HỘI KHOA HOC & KỸ THUẬT VIỆT NAM (VAST)
HỘI LUẬN VỀ KHAI THÁC BAUXITE TẠI VIỆT NAM
Ngày 22 tháng 11, năm 2009- tại Westminster Civic Center
_____________________
BẢN TÓM LƯỢC GỞI TRUYỀN THÔNG VÀ BÁO CHI
Dự án khai thác và chế biến Bauxite tại Cao nguyên Trung phần do Công sản Việt nam (CSVN) trao cho Cộng sản Trung quốc (CSTQ) đã bắt đầu thực hiện hơn một năm nay.
Đây là một dự án rất lớn : vốn lớn ( hàng chục tỷ mỹ kim), vùng khai thác rất rộng ( hàng ngàn cây số vuông). Thời gian khai thác kéo dài rất lâu ( 40 năm).
Nhưng dự án không có lời, nếu tính thêm chi phí làm đường xe lửa, hải cảng, điện nước thì phải bị lỗ năng ( chỉ có thể hoàn vốn sau 13 năm).
Sự hình thành dự án không bình thường như tại nhiều quốc gia khác. Đó là một điển hình của sự cấu kết bất lương và thâm độc của hai đảng CS nhằm trao đổi quyền lợi kinh tế cũng như chánh trị để chỉ cốt phục vụ quyền lợi cho nhóm lảnh đạo của hai đảng.
Dự án được tiến hành cách vô nguyên tắc, độc tài, và nhiều sai phạm trầm trọng..
Dự án liên hệ đến nhiều mặt : Môi trường, kinh tế, chánh tri, an ninh quốc gia, văn hóa và đời sống các sắc tộc.
Mục đích của buổi Hội luận là tóm tắt các sai phạm và hiểm họa của việc khai thác Bauxite đem lại cho Dân tộc, đồng thời tìm kiếm và tiến hành những phương cách tranh đấu hữu hiệu hầu có thể giảm thiêu hiểm họa nầy. .
Sau đây là tóm tắt các phần trình bày của các thuyết trình viện
Về tổng quát việc khai thác Bauxite và môi trường:do TS Mai Thanh Truyết trình bày.
Thủ tướng Nguyễn tấn Dũng ký sắc lịnh số 167 ngày 1/11/2007giao cho tập đoàn Than và Khoáng sản (TVK) thực hiện.Công ty quốc doanh Chinalco cùa CSTQ xây cất hai nhà máy chế biến của giai đoạn đầu ở Tân rai (Lâm đồng ) và ở Nhân cơ ( Dăk nông) bất đầu từ giữa năm 2008.Dự án có quá nhiều khuyết điểm và tai hại. Cho nên dự án khai thác Bauxite một dự án bị chống đối mạnh nhứt từ trước tới nay.Dù vậy CSVN cứ tiến hành.
Hiện nay TQ đả xây hai dãy nhà cao nhứt vùng.trên một diện tich 1800 km2 với hàng ngàn công nhân từ bên TQ đưa sang.
Với sự thông đồng và cấu kết của CSVN, CSTQ khai thác hai vùng Bauxite nầy như là diện và điểm là âm mưu của TC nhắm tới chính thức hóa và hợp thức hóa sự hiện diện của công nhân , chuyên viện và tình báo chiến lược trá hình dể chiếm đóng và khai thác từ kinh tế, chánh trị, quân sư tại vùng Cao nguyên Trung phần. Đó là cuộc xâm lăng không tiếng súng của TC.
Một trong những tai hai lớn của việc khai thác bauxite là hoàn toàn không không ứng hợp đến sự bảo vệ môi trường.. Trong giai đọan đầu , đào quăng nhôm và tẩy rửa tạo ra nhiều chất độc hại, không phải chỉ ở trong vùng mà còn theo nước đi rất xa. Qua giai đọan hai là dùng điện phân tích để cho nhôm rồng phải dùng kỷ thuật công nghệ cao.
Trên diện tích khai thác quá rộng ,gần 1/3 diện tích toàn tỉnh mà Bộ chánh trị và chánh quyền địa phuơng cho rằng chỉ khai thác trên vùng đất hoang, không có dân không có canh tác.Sụ thực là chánh quyền phải di dân dời nhà . Mặc dù có bồi thường nhưng chỉ bằng phân nữa giá trị. Mặt khác, đất bị đào lên sẽ trôi mất nhiều thì sau nầy không có đủ đất "hòan thổ"và mhiều loại cây kỹ nghệ không trồng lại được.
Khi khai thác thì chất bụi acid, buị đỏ, bức xạ , mưa acid trong không khí tỏa đi thật xa, hại sức khoẻ con người và haị cả cây công nghiệp. Bùn đỏ còn ngấm xuống đất đi theo nước ngầm gây ô nhiểm.
Về phương diện kỹ thuật, sự chế biến nhôm cần rất nhiều điện và nước mà vùng nầy hiện rất thiếu.và dự án hạ tầng nầy rất tốn kém.
Tóm lại dụ án Bauxite không có tính khả thi, không lời mà còn nhiều tai hại. Như vậy ngoài việc khai thác nhôm sơ chế để đem về nước cho các nhà maý nhôm,TC có một ý đồ khác thâm độc là âm mưu gây áp lực chánh trị và tạo một hình thức tiến chiếm dần lảnh thổ hay một hình thức lệ thuộc mà Việt nam khó thoát ra được.
Về mặt kinh tế và đầu tư ngoại quốc, thuyết trình viên là ông Nguyễn Bá Lộc tóm tắt các sai phạm và thiệt hại to lớn của dư án:
Đó là một trong vài dự án đầu tư lớn nhứt kể từ sau thời kỳ đổi mới kinh tế.
Khảo hướng lợi ich kinh tế xã hội có thể nghiên cứu dự án trong ba pham vi :Chỉ riêng phạm vi dự án, dự án trong nền kinh tế quốc gia, và dự án trong hội nhập toàn cầu
Trong phạm vi thuần dự án, sơ khởi VN đã bỏ ra 15 tỷ mỹ kim. Tiền bỏ ra là tiền của dân và viện trợ là gánh nặng cho nhiều thế hệ sau nấy. Còn một số dự án yểm trợ như đường xe lửa, hải cảng, điện , nước Tiền đầu tư rất lớn trong hoàn cảnh kinh tế có nhiều khó khăn hiện nay là một sự maọ hiểm nhiều rũi ro.Dự án nầy phải lỗ thôi.
Dự án không được nghiên cứu khả thi. Thù tục đấu thầu không minh bạch, làm cho công ty Alcoa của Hoa kỳ rút bỏ hợp đống với VN.Chánh quyền vi phạm luật của chính mình, khi không đưa ra Quốc hội xét bởi vìdự án rất lớn (vaì chục tỷ mỹ kim, mà CSVN chẻ nhỏ ra nhiều dự án đề né tránh. Chánh quền VN vi phạm điều 25 Luật đầu tư khi cho hàng ngàn công nhân không chuyên TQ vào làm vịệc
Trên bình diện quốc gia, dự án Bauxite có tầm cở trên một vùng cao nguyên rộng lớn và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế quốc gia.xét về tầm cở, về số vốn , về khoa học kỹ thuật, về đầu tư ngoại quốc , về viện trợ. Sự thất bại của dự án không phả chỉ có công ty TVK hay tỉnh Lâm đồng Dak lắc chịu hậu quả mà ảnh hưởng cho cả nước.Với bản chất âủ tả, độc đoán , tham nhũng của chánh quyền CS, nên không có cuộc nghiên cứu tiền khả thi kỹ lưỡng rất cần thiết cho một dự án lớn như vậy.
Trên bình diện hội nhập toàn cầu,VN phải mở rộng đầu tư ngoại quốc, phải gây cảm nghĩ tốt của các nhà đầu tư. Đằng nầy qua cách tiến hành đầu tư như đã biết, các nhà đầu tư ngoại quốc, các chánh phủ viện trợ, một số cơ quan quốc tế giảm cảm tình với VN (đaị diện các nước viện trợ yêu cầu VN xét lại dự án).
Về tính cách quốc tế của dự án, điều rõ ràng nhứt là sự cấu kết và thao túng giữa hai đảng CS bất lương và bất nhân để mưu tìm quyền lợi riêng tư cho nhóm lảnh đạo , không có đếm xĩa đến quyền lợi của Dận tộc VN.
Mặt khác, CSVN chỉ là tay sai cho sự bành trướng bá quyền kinh tế của TQ. Khai thác Bauxite ở VN, TQ có nhiều thuận lợi hơn. Nhờ sự tiếp tay của CSVN, TQ sẽ làm bá chủ khoáng sản trên thế giới Từ đó có thể lủng đọan thị trường nhôm ..
Về mặt chánh trị và an ninh quốc gia, phần nầy do TS Lê Hồng trình và được tóm tắt :
Sau khi ký Hiệp định Paris 1973, TQ không còn sợ đụng với Hoa kỳ, nên chiếm Hoàng sa của VN: Đến năm 1988, TQ lại tiến chiếm một số đảo Trường sa của VN. CSVN không đưa vụ xâm lăng nầy ra Liên Hiệp quốc.
Tham vọng bá quyền TQ không những muốn làm chủ biển đông mà còn muốn các nuớc láng giềng là các chư hầu của Bắc kinh.
Hà nội đã mất chủ quyền nên không có thái độ nào khi TQ vi phạm luật đầu tư là đưa nhiều công nhân qua làm ở hai dự án Tân rai và Nhân cơ và định cư như một đặc khu.
(Tân rai có 500 và Nhân cơ có 300 nhân công Tàu). Có lực lương cảnh vệ riệng.
Theo tin tức từ báo chi VN tiết lộ, VN còn cộng tác với TQ tìm kiếm và khai thác Uranium ở Nông sơn.
Về khía cạnh an ninh quốc gia, nếu có xung đột như hồi năm 1979, thì 30.000 công nhân ở các mõ Bauxite Cao nguyên, tức khắc có thể biến thành ba sư đoàn tấn công vùng cao nguyên . Chưa nói đến một số công nhân đó là thuộc thành phần bất hảo đưa qua VN , nhóm nầy có thể trở thành côn đồ du đảng gây hấn với dân địa phương.
Sinh hoạt riêng tư và đặc thù của người Tàu dần dần có thể trở nên khu tự trị, nằm ngoài luật pháp và chánh quyền VN.
Qua dự án Bauxite, nhóm lảnh đạo CSVN muốn biến VN thành chư hầu của TQ.
Vấn đề bảo tồn văn hóa và sắc tộc, do TS Mai thanh Truyet trình bày.
Đa số cư dân vùng Cao nguyên là người thiểu số. Họ có cuộc sống rất thấp và đời sống rất khổ cực.Sau những chuyến di dân từ miện Bắc sau 1975, đất đai canh tác của đòng bào thiểu số bị thu hẹp lại, một số viên chức chánh quyền địa phương cướp đất của ho, khai thác bừa bãi cây rừng. Thỉnh thoảng có những chống đối chánh quyền hiện nay.
Kế hoạch khai thác Bauxite sẽ còn mở rộng và kéo dài hàng chục năm, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của các sấc tộc, gia đình tan nát thêm, đói nghèo sẽ gia tăng..
Mong ước của người thiểu số là được chánh quyền trả lại đất và họ tự xây dựng cho họ cuộc sống an bình. Chính vì vậy mà Unesco có công ước với CSVN hồi 2005 về sự bảo vệ văn hóa và cuộc sống của các sắc tộc vùng Cao nguyên Trung phần.
Việc khai thác Bauxite làm tan nát nhiều gia đình và buôn làng của người Thương Chánh quyền buộc cư dân ở vùng khai thác phải dời cư, và bồi thướng thấp khiến họ khó tạo lập lại cuộc sống. Mặt khác, phong tục tập quán của họ không dễ dàng thay đổi trong sự xáo trôn hiện nay do kế họach Bauxite.
Vậy CSTQ đến khai thác Bauxite không đem lợi ích gì cho đồng bào thiểu số mà dần dần chiếm cứ vùng cao nguyên với nhiều tiềm năng kinh tế phong phú.
Về phương cách đấu tranh. Đây là một mục tiêu quan trọng của Buổi Hội luận Phần nầy do TS Trân Cảnh Xuân và KS Phạm ngọc Lân trình bày.
CSVN và CSTQ toa rập và âm mưu qua dự án khai thác Bauxite đưa đến rất nhiều tại hại cho đất nước trên nhiều mặt như đã tóm lược ở trên.
Mục tiêu của phần nầy là tìm kiếm, phối hợp và thực hiện những cách thức chống đở hầu có thể giảm thiểu các tai hại.
Đối tượng của tranh đấu là CSVN và CSTQ trên nhiều mặt, nhứt là mặt trân kinh tế Cuộc tranh đấu được thực hiện trong đoản kỳ và trường kỳ, trực tiếp và gián tiếp
Trực tiếp là chính người Việt, đòan thề , tổ chức người Việt trong và ngoài nước cố gắng tiến hành cách hữu hiện Phuơng cách gián tiếp là nhờ các cá nhân , các tổ chức, các quốc gia , quốc tế có liên quan VN như UNESCO,WTO, ASEAN, .Ngân hàng thế giới , Ngân hàng Á châu , Quỷ tiền tệ quốc tế.
Các nước có viện trợ cho VN, các nhà dầu tư ngoại quốc tại VN.
Điểm quan trọng là "quốc tế hóa" vấn đề và "hợp đồng chiến đấu." Nêu rõ cho thế giới sự gian manh và nguy hiểm của TQ về xây dựng cường quốc kinh tế và quân sự.
Ước mong của Hội Khoa học kỹ thuật là đóng vào chính nghĩa phục vụ Dân tộc.