Ngày Môi Trường Thế Giới 2017:

Nối kết Người với Thiên Nhiên


 

 

 

 


 Ngày Môi trường năm nay rất đặc biệt vì lần đầu tiên yếu tố kết nối con người với thiên nhiên (connecting People to Nature) được nêu ra nhằm mục tiêu kêu gọi mọi công dân trên toàn cầu tiếp tục chủ đề năm 2016 là "Tham gia vào cuộc tranh đua để làm cho thế giới trở thành một nơi tốt đẹp hơn".

 

Erik Solheim, Trưởng Cơ quan Môi trường LHQ cho biết: "Ngày Môi trường Thế giới là ngày kỷ niệm tình yêu tập thể (collective love) phụ thuộc vào thiên nhiên. Cơ quan Môi trường LHQ và Chánh phủ Canada kêu gọi 'Kết nối con người với thiên nhiên'. Đó cũng là chủ đề Ngày Môi trường Thế giới năm 2017, nhắc nhở chúng ta hãy ra ngoài và hướng về thiên nhiên, để đánh giá cao nét đẹp và tầm quan trọng của thiên nhiên, cũng như tiếp tục kêu gọi bảo vệ trái đất chung của chúng ta. Ngày nầy giúp và khuyến khích chúng ta hành động để bảo vệ môi trường và thúc đẩy việc đánh giá sâu hơn về sự kết nối giữa chúng ta với thế giới thiên nhiên. Nước chủ nhà của ngày nầy là Canada với chủ đề đã chọn và sẽ là trung tâm của lễ kỷ niệm cho năm 2017.

 

1-    Ngày Môi trường Thế giới là một ngày cho mọi người, mọi nơi.

Chủ đề năm nay mời bạn suy nghĩ về tư thế của chúng ta là một phần của thiên nhiên và chúng ta phụ thuộc vào thiên nhiên như thế nào. Điều đó thách thức chúng ta tìm ra những phương cách thú vị và tích cực để trải nghiệm và trân quý mối quan hệ quan trọng giữa con người với thiên nhiên.

 

Kể từ năm 1972, hàng năm, chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) tổ chức và vinh danh Ngày Môi trường Thế giới (World Environment Day) vào ngày 5 tháng 6 nhằm mục tiêu nâng cao sự cảnh giác cho dân chúng toàn cầu về những vấn đề môi trường, cũng như kêu gọi mỗi người dân có hành động tích cực hơn trong việc bảo vệ trái đất. 

Thông điệp trên nhằm mục đích kêu gọi tất cả những người quan tâm tập trung nhiều hơn về các nguy cơ mà môi trường chung phải đối mặt và động não về những hướng giải quyết các nguy cơ hiện đang diễn ra khắp nơi trên thế giới.

Đa số trong chúng ta, ít ai nghĩ đến vấn đề MÔI TRƯỜNG. Với trên 7 tỷ nhân khẩu sống trong điều kiện "chật hẹp" hơn, diện tích sống hạn chế hơn, nguồn thực phẩm vẫn còn giới hạn hơn… Nếu chúng ta tiếp tục tận dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên như hiện nay, chắc chắn các thế hệ tương lai sẽ …thiếu ăn và thiếu nơi "nghĩ chân"!

Đó là lý do sống còn, và là lý do tại sao chúng ta phải tiêu thụ nguồn thực phẩm, nguồn nguyên liệu thiên nhiên có ý thức và không phí phạm!


2-    Suy nghĩ của chúng ta

Đây là một tiêu đề có thể áp dụng cho mọi người để bất chợt tự hỏi rằng: "Chúng ta sống như thế nào và cuộc sống đó ảnh hưởng lên trái đất ra sao?"

Từ đó, một chuổi câu hỏi khác hiện ra trong đầu trong mỗi chúng ta là:

 

Chúng ta ăn uống như thế nào?

Đi lại và mua sắm ra sao?

Đi du lịch và du hí…bằng phương tiện gì? v.v

 

Từ những suy nghĩ đó, chúng ta sẽ nhận thức được là nếp sống bền vững rất cần thiết và là cốt lõi của việc bảo vệ môi trường. Theo ước tính của UNEP, vào năm 2050 dân số toàn cầu sẽ tăng lên 9,6 tỷ. Nếu mức tiêu thụ và sản xuất vẫn giữ nguyên với dân số 7 tỷ rưỡi như hiện nay, chúng ta cần phải có một diện tích tương đương với 3 lần trái đất cộng lại để đạt được lối sống như bây giờ.


 

Vì vậy, việc giữ được nguyên trạng nếp sống như ngày hôm nay cho năm 2050 cần phải có một chiến lược thông minh để bảo vệ một tương lai lành mạnh.

 

Mục đích của Ngày Môi trường Thế giới là tập trung sự chú ý trên toàn thế giới vào tầm quan trọng của môi trường và khuyến khích sự quan tâm chính trị và hành động bảo vệ môi trường.

 

Dưới đây là các chủ đề tiếp nối so với những năm qua. Đó là:

Chủ đề của năm 2016 - "Tham gia cuộc đua để làm cho thế giới trở thành một nơi tốt đẹp hơn".

Chủ đề năm 2015 - "Một Thế giới, Một Môi trường".

Chủ đề của năm 2014 - "Các quốc đảo nhỏ đang phát triển" (Small island developing states – SIDS) và "Nâng cao tiếng nói chứ không phải mực nước biển" (Raise your voice not the sea level).

Chủ đề của năm 2013 - "Suy nghĩ, Ăn. Lưu trữ". Và khẩu hiệu "Giảm bớt Lương thực của Bạn".

Chủ đề của năm 2012 - "Kinh tế Xanh: Nó bao gồm bạn không?"

Chủ đề của năm 2011 - "Rừng xanh: Thiên nhiên nằm trong dịch vụ bạn"?

Chủ đề năm 2010 - "Nhiều chủng loại. Một hành tinh. Một tương lai".

Chủ đề năm 2009 - "Trái đất Cần Bạn - Hợp nhứt lại để chống lại sự Thay đổi Khí hậu".

Chủ đề và khẩu hiệu của năm 2008 - "CO2, Đá các Thói quen (xấu) - Hướng tới nền kinh tế xử dụng ít Carbon".

 

Đặc biệt, vào năm 2013, Ngày Môi trường Thế giới nhấn mạnh việc phí phạm thực phẩm, điều nầy không những cần được góp phần vào việc cứu đói mà còn là một việc làm tiêu hao tài nguyên của trái đất nữa! Nên nhớ, thức ăn dư thừa của học sinh tiểu và trung học tại Hoa Kỳ trong buổi trưa đủ để cung cấp thực phẩm cho một số dân 30 triệu trong một năm!

 

Nên nhớ, trong giây phút đổ một miếng hamburger dư thừa vào thùng rác, chúng ta cần nghĩ đến tình trạng trên thế giới hiện còn trên 120 triệu con người không có gì để ăn hàng ngày. Khi chúng ta đang đánh răng mà cứ để vòi nước tiếp tục chảy, chúng ta hãy nghĩ đến trẻ em ở Phi Châu phải đi hàng bao cây số để hứng lấy một, hai lít nước dơ đọng trong lỗ chân thú để uống!

 

Cũng vào năm 2013, thế giới nhấn mạnh đến nhiều khía cạnh bảo vệ môi trường bằng "Giáo dục Môi trường và Khơi dậy Nhận thức" (Environmental Education & Awareness-raising), trong đó nhấn mạnh vai trò của nhà giáo trên thế giới. Từ đó, chúng ta thấy rằng, vấn đề thực phẩm luôn luôn được nhắc nhở và được lập đi lập lại hàng năm nhằm kêu gọi mỗi công dân toàn cầu cần ý thức rõ ràng nguồn thực phẩm và nguồn nước sạch là nhu cầu cốt lõi của sự sinh tồn của nhân loại.

 

3-    Chúng ta phải làm gì cho Ngày Môi trường Thế giới?


 

Những việc làm nho nhỏ liệt kê dưới đây thể hiện mối quan tâm của mỗi người trong chúng ta đối với Ngày Môi trường Thế giới:

 


  • Cùng bón phân hữu cơ và nhổ cỏ dại trong sân nhà và nếu có thể trong các nơi công cộng như vườn chơi trẻ em, công viên;
  • Ăn thực phẩm "sạch" (organic food)  được nuôi dưỡng hay trồng trọt trong vùng để tránh sự chuyên chở tạo thêm xả thải khí carbonic vào không khí;
  • Tuyệt đối tránh xả rác bừa bãi nơi công cộng và giúp đở dọn dẹp rác rến ở các nơi nầy;
  • Cùng nhau tiết kiệm năng lượng bằng cách hạn chế sự phí phạm và mức tiêu thụ điện và nước trong nhà;
  • Về phương diện thành phố, kết nghĩa "chị em" (sister city) để cùng nhau nâng cao ý thức về "sức khỏe môi trường" (environmental health) ở những nơi khác nhau;
  • Tổ chức và thành lập các diễn đàn môi trường để phổ biến và cập nhật một số thông tin mới về việc bảo vệ môi trường sống;
  • Hạn chế xử dụng xe và dùng xe đạp nếu có thể;

  • Về vấn đề phế thải, cần lưu ý đến các phế thải độc hại như bình điện, thùng sơn nhà cửa, các máy móc điện tử cũ không xài nữa, v.v…cần phải mang đến những trung tâm thu hồi có ở những thành phố lớn;
  • Đặc biệt, cần nên biết ủ (composting) phế thải hữu cơ như cỏ, nhánh cây, v.v…là một nguồn phân bón hữu cơ cho cây cỏ trong vườn, thay vì đem đổ trong thùng rác rồi đổ vào các bãi rác, chiếm thêm một diện tích không nhỏ của trái đất;
  • Và, mỗi chúng ta cố gắng làm thế nào để sống một đời sống thân thiện với môi trường.

 

4-    Còn Việt Nam ứng xử như thế nào trước Ngày Môi trường Thế giới năm nay?

 

Việt Nam tham gia hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới từ năm 1982. Hàng năm, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan tổ chức trọng thể ngày lễ này ở tất cả các tỉnh thành trên phạm vi cả nước và cũng chọn một địa phương làm nơi tổ chức các hoạt động quy mô cấp quốc gia hưởng ứng sự kiện này.

Nhưng riêng cho năm nay, vẫn chưa thấy Việt Nam có những bước tiến nào thúc đẩy ý thức liên quan hữu cơ giữa Con người và Thiên nhiên cho chủ đề năm nay. Phải chăng vì tình hình vi phạm môi trường và nhân quyền của cường quyền qua các vụ nhiễm độc và đầu độc khắp nước khiến cho Cộng sản Bắc Việt không còn chú ý đến Ngày Môi trường hàng năm?

 

Ở Việt Nam và nhiều nước đang phát triển trên thế giới về tăng trưởng kinh tế còn dựa nhiều vào các yếu tố phát triển theo chiều rộng (số lượng) và đang từ từ chuyển sang phát triển theo chiều sâu (phẩm chất). Sản xuất công nghiệp với công nghệ lạc hậu làm tăng mức tiêu hao nguyên liệu và năng lượng cần thiết rất lớn, kéo theo tỷ suất phát thải chất ô nhiễm cao, cộng với nhu cầu phát triển cấp bách làm cho các nền kinh tế không đồng bộ, nhu cầu tiêu dùng tăng và với nhiều thói quen tiêu cực do phong tục, tập quán. Tất cả đã trở thành một trong những nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp khiến cho các nguồn tài nguyên bị khai thác tối đa làm cho môi trường bị ô nhiễm trầm trọng và gây ra nạn mất cân bằng sinh thái của quốc gia.

 

5-    Những kết ước bằng lời


 

Trở về các khẩu hiệu và mục tiêu từ ngày thành lập Ngày Môi trường Thế giới, LHQ qua Chương trình Môi trường LHQ (UNEP) đã đưa ra một khái niệm duy nhứt là nhắm vào thế hệ tương lai. Như các chủ đề cho những năm đầu tiên là:

 

  • "Phát triển nhưng không Hủy hoại" (Development without Destruction) cho năm 1978;
  • Năm 1979:"Chỉ có một Tương lai cho Con cháu chúng ta" (Only one Future for Our Children);

  • Năm 1980:"Một thách thức mới cho Thập niên mới" (A new Challenge for the New Decade);
  • Năm 1981:"Mạch Nước ngầm, Hóa chất độc hại trong dây chuyền Thực phẩm của con người" (Ground water, Toxic chemicals in Human Food chains).

 

Từ đó, chúng ta thấy rằng vấn đề môi trường chung trên thế giới là vấn đề sống còn của nhân loại, trong đó nước và thực phẩm là hai yếu tố quan trọng nhứt.

Nhìn chung, tình trạng nước và môi trường nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam không được sáng sủa. Do đó hàng năm, nhân Ngày Môi trường Thế Giới, LHQ luôn luôn cảnh giác tất cả các quốc gia nhất là những nước đang phát triển cần phải chú trọng hơn nữa về việc mang lại nguồn nước sinh hoạt sạch cho người dân, cùng hệ thống vệ sinh phóng uế cũng như những phương hướng bảo vệ sức khỏe bằng cách gìn giữ vệ sinh cá nhân và ngăn ngừa ô nhiễm.

 

Riêng về tình trạng thực phẩm ở Việt Nam, có thể nói, hơn bao giờ hết, nguồn thực phẩm "hoàn toàn" bị ô nhiễm vì những hóa chất kích thích tố tăng trưởng, hóa chất tăng trọng, trừ nấm mốc, hóa chất bảo quản dùng cho kỹ nghệ, hóa chất làm ngọt, "thúc" cho trái cây mau "chín", làm thực phẩm có mùi thơm, làm cho có màu bắt mắt

kết quả là, hiện nay, Việt Nam có tỷ lệ bịnh ung thư đủ loại cũng như số tử vong cao nhứt thế giới, và tình trạng nầy ngày càng tăng. Theo ước tính của Bộ Y tế Việt Nam, trong năm năm gần đây, hàng năm có thêm trên trăm ngàn nạn nhân ung thư mới và số tử vong hàng năm là khoảng 50.000 người. 

 

Ai là thủ phạm của các nguy cơ trên ngoài Trung Cộng với sự tiếp tay của CS Bắc Việt, thái thú biết nói tiếng Việt? Trong đó Chợ Kim Biên ở Chợ Lớn là một thí dụ điển hình cho cuộc đầu độc tập thể người dân Việt!

 

Nếu không thực hiện việc thay đổi chính sách và quyết tâm bảo vệ môi trường ngay từ bây giờ, chắc chắn Việt Nam sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn về nhiều mặt của chính sách phát triển quốc gia trong những ngày sắp tới.

 

6-    Thay lời kết

 

Trong thời đại của nhựa đường (asphalt), điện thoại thông minh (smart phone) và trong số những phiền nhiễu của cuộc sống hiện đại, kết nối với thiên nhiên có thể được suy nghĩ thoáng qua mà thôi. Nhưng với sự giúp đỡ của bạn, Ngày Môi trường Thế giới có thể làm cho minh bạch và rõ ràng hơn bao giờ hết rằng chúng ta cần sự hài hòa giữa nhân loại và thiên nhiên để cả hai có thể phát triển một cách tích cực hơn.


Đại hội đồng LHQ đồng ý tuyên bố thập kỷ 2014-2024 là thập kỷ của Năng lượng Bền vững cho Mọi người, nhấn mạnh tầm quan trọng của các vấn đề năng lượng đối với phát triển bền vững và để xây dựng chương trình nghị sự phát triển sau năm 2015.

 

Còn Việt Nam thì sao?

 

Thế giới đã bước qua gần hai thập niên đầu của thế kỷ 21, thế mà con thuyền CS Bắc Việt vẫn còn lẽo đẽo co cụm trên những dòng sông không còn sinh khí vì đã biến thành dòng sông đen do ô nhiễm hóa chất từ các nhà máy sản xuất, cũng như não trạng sơ cứng với cơ chế chuyên chính vô sản… thì làm sao CS Bắc Việt có thể lái con thuyền CHẾT đó ra biển khơi được!

 

Vì vậy, một câu hỏi thiết yếu được đặt ra là, mỗi người trong chúng ta, trong và ngoài nước cần phải làm gì để giải quyết những vấn nạn trước mắt của tổ quốc, của dân tộc để tránh làm nô lệ cho Trung Cộng, tránh nạn bị đầu độc môi trường, biển Đông, thực phẩm, để rồi từ đó, có thể sống còn và ngưỡng mặt lên với năm châu?

 

Câu hỏi nầy cần mỗi người trong chúng ta phải động não để đi tìm một tương lai cho Việt Nam.

Qua lời của Cố Tổng Thống Ronald Reagan:"Chính phủ chúng ta không có quyền lực gì ngoại trừ quyền lực mà nhân dân đã giao cho họ. Và chúng ta, "những người dân" cần cho chính phủ biết họ nên làm gì, và họ không không có quyền làm ngược lại".


 

"Chúng ta là người lái;

Chính phủ là chiếc xe"

 

Có suy nghĩ như thế, 95 triệu người con Việt sẽ quyết định tương lai Việt Nam, chứ không nằm trong tay của Tàu cộng phong kiến, cũng không nằm trong tay của Anh Hai Tư bản Hoa Kỳ, và càng không nằm trong tay của CS Bắc Việt.

 

Mà tương lai Việt Nam chắc chắn nằm trong tay của 65% Tuổi Trẻ Việt Nam.

 

Đã đến giờ Tuổi Trẻ Việt Nam đứng lên đáp lời sông núi.

 

Mai Thanh Truyết

Hi Bảo vệ Môi trường Việt Nam (VEPS)

Ngày Môi trường Thế gii 5/6/2017

 

Phụ lục:

 

The value of nature

 

In recent decades, scientific advances, as well as growing environmental problems such as global warming are helping us to understand the countless ways in which natural systems support our own prosperity and well-being.

 

For example, the world's oceans, forests, and soils act as vast stores for greenhouse gases such as carbon dioxide and methane; farmers and fisher-folk harness nature on land and under water to provide us with food; scientists develop medicines using genetic material drawn from the millions of species that make up Earth's astounding biological diversity.

 

Billions of rural people around the world spend every working day 'connected to nature' and appreciate full well their dependence on natural water supplies and how nature provides their livelihoods in the form of fertile soil. They are among the first to suffer when ecosystems are threatened, whether by pollution, climate change or over-exploitation.

 

Nature's gifts are often hard to value in monetary terms. Like clean air, they are often taken for granted, at least until they become scarce. However, economists are developing ways to measure the multi-trillion-dollar worth of many so-called 'ecosystem services', from insects pollinating fruit trees in the orchards of California to the leisure, health and spiritual benefits of a hike up a Himalayan valley.

 

Nature up close

 

Connecting to nature can involve all the physical senses: why not take off your shoes and get your feet (and hands) dirty; don't just look at the beautiful lake, jump in! Take a hike at night and rely on your ears and nose to experience nature.

 

You can also connect with nature in the city, where major parks can be a green lung and a hub of biodiversity. Why not do your bit to green the urban environment, by greening your street or a derelict site, or planting a window box? You could put a spade in the soil or lift a paving slab and see what creatures live beneath.

 

Wherever you are, you could vow to pick up 10 (or 100) pieces of trash, or take inspiration from the citizens of Mumbai, India, and organize a mass beach clean-up.

 

Your activity doesn't have to take place on 5 June itself. UN Environment, for instance, will soon begin testing your knowledge and raising your appreciation of a healthy environment with competitions and online quizzes and provide a whole menu of ideas to help you celebrate the day.

 

In the age of asphalt and smartphones and among the distractions of modern life, connections with nature can be fleeting. But with your help, World Environment Day can make clearer than ever that we need harmony between humanity and nature so that both are able to thrive.

 

 

 


________________________________________

Mai Thanh Truyết

http://maithanhtruyet.blogspot.com/

"Energy can neither created or destroyed, 

 it only transforms from one form to another" - Anonymous


                                                         

 

//////////////////////////////////////////////////