MỘT VÀI KHÍA CẠNH VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA TIẾN SĨ MAI THANH TRUYẾT
Trước đây nhiều người kể cả người viết cứ ngỡ rằng ông Tiến sĩ họ Mai "không làm chính trị` và nếu có thì ông chỉ gián tiếp nói lên chủ trương chính trị của mình bằng con đường lối phân tích khoa học. Nhưng nếu theo dõi tình hình sinh hoạt của ông về mọi mặt, thì hình như ông đã chuyển hướng (?) để chú trọng hơn, hoặc đã có thì giờ hơn để nói lên thẳng thắng quan điểm của mình về xã hội, nhân sinh. Đặc biệt, dựa vào hình thức chuyên môn, qua những phân tích khoa học và môi trường; qua những buổi nóí chuyện tại gia với các đồng chí, qua lễ tuyên thệ khi kết nạp hội viên mới, những buổi lễ tưởng niệm những vị đảng trưởng đã quá cố, hoặc qua việc tổ chức kỷ niệm ngày thành lập Đại Việt Quốc Dân đảng...Bất kỳ dịp nào ông cũng chứng tỏ quan điểm chính trị của mình một cách cụ thể. Quan niệm về chính trị của ông không vụ hình thức. Bằng một cái nhìn khai phóng và tiến bộ, ông quan niệm ĐVQĐD đã theo sát chủ thuyết "Dân Tộc Sinh Tồn" (DTST) do Đảng trưởng Trương Tử Anh xây dựng nên từ năm 1939. Dùng chủ thuyết này làm nền tảng lý luận để điều hướng hoạt động đấu tranh hướng về mục tiêu chiến lược lâu dài, không chao đảo trước mọi tình huống, nhưng phải biết đường cải biến để khỏi rập theo khuôn cũ.
Theo ông, người đảng viên Đại Việt hiện nay,khác xưa, là công khai hoá hoạt động của mình và phải là những con người đầy nhiệt huyết, có khả năng phục vụ quần chúng trong một xã hội mà ông gọi là xã hội "mở". Nhất là, trước tiến trình toàn cầu hoá hiện nay, người đảng viên"cần phải chuyển hóa bản năng vị kỷ thành ra một tinh thần hòa đồng cho cái chung của dân tộc, không còn tính vị kỹ trong ý nghĩa thấp nhất là phục vụ cho chính "cái ta" của mình." (Trích "Dân tộc Sinh tồn trong chiều hướng Toàn cầu hoá") Thế có nghĩa là nhiệm vụ của người đảng viên trong giai đoạn hiện tại là: dám nói dám làm, trong phạm vi khả năng của mình. Ông chủ trương cần phải nói lên, viết lên, những điều mình thấy, kể cả những sai trái của chế độ để có thể nêu bật chính nghĩa của người tranh đấu vì Việt nam và cho Việt Nam. Chủ trương viết và nói lên điều quan tâm đối với những sai trái của chế độ CSVN hiện hữu không ngoài mục đích``tạo điều kiện cho cộng đồng dân tộc hiểu rõ hơn về bộ mặt thật của ché độ (CSVN) cùng đề xướng những phương thức đấu tranh mới trước tình thế hiện tại" ("Dân tộc Sinh Tồn trong chiều hướng Toàn cầu hoá")
Có thể nói theo quan niệm nhà Phật, ông luôn luôn tự giác`` và "giác tha" bằng cách tự nhắc nhở vá nhắc nhở người đảng viên không nên dậm chân tại chỗ`` để một mặt, vẫn "trân trọng bốn ngàn năm văn hiến của tiền nhân, nhưng không vì niềm tự hào đó mà dừng chân lại để chiêm ngưởng quá khứ, một thời vàng son, cũng như tự "an ủi" với quá trình hoạt động trong thời gian đã qua..." (trích: ``Dân tộc sinh tồn trong chiều hướng toàn cầu hoá")
Như vậy chúng ta đủ thấy việc "làm chính trị" của ông có khác với quan niệm làm chính trị theo kiểu cũ. Ông không chủ trương lập thuyết, hay "bàn về" chính trị" suông. Cùng với người bạn đồng chí, Tiến sĩ Phan văn Song, ông tham gia Đại Việt đã lâu, từ năm 1973, nhưng thầm lặng hơn. Nhưng theo đà tién hoá của toàn cầu cùng với tình hình biến chuyển của quốc tế, và quốc nội, ông đã có một cái nhìn mới mẻ hơn. Trên bước đường đấu tranh phụng sự đất nước, ông quan niệm người đảng viên chân chính phaỉ thay đổi lối suy nghĩ, bỏ đi căn bệnh tôn thờ lãnh tụ. Hơn thê nữa, trên bước đường hành động không phải chỉ dừng lại để chiêm ngưỡng quá khứ, tự hào về thành quả tranh đấu của người đi trước…Mà trái lại, vẫn tiếp tục dấn thân với một tinh thần sáng tạo, cởi mở trong một thế giới không khép kín như ngày trước, thế giới ``mở. Ông noi theo chủ trương tiến bộ của Đảng Trưởng Trương Tử Anh và tinh thần cải tiến của giáo sư Nguyẽn Ngọc Huy để tiếp tục việc làm của mình và hướng dẫn đàn em. Ông quan niệm việc đấu tranh ngày nay cho một nền dân chủ không phaỉ là trách nhiệm của riêng một người nào mà là của tất cả. Nhất là đối với Đảng viên Đại Việt, ông nhấn mạnh: "Trong giai đọan nầy, người Đảng viên ĐV DTST phải biết hy sinh, hy sinh cho đại cuộc bằng việc đóng góp vật lực, tài lực, và đóng góp chính bản thân cho nhu cầu dành lại dân chủ, tự do cho người dân Việt Nam`. Và, nếu người viết không lầm thì ông đã và đang thực hiện điều này. Vì đối với ông, nói với làm phải đi đôi với nhau.
Xem như thế đủ thấy ông không phải là quá ngây thơ hay thờ ơ với chính trị, mà là cả một chủ trương và sinh hoạt có đường lói hẳn hoi. Nhưng vì bản tính bình dị, "down to earth", nên ông không làm vẻ trịnh trọng hoặc cách biệt với chung quanh dù là với quần chúng, bạn bè mới hay cũ. Với bản tính cởi mở, ông dễ tỏ ra thân thiện và không cách biệt. Nếu nói theo kiểu Mỹ thì ông là người "approachable"
Nói về việc làm của Tiến sĩ Mai Thanh Truyết thì có lẽ phải viết cả một quyển sách với dẫn chứng cụ thể mới đầy đủ. Hiềm vì thời giờ và phạm vi của baì viết này không cho phép nên người viết chỉ có thể nêu lên một vài nét tiêu biểu.
Đáng kể nhất là về lãnh vực mội trường, như đã có dịp đề cập trước đây, ông đã biết lợi dụng kiến thức chuyên môn của mình để "dương đông kích tây" làm nghiêng ngửa dư luận trong nước cũng như ngoài nước. Chỉ mới trong vòng hai năm hơn mà ông đã làm được bao nhiêu việc đáng kể. Từ sau vụ lên tiếng về Chất độc Da Cam hai năm trước đây (2008), khiến chính quyền CSVN không khỏi căm phẫn; ông lại đánh mạnh vào vấn đề khai thác Bauxit ở cao nguyên Nam Trung phần. Theo sự khám phá của ông, thì CSVN đã cấu kết với CSTQ để đào xơi đât đai, gây nên cảnh "tang thương ngẫu lục" cho người dân thấp cổ bé miệng Việt nam. Tất cả không ngoài việc khai thác lợi nhuận. Ông nhìn thấu tim gan của CSTQ qua việc khai thác Bauxit, là chỉ cốt tìm cho đuơc quặng uranium vốn là nguồn tài nguyên phong phú của đất nước. Chưa kể âm mưu đen tối khác không kém trầm trọng là qua việc khai thác Bauxit, CS Tàu đã cố tình che dấu mưu toan xâm chiếm Viêtnam mà theo ông đó là một hình thức xâm lưọc mới, tiệm tiến, thầm lặng và không tiếng súng. Họ không thể lấy vải thưa mà che mắt "Mai Thanh Truyết" được. Cho nên ông không ngần ngại vạch trần âm mưu đen tối ấy. Theo ông, khai thác Bauxit chỉ là cái "Diện" không phải là "Điểm". Có nghĩa là bề mặt thì làm bộ khai thác mà bên trong thì cốt tìm cho bằng đưọc quặng uranium. Đau đớn cho người dân Việt là âm mưu đó lại được tiếp tay chặt chẽ bởi cầm quyền CS Việt Nam. Hậu quả của việc khai thác Bauxit là đã tạo ra lắm hệ luỵ như nạn ô nhiễm môi truờng và ảnh huiởng tai hại cho sức khỏe người dân. Mối quan tâm của ông không chỉ dừng ở chỗ môi trường bị ô nhiễm - là vấn nạn hàng đầu mà ông luôn lên tiếng gần như kêu gào ở khắp nơi - ông còn thấu cảm được tâm trạng của người dân khi đời sống bị xáo trộn, cả vật chất lẫn tinh thần. Đặc biệt đối với đồng bào thiểu số hiền lành ở cao nguyên miền Nam Trung phần là những người đã phải ganh chịu nhiều thiệt thòi nhất. Họ đã phải bỏ cả công ăn việc làm, giã từ quê cha đất tổ để bắt dầu một cuộc đời lang thang vô định; hoặc phải lùi dần vào trong rừng sâu mang theo tâm trạng của người tha huơng những con "hổ nhớ rừng" sống mãi trong tình thương nỗi nhớ" (Thơ Thế Lữ). Những bài thuyết trình, những buổi hội luận của ông gây sôi nổi không chỉ riêng một góc trời Cali mà còn lan xa tại miền Đông, miền Nam Hoa Kỳ và cả Canada nữa. Ấy là chưa kể những lời vạch trần, tố cáo của ông còn vang xa mãi tận Việtnam (Điều này được chứng tỏ qua những giòng nhận xét đang trên Net hoặc những email gửi tới từ trong nước.
Cái độc đáo của ông là đem lồng chính trị vào khoa học, hay nói cách khác ông đã nhìn "soi mói" vào từng việc làm của CSVN trên đất nuớc Viêtnam, đối với dân chúng Việt Nam. Nhìn vào để tìm hiểu, để vạch ra những điều sai trái cũng như những điềukhông ngay thẳng để rối lên tiếng cảnh báo cho đồng bào trong và ngoài nước rõ; đồng thời để cho chính đuơng sư (CSVN) nghe. Dư âm của những buổi hội luận, diễn đàn hay thuyét trình còn văng vẳng bên tai mọi người. Giong nói đặc biệt miền Nam, chân thật, không cần chải chuốt nhưng càng lúc càng thêm chính xác. Ông đã đánh manh, đánh thẳng vào đối tượng bằng nhữn chứng minh khoa học, rõ ràng và cụ thể..
Nhưng trên đây cũng chỉ mơí đề cập hai khiá cạnh trong nhiều khá cạnh của việc làm của ông Tiến sĩ đa diện họ Mai này.
Không văn chương, chải chuốt, những bài viết của ông thường là thực tiễn và bổ ích. Không có gì thừa, những bài viết về những vấn đề từ đơn giản nhất như thực phẩm chứa hoá chất, dược phẩm có độc tố v.v.. cho đến những vấn đề "cao" hơn - nhưng không kém thực tiễn mà rất nhiều người không để ý- như ảnh hưởng tai hại của chất phóng xạ lên con người, những chất phế thải được phóng ra từ nhà thuơng, hay từ con người v.v.. là những mối di hại cho môi trường và chắc chắn là cho sức khoẻ con người.
Những vấn đề "nhỏ nhặt" nói ra không xuể trong công trình của Tiến sĩ Mai thanh Truyết, nhưng thực ra là những bài học rất bổ ích cho mọi người, mọi giới, và ở mọi nơi, cả hải ngoại lẫn quốc nội.
Để có thể tìm hiểu rõ thêm về những hoạt động của ông, chúng ta có thể vào trang Google, đánh tên "Tiến sĩ Mai Thanh Truyết" là có thể thấy hàng loạt những vấn đề của xã hội Việt nam ngày nay. Một vấn đề nóng bỏng nhất mà nhiều người đề cập đến từ trong nước ra đến hải ngoại, là cái gọi là "Lễ Hội Ngàn Năm thăng Long" vừa được tổ chức tại Hà Nội đã được ông mô tả trong một chuỗi những YouTube về những vấn đề rất nghịch lý đang xảy ra tại Hà Nội. Nào là: "1000 năm Thăng Long Ngập rác", "1000 năm Thăng Long Nín thở", "1000 Năm Thăng Long không còn Nước sạch", "1000 Năm thăng Long…" v.v… Những You Tube đó đưọc nói lên như là một phản ứng kịch liệt đối với cái gọi là Đại lễ 1000 năm "ô nhục" này. Chưa nói đến khía cạnh lịch sử, văn hoá, chính trị, chỉ nguyên nói đến khía cạnh về môi trường, dưới cái nhìn khoa học của ông, người ta cũng đủ thấy tất cả cái lố bịch và "lai căng" chẳng khác nào một trò hề của nhóm cầm quyền CSVN. Đấy là chưa kể khía cạnh tài chánh của cái "lễ hội" ấy: Vung phí, xa hoa không đúng chỗ (gần 5 tỉ mỹ kim) trong khi người dân đa số sống trong cảnh lầm than …Tất cả đã bị người trong người ngoài lên án kịch liệt mà CSVN thì cứ trơ trẽn phô trương một cách …vô minh.
Những hoạt động của ông dễ tìm thấy qua trang mạng "Google", hoặc qua Youtube "Tiến sĩ Mai Thanh Truyết 1000 năm Thăng Long" với hàng loạt những vấn nạn của xã hội Việt nam ngày nay.
Thật cảm kích khi người Việt chúng ta dù sống xa quê cha đất tổ đã mấy chục năm nhưng vẫn không vì bản thân đươc no cơm ấm áo mà quên nghĩ đến quê hương, hay không cảm thấy bất nhẫn trước những sự kiện đất nước bị dày xéo dưới hình thức này hay hình thức khác. Trên hết cả, chỉ cần một tấm lòng đồi với đất nước thì những nhà tranh đấu cũng đã nói lên phần nào nỗi ưu tư của những người âm thấm theo dõi những diễn biến của thời cuộc ở cả trong nước lẫn hải ngoại rồi vậy.
Những việc làm của Tiến sĩ Mai Thanh Truyết đã gây khó chịu và bực bội kh ông ít cho những kẻ vẫn còn mù quáng tôn thờ chế độ CS. Người viết tự hỏi: Không biết ngày nào họ mới thức tỉnh đây?
Thạch Trung Ngọc
Một ngày đầu thu, 2010