Cộng hòa Vân Nam ở Trung Cộng

 

Cộng Hòa Vân Nam ở Trung Cộng?


 

Lời người viết: Bài viết trích từ cuốn sách "Từ Bauxite đến Uranium" do GS Trần Minh Xuân, TS Phan Văn Song, và Mai Thanh Truyết biên soạn và xuất bản năm 2009 và tái bản năm 2014, dựa theo những dữ kiện và sự kiện có thật đã và đang xảy ra cho Vân Nam. Người viết đưa ra những "hư cấu" hay những viễn kiến có thể xảy ra cho đất nước nầy nhứt là kể từ khi làn gió cách mạng "Hoa Lài" ở Tunisia phát động vào cuối năm 2010; rồi tiếp theo sau, những cuộc nỗi dậy lan tràn qua các quốc gia Á Rập và Phi Châu… để từ đó, chúng ta có thể hình dung một cách rõ ràng áp lực và âm mưu Hán hoá Việt Nam của TC là một âm mưu có thật. Và hôm nay, sự Hán hóa đã cận kề, mỗi người trong chúng ta cần suy gẫm thêm và nhứt định phải hành động hầu truy tìm "Lối thoát nào cho Việt Nam?".

 

1-    Lịch sử tỉnh Vân Nam

 

Năm 738, Bì La Các (thủ lĩnh bộ lạc Mông Xá, đã thành lập Vương quốc Nam Chiếu tại Vân Nam với kinh đô tại thành Thái Hòa (nay là Đại Lý) lập ra năm 739. Ông được nhà Đường công nhận là "Vân Nam Vương". Từ Đại Lý, mười ba đời vua Nam Chiếu đã cai trị trên 2 thế kỷ và đóng một vai trò quan trọng trong mối quan hệ luôn biến đổi giữa Trung Cộng và Tây Tạng. Năm 902, quyền thần của Nam Chiếu là Trịnh Mãi chiếm đoạt quyền hành, đổi tên nước thành Đại Trường Hòa. Năm 929, Triệu Thiện Chính diệt Đại Trường Hòa, lập ra nước Đại Thiên Hưng. Năm 930, Tiết độ sứ Đông Xuyên là Dương Càn Hưng diệt Đại Thiên Hưng, đổi tên nước thành Đại Nghĩa Ninh. Năm 937, thủ lĩnh tộc Bạch là Đoàn Tư Bình đã diệt Đại Nghĩa Ninh và thành lập Vương quốc Đại Lý, đóng đô tại Đại Lý. Vương quốc này khi đó bao gồm lãnh thổ ngày nay thuộc các tỉnh Vân Nam, Quý Châu, Tây Nam Tứ Xuyên, Bắc Miến Điện, Bắc Lào và một số khu vực tại Tây Bắc Việt Nam.

 

Năm 1253, Vương quốc Đại Lý bị người Mông Cổ và quân đội của Đại hãn Mông Kha tấn công. Năm 1276, Hốt Tất Liệt cho thành lập tỉnh Vân Nam. Vân Nam đã thành tỉnh đầu tiên trong các tỉnh miền Nam Trung Hoa nằm dưới sự kỉểm soát của Mông Cổ, và nó cũng là tỉnh cuối cùng tại Trung Hoa mà người Mông Cổ nắm giữ, ngay cả sau khi họ đã mất Bắc Kinh và bị đuổi ra khỏi các tỉnh miền Bắc. Tổng cộng họ đã chiếm giữ Vân Nam trong 130 năm. Phải chờ mãi 15 năm sau khi kẻ sáng lập triều đại nhà Minh được thừa nhận là nhà lãnh đạo toàn thể Đế quốc Trung Hoa, ông ta mới phái các đội quân của ông đến trục xuất người Mông Cổ ra khỏi bàn đạp sau cùng của họ, tức là Vân Nam.

 

2-    Cộng Hòa Vân Nam

 

Vào ngày 23 tháng giêng năm Quý Tỵ, 2013, Vân Nam cử hành kỷ niệm đệ nhứt chu niên ngày thành lập nước Cộng Hoà Vân Nam. Chỉ cách một năm trước đây, Vân Nam vẫn còn là một vùng tự trị (autonomous region) của TC.

 

Xin có vài hàng về tân quốc gia nầy: Công Hoà Vân Nam (Yunnan) chiếm diện tích 394.100 Km2 nằm trên một vùng đất cao nguyên có độ cao trên 7.000 m so với mặt biển, giáp ranh với Miến Điện, Lào và miền Bắc Việt Nam. Núi non che phủ cả ba phía Bắc, Đông và Tây. Chỉ có bình nguyên phía Nam xuống tận biên giới Việt Nam mà thôi. Thủ đô là Kunming, tiếng Việt là Côn Minh với diện tích 6.200 Km2. Nhiệt độ trung bình là 65oF cho nên được mang tên là "thành phố mùa xuân vô tận" (eternal spring).

 

Về dân số, với tổng cộng 48 triệu theo thống kê năm 2014, trong đó có 10% là người thiểu số mà người Hồi Hột chiếm đa số (dân tộc chính ở Tân Cương, nơi đã xảy ra cuộc xung đột Hán-Hồi vào tháng 7, 2009). Một yếu tố quan trọng là việc chênh lệch về giới tính của quốc gia nầy rất trầm trọng, nghĩa là tỉ lệ nam/nữ chiếm 125/100. Về trình độ dân trí, có 50% dân số tốt nghiệp trung học phổ thông tức lớp 12.

 

Tỉnh này được 6 hệ thống sông lớn chính tưới tiêu:

  • Dương Tử (Trường Giang), tại đây được biết dưới tên gọi Kim Sa Giang (sông cát vàng), tưới tiêu cho phần phía bắc của tỉnh.
  • Châu Giang, với thượng nguồn của nó gần Khúc Tĩnh, tưới tiêu cho khu vực liền đông.
  • Mê Kông (Sông Lan Thương), chảy từ Tây Tạng tới miền nam Việt Nam đổ ra biển Đông, tạo thành biên giới tự nhiên giữa Lào và Myanmar, giữa Lào và Thái Lan, qua Campuchia để tới Việt Nam.
  • Sông Hồng (Hồng Hà) có thượng nguồn tại các dãy núi ở phía nam Đại Lý và đổ ra biển Đông sau khi chảy sang Hà Nội, Việt Nam.
  • Nộ Giang/Salween (Nù jiāng), chảy ra vịnh Martaban và biển Andaman sau khi chảy qua Myanmar.
  • Sông Irrawaddy có vài sông nhánh nhỏ ở miền tây Vân Nam, cũng như sông Độc Long và các sông trong châu tự trị Đức Hoành.

 

Nguồn lợi chính của quốc gia nầy là trồng trọt và chăn nuôi gia súc như gà, bò heo và sữa. Năm 2008, mức thu hoạch của kỹ nghệ nầy đem lại cho quốc gia 30 tỷ Mỹ kim và tăng vọt lện gấp đôi năm 2012. Nguồn nguyên liệu khoáng sản rất quan trọng vì những nguồn khoáng sản nầy không chứa sắt do đó việc tẩy rữa quặng mõ và tinh chế tương đối không phức tạp và giá thành rẽ hơn cũng như việc bảo quản an toàn môi trường ít tốn kém hơn các quặng mõ có chứa chất sắt.

 

Công nghệ hoá chất, điện tử cùng nguyên tử …nói chung là công nghệ cao cấp đang trên đà nhảy vột phi mã, từ năm 2005, sản phẩm tạo dựng là 20 tỷ Mỹ kim, tăng lên 50 tỷ cho 2008 và 100 tỷ cho năm 2014. Tính đến năm 2008, Những New Technology Industrial Devolopment Zones (Vùng phát triển công kỹ nghệ mới) chiếm trên 3000 công ty, trong đó phân nửa là các công ty nước ngoài đầu tư vào. Và hiện tại năm 2016, con số trên đã tăng gấp đôi.

 

Hàng ngày mức nhập cảng dầu thô để dùng cho phát triển là 1 triệu tấn cho năm 2008, và gần 1,5 triệu tấn cho năm 2010. Hiện tại, Vân Nam cần gần 3 triệu tấn dầu thô hang năm.

 

Qua những dữ kiện khách quan nêu trên của tân Cộng Hoà Vân Nam, việc chuyển vận hàng hoá xuất nhập cảng và trao đổi thương mại với các quốc gia là một chính sách quốc gia của những nhà làm kế hoạch của đất nước nầy. Ngoài ra việc giải quyết nạn trai thừa gái thiếu cũng là vấn đề lớn làm bận tâm những nhà làm kế hoạch gia đình.


Do đó, ngay khi còn nằm trong thời kỳ "vùng tự trị" của chính phủ trung ương Bắc Kinh, Vân Nam đã cố gắng mở rộng mạng lưới giao thông trên mọi khía cạnh để hạn chế một số "cọ sát" tế nhị với các tỉnh từ Tây sang Đông xuyên qua lục địa TC để tiếp cận với thế giới bên ngoài. Các cọ sát nấy phát sinh ra từ sự khác biệt chủng tộc mặt dù trên lý thuyết, tuyệt đại đa số dân số đều là người Hán nhưng không cùng một tiếng nói nếu không trao đổi bằng tiếng chính thức của Bắc Kinh là tiếng Quan thoại. Sự cọ sát còn nảy sinh qua sự cạnh tranh trong phát triển và phân phối giữa các tỉnh với nhau. Thực sự điều nầy đã có sẳn từ ngày Mao Trạch Đông gồm thâu nước Trung Hoa từ năm 1949, và luôn luôn tiềm ẩn trong đầu của người dân địa phương ở mỗi tỉnh.

 

Ngày nay, các cột trụ công nghệ, nhờ tài nguyên thiên nhiên phong phú là: nông nghiệp, thuốc lá, thủy điện và du lịch. Công nghệ thứ cấp hay phát triển kỹ nghệ (secondary) hiện nay lớn nhất ở Vân Nam chiếm hơn 45% GDP. Công nghệ tam cấp hay dịch vụ (tertiary) chiếm 40% và nông nghiệp chỉ còn 10%.  Đầu tư là then chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Vân Nam ngày nay, đặc biệt về xây cất.

 

Con số dân thất nghiệp là 4.21%, ít hơn con số trên 5% của Hoa Kỳ năm 2015.  Năm 2011, GDP Vân Nam là 875.1 tỉ Yuan (140 tỷ US$) với mức tăng trưởng hàng năm là 13.7%. GDP mỗi đầu người là 13.500 Yuan (2000 US$). Nông nghiệp chiếm 18% , xây cất  và công nghệ chiếm  43% và du lịch chiếm 39.1 % GDP cho năm 2015.

 

Tất cả sự "hiệp nhứt" trên chỉ là một sự thống nhứt không bền vững qua việc kiểm soát chặt chẽ của quân đội và công an của chính phủ trung ương của Cộng hòa Vân Nam. Tuy nhiên, sự thống nhứt trên chỉ là một giai đoạn tiềm ẩn cho các sự xáo trộn về sau nầy qua hai sự kiện Tây Tạng và Tân Cương (chiếm gần 3/5 tổng diện tich đất đai Trung Hoa và có nguồn khoáng sản dồi dào hơn các tỉnh khác).

 

Vân Nam thành công trong việc tách rời Trung Hoa và tuyên bố độc lập là do sức mạnh kinh tế và tinh thần dân tộc của người địa phương mà Bắc Kinh gọi là dân tộc bản địa qua nhiều chiến dịch di dân người Hán từ những năm 1949 trở đi do chính sách Hán hoá và đồng hoá do Mao Trạch Đông chủ trương.

 

3-    Sự phát triển của Cộng hòa Vân Nam

 

Và Cộng Hoà Vân Nam đã thực hiện thành công nhiều công trình trong kế hoạch "mở cửa" xuôi Nam để tiếp cận vời thế giới bên ngoài đặc biệt là Việt Nam.

 

Con đường xe lửa Côn Minh – Lào Kay – Hà Nội: Con đường nầy đã được khánh thành vào giữa năm 2008. Tuy là con đường Trung - Việt nhưng chỉ cho xe lửa TC di chuyển mà thôi vì đầu máy xe lửa Việt Nam không đủ kích thước để sử dụng. Từ đó, hàng hoá lậu và cả người Tàu di dân không cần hộ chiếu cũng xâm nhập vào nội địa Việt Nam bằng phương tiện nầy.

 

Một thiểu số không nhỏ người Việt, tức con buôn cũng lợi dụng đường xe lửa nầy để buôn lậu vì nhiều lợi thế:


 

  • 1- Tránh được quan thuế vì quan thuế Việt Nam không có quyền hạn gì cả trên "tài sản và phương tiện" của đàn anh nước lớn;
  • 2- Con buôn được hưởng nhiều quyền lợi như có hướng dẫn, có "cò" đưa đón để giúp đở trong việc mua bán hàng hoá và làm thông dịch;
  • 3- Hiện có những lớp huấn luyện "cò" mở ra tại Côn Minh để giúp đám con buôn nầy.

 

Và dĩ nhiên, đất nước Việt Nam phải gánh chịu nhiều đắng cay qua "con đường tơ lụa Trung - Việt" nầy. Có thể nói, hầu hết sản phẩm may mặc, đồ chơi, thực phẩm, trái cây, đồ gia dụng… bị chối bỏ vì chứa hoá chất độc hại ở thị trường Hoa Kỳ và Âu châu đều được đổ dồn về Việt Nam.

 

Từ đó lần lần tiêu diệt các sản phẩm nội hoá tạo ra một sự xáo trộn thị trường lao động và một số kỹ nghệ ở trong nước như may mặc, chăn nuồi, trồng tỉa. Kể từ năm 2008 trở đi, những mặc hàng kể trên ngày càng chiếm trọn thị trường Việt Nam và càng xuôi Nam cho đến tận cùng miền đất nước và vùng Cao nguyên. Một thí dụ điển hình là tại chợ Đà Lạt, hàng may mặc đầy rẩy và được bán với giá rẻ mạt và hầu hết sản phẩm bày bán tại đây đầu mang nhản hiệu "Made in DaLat" dù có rất nhiều mặt hàng cũng như trái cây hoàn toàn không phải là sản phẩm địa phương. Một chiếc áo gió bán chỉ với giá 15 ngàn Đồng, trong lúc một chiếc áo tương đương dệt ở nội địa giá cả không dướ 3, 4 chục ngàn. Chỉ nội cái fermeture cũng đã bán trên dưới 15 ngàn rồi (thời điểm 2010).


Con đường Đông Trường Sơn còn được gọi là xa lộ Trường Sơn hay đường mòn HCM, hay quốc lộ 14 (thời VNCH) chạy xuyên suốt từ Bắc chí Nam từ Quảng Bình trở đi cắt ngang xa lộ số 9 (sẽ nói ở phần dưới), qua Khe Sanh, A Lưới ở địa phận tỉnh Thừa Thiên. Tiếp theo là trị trấn Prao, Khâm Đức thuộc địa phận tỉnh Quảng Nam.

 

Tiếp tục xuôi Nam, đường nầy xuyên qua nhiều tthị trấn của tỉnh Kontum như Đắk Giai, Plai Cầm, Tân Cảnh, Đắk Tô, Đắk Hà và thị xã Kon Tum. Tiếp đến tỉnh Pleiku gồm thị trấn Phú Hoà, Pleiku, Chu Sè trước khi đi vào địa phận của tỉnh Đắk Lắk xuyên qua các thị trấn Ea Drăng, Ban Mê Thuộc, Ea T'ling.

 

Sau đó, con đường tiếp tục vào địa phận tỉng Đắk Nông xuyên qua Đák Mil và Nhân Cơ.

 

Suốt chặng đường xuôi Nam kể trên, những thị trấn trên ngày càng tiếp cận một số lượng không nhỏ người di dân từ Vân Nam qua cũng như hàng hoá và những dịch vụ nhu nhà cửa, hàng quán, thậm chí những nơi không giải trí không lành mạnh cũng  mọc lên như nấm. Xe cộ chở hàng 35 tấn dập dìu ở cả hai chiều. Các cửa hiệu, thậm chí những tên đường đôi khi viết bằng tiếng Vân Nam…

 

Đặc biệt hơn hết là thị trấn Nhân Cơ có thể được xem như bị Hán hoá hoàn toàn. Thỉnh thoảng chỉ còn thấy một vài người thiểu số thả bộ dọc theo hay bên đường rực đầy ánh sáng với nhiều đèn màu về đêm nói lên tòan cảnh hoang tàn so với thời xa xưa của 15 sắc dân thiểu số hiện diện trên mãnh đất Hoàng triều cương thở hàng ngàn năm qua.

 

Cũng cần thêm một chi tiết nhỏ là có thêm một con đường ĐôngTây trong nội địa Việt Nam là đường số 27 bắt đầu từ Ninh Thuận (Phan Rang) đã được nối dài  đến Nhân Cơ xuyên qua Đà Lạt và khánh thành đúng ngày quốc khánh của CH Vân Nam năm 2013.

 

Con đường Tây Trường Sơn cũng cần nêu ra đây với quốc lộ 13 nối liền biên giới Lào với Vân Nam, xuyên qua Sawanakhet đến tận biên giới Cambodia đã được Vân Nam viện trợ và khánh thành vào tháng 12 năm 2008. Tiếp theo là quốc lộ số 7 tiếp nối xuyên qua Nam Vang và đổ ra hải cảng Sihanoukville, cũng được khánh thành vào cuối năm 2010.

 

Hai con đường nầy cũng rộn rịp không kém đường Đông Trường Sơn với lượng xe vận tải hạng nặng dập dìu chuyển hàng hóa từ Vân Nam ra thế giới qua hải cảng Sihanoukville nầy.


 

Trở qua con đường Đông Tây chiến lược, đó là con đường số 9 bắt đầu từ Quảng Trị qua Khe Sanh, Schepone, Sawanakhet và xuyên qua địa phận Thái Lan. Để rối cuối cùng dừng lại ở hải cảng Mawlamyine nằm ở phía Tây Thái Lan. Vào tháng 12/2009, hai chiếc tàu dầu đầu tiên với trọng tải 5.000 tấn xuất phát từ hải cảng trên, ngược dòng Mekong (đã được nạo vét) để về bến đổ ở một thị trấn biên giới Lào – Vân Nam. Chính sự kiện nầy đã bị các cơ quan OXFAM, một NGO về môi trường cảnh báo về nguy cơ tràn dầu ngay sau đó.

 

Tóm lại, qua sự phát triển những con đường Bắc Nam qua ngõ Việt Nam, Lào Thái Lan và Cambodia, cũng như việc nạo vét lòng sông Cửu Long từ biên giới Vân Nam đến tận biện giới Cambodia khiến cho tỉnh Vân Nam mạnh dạn tách rời chính phủ trung ương Bắc kinh để thành lập Cộng hoà Vân Nam với trọng tâm chuyển hướng phát triển kinh tế quốc gia trong tinh thần kinh tế thị trường và phát triển trong chiều hướng ứng hợp với tiến trình toàn cầu hoá.

 

4-    Ảnh hưởng đối với Cộng sản Bắc Việt

 

Riêng đối với Việt Nam, một quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều nhứt và bị ảnh hưởng lên nhiều mặt, đặc biệt là tiến trình Hán hoá của của TC. Mặc dù không còn chịu áp lực của Bắc Kinh, nhưng người Vân Nam vẫn còn ẩn dấu một não trạng là luôn luôn muốn đồng hoá và thôn tính Việt Nam. Não trạng nầy thể hiện ngay từ những ngày lập quốc của Việt Nam.

 

Côn Minh là thủ phủ của tỉnh Vân Nam, có nền kinh tế phát triển thứ 14 tại Trung Quốc. Trồng hoa là một ngành sản xuất chủ chốt của Côn Minh - nơi cung cấp 70% hoa tươi cho TC. Côn Minh là thành phố trung chuyển chính của TC nằm trong Hành lang Kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Hành lang Kinh tế này có thể kết nối các tỉnh phía Tây Nam TC với các nước ASEAN theo con đường ngắn nhất thông qua cảng biển Hải Phòng của Việt Nam là cầu nối thúc đẩy tự do hóa kinh tế, thương mãi giữa Việt Nam, ASEAN, và TC.

 

Ở vào thời điểm nầy, Vân Nam càng muốn tiến hành cấp tốc những âm mưu Hán hoá vì lý do vừa là sắc tộc (đồng hoá) vừa là giải toả áp lực của tình trạng trai thừa gái thiếu của quốc gia nầy.

 

Kết quả là, từ ngày dự án bauxite ở cao nguyên Trung phần Việt nAm từ năm 2008 trở đi, có thể nói họ đã gần như đồng hoá hoàn toàn người Thượng qua việc khai thác hai công trình Nhân Cơ và Tân Rai và nhiều nơi khác ở tỉnh Đắk Nông. Tại những nơi nầy, những cuộc hôn nhân dị chủng giữa người Thượng và Hán xảy ra rất nhanh qua những khuyến dụ về hàng hóa, thực phẩm v.v…

 

Những nơi nào có bước chân của họ, thì từ địa hình, địa vật, và tất cả bộ mặt còn lại của cộng đồng bản xứ đều bị thay đổi hoàn toàn, và có thể nói không sợ sai lầm là đã có thêm nhiều thị trấn, thành phố Tàu mới trên vùng đất hoàng triều cương thổ xa xưa của nước Việt, cũng như ở những nơi khác rải rác từ Bắc chí Nam.

 

Cơn mê của người viết chợt bừng tỉnh với tiếng hét: NGỘ TẢ NỊ SẨY!

 

Mai Thanh Truyết

Nhóm Chng Tàu Dit Vit Cng

Hiu đính 31/10/2017

 

 

 

 



 

   

 

 

   

      Các vùng phát triển  kinh tế kỹ thuật chánh yếu Vân Nam ngày nay là : 

 

·           Vùng   biên giới   hợp tác kinh tế Ruili, cũng thành lập năm 1992, để khuếch trương phát triển  thương mãi giữa Trung Quốc và Miến Điện,    xuất nhập khẩu đầy hứa hẹn  gồm có các công nghệ chế biến , nông phẩm địa phương  và tài nguyên  sinh học. Doanh nghiệp Trung Quốc và Miến Điện  tăng mau lẹ.  Nay Miến Điện   là một trong những nhà  chung sức thương mãi lớn nhất với Vân Nam.  Thương mãi  Miến  Trung, năm 1999,  lên đến 77.4%  ngọai thương Vân Nam.  Năm đó,  xuất khẩu  dụng cụ điện cơ - electromechanical đạt 55.28 triệu $. Xuất khẩu chánh là sợi dệt áo quần, chỉ sợi bông vải,  sáp ceresin, dụng cụ máy móc cơ học, trái cây, chỉ sợi và thuốc lá.  

 

 

·          Vùng  Côn Minh .  Thành lập năm 1992 là một vùng cấp quốc gia . Côn Minh nằm  ở trung đông tỉnh.   Sau nhiều năm phát triễn,  vùng  đã hình thành  nhiều công nghệ cột trụ gồm  chế biến thuốc lá, chế tạo máy móc, thông tin điện tử và kỷ thuật sinh học.  Công nghệ cao kỷ  thiết lập về phía Đông Nam thủ phủ Côn Minh,  cách ga Đường Xe lữa Côn Minh  4km và  cách phi trường quốc tế  Côn Minh  5 km.   Diện tích 900 ha ( 3.5 dặm Anh vuông  hay 9 km2) .   

 

 

·              Vùng  phát triển kinh tế  Châu  Xương, Sở Hùng  – Chuxiong  là một vùng quan trọng cho Vân Nam . Diện tích 12 km2 , gồm có  4 công viên công nghệ. Nay đã hút dẫn nhiều dự án đầu tư    của công nghệ theo nền tảng mới mẽ.  

 

 

·           Vùng hợp tác kinh tế  Vạn đình –Wanding là một công viên  công nghệ   Ủy ban Quốc gia Trung Quốc chấp nhận,  cũng thiết lập năm 1992   tại thị trấn Vạn Đình , Ruili và Đức Hồng - Dehong hầu đề xướng thương mãi giữa Trung Quốc và Miến Điện. Diện tích là 6 km2( 2.3  dặm Anh vuông ), tụ điểm vào  thương mãi, chế biến tài nguyên nông nghiệp và du lịch .

 

 

·            Vùng phát triển kinh tế và kỷ thuật KhúcTỉnh   – Qujing  do tỉnh  chấp   nhận tháng 8 năm 1992 , tại  phía Đông  thị trấn Qujing , đứng hạng nhì Vân Nam  trên phương diện kinh tế . Diện tích là 106 km2( 41 dặm Anh Vuông ,  mục đích phục vụ  cho  400 000   dân quanh Vùng . 

              

     Nông  nghiệp Vân Nam

 

     Nông Nghiệp Vân Nam giới hạn  vào các đồng bằng trên cao , các thung lũng mở và các  đồi núi bậc thang . Đất bằng hiếm có, cho nên chỉ có 5% đất đai Vân Nam trồng trọt được. Lúa gạo  là mùa màng chánh, sau nđó là bắp ( ngô ), lúa mạch , lúa mì , hột cải làm dầu ăn  - rapeseed , khoai lang, đậu nành ( đổ tương ),  trà , mía, thuốc lá  và bômg vải. Trên dốc núi cao ở miền Tây,  nuôi súc vật và trồng cây đốn gỗ  tỉ như giá tị - teck  , một tài nguyên gía  trị ở Tây Nam.  Thuốc lá  là sản  phẩm xuất cảng chánh yếu  và là một thành phần lớn của GDP.  Hơn nữa,   tiềm năng cạnh tranh  mạnh mẽ của Vân Nam là  công nghệ  trồng cây trái  và rau  đậu –vegetables , đặc biệt là rau đậu tươi  hay  sấy khô  và táo tây-pom tươi. Vân Nam là  một trong những vùng thế giới  tài nguyên  dồi dào nhất về nấm hoang dã ăn được.  Trung Quốc kê khai là có 938  lọai nấm ăn được, trong số này  800 lọai thuộc Vân Nam.  Năm 2004, Vân Nam xuất khẩu 7 740 tấn nấm hoang dã ăn được, chiếm  70% tổng số nấm Trung Quốc xuất cảng . Lọai nấm tên gọi là " nấm thông- pine mushroom"   là một sản phẩm chánh yếu của tỉnh và xuất khẩu số lượng lớn sang Nhật.  

 

       Vì Trung Quốc  tăng thêm nhiều tiêu thụ các đồ sữa , cho nên ngành  công nghệ sữa – dairy industries  cũng phát triển mau

    

Côn Minh là thủ phủ của tỉnh Vân Nam, có nền kinh tế phát triển thứ 14 tại Trung Quốc.

Dân số: trên 6 triệu người

Website chính thức: http://www.km.gov.cn/

 

Côn Minh là thủ phủ của tỉnh Vân Nam, có nền kinh tế phát triển thứ 14 tại Trung Quốc. Trồng hoa là một ngành sản xuất chủ chốt của Côn Minh - nơi cung cấp 70% hoa tươi cho Trung Quốc. Côn Minh là thành phố của Trung Quốc tham gia vào Hành lang Kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Hành lang Kinh tế này có thể kết nối các tỉnh phía Tây Nam Trung Quốc với các nước ASEAN theo con đường ngắn nhất thông qua cảng biển Hải Phòng của Việt Nam là cầu nối thúc đẩy tự do hóa kinh tế, giao lưu văn hóa giữa Việt Nam nói riêng và ASEAN nói chung với Trung Quốc.

http://docs.ttdt.dsp.vn/images/images/anhcop/Con_Minh2.JPG

Quan hệ với Đà Nẵng

 

Thành phố Đà Nẵng và thành phố Côn Minh bắt đầu các chuyến trao đổi đoàn từ năm 2005. Hai thành phố đã triển khai một số chương trình hợp tác du lịch và thể thao. Năm 2010, Hãng Hàng không Phương Nam (Trung Quốc) cũng đã tổ chức nhiều chuyến bay thuê từ Côn Minh đến Đà Nẵng, đưa hàng nghìn khách du lịch Trung Quốc và quốc tế đến tham quan Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung.

 

Ngày 03/4/2012, UBND thành phố Đà Nẵng và Chính quyền thành phố Côn Minh đã ký kết Ý định thư về việc phát triển quan hệ hữu nghị giữa hai thành phố.

 

 


--

________________________________________

Mai Thanh Truyết

https://maithanhtruyet1.blogspot.com/

https://www.facebook.com/envirovn


"Sự bền vững của thế giới chúng ta là năng lượng tái tạo, tái chế phế thải và môi trường xanh."  "The sustainability of our world is renewable energy, waste recycling & green environment." - MTTruyết -

 


//////////////////////////////////////////////////