này hạ xuống 49,4% và các nước đang phát triển là 67,8%, đều thấp hơn tỉ lệ tử vong ở VN.

Báo Tuổi trẻ cho biết, theo báo cáo tại hội thảo, 15 loại ung thư thường gặp nhất ở VN là phổi, vú, đại trực tràng, dạ dày, gan, tiền liệt tuyến, tử cung/cổ tử cung, thực quản, bàng quang, u lympho không hodgkin, khoang miệng, bệnh bạch cầu, tụy, buồng trứng và thận, trong đó thường gặp nhất ở nam giới là ung thư phổi và nữ giới là ung thư vú, kế đến là đại trực tràng, dạ dày, tiền liệt tuyến ở nam và ung thư tử cung, cổ tử cung ở nữ giới.

Suốt cả năm 2012, các vụ thực phẩm bẩn, nhiễm độc liên tiếp bị phanh phui.

Suốt cả năm 2012, các vụ thực phẩm bẩn,

nhiễm độc liên tiếp bị phanh phui.

Số mắc các loại ung thư khác nhau giữa các vùng địa dư, trong đó tỉ lệ mắc ung thư cổ tử cung ở TP.HCM gấp gần sáu lần Hà Nội, nhưng ung thư vú ở Hà Nội lại cao gấp rưỡi TP.HCM.

Nam giới TP.HCM mắc ung thư gan nhiều, nhưng nam giới Hà Nội mắc ung thư phổi nhiều hơn hẳn.

Số lượng người Việt Nam mắc ung thư tăng nhiều có lẽ cũng dễ hiểu khi chưa bao giờ người dân lại phải đương đầu với nhiều loại thực phẩm bẩn độc như hiện nay. Hết thịt lợn chứa chất tạo nạc, thuốc an thần, gà thải Trung Quốc nhập lậu còn tồn dư chất kháng sinh, đến rau phun thuốc kích phọt, giá đỗ có hóa chất cấm, măng ướp lưu huỳnh, ngô luộc bằng pin, muối diêm...

Phía cơ quan chức năng cũng phanh phui hàng loạt vụ thực phẩm bẩn, độc.

Ngày 12/6/2012, Phòng cảnh sát môi trường Công an Hà Nội phối hợp với cơ quan chức năng kiểm tra và phát hiện cơ sở chuyên thu mua lợn chết để bán cho các cơ sở chế biến thành ruốc, thành thịt chưng mắm tép… Ngay sau đó, các vụ buôn bán lợn chết tiếp tục bị phát hiện và bắt giữ. Chủ hộ thừa nhận rằng, số lợn trên là lợn dịch tai xanh được thu gom trong nhiều ngày.

Ngày 18/9/2012, Phòng Cảnh sát môi trường và Chi cục quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa đã thu giữ hơn nửa tấn măng sợi khô đã hấp qua lưu huỳnh và 118 kg lưu huỳnh không rõ nguồn gốc xuất xứ để dùng sản xuất măng ở một số cơ sở chế biến tại huyện Thọ Xuân.

Đầu tháng 10/2012, Chi cục bảo vệ thực vật Quảng Ngãi kiểm tra và phát hiện 3/15 cơ sở sản xuất giá đỗ bằng hóa chất có nguồn gốc từ Trung Quốc. Tiếp đó, ngày 3/12 Chi cục quản lý nông – lâm – thủy sản Quảng Bình cho biết kiểm tra giá đỗ tại các cơ sở chuyên sản xuất giá từ đầu tháng 11 tới này phát hiện 10/18 cơ sở sản xuất giá sử dụng hóa chất.

Cam Thảo 

*  *  *

Bài 4: Cái chết từ từ đi qua đường... miệng!

Thứ Hai, 12/08/2013 - 17:57

 

Theo đánh giá của Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường - Bộ Công an, Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ người mắc và tử vong do bệnh ung thư cao hàng đầu thế giới. Các nghiên cứu mới đây cho thấy, 70% nguyên nhân các ca mắc ung thư ở nước ta là do chế độ ăn uống không đảm bảo.

Mực bốc mùi thối được nhập lậu từ Trung Quốc
Mực bốc mùi thối được nhập lậu từ Trung Quốc

Gia tăng bệnh nan y

Từng có hàng chục năm kinh nghiệm tham gia chỉ đạo, trực tiếp điều tra, xử lý hàng nghìn vụ việc, tội phạm và vi phạm pháp luật về ATVSTP, Đại tá Trần Trọng Bình - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm (PCTP) về môi trường, Bộ Công an đánh giá, các vi phạm pháp luật về ATVSTP chưa lúc nào diễn biến phức tạp, nghiêm trọng và uy hiếp trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của nhân dân như hiện nay.

Dẫn chứng số liệu được công bố tại một Hội nghị khoa học về phòng chống ung thư do Bộ Y tế tổ chức, Đại tá Trần Trọng Bình thông tin: cả nước hiện có từ 240.000-250.000 người mắc bệnh ung thư, và mỗi năm có thêm khoảng 100.000 ca mắc mới. Đáng chú ý, tỷ lệ tử vong do căn bệnh nan y này gây ra/ca mắc tại Việt Nam lên đến 73,5% (khoảng 82.000 trường hợp) - là một trong những quốc gia có tỷ lệ tử vong cao hàng đầu thế giới. Cùng với đó, số ca ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn tập thể đang xảy ra ngày một thường xuyên. Thống kê của Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế cho thấy: số vụ, số người mắc, người nhập viện và trường hợp tử vong do "ăn" phải thực phẩm độc gia tăng theo từng năm.

Lãnh đạo Cục Cảnh sát PCTP về môi trường dẫn chứng: các nhà khoa học nghiên cứu độc lập cho rằng: 70% nguyên nhân các ca mắc ung thư là do chế độ ăn uống không đảm bảo, chủ yếu do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm và nguồn thực phẩm có chứa chất bảo quản độc hại; 20-25% do môi trường sinh hoạt và điều kiện sống kém; 5-10% do di truyền (yếu tố di truyền cũng chứa đựng ảnh hưởng bởi quá trình mắc ung thư do thực phẩm, chế độ ăn uống nên sẽ lặp đi lặp lại nhiều thế hệ). 

Ồ ạt nhập về 

Bên cạnh thủ đoạn tẩm ướp hóa chất công nghiệp độc hại vào thực phẩm để bảo quản, tăng màu sắc, mùi vị, hạ giá thành sản phẩm như: Tẩm chất gây ung thư Rhodamine B vào hạt dưa, ớt bột để tạo màu đỏ; sử dụng đường hóa học Cyclamate để sản xuất nước ngọt, rượu vang, bim bim, sữa đậu nành... Cảnh sát PCTP về môi trường mới đây đã phanh phui hàng loạt chiêu trò đầu độc người tiêu dùng được tổ chức bài bản, số lượng lớn, có sự liên kết của nhiều đối tượng.

Đại diện cơ quan công an cho hay: khoảng 1 năm trở lại đây, lợi dụng chính sách tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh là nội tạng, sản phẩm gia súc, gia cầm vào Việt Nam để chuyển sang Trung Quốc tái chế, nhiều đối tượng đã tự ý tháo kẹp chì niêm phong container được "gửi" tại Việt Nam, tìm cách tuồn hàng ôi thiu vào nội địa tiêu thụ.

Mới đây, Cục Cảnh sát PCTP về môi trường phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu Chi Mai (Lạng Sơn) kiểm tra 10 container của Công ty TNHH Hùng Thắng Phát, có làm thủ tục tạm nhập tái xuất sang Trung Quốc, mở tờ khai hải quan tại Chi cục Hải quan khu vực III Hải Phòng, khai báo là thịt gà đông lạnh. Tuy nhiên kiểm tra thực tế, lực lượng chức năng phát hiện gần 22.000 hộp với tổng số 263.000 kg phụ phẩm và phủ tạng gia cầm đông lạnh. 

Theo Đại tá Trần Quang Vinh - Trưởng Phòng Cảnh sát PCTP về môi trường CATP Hải Phòng: Có thời điểm cảng Hải Phòng bị ách tắc tới 1.800 container hàng thực phẩm đông lạnh xuất xứ từ các nước châu Mỹ, chờ xuất sang Trung Quốc. Trong đó, có container "chôn chân" tại cảng hơn 2 tháng, hàng hóa đã phân hủy bốc mùi hôi thối, tiềm ẩn nguy cơ thẩm lậu vào trong nước.

Theo Đại tá Trần Quang Vinh, trong số 25 doanh nghiệp chuyên thực hiện các hoạt động xuất, nhập khẩu thực phẩm qua cảng Hải Phòng, một số doanh nghiệp vì lợi nhuận đã cấu kết, móc nối với đối tác "ảo" ở nước ngoài, tổ chức các đường dây hoạt động xuất, nhập khẩu; tạm nhập, tái xuất thực phẩm kém chất lượng, hàng hóa quá hạn sử dụng, thực phẩm không được phép sử dụng đưa vào Việt Nam. Trong trường hợp bị phát hiện, những doanh nghiệp này thường đổ lỗi cho phía đối tác nước ngoài, trong khi việc xác minh các đơn vị xuất khẩu gần như không thực hiện được.

Thực phẩm kém chất lượng, ôi thiu (chân gà, phủ tạng gia súc, gia cầm) sau khi được "rút ruột" trong các container sẽ được phân phối tới các thành phố lớn. Đến tay chủ các nhà hàng, quán ăn, thực phẩm "bẩn" sẽ được tẩy rửa qua oxy già công nghiệp để "đánh bay" mùi hôi thối, sau đó ướp hóa chất công nghiệp tạo màu, mùi để át đi vị khó ngửi của các loại thực phẩm này. Đến tay người tiêu dùng, không ai hay biết thực phẩm đã bẩn từ gốc, ướp hóa chất độc hại. 

TheoThu Hạnh

 

Bài 5: Ác quỷ áo trắng

Posted on 02/10/2013

 

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/174312-crystalline-lens-400.jpgNgành y tế Việt Nam lại vừa có thêm một "cơn chấn động", khi bệnh viện (BV) Mắt Hà Nội đã nhẫn tâm đánh tráo thủy tinh thể của hơn 3,000 bệnh nhân. Người dân đang lo sợ vì ngành y bây giờ có lắm "ác quỷ".

Vụ đánh tráo thủy tinh thể, xem ra còn nguy hiểm, nhẫn tâm hơn cả vụ bớt xén vaccine, "nhân bản" kết quả xét nghiệm…

Theo các bác sỹ chuyên khoa về Mắt, thủy tinh thể là chiếc đĩa trong suốt nằm ở phía bên trong mắt, nó tập trung các tia sáng đi vào võng mạc để tạo thành hình ảnh sắc nét rõ ràng, như thấu kính của máy ảnh tập trung hình ảnh vào phim. Thủy tinh thể có chức năng như một thấu kính hội tụ công suất 20D nằm sau mống mắt và tham gia vào qúa trình điều tiết của mắt. Sự đục mờ này ngăn không cho tia sáng lọt qua, kết quả là võng mạc không thu được hình ảnh và thị lực bệnh nhân suy giảm dẫn đến mù lòa. Bệnh đục mờ thủy tinh thể được xem là bệnh mù có thể chữa được. Chữa bằng cách thay thủy tinh thể nhân tạo.

Giám đốc bệnh viện Mắt Hà Nội đã bị tố giác khi cho đấu thầu thủy tinh thể, các chất liệu như dịch nhầy rẻ tiền để sử dụng khi phẫu thuật thay thủy tinh thể cho hơn 3,000 bệnh nhân. Tuy được thay thủy tinh thể rẻ tiền của nước khác, nhưng bệnh nhân vẫn phải trả phí là 6,5 triệu đồng/mắt ($300)-chi phí khi dùng thủy tinh thể của Mỹ. Hơn nữa, mỗi ống dịch nhầy chỉ được dùng cho một bệnh nhân, thì bác sỹ của bệnh viện này đem chia và dùng chung cho từ 4-5 bệnh nhân; một bộ dao mổ sử dụng cho 10 ca. Những người có bảo hiểm y tế (BHYT), bệnh viện được BHYT trả, nhưng bà gíam đốc BV này chỉ đạo phải thu thêm mỗi bệnh nhân có BHYT 1 triệu đồng ($50). 

Chẳng đặng đừng, người bệnh mới phải đến bệnh viện để được cứu chữa, thì chính nơi này, họ bị các vị lương y lừa phỉnh, tráo trở, và làm tiền trắng trợn. Mà chẳng đâu xa, chuyện lừa gạt bệnh nhân lại xảy ra tại bệnh viện chuyên khoa Mắt ở ngay thủ đô. 

Người tốt trong ngành y tế vẫn còn. Đó là các bác sỹ dám đứng ra tố giác giám đốc BV, muốn làm sáng tỏ mọi ngách tối của kẻ tán tận lương tâm. Vụ này không được làm ra ánh sáng, sẽ còn biết bao bệnh nhân bị lừa? Không ai biết được. Chỉ có một điều ai cũng biết, tương tự như tình trạng bác sỹ ở BV Hoài Đức khi tố giác vụ "nhân bản" kết quả xét nghiệm, đó là "tính mạng", sự bình an của những bác sỹ dũng cảm đứng ra tố giác luôn bị đe doạ. Cụ thể là bác sỹ tố cáo vụ tráo thủy tinh thể không những bị kỷ luật, mà còn bị "xã hội đen" tông xe làm ngã gãy tay. Lương y bây giờ cũng có "tay chân" là "xã hội đen", thì người dân lành biết cậy vào đâu?

Người tốt trong ngành y còn quá ít, mà xung quanh họ lại có quá nhiều kẻ bất nhân, "sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi", kể cả những người lãnh đạo cao cấp được cho là "liêm minh chính đại" cũng không còn được tin tưởng bởi sự dung túng, bao che của họ với thuộc cấp. Cụ thể là những lá thư tố cáo đã được gửi đi từ lâu, nhưng chính quyền Hà Nội kết luận vụ tráo thủy tinh thể chỉ là…"sai sót". Sai sót có thể là 1, hoặc 2 ca, chứ không thể nào lên đến hàng ngàn ca! Dung túng, bao che, có thể vì sợ tai tiếng, ảnh hưởng đến "thi đua-khen thưởng", nhưng cũng có thể vì "cùng một đường dây", đã "ăn đồng chia đều" thì không thể đổ tội hết cho cấp dưới khi có chuyện xảy ra.

Loại thủy tinh thể gía rẻ chỉ dùng được vài năm, sau đó nếu hư, họ không thể thay được thủy tinh thể lần nữa, và họ sẽ mù. Như vậy, hành động đánh tráo thủy tinh thể chính là tội ác; bà giám đốc BV Mắt Hà Nội chỉ đạo vụ này chính là ác quỷ vì đã nhẫn tâm "ăn" thủy tinh thể của người đang cần ánh sáng, mà hầu hết họ là những người lớn tuổi, người nghèo.

Chưa bao giờ người dân hoảng loạn, lo sợ như lúc này, khi mà những người chuyên chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ, cứu chữa người bệnh không chỉ yếu kém về khả năng chuyên môn, nghề nghiệp, mà còn mất lương tâm, đạo đức của người thầy thuốc. Một khi những ác quỷ áo trắng này còn tồn tại, sẽ vẫn chưa hết những nguy cơ đe doạ người bệnh, và cả những người chưa bệnh.

Bình An

________________________________
 "Every Generation needs a New Revolution". - Thomas Jefferson-

"Behold I do not give lectures or a little charity; When I give I give myself".Walt Whitman

 
 

 

 

 
 
 
 
//////////////////////////////////////////////////