Thảm Nạn Bùn Đỏ Hungary:
Não Trạng Liên Sô còn sót lại
Vào ngày thứ hai 4 tháng 10 năm 2010, cả thế giới rúng động vì tin một trong 10 hồ chứa bùn đỏ ở Hungary bị bể bờ, xâm nhập vào thị trấn Kolontar với 800 dân. Sau đó bùn đỏ chảy qua thị trấn Devecser, với 6000 dân. Cả hai thị trấn nầy bị tràn ngập, nhiều con đường hay nhà dân chúng bị ngập sâu trên 2 mét. Thiệt hại sơ khởi về nhân mạng là 7 người và hơn 120 người bị thương cùng một số nạn nhân mất tích tính đến ngày 10/10), chưa kiểm kê được. Còn thiệt hại vật chất chắc chắn cần phải nhiều năm nữa mới ước tính được và mức độ ảnh hưởng lên môi trường có thể kéo dài vài chục năm sau đó.
Xin trích lại lá "Thư cho con" của ông Giáo Già Trần Minh Xuân
"Vào hồi 12 giờ 10 phút ngày thứ Hai 04/10/2010, ở làng Kolontár (tỉnh Veszprém, cách Budapest chừng 164km về phía Tây Nam), một trong 10 bể chứa bùn đỏ khổng lồ của
nhà máy sản xuất Alumin TP Ajka (trực thuộc Tập đoàn Nhôm Hungary - MAL Zrt.) đã đột ngột bị vỡ, khiến hơn 1triệu m3 bùn đỏ tràn ra ngoài. Biển bùn này tạo nên những đợt sóng rất mạnh, có chỗ cao tới 2m, cuốn trôi cả nhà cửa, cầu cống, xe cộ, gia súc... Theo các số liệu cho đến sáng 06/10, đã có 4 người chết (trong đó có hai trẻ em), 6 người đứng tuổi mất tích và chừng 120 người bị thương, trong đó có 8 người bị thương nặng. Các làng xã,thị trấn lân cận (Devecser, Somlóvásárhely, Tăskevár,Apácatorna và Kisberzseny) cũng bị ngập trong bùn đỏ, chừng 400 người phải sơ tán từ khoảng 300 ngôi nhà tới các trường học, nhà văn hóa và các cơ sở hỗ trợ gia đình ở địa phương. Bùn ngập đường ray xe lửa khiến giao thông hỏa xa bị đình trệ tại một tuyến đường: Hãng Đường sắt Quốc gia Hungary phải triệu xe buýt liên tỉnh đến thay thế. Tình trạng này được đánh giá là sẽ kéo dài nhiều tuần... Các chuyên gia cũng cho hay, trong lịch sử chế biến Alumin chưa có trường hợp nào tương tự xảy ra. Chiều 05/10, Quốc vụ khanh Bộ Bảo vệ môi trường Hungary Illés Zoltán đã ra chỉ thị tức khắc ngừng hoạt động chế biến Alumin của Tập đoàn Nhôm Hungary, đồng thời buộc hãng phải khắc phục bể chứa bị vỡ... Tập đoàn Nhôm Hungary trong Thông cáo số 1 ra sau khi tai nạn xảy ra một ngày đã tìm cách trấn an dư luận bằng cách khẳng định rằng, theo chuẩn của Liên hiệp Châu Âu về rác thải thì bùn đỏ không bị liệt vào hạng độc hại... Bộ trưởng Nội vụ Pintér Sándor thì có phản ứng rất độc đáo: ông cho rằng nếu Ban lãnh đạo Tập đoàn Nhôm Hungary nói bùn đỏ không phải chất độc hại, mời họ... tắm trong biển bùn ấy, xem có làm sao không" [xem hình thành phố bị tràn ngập bùn đỏ và xe bị chồng đống vì lũ bùn đỏ ở Hungary được chụp nhận 5/10/2010].
Nguyễn Tấn Dũng và tập đoàn Than Khoáng Sản Việt Nam (TKV) ngủ quên, chưa chịu tỉnh giấc hoan lạc, vì theo một bài viết của Tiến sĩ Mai Thanh Truyết cho biết: "Kể từ đầu năm 2009, câu chuyện Bauxite bắt đầu nở rộ từ trong nước và ra hảingoại. Dự án khai thác quặng bauxite do chính Thủ tướng cộng sản Nguyễn Tấn Dũng ký sắc lịnh số 167 ngày 1/11/2007 và đã bắt đầu khởi công từ đầu năm2008 ở công trường Bảo Lâm (Tân Rai, Bảo Lộc) và giữa năm 2008 ở côngtrường Nhân Cơ (Đắknông), nhưng chỉ chính thức công bố vào đầu năm 2009 màthôi. Mặc dù có biết bao góp ý từ những nhà chuyên môn trong nước và hảingoại, cùng kinh nghiệm của những quốc gia đang khai thác như Liên bang Nga,Nam Mỹ, Phi Châu, Trung Cộng và Úc Châu. Từ đó đến nay, người Việt tại hảingoại góp ý nhiều bài viết trên báo chí, trên mạng lưới toàn cầu cũng như trên đủloại truyền thông khác như paltalk, truyền hình, truyền thanh của những nhà
chuyên môn, ký giả và những người còn lưu tâm đến Đất và Nước Việt Nam vềvấn đề nầy. Có thể nói, tất cả góp ý về việc khai thác quặng mỏ bauxite ở vùngcao nguyên Trung phần Việt Nam là một việc làm hoàn toàn không ứng hợp với việc bảo vệ môi trường cùng hiệu quả kinh tế của việc khai thác, cũng như ảnhhưởng đến đời sống người dân, đặc biệt là những người thiểu số. Tất cả đềukhuyến cáo là không hiệu quả kinh tế và mức độ ô nhiễm môi trường rất cao.Chính Trung Cộng bị buộc phải đóng cửa trên 100 nhà máy khai thác bauxite trong đó có một nhà máy vừa mới khánh thành tiêu tốn trên 1 tỷ Nhân dân tệ vì không giải quyết được áp lực của người dân và sức ép của luật môi trường".Vấn đề cũng đã được 3 tác giả Mai Thanh Truyết, TrầnMinh Xuân, Phan Văn Song viết thành tác phẩm "Từ Bauxite Đến Uranium – Tiến Trình Đô Hộ Việt Nam CủaTrung Cộng" do nhà xuất bản Mekong-Tỵnạn ấn hành nămvừa qua [2009]; đồng thời nhiều buổi Hội Luận về "Đại họaBauxite" cũng được tổ chức ở nhiều nơi, nhưng Đảng và đồng bọn Thái thú cầm quyền vẫn cứ ngủ yên, tiếp tục cho tiến hành việc khai thác như tin được đăng trên Vietnamnet ngày 13/10/2010 cho biết "Thủ tướng [Nguyễn Tấn Dũng] vừa đồng ý cho phép đầu tư dự án xây dựng tuyến đườngtránh phía Tây thành phố Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) để phục vụ khai thác và vận chuyển bôxit từ mỏ Tân Rai - Bảo Lâm ra quốc lộ 20..." như một thứ ngoan cố thách thức côngluận, thách thức lời cảnh giác của Giáo sư Ngô Bảo Châu, con người lỗi lạc nhận lãnh huy chương toán quốc tế được Dũng vinh danh ca ngợi, thách thức
cả sự sinh tồn của dân tộc.
Nhưng, từ biến cố bùn đỏ bauxite vô cùng tệ hại vừa xảy ra ở Hungary, gây bàng hoàng dư luận quốc tế, ngay trong thời gian diễn ra cái gọi là "Ngàn năm ô nhục Thăng Long - Hà Nội", dư luận người Việt ở cả quốc nội lẫn hải ngoại không để cho Nguyễn Tấn Dũng và Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản VN (TKV) ngủ yên, vì những lời cảnh giác cũ được dồn dập nhắc lại, và những lời cảnh giác mới được rộ lên từ quốc nội đến hải ngoại, điển hình là một số bài viết phổ biến trên mạng Bauxite Vietnam và một số diễn đàn điện tử khác dẫn chứng "Thảm họa vỡ hồ chứa bùn đỏ ở Hungary là một sự cảnh cáo nghiêm khắc để chế độ Hà Nội phải ngưng ngay các công trường khai thác bauxite ở Tân Rai và Đắk Nông".
Ước tính thiệt hại ban đầu ở sông Danube
Chỉ vài ngày sau, bùn đỏ đã xâm nhập vào nhánh sông Danube bên địa phận Hungary, nằm về hướng Nam. Sông Danube với 2900 Km dòng chảy xuyên qua các quốc gia Croatia, Serbia, Romania, Bulgaria, Bulgaria, Ukraina, và Moldova trước khi chảy thẳng vào Hắc Hải (Black Sea). Bùn đỏ đã chảy vào một phụ lưu của sông Danube là sông Marcal.
Ngay sau khi bùn đỏ xâm nhập vào nhánh sông trên, mức pH của nước sông tăng lên đến 12 đơn vị, mức độ gây phỏng da ngay tức khắc khi chạm vào nước nầy, và dĩ nhiên, trong điều kiện trên, tôm cá và sinh vật trong nước không thể sống còn được. Hìn ảnh trên TV cho chúng ta thấy quá rõ thiệt hại vật chất nầy.. Mức pH trung bình của nước sông là từ 6,5 đến 8,5 tùy từng khúc sông. Mức độ trung tính của nước là 7 đơn vị.
Ngay sau khi bùn đỏ tiến vào dòng nước, hàng trăm, hàng ngàn tấn (cho đến nay vẫn chưa có ước tính hay con số nào được chính thức công bố cả, đây cũng thể hiện não trạng bưng bít của chế độ cs còn sót lại) calcium sulphate, và acid acetic đã được đổ vào nhằm mục đích làm trung hòa độ pH xuống gần đến 7 đơn vị. Cho đến nay, ngày 11/10 độ pH trước khi chảy vào Hắc Hải đo được là 8,4, cũng còn khá cao so với sức chịu đựng của sinh vật và thủy sản. Nhà cầm quyền Hungary chỉ hy vọng khi dòng nước chảy vào Hắc Hải sẽ được "pha loảng" và trở lại điểu kiện bình thường ban đầu…
Tai hại của bùn đỏ
Qua kinh nghiệm của một công nhân khái thác quặng bauxite từ 45 năm qua, một tại nạm mà ông không thể nào quên được là một công nhân tên Ewarton, trong khi bước qua một đường di chuyển của bùn đỏ của công ty, bùn đỏ chảy vào phía bên trong ống quyển vì giày không đủ cao. Ngay liền sau đó, chất caustic làm bỏng da chung quanh. Anh ta cố chạy mau vào nơi cứu cấp, cổi giày ra và nhúng chân vào thùng nước…Tuy nhiên, Ewarton vẫn phải bị bỏng trong vòng hơn tuần lễ.
Tai nạn bùn đỏ nói trên hiện đang "xóa" một vùng rộng lớn độ 40 dậm vuông, tương đương 109 Km2 cho đến ngày 7/10.Ngay chính Thủ tướng Viktor Orban, sau khi quan sát địa điểm, đặc biệt ở thị trấn Kolontar đã tuyên bố:"Không còn cách nào để tái lập lại nơi đây vì sự sống không còn nữa". Chính ông cũng không tìm ra được ngôn tử nào để diễn tả mức thiệt hại ngoài câu nói khẳng quyết:" Nếu sự kiện xảy ra trong đêm, chắc chắn cả làng sẽ không còn ai sống sót".
Đây là một sai lầm và là một sai trái lớn nhứt của con người, vì sự kiện bể bờ của hồ chứa bùn đỏ không phải xảy ra trong tức khắc. Tường bờ nứt chắc chắn đã bắt đầu từ nhiều ngày trước hay hơn nữa… Nếu mức an toàn trong việc vận hành nhà máy được kiểm soát và theo đúng thủ tục, chắc chắn tai nạn không thể xảy ra.
Trách nhiệm về ai?
Qua cung cách giải quyết vần đề của nhà cầm quyền Hungary, chúng ta nhận ngay ra rằng, thái độ và ứng xử của các quốc gia quằn quại lâu ngày dưới chế độ cộng sản đều giống nhau. Trên đổ lỗi cho dưới. Không ai nhận trách nhiệm hết. Cha chung mấy ai khóc!
Nên nhớ, tai nạn ngày 4/10 chỉ là một hồ chứa bùn đỏ trên 10 hồ chứa kể từ năm 1945 trở đi. Tất cả được ước tính có trên 12 triệu tấn bùn đỏ còn lại sau một thời gian dài nhờ ánh sáng mặt trời làm khô bớt đi…Chính Thủ tướng Hungary nhận xét, bức tường chắn phía Bắc của hệ thồng hồ chứa nầy cũng cho thấy nhiều chỉ dấu rạn nứt, và câu chuyện vỡ bờ tường của của các hồ chứa kế tiếp có thể xảy ra bất cứ lúc nào…và mức thiệt hại chắc chắn sẽ nguy kịch hơn nhiều…
Theo biểu đồ dưới đây, giá bán 1lb Nhôm ròng (tinh khiết) chỉ trên dưới 1 $US. Từ đó, chúng ta thấy rõ là việc khai thác Nhôm từ Bauxite không mang lại lợi nhuận cho quốc gia mà luôn là một mối nguy cơ tìm ẩn cho hệ sinh thái nơi khai thác và một vùng rộng lớn chung quanh cũng như nguy cơ gây ra thảm nạn tại Kolontar vừa xảy ra ở Hungary.
Còn nhớ thảm nạn nguyên tử Chernobyl tại Ukraina dưới thời Liên Sô, cũng vì việc lơ là trong kiểm soát các valve an toàn áp suất và nhiệt độ trong vận hành mà thảm nạn nầy cho đến hôm nay sau gần 30 năm, vẫn là một hiễm họa ảnh hưởng lên người dân trong một vùng rộng lớn.
Xin nói thẳng, đó là nào trạng của Liên Sô, những người cộng sản giáo điều. Chính họ, những người cộng sản trong quan điểm bốc lột sức người để tạo ra của cải vật chất dành cho Đảng thật nhiều, ngoài ra, việc thực hiện và kiểm soát an toàn lao động cho công nhân, tăng cường phúc lợi vật chất cho người dân như xây dựng đường xá, cầu cống, trường học, cơ sở y tế v.v… đều là sản phẩm của tư bản chủ nghĩa cả!
Việt Nam, đứng về khả năng công nghiệp và trình độ chuyên nghiệp của công nhân còn cách xa Hungary một khoảng cách dài, thử hỏi, một khi tai nạn xảy ra như ở Hungary, làm sao dân chúng có thể được giúp đở như ở xứ nầy. Và với độ cao c1ch biệt, nếu tai nạn xảy ra cho nhà máy Tân Rai thì chỉ chưa đầy một ngày, bùn đỏ sẽ xâm nhập vào đầu nguồng sông Đồng Nai dễ dàng!
Việt Nam cần học bài học nầy hơn bất cứ quốc gia nào khác.
Khai thác bauxite, nếu cần thiết, phải ứng hợp với những điều kiện địa chất, môi trường và xã hội như sau:
- Chỉ số Silica phải trên 10 đơn vị để có thể khai thác có hiệu quả kinh tế;
- Vùng khai thác phải là vùng phi nông nghiệp hay công nghiệp;
- Vùng khai thác phải là vùng không có dân cư;
- Vùng khai thác cần phải tiện lợi cho giao thông, cho chuyên chở.
Việc khai thác bauxite ở Cao nguyên Trung phần Việt Nam hoàn toàn không thỏa mãn bất cứ điều kiện gì trong 4 điều nói trên.
Như vậy, Việt Nam khai thác Bauxite nhằm mục đích gì?
Phải chăng đó chỉ là một cái cớ để nhằm mục đích "hợp thức hóa" việc chiếm cứ của Trung Cộng trên vùng Cao nguyên, nóc nhà của Đất Nước.
Phải chăng, đây là một cuộc chuyển nhượng quốc gia cho ngoại bang, không tiền khoáng hậu trong lịch sử nước nhà?
Mai Thanh Truyết
Florida 16/10/2010