Kết:

Việt Nam Tương Lai:

Những việc cần phải làm

 

sự kiện giáo dục, 2013, vui buồn, tổng kết

Tuổi trẻ Việt Nam tương lai?

Quý bạn vừa đọc xong quyển sách "Việt Nam Tương Lai: Những việc cần phải làm" Tập I, của một người con Việt. Thời điểm kết thúc cho Tập I nầy là cuối năm dương lịch 2013, một năm với nhiều biến động trên khắp thế giới từ chính trị, quân sự, và nhứt là tình trạng hâm nóng toàn cầu đã lên đến mức báo động khi các nhà khoa học Hoa Kỳ đo đạc được lượng khí carbonic (CO2) trong không khí đã vượt mức 400 mg/l vào đầu tháng 6 năm nầy. Có thể, vì đó mà tình trạng hạn hán, bão lụt, băng giá, sóng thần v.v…xảy ra khắp nơi trên quả địa cầu của chúng ta và có nguy cơ tăng dần ngày càng khốc liệt hơn và không được tiên đoán như trong quá khứ.

Trở về Việt Nam, câu chuyện thường ngày cho tuyệt đại đa số người dân vẫn là, ngoài chuyện chạy kiếm cơm gạo cho gia đình, còn phải lo đôn chạy đáo kiếm tiền cho học phí, lệ phí hàng tháng cho con cái, và đau khổ hơn nữa, mỗi khi hữu sự, trong nhà có một thân quyến nào ngã bịnh, cả gia đình có thể phải chạy mượn nợ theo tỷ lệ "cinq six dix douze" (năm sáu mười hai) để hy vọng cho con mình được cứu sống! 

Chính vì vậy mà "Việt Nam Tương Lai: Những việc cần phải làm" Tập I ra đời. Trong suốt hơn 20 năm qua, Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam tại Hoa Kỳ luôn nêu lên các vấn đề cần phải làm cho việc phát triển Việt Nam trong tương lai là chấn chỉnh y tế công cộng, cải thiện giáo dục, và phục hồi môi trường…Đó là ba mục tiêu chánh một khi cơ chế của cộng sản Bắc Việt không còn hiện diện trên dãy đất hình chữ Sthân yêu của chúng ta nữa.

Nội dung của Tập I nầy, không nhằm mục đích nêu lên những cái xấu, cái tệ của chế độ, mà chỉ khách quan đưa ra những dữ kiện, những con số thống kê để người đọc nắm vững tình trạng xã hội Việt Nam hiện tại qua y tế và giáo dục. Để rồi, từ đó, người viết cố gắng đưa ra một số suy nghĩ và góp ý cho những người quản lý Đất và Nước trong tương lai có thêm khái niệm trong công cuộc kiến quốc sau nầy.

Thưa Quý vị,

Ba vấn đề trên, chính là ba vấn nạn cốt lõi của dân tộc mà người cộng sản Bắc Việt vẫn nắm rõ nguyên nhân (giống như cá nhân người viết), nhưng họ vẫn để tình trạng trên xảy ra suốt hơn 38 năm cai trị miền Nam và 59 năm cai trị miền Bắc. Họ biết và biết rất rõ, nhưng vẫn tiếp tục đưa ra những kế hoạch chỉnh sửa lấy lệ, và cuối cùng rồi tình trạng vẫn như cũ, đôi khi càng tệ hơn nữa.

Chưa bao giờ hết, tình trạng y tế công cộng, giáo dục, và môi trường tệ hại như lúc nầy, nếu so sánh với bất cứ thời điểm nào trước đó. Họ "làm ra vẻ cố gắng" đưa ra những chính sách cải sửa như mới đây, ngày 26/9, Bộ Y tế đã tổ chức Hội nghị Sơ kết công tác cải cách hành chính 9 tháng đầu năm 2013 nhằm đánh giá, đẩy mạnh thực hiện kế hoạch và các giải pháp ưu tiên công tác cải cách hành chính nhà nước 3 tháng cuối năm…Tất cả nhằm tập trung vào những điểm chính sau:

" Cải cách hành chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng để đạt được mục tiêu kinh tế và xã hội được thực hiện trên nhiều nội dung là cải cách về thể chế, bộ máy hành chính, nâng cao chất lượng cán bộ công chức, cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa. Đảm bảo tính pháp lý, hiệu quả công bằng trong công tác hành chính nhằm loại bỏ những rườm rà, tránh bị lợi dụng gây khó khăn cho người dân.

Thời gian qua công tác cải cách hành chính của Bộ Y tế đã được lãnh đạo Bộ quan tâm và chỉ đạo sát sao, qua đó đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Các vụ, cục, thanh tra, văn phòng Bộ đã tham mưu cho lãnh đạo Bộ xây dựng nhiều văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý trình Thủ tướng Chính Phủ triển khai nhiều thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho nhân dân, các cơ quan đơn vị có quan hệ công tác với Bộ Y tế". (Trích diễn dàn GiaDinhnet)

Nhằm:

"Cải cách thể chế, cải cách các thủ tục hành chính; Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 0991:2008; Cải cách tổ chức bộ máy; Đổi mới nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức; Cải cách tài chính công; hiện đại hóa nền hành chính nhà nước; Đổi mới công tác chỉ đạo điều hành cải cách hành chính; Công tác tuyên truyền cải cách hành chính nhà nước, công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá; Xây dựng đề án Xác định phương pháp đo lường sự hài lòng của người dân với dịch vụ y tế công và công tác quản lý, thực hiện nhiệm vụ hằng năm của chương trình cải cách hành chính y tế".

Những mỹ từ trên rất đẹp, chỉ là những "con chữ" hầu như hoàn toàn giống như những ngôn từ cải cách trong quá khứ, nhưng rốt cuộc rồi, tình trạng cửa quyền của cán bộ, tệ trạng phong bì, và lương tâm của người "thầy thuốc" hầu như trống vắng dưới ánh hào quang xã hội chủ nghĩa…

Hội nghị giao nhiệm vụ cho Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến "chỉ huy" công cuộc cải cách: "Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến chỉ đạo các vụ, cục liên quan thực hiện 8 nội dung cải cách hành chính đã nêu; Công tác thanh tra, kiểm tra cần được đôn đốc thường xuyên; Khắc phục các kế hoạch còn chậm trễ, cần đổi mới cách xây dựng kế hoạch, triển khai chưa phù hợp", chỉ vì Bà Tiến cũng chỉ là một mắc xích trong cơ chế của chế độ mà thôi, giống như những mắc xích khác từ Bộ chính trị xuống tới hơn 160 ủy viên Trung ương đảng nằm trong những "nhóm lợi ích" của nhiều phe phái trong đảng, nương tựa nhau, cũng như kèn cựa nhau, hầu tranh dành những nguồn lợi béo bở nhứt của quốc gia như năng lượng, dầu khí, quản lý các tài nguyên thiên nhiên, v.v…

Một Dự án khác: "Giáo dục và đào tạo nhân lực y tế phục vụ cải cách hệ thống y tế" vay vốn Ngân hàng Thế giới (WB) do Thủ tướng CS Nguyễn Tấn Dũng ký duyệt và Bộ Y tế là cơ quan thi hành Dự án sẽ được thực hiện từ năm 2014-2019. Tổng kinh phí thực hiện Dự án là 121 triệu USD, bao gồm: Vốn vay Hiệp hội Phát triển quốc tế thuộc WB (IDA/WB) 106 triệu USD; vốn viện trợ không hoàn lại của Liên minh Châu Âu (EU) tài trợ thông qua WB 10 triệu USD; vốn đối ứng 5 triệu USD.

Dự án gồm 4 hợp phần:

·      1-Cải thiện chất lượng giáo dục nhân lực y tế bậc đại học, cao đẳng thông qua đổi mới tiếp cận dạy và học dựa trên năng lực và cải thiện hệ thống bảo đảm chất lượng giáo dục;

·      2- Nâng cao năng lực quản lý y tế và quản lý sử dụng nhân lực y tế;

·      3- Nâng cao hiệu quả hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu thông qua đào tạo, bổ sung các điều kiện và năng lực cần thiết, đồng bộ cho đội ngũ cán bộ y tế huyện và xã;

·      4- Quản lý dự án.

Lại thêm một dự án liên quan đến giáo dục nữa, trong lúc câu chuyện giáo dục cũng không khác gì hơn vấn đề y tế, ngày 4/11/2013, Tổng Bí thư CS Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) có nội dung về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Mục tiêu của đổi mới lần này là tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về phẩm chất, hiệu quả giáo dục, đào tạo, giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân.

Và chương trình đổi mới là "Đổi mới chương trình sách giáo khoa sau năm 2015". Dựa theo đề án Đổi mới chương trình-sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015, giai đoạn 2014-2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo phải hoàn thành việc xây dựng chương trình tổng thể và chương trình môn học thử nghiệm.

Lại một chuyện đổi mới chương trình đào tạo và sách giáo khoa, trong lúc đó, trong quá khứ, hàng năm Bộ vẫn cho in tất cả sách giáo khoa mới cho hệ thống giáo dục từ dưới lên trên, tiêu tốn hàng ngàn tỷ Đồng VN làm bổ béo cho một tầng lớp cán bộ giáo dục mà thôi, thậm chí những sai trái trong sách vẫn còn in hiện rõ trong những năm sau đó.

Nêu ra hai vấn đề cốt lõi cho nam đề Y tế công cộng và Giáo dục, người viết  mong mõi mỗi người con Việt, trong nước và ngoài nước, động não để lý giải bài toán phát triển cho Việt Nam tương lai hầu mang lại một sinh khí mới cho dân tộc.

Đó là một nền y tế công cộng nhằm mưu cầu cho sự an toàn sức khỏe và chữa trị đồng đều cho tất cả người dân, không phân biệt giàu nghèo, không phân biệt đẳng cấp hay thứ bậc trong xã hội, xóa tan não trạng "xin-cho" do chế độ cấy sâu vào tâm khảm của người dân.

Đó là, một chính sách giáo dục nhân bản, dân tộc, khoa học và khai phóng ngõ hầu hy vọng một ngày nào đó trong tương lai, tuổi trẻ Việt Nam sẽ ngẩng cao đầu ngang tầm với tuổi trẻ thế giới để cùng tạo dựng một xã hội an bình trong đó con người đối xử với nhau trong tình nhân loại, nghĩa đồng bào.

Hy vọng tiếng nói của người viết được lắng nghe và chuyển đạt để tất cả chúng ta cùng chuẩn bị cho một ngày về Quê Hương trong tinh thần của một đàn chim bay về Đất Tổ.

Mai Thanh Truyết

Một ngày cuối năm 2013.


 

 

Mai ThanhTruyết

 

Tốt nghiệp Tiến sĩ Hóa học Hữu cơ Cơ cấu,

Đại học Besancon, Pháp.

Việt Nam trước 30/4/1975:

·   Giảng sư, Trưởng ban Hóa học Đại học Sư phạm Sài Gòn

·   Giám đốc Học vụ, Đại học Cao Đài, Tây Ninh

Tại Hoa Kỳ:

·   Post-doctorate, Medical School, Minnesota

·   Leachate Treatment Plant Manager, BKK Corp. West Covina, CA

·   QA/QC Manager, Environmental Weck Laboratory, Industry City, CA

·   Technical Diractor, EnvironmenD Services, Los Angeles, CA


 

 

 

Đã xuất bản:

-   Câu chuyện Da Cam/Dioxin Viet Nam (2008)

-   Từ Bauxite đến Uranium: Tiến trìnhHán hóa VN của TC (2009 và 2013)

-   Thư cho con Tập 14 và 15 (2009)

-   Thư cho con Tập 16 và 17 (2010)

-   Những vấn đề Môi trường Việt Nam (2010 và 2013)

-   Thư cho con Tập 18 và 19 (2011)

-   Tâm tình người con Việt (2012)

-   Thư cho con 20 và 21 (2012 và 2013).

-   Thư Cho Con 22 (2014)

 

Liên lạc:EnviroVN@gmail.com

________________________________
 "Every Generation needs a New Revolution". - Thomas Jefferson-

"Behold I do not give lectures or a little charity; When I give I give myself".Walt Whitman

 
 

 

 

 
 
 
 
//////////////////////////////////////////////////