Ky niem Mot Nam Bauxite Hungary

Bùn đỏ Hungary

MỘT NĂM SAU THẢM NẠN

Trông Người Mà Nghĩ Đến Ta

 

A present-day aerial view of the waste reservoir of Hungarian Aluminium (MAL) near Kolontar, Hungary, on September 23, 2011. MAL was under state management for months and received a record $647 million fine, but continues its operations to this day.

The waste reservoir wall has not been repaired, but the firm has switched to a dry technology and erected multiple layers of emergency dikes.

 

 

MỘT NĂM TRÔI QUA

Một năm qua sau ngày xảy ra tai nạn bùn đỏ ở Hungary, một đất nước cộng sản độc tài chuyển mình trở thành một quốc gia tư bản chỉ vừa mới 20 năm, chúng ta thử tìm hiểu xem cung cách ứng xử của nhà cầm quyền cùng phản ứng của người dân trước thảm họa trên.

 

A.     THẢM NẠN BÙN ĐỎ Ở HUNGARY

Vào lúc 12 giờ 10 phút ngày thứ Hai 04/10/2010, ở làng Kolontár (tỉnh Veszprém, cách Budapest chừng 164km về phía Tây Nam), một trong 10 bể chứa bùn đỏ khổng lồ của nhà máy sản xuất Alumin TP Ajka (trực thuộc Tập đoàn Nhôm Hungary - MAL Zrt.) đã đột ngột bị vỡ, khiến khoảng 1,9 triệu m3 bùn đỏ phủ một vùng rộng hơn 15 dậm vuông.

Biển bùn này tạo nên những đợt sóng rất mạnh, có chỗ cao tới 2m, cuốn trôi cả nhà cửa, cầu cống, xe cộ, gia súc... Theo các số liệu cho đến sáng 06/10, đã có 4 người chết (trong đó có hai trẻ em), 6 người đứng tuổi mất tích và chừng 120 người bị thương, trong đó có 8 người bị thương nặng.

Các làng xã, các thị trấn lân cận như (Devecser, Somlóvásárhely, Tăskevár,Apácatorna và Kisberzseny) cũng bị ngập trong bùn đỏ, chừng 400 người phải sơ tán từ khoảng 300 ngôi nhà tới các trường học, nhà văn hóa và các cơ sở hỗ trợ gia đình ở địa phương.

Bùn ngập đường rầy xe lửa khiến giao thông hỏa xa bị đình trệ tại một tuyến đường: Hãng Đường sắt Quốc gia Hungary phải triệu xe buýt liên tỉnh đến thay thế. Tình trạng này được đánh giá là sẽ kéo dài nhiều tuần... hay hơn nữa…

Đây chỉ là một trong 10 hồ chứa bùn đỏ ở Hungary trong kỹ nghệ khai thác nhôm từ năm 1945 trở đi. Theo những tin tức phân tích vào thời điểm đó, bùn đỏ khi tràn đến Kolontar, Hungary chứa Oxid Sắt (III) 40 – 45%, Alumina còn sót lại 10 – 15%, Silica (SiO2) 10 -15%, Calcium oxid 6 – 10%, Titan oxid 4 – 5% và Oxid natrium 5 – 6%.

Ngoài ra, còn có sự hiện diện của một số kim loại độc hại như: Chromium với nồng độ 600 mg/Kg (không cho phép có trong nước uống), Arsenic (thạch tín) 110 mg/Kg (11.000 lần hơn mức arsenic cho phép hiện diện trong nước uống) và Thủy ngân 1,2 mg/Kg (không có trong nước uống).

Nguy hơn nữa, là nguồn phóng xạ tìm tìm thấy trong bùn đỏ trên là Uranium (U238) gấp 3 lần cao hơn mức phóng xạ trung bình của hóa chất nầy hiện diện trên vỏ trái đất, và chất phóng xạ đồng vị Thorium (Th232 ) cao hơn 4 lần.

(Nếu thảm nạn nầy xảy ra ở Cao nguyên Trung Phần Việt Nam sau khi khai thác Bauxite, chuyện gì sẽ đến, một khi ở nơi nầy đã được Hội đồng Năng Lượng Thế giới (World Energy Council) ước tính là nơi nầy có chứa khoảng 200 ngàn tấn quặng Uranium với trữ lượng U3O8 là 0.06%?)

a.       Tổng kết thiệt hại và bồi thường

 

1.       Về Nhà cửa: Tai nạn tràn bùn đỏ đã làm tiêu hủy 360 nhà, nhưng sau một năm chánh phủ chỉ xây dựng lại 21 nhà ở thành phố Kolontát và 90 căn nhà ở Devecser. Hiện chánh phủ đang tiếp tục xây dựng nhà cử thêm cho nạn nhân.

2.       Diện tích đất đai độc và xử lý nhiễm độc: Có tất cả 4.000 hecta đất đai bị ô nhiễm. Hiện có 758 mẫu (hecta) đất đã được khử và xử lý. Theo các kết quả phân tích đất mới nhứt của Hungary (10/2011), diện tích đất trên đã được tái tạo và có thể trồng trọt được. Đất đã được trồng cây poplar (cây dùng để làm ra năng lượng biomass) thử nghiệm 12 mẫu và cho kết quả tốt.

3.       Ảnh hưởng lên nguồn nước: Theo báo cáo của chánh phủ sau một năm, nguồn nước vùng bị ô nhiễm ở hai thành phố trên đã được khử sạch. Nhưng trên thực tế, hai đoạn sông Marcal và Torna Creek chảy vào một nhánh sông Danube vẫn còn đang được tẩy rửa.

4.       Tại hồ cá Kolontát: 20.000 m3 bùn đỏ đã được bơm ra khỏi hồ, và 50.000 m3 nước ô nhiễm cũng đã được bơm và thay thế bằng nước sạch.

5.       Các vụ kiện tụng và hậu quả sau tai nạn: Công ty Hungarian Aluminium Production and Trade Company (MAL Zrt) chịu trách nhiệm cho thảm nạn trên đã bị phạt rất nặng, 647 triệu Mỹ kim và đang trong tiến trình "bán quốc doanh", nghĩa là nằm trong vòng kiểm soát của nhà nước Hungary.

 

b.      Những hệ lụy còn đang tiếp diễn

Mặc dù chánh phủ Hungary cố gắng hàn gắn hậu quả do thảm nạn bùn đỏ, người dân vẫn không hài lòng công việc tái thiết của chánh phủ.

Đây đó nổi lên rất nhiều vụ kiện đòi đền bù thiệt hại nhà cửa, tài sản, và ruộng vườn. Các vụ kiện tụng trở nên gay gắt hơn theo thời gian.

1.       Điển hình thứ nhứt là vụ kiện do Jozsel Kondoly, một cư dân ở thành phố Devecer, chỉ 2 ngày trước thảm họa, đã hoàn tất hệ thống sưởi chuẩn bị cho mùa đông, tiêu tốn một số tiền không nhỏ. Ông kiện Cty MAT Zrt đòi bồi thường thiệt hại $94.000.

2.       Vụ kiện nầy biến ông trở thành một nhà vận động môi trường (environmental activist) và là một biểu tượng của "Hungary democracy-in-action".

3.       Sở dĩ phong trào tranh đấu nầy có được tầm vóc quốc gia, vì đa số người dân nhận định rằng, chính phủ Hungary hiện tại, sau 20 năm chuyển đổi từ độc tài cộng sản thành tư bản tự do, có khuynh hướng trở về hình thức cai trị và áp dụng lại chuyên chính vô sản, biến thành Hungary trở lại hình thức của một quốc gia độc đảng cảnh sát trị.

4.       Luật sư Akos Nemeth trở thành một nhà vận động nhân quyền trong khi đại diện cho cư dân của 130 nhà bị tiêu hủy. Ông cám ơn văn hóa Tây Phương (Western culture) và thời đại tin học đã giúp ông có can đảm đứng lên.

5.       Ngày 4 tháng 10 năm 2011, Chánh phủ Hungary khánh thành đài tưởng niệm nạn nhận thảm họa tại Kolontát, và tại Devecser để vinh danh cảnh sát, lính chữa lửa đã có hành động anh hùng trong khi cấp cứu nạn nhân.

 

c.       Tổng kết.

 

1.       Cho đến nay, người dân của hai thành phố trên vẫn chưa nhận được đền bù gì ngoài 112 căn nhà xây dựng lại trong số 360 nhà bị tiêu hủy.

2.       Phần còn lại, như mùa thu hoạch bị mất trắng khi tai nạn xảy ra, nạn nhân bị thương tật, người dân không có điều kiện lao động và làm việc để sinh sống, đất đai chưa được tẩy rửa hoàn chỉnh, và nhứt là những nguy cơ về ảnh hưởng lên sức khỏe lâu dài của nạn nhân chưa được lưu ý.

3.       Trong buổi lễ kỷ niệm một năm, Bộ trưởng Bộ Môi trường tuyên bố đất đai đã được hoàn hóa, nhưng thực sự, lớp bùn đỏ đã được tẩy rửa, còn các hạt oxid titan rất mịn đã vào sâu trong lòng đất, nhiều nơi xuống sâu hơn 30 cm, cũng như pH của vùng nầy có độ acid trong thiên nhiên, và bây giờ trở thành kiềm (basic). Thành thử việc trồng trọt sẽ trở nên khó khăn và chắc chắn sẽ cho năng suất thấp, theo tin tức của Green Peace, một NGO tranh đấu cho môi trường xanh.

 

 

 

B.      THẢM NẠN BÙN ĐỎ Ở VIỆT NAM

NHỮNG CHUYỆN ẤY XẢY RA CHO HUNGARY, MỘT QUỐC GIA SAU 20 NĂM TỪ BỎ CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN. VẬY CÒN VIỆT NAM PHẢI LÀM GÌ ĐỂ PHÒNG TRÁNH  THẢM HỌA BÙN ĐỎ ĐANG CÓ THỂ XẢY RA Ở TÂN RAI VÀ NHÂN CƠ?

 

1.      Nhà máy Nhân Cơ – Đắk Nông

Theo lời của Nguyễn Trọng Tạo, người đi thăm nhà máy (?) ngày 22/12/2010, ông Tổng Giám Đốc nhà máy là Bùi Quang Tiến, một cựu Đại tá quân đội cs Bắc Việt. Ông là người Việt duy nhứt "được điều" về đây, còn lại toàn là kỹ sư và nhân công Tàu.

Cũng theo mô tả, khi xe chạy vào cổng, sẽ gặp nhà thờ "Bác Hồ". Nhà máy được 14 chuyên gia nước ngoài (giống như ám chỉ tàu lạ bắt tàu đánh cá Việt Nam ở biển Đông) kiểm định và lắp đặt với số lương 27.000 (hai mươi bảy ngàn) Mỹ kim/tháng.

Ông TGĐ cũng bảo đảm dù cho nhà nước đánh thuế cao cách mấy, việc khai thác bauxite cũng có lời (?). Nhà máy cần 4 ngàn tỷ Đồng VN để làm đường vận chuyển vào Nhân Cơ.

Ông TGĐ Tiến còn nói, thêm sau khi ghé qua dãy nhà nhân viên và kỹ sư "nước lạ", chúng tôi cũng không biết họ làm gì trong đó và sinh hoạt như thế nào? Là một TGĐ một đại công ty mà không biết nhân viên làm gì? Và cũng không dám "lai vãng đến" ? Trong bài viết không thấy nói đến nhà máy thực sự ở đâu? (làm gì có mà nói đến!).

Còn bồn chứa bùn đỏ thì sao? "Anh Tiến chỉ xuống một thung lũng và cho biết thung lũng đó sẽ chính là hồ chứa", lời người kể Nguyễn Trọng Tạo. Đây là một thung lũng sâu rộng cây cối xanh tốt. Thung lũng sẽ được ngăn bằng một cái đập và bùn đỏ sẽ được thải vào đó.

Ông Tạo tiếp theo nói "chúng tôi không hiểu khoa học để phân tích cái "hồ chứa" ấy, nhưng nghe thấy mọi việc đơn giản như thế thì thấy sờ sợ".Trên đường về, một người trong đoàn ông Tiên hát lên:

"Quân đội nhân dân là quân giận nhân đôi!

Quân giận nhân đôi là quân giận nhân hai!

Quân giận nhân hai là quân hại nhân dân!"

Qua chuyến đi của ông Tạo, chúng ta đã hình dung được tương lai của nhà máy Nhân Cơ như thế nào rồi. Nhưng chưa hết, tỉnh Đắk Nông còn có 6 dự án khai thác bauxite nữa!

Với số lượng ước tính sự hiện diện của "người lạ" ở nhà máy Nhân Cơ là 10.000 người, trong tương lai, tỉnh Đắc Nông sẽ có trên dưới 60 ngàn "người nước lạ". Và trong 20 năm năm nữa, sẽ có bao nhiêu trẻ em là con lai của "người nước lạ"?

Hiện tại, thêm một lần nữa, Thủ tướng CS Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố; "Nhà máy chỉ triển khai sau khi đánh giá hiệu quả kinh tế, báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt". Lời người viết và hiểu là: thứ nhứt, đây là lần đánh giá thứ mấy?, và thứ hai, qua tuyên bố trên nghĩa là tại Nhân Cơ, chưa có nhà máy nào nào được xây dựng cả, chỉ có một Ông TGĐ người Việt và hàng ngàn nhân viên, chuyên viên…người lạ? và vùng Đắk Nông hiện tại là một "Tô giới Tàu trên Cao nguyên Việt".

 

2.      Nhà máy Tân Rai – Bảo Lộc

Từ thành phố Bảo Lộc, đi lên về hướng bắc 15 Km sẽ gặp thị trấn Lộc Thắng, thuộc huyện Bảo Lâm. Đây là một thị trấn trù phú có đường xá, chợ búa, trường học xây cất khang trang.

Kinh tế người dân đặt trọng tâmv ào việc trồng trà, cá phê, tiêu hột v.v…Dân cư gồm đa số người Việt (di cư từ 1954) và người thiểu số K'ho, Châu Mạ…

Khác với Nhân Cơ nơi người Tàu sống khép kín và hoàn toàn biệt lập, tại trung tâm chợ Lộc Thắng, người Tàu có mặt khắp nơi, đàn ông, đàn bà, con nít ngồi ăn trong hầu hết các tiệm ăn chung quanh chợ mang nhãn hiệu "Ba Tàu". Người dân địa phương rất khó chịu vì sự "chiếm đoạt" nầy và gọi họ là "thằng Tàu quái đản". Những cuộc "tình dị chủng" đã xảy ra từ 3 năm qua.

Theo lời than vãn của một người dân có hơn 50 năm "bám trụ" nơi nầy, thì "Chẳng còn nhận ra Tân Rai nữa. Rừng bị chặt phá. Suối cũng bị ô nhiễm. Thanh niên trai tráng không có việc làm, bỏ đi hết cả, những đứa ở lại thì buồn chán sinh ra lắm tệ nạn. Thằng Tàu kéo vào, mang văn hóa của nó đến bám rễ, còn văn hóa dân tộc mình ngày càng mất dần".

Công trường khai thác là một cánh rừng thông 50 hecta bị chặt bỏ, bên cạnh một đầm nước thiên nhiên, dự trù sẽ là nơi chứa bùn đỏ. Khu vực được bao quanh bằng hàng rào B40.

Từ xa nhìn vào chỉ thấy toàn lao động Tàu làm việc tay chân vội vã với vật liệu xây dựng và máy móc thô sơ, đa số làm bằng tay chân.

Có khoảng 20 khu vực đang hoạt động, đào xới bauxite bằng xuổng, ky v.v…và mỗi khu vực ước tính rên 100 công nhân Tàu.

Về vận chuyển alumina, tập đoàn nhà nước là Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) đang đặt mua các xe chuyên chở 60 tấn, trong lúc đó con đường vận chuyển từ Bảo Lộc về cảng Gò Dầu, Đồng Nai, đường xá nhiều nơi chưa tráng nhựa gồm quốc lộ 20, tỉnh lộ 725 và 769 đổ ra quốc lộ 51. Và các cầu bắt ngang chỉ chịu đựng từ 6 đến 10 tấn mà thôi…

Quả thật, đây là tính toàn của những "đỉnh cao trí tuệ của loài người"

Chỉ vừa 6 tháng thí nghiệm thử, hóa chất từ các hồ trộn chảy ra ngoài làm ngập lụt 200 hecta đất trồng trọt chung quanh. Tai nạn đã xảy ra ngày 22/9/2011. Lại thêm kho chứa xút, vì không bảo quản kỹ lưỡng, qua nước mưa đã gây ô nhiễm toàn khu vực.

Chưa hết, đoàn xe chở quặng cày nát đoạn đường dài 227 km, trong đó có quốc lộ 20, làm cho sự di chuyển của dân chúng trở nên khó khăn nhứt là vào mùa mưa.

Số tai nạn lưu thông làm chết người tăng nhanh. Trong lúc đó, Ông Chủ tịch nước (!) Trương Tấn Sang lại tuyên bố: "Người Trung Quốc sẽ rút đi hết sau khi xây dựng xong 2 nhà máy". Bao giờ?

 

 

 

 

 

 

3.      Kết Luận

Chúng ta đã thấy nguy cơ bùn đỏ qua kinh nghiệm ở Hungary cũng như cung cách hành xử của một chánh quyền mang não trạng "20 năm – hậu cộng sản" sau khi thảm họa xảy ra.

Ở Việt Nam, việc khai thác Bauxite ở Nhân Cơ và Tân Rai đã bắt đầu từ hơn 3 năm qua, nhưng tiến độ thi công quá chậm chạp so với sự xâm nhập nhanh chóng của một lượng người Tàu đông đảo trong hai vùng bị chiếm đóng nầy.

Đây lại thêm một quyết định nghịch lý của những người đang quản lý đất nước hiện tại. Một quyết định phản khoa học, phản kinh tế, một quyết định làm hủy hoại môi sinh quốc gia và hoàn toàn đi ngược lại nguyện vọng của người dân.

Theo một tường trình từ Tân Rai, tiếng kêu thống thiết của một con dân Việ thốt ra:

 "Đừng để ngoại bang dùng lưỡi dao bauxite chém ngang lưng Tây Nguyên, bởi Bauxite chính là lưỡi dao tẩm độc!.

Bằng tất cả lương tâm và trách nhiệm, dân Việt chúng ta không cho phép điều đó xảy ra!"

 

Mai Thanh Truyết

Kỷ niệm một năm Bùn đỏ Hungary.

4/10/2011

 

//////////////////////////////////////////////////