VAST-Hội luận 22/11/2009-Trần Bá Lộc

KHÍA CẠNH KINH TẾ VÀ ĐẦU TƯ NGOẠI QUỐC

VỀ DỰ ÁN KHAI THÁC BAUXITE TẠI VIỆT NAM

 

 

Về phương diện kinh tế, dự án đầu tư khai thác và chế biến nhôm (bauxite) ở Cao nguyên Trung phân là một dự án rất lớn, và liên quan đến nhiều khía cạnh kinh tế, xã hội quan trọng.

Dự án được tiến hành trong điều kiện kinh tế có nhiều khó khăn và hệ quả có nhiều bất lơị hơn thuận lợi.

Mặt khác , Cộng sản Việt nam (CSVN) cấu kết với Cộng sản Trung quốc (CSTQ) trong ý đồ chiếm đoạt tài sản của đất nước ta,.và huỷ diệt dần một số giá trị văn hóa xã hội .

 

I.              Sự hình thành và diễn tiến thực hiện dự án Bauxite

 

1.     Một dự án rộng lớn nhưng lợi ích kinh tế mơ hồ, khó có lời

      a/ Qui mô dự án to lớn:

        -   Chánh phủ VN bỏ vốn sơ khởi 15 tỷ mỹ kim cho tập đoàn quốc doanh Than và khoáng sản (TVK) thục hiện. Rồi đây sẽ phải thêm vào chừng năm ba tỷ mỹ kim nũa cho việc xây dưng đường xe lửa, hải cảng, xa lộ, điện và nước. Vốn đầu tư nầy từ ngân sách Chánh phủ (tiền thuế), họặc từ nhà đầu tư ngoại quốc, hay từ viện trợ.

-       Trử lượng quặng nhôm của VN rất lớn (theoTVK ước tính khoảng 5,3 tỷ tấn), đứng hạng ba  trên thế giới (sau Úc và Guinea.) Ước tính mỗi năm sản xuất được khoảng  2 triệu tấn nhôm sơ chế (alumina), trong giai đoạn đầu.

-    Vùng định khai thác rất rộng lớn và có đến 4-5 triệu dân có mức sống rất thấp. Đây không phải là nhà máy chế biến một sản phẩm cách đơn sơ, mà nó có tính cách hũy hoaị nhiều thứ kể cả cây công nghiệp hiện tại đang có hoa lợi..

-       Nếu so với các dự án từ trước tới nay thì đây là dự án nằm trong 10 dự án có tầm cở quốc gia, và tiến hành khai thác rất lâu dài (40-50 năm.)

-       Ngay bước đàu của kế họach , công ty Trung quốc ( Chinalco) đã trúng thầu dự án xây cất cơ sở chế biến alumina Tân rai ( Lâm dồng ) trị giá tới 460 triệu mỹ kim và sau đó VN giao cho Chinalco (không có đấu thầu) luôn dự án Nhân cơ ( Dăk nông ) trị giá  466 triệu mỹ kim.

        b / Về lợi ích kinh tế .  Cho tới nay chưa thể tính được lợi ích kinh tế chính xác của các dự án.trên,.bởi lẽ thiếu các cuộc nghiên cứu khả thi, còn nhiều yếu tố mơ hồ , chưa chắc.. Mà đây là loại dư án lớn và phức tạp. Chi phí sản xuất như hạ tầng cơ sở , giá điện, nước chưa tính vào vì một số dự án đầu tư phụ trợ chưa nghiên cứu.

Theo vài nghiên cứu sơ sơ thì mỗi tấn alumina sản xuất được sẽ lỗ độ 50-60 đô la.(Theo dự trù mỗi nhà maý sản xuất được 600.000 tấn nhôm sơ chế / một năm.)

Theo ông Chủ tịch Hội đồng quản trị tập đòan TVK thì dự án chỉ thu hồi vốn sau 13 năm, mà dự án đầu tư nào có trên 3-5 năm mới thu hồi vốn là dự án không hiệu quả kinh tế..Theo TT Nguyễn tấn Dũng nói với cư dân ở Tân rai trong chuyến thăm công tác  (tháng 9 vừa qua) thì mỗi năm VN có số thu là 120 triệu mỹ kim từ dự án nầy.(vào năm nào không có nói, chỉ mị dân) .

 

 

 

         c/ Dự án có tính cách quốc tế  .  Một mình công ty quốc doanh hay tư doanh của VN hiện nay khộng đủ khả năng thực hiện dự án loại nầy .

Cần một số công ty lớn ngoại quốc chuyên về nhôm. VN có chào mời một số công ty cao thủ tham gia ngay từ đầu như :Alcoa Inc, cuả Mỹ ( hiện nhứt nhì thế giới, Rio Tritto (Uc và Anh) , Rusal (Nga) , Chinalco ( Trung quốc),  Nhựt …

 

Dự án còn liên quan trực tiếp hay gián tiếp dến các quốc gia chi viện cho các chương trình hạ tàng cơ sở ( Anh , Úc , Nhựt Thụy điển , Na uy  và cơ quan quốc tế ( Ngân hàng thế giới ,ngân hàng Á châu., Cơ quan mậu dịch thế giới)

 d/ Thị trường nhôm trên thế giới:  Dự án nầy chỉ cung cấp cho thị trường quốc tế dưới dạng nguyên liệu. sơ chế (alumina). Hầu hết alumina của VN sẽ xuất qua TQ với giá bị ép.Thông thường các quốc gia xuất cảng nguyên liệu bị chèn ép , ít lời , kỹ thuật tiến bộ không học được nhiều.

 

Nhu cầu nhôm trên thị trường quốc tế có tăng mạnh : 86% trong vòn 15 năm qua. Trong lúc đó thép bị giảm.25% (theo Hoover Research đăng trên Google.) .Nhôm là nguyên vật liệu cho các ngành xây dựng , xe hơi , maý bay Giá nhôm trên thị trưòng thế giới tăng trong những năm trước, nay vì kinh tế suy thoái , nên có giảm sụt.Giá nhôm sơ chế từ $300/tấn (12/08) xuống còn $220 (6/09), giá nhôm ròng tứ $1800/tấn xuống $1200 ( 6/09).

 

Tuy nhiên trong 5 năm qua Trung quốc gia tăng chế biến nhôm nói riêng và khoáng sản, năng lượng nói chung. Về sản xuất và nhập cảng nhôm TQ hiện đứng hạng ba trên thế giới. Sự gia tăng mạnh mẽ nầy nàm trong âm mưu bá quyền kinh tế, vừa cho nhu cầu nội địa.

 

e./ Giới hạn và sai phạm của dự án  

 

Đặt dự án trong bối cảnh kinh tế cuả  VN hiên nay  (ở đây chưa nói đến vấn đề xã hội chánh trị và bang giao quốc tế), dự án được thực hiện với  nhiều giới hạn và sai phạm:

-       Kinh tế VN hai năm qua bị khủng hoảng nặng : Năm 2008 so với năm trước đó: Lạm phát lên trên 30% , thiếu hụt ngân sách trên 12 tỷ mỹ kim, Xuất cảng giảm 35%, đầu tư ngoại quốc giảm 40% ., thất nghiệp trên 20%., tỷ suất phát triển năm nay chỉ vào khoảng 5.2% ( trước 2008 đạt 8.5%)

-       Trên bình diện quốc gia, khoáng sản thường không phải là loại đầu tư ưu tiên vì có những đầu tư khác có lời nhanh hơn ít tốn kém hơn và ít huỹ hoại môi trường..

-       CSVN vi phạm luật đầu tư ngoại quốc của chính VN ban hành và caỉ sửa trong những năm 1990,1992, và 1995. Điều nầy nói rằng: Công ty đầu tư ngoại quốc không thể xử dụng công nhân không chuyên hay bán chuyên môn là người nước ngòai mà phải tuyển dụng tại VN. Công ty Chinalco đem từ TQ hàng ngàn công nhân không chuyên môn qua làm việc tại VN. Luật đầu tư cũng có qui định không được cho phép các dự án gây tai hại nặng nề về môi trường sống hoặc về an ninh.

 

-       Vùng khai thác có sự phức tạp về sắc tộc.

-       Có sự chống đối của nhiều nhà khoa học và truyền thông trong ngoài nước.

-       nhận xét không thuận lợi cuả các nước chi viện (tháng 8/09) Đaị diện Na uy và Thụy điển  yêu cầu VN lưu ý và nghiên cứu lại dự án.

-       CSVN điều hành kinh tế và quản lý tài nguyên cách độc đoán, sai luật lệ, cẩu thả , vi phạm tài sản công và công ước thương mại quốc tế.

 

2.     Sư chuẩn bị vội vàng, thiếu nguyên tắc 

 

     -  Thiếu nghiên cứu toàn diện vùng cao nguyên. Dù đã chiếm miền Nam trên 30 năm , nhưng CSVN không có một kế hoạch phát triển vùng cách đầy dủ. (Ít nhứt trên cả nước có hai vùng cần phải có kế họach toàn diện là vùng Đồng bằng sông Cữu Long và vùng Cao nguyên Trung phần).

 

     - Thiếu nghiên cứu tiền khả thi (pre-fisibility). Về mặt vĩ mô (macro) phải nghiên cứu lợi ích kinh tế xã hội cuả toàn vùng, lợi và hại trứơc mắt cũng như lâu dài. Có sự so sánh, chọn lựa ưu tiên ngành phát triển và thời điểm với chi phí ít và lợi ích kinh tế cao.

 

Trong những năm đầu khi chiếm miền Nam, giao cho quân đội và thanh niên xung phong chia nhau lập nộng trường trồng trọt. Đem vài triệu dân từ miền Bắc vô .Khoảng năm năm sau các nông trường tiêu tan hết.

 

Sau khi có kế hoạch tổng thể rồi mới có những dự án tiền khả thi vi mô (micro).tính lời lỗ trong phạm vi của từng dự án cụ thể.

 

Vì không có hai nghiên cứu trên, nên khi có ý kiến phản đối, Thủ tướng nói bừa đó là chủ trương lớn của đảng (nghĩa là đừng thắc mắc) Còn Bộ chánh trị thi chỉ thị (hồi tháng tư 2009) cho có lệ,là yêu cầu Chánh phủ nghiên cứu lại toàn vùng, nghiên cứu lợi ích kinh tế và môi trường cho dụ án Nhân cơ.(Tân Rai đang xây cất lỡ rồi).

 

     .- Cho đến tháng 4/2009 người dân mới biết trên đất mình có mấy ngàn người Trung hoa đang xây dựng cơ sở khai thác quặng nhôm..Dân vùng đó bị buộc phài đi nơi khác có bồi thường nhưng quá thấp, không biết sẽ phải làm gì để sống.

 

     - Không đưa dự án ra Quốc hội là vi phạm luật của chính VN làm ra. Luật qui định các dự án kinh tế có vốn đầu tư trên 20 ngàn tỷ đồng (hơn môt tỷ Mỹ kim) thì phải thông qua Quốc hội (dù bù nhìn). Quốc hội triệu tâp phiên họp.tháng 5/09 một Dân biêủ có hỏi Bộ trưởng Công Thương (Bộ chủ quản TVK vì sao không đưa ra Quốc hội, thì ông Bộ trưởng cho rằng đây là dự án nhỏ hơ qui định, mỗi dư án chưa tới 20 ngàn tỷ đồng. Thực sự Chánh phủ gian lận bằng cách tách các dự án ra cho nhỏ.

 

    - Chỉ có dự án Nhân Cơ là có chương trình nghiên cứu khả thi, do công ty Mỹ Alcoa, Inc đang nghiên cứu khả thi nhưng chưa xong.

 

    - Sư thiếu minh bạch trong đấu thầu CSVN cho TQ trúng thầu, họ nói là vì TQ cho giá rẽ. Chỉ mới keo đầu, TQ đã được gần một tỷ mỹ kim để mở đầu cho một kế họach lấn chiếm kinh tế lâu dài.Việc đấu thầu lương lẹo ở VN là chuyện thường xảy ra. Điều này gây thắc mắc cho các công ty lớn của nhiều quốc gia. Đó là sự vi phạm nguyên tắc trong sáng và công bằng của  cơ quan quốc tế quan trọng như tổ chức WTO.

 

Tóm lại dự án Bauxite Cao nguyên Trung phần không có thuận lợi: không có lợi ích kinh tế mà trái lại bị lỗ, không tạo ra dây chuyền đầu tư khác có lợi, không tạo thêm nhiều công ăn việc làm, không gia tăng quan trọng về xuất cảng.Trái lại dự án nầy có tổn phí quá cao và thiệt hại quá lớn., không đem lại lợi ích kinh tế bằng nhiều công cuộc đầu tư khác hiện nay và trong tương lai, như trồng cây  kỹ nghệ (cao su, cacao, cà phê, trà…vừa nhanh thu lợi , vừa giúp giảm nhập cảng nguyên liệu, vừa xuất cảng được.

 

II.   CSVN tiếp tay cho bá quyền kinh tế TQ về khoáng sản.

 

A.TQ gia tăng mạnh kỹ nghệ nhôm

 

1.  Sản xuất: (triệu tấn nhôm)    1995        2001         2005        2007        2008

                                                        1.68     3.38           8.5            12.4          12.7

2.  Tiêu thu (triệu tấn)                  2001                           2008

                                                         4.83                        18.15                          

3.  Nhập cảng (triệu tấn)              2001                     2008

                                                                                   4.5

* Nguồi tài liệu:   Barhatbook Bureau

 

4.Phát triển đầu tư khoáng sản mạnh mẽ trên thế giới

 

Với khối tiền dự trử rất lớn, TQ đầu tư khai thác nhôm (và nhiều loại khoáng sản khác) tại các nước có tiềm năng lớn như Úc, Nam phi, Ba tây, Perou, Gunea, Việt nam….Hiện nay TQ đứng hạng ba thế giới về sản xuất alumina..

 TQ muốn nắm giử thật nhiều khoáng sản trên thế giới để có thể lủng đoạn thị trường .Mặt khác là cho nhu cầu càng ngày càng tăng của chính TQ. Bằng chế độ độc tài độc đảng, TQ đi hợp tác với những nước có chế độ độc tài tham nhũng..

TQ luôn chơi trò ma giáo trong kinh tế quốc tế. Chỉ riêng trong lảnh vực khóang sản , trong mấy tháng vừa qua xảy ba vụ làm lộ ma đầu của TQ. Đó là vụ tại Úc, TQ mua 19,5 tỷ mỹ kim cổ phần công ty nhôm Rio Trinto (công ty đứng nhì thế giới), sau đó TQ buộc công ty nầy bán kèm công ty sắt lớn của Úc. Úc không đồng ý, và hủy bỏ hộp đồng .Vụ thứ hai là dân chúng ở Guinea nổi lên chống công ty nhôm TQ đang khai thác làm hũy hoại môi trường. Vụ thứ ba xảy ra trong tháng 10 vừa qua. Sau khi nắm đa số các công ty sắt lớn ở Ba tây, TQ yêu cầu giảm giá quặng sắt 50%. Cũng trong tháng 10 vừa qua tin cho biết TQ mua công ty khoáng sản lớn Felix Resources của Úc với giá $3.2 tỷ.

 

B . CSVN tiếp tay TQ trong bá quyền kinh tế

 

Trong dự án bauxite Cao nguyên, về phương diện kinh tế, chúng ta thấy CSVN có hai chủ đích :

 

  1. Thu tóm tài nguyên quốc gia và tài sản công tạo thành sức mạnh của đảng và bỏ vào túi riêng của đảng viên có quyền .

Điều nầy CSVN đã làm từ 1975, CSVN lấy dầu khí. Lấy rừng. Lấy hải sản. Lấy lúa gạo. Lấy đất đai. Ba mươi năm sau các thứ nói trên đã cạn. Nay CSVN tiến lên một bước là lấy khoáng sản.

 

Trong khi khai thác khoáng sản một số đảng viên thu vào cho riêng mình một số tiền lớn khoảng 15- 20% tiền đầu tư (đầu tư khoảng 20 tỷ mỹ kim) nguồn gốc số tiền nầy là  tiền thuế , tiền công quỷ, tiền viện trợ, tiền các công ty ngoại quốc phải dóng cho tham nhũng, tiền nhập maý móc…

 

  1. CSVN  chia chát  tài nguyên  và lợi lộc kinh tế cho TQ .

Trong quá khứ, từ 1991 ( lúc Trung - Việt nối lại bang giao) đến 2001 , TQ chỉ đầu tư có 98 công trình rất nhỏ với tổng số đầu tư là 203 triệu mỹ kim; tổng số kim ngạch xuất nhập cảng chỉ có 350 triệu mỹ kim trong 10 năm nầy. ( theo Tổng cục Thống kê VN).

Chỉ gần đây, trong vòng 10 năm, hai nước tiến tới nhiều hiệp ước kinh tế to lớn hơn.

 

TQ ép VN phải dành một số ưu quyền kinh tế cho TQ. Sau khi Hoa kỳ ký Hiệp ước song phương kinh tế với VN (2001), TQ càng bám sát và chèn ép hơn nữa.

Xuất nhập cảng giữa hai nước nay lên trên 20 tỷ mỹ kim ( trước 2001 chỉ có khoảng 2 tỷ mỹ kim). Nông Dức Mạnh và Nguyễn tấn Dũng hứa với TQ là sẽ nâng lên 25 tỷ mỹ kim trong vòng 5 năm tới..Riêng hai dự án bauxite mà VN giao cho TQ đã lên tới gần một tỷ mỹ kim. Siêu ngạch lớn bao giờ cũng về choTQ.

 

Các dự án bauxite mà VN tiến hành với TQ nhanh chống,thiếu nghiên cứu , sai nguyên tắt một phần là vì TQ muốn chớp nhanh các dự án khoáng sảnVN, và chận các công ty Hoa kỳ và Úc. Công ty Vinaminco  ( công ty con của TVK) của VN chỉ mới thành lập hồi 2006.Qua năm 2007 cho đấu thầu.VN đã phải cam kết với TQ (hồi 2006) nhiều dự án đầu tư  khi Hồ cẩm Đào qua Hà nội dự đại hội cuả APEC (Diễn đàn kinh tế Á châu và Thái bình dương ).Nông đức Manh ký giao cho TQ nhiều phương án kinh tế trong đó có dự án nhôm.

 

C. Những thiệt hại về mặt kinh tế

Để tạm kết luận, chúng tôi xin ghi ở đây rất tóm tắc những thiệt haị của dự án Bauxite Việt nam.

 

1.    Lợi cho CSTQ

 

Công ty TQ hay đảng CSTQ được nhiều cái lợí trong việc khai thác bauxite.

-       CSVN giao cho một số tiền sơ khởi gần một tỷ mỹ kim để xây dụng hai dự án Tân rai và Nhân cơ.

-       Hàng ngàn công nhân có công ăn việc làm qua từ TQ

-       TQ có cơ hội bán máy móc trang bị cũ kỹ phế thải từ TQ

-       Nhập cảng rẽ alumina về TQ chế biến lại. ( khoảng 2 triệu tấn / năm)

-       Áp đảo VN trong giai đọan 2 với việc mua cổ phần lớn để nắm phần chủ động

-       TQ sẽ còn được nhiều dự án bauxite nữa trong tương lai, như  NT Dũng hứa.

-       TQ sẽ còn được "trúng thầu" trong các dự án lớn trong nhiều lảnh vực : xây đường hỏa xa, xa lộ, hải cảng, điện . 

2.    Lợi và hại cho CSVN

 

      a/  Lợi  

-    CSVN đi kinh doanh mà không có bỏ ra vốn liếng, quặng nhôm là của trờI        cho, tiền là của dân, kỷ thuật máy móc là cuả TQ bán trả bằng tiền dân.

-    Được số tiền hàng tỷ mỹ kim để bỏ túi riêng do cấu kết và chia chác với CSTQ  (trên nhiều dự án cả chục tỷ).

-    Được TQ gia tăng thương mãi và đầu tư

-       Được TQ cho một số tiền viện trợ

-       Được sự bình an về sự bang giao vớí TQ

b / Hại 

-       Một số nhà đầu tư ngoại quốc bỏ VN vì sự gian lận trong đấu thầu

-       Cơ quan viện trợ và một số nước viện trợ có cảm nghĩ xấu, giảm cảm tình  với VN

-       Sự chống đối của nhiều người Việt trong và ngoài nước càng ngày càng tăng.

 

3.   Hại cho Dân tộc và đất nước

-       Phí phạm tài nguyên quốc gia ( tài sàn cuả mọi người)

-       Mất hàng tỷ mỹ kim do tham nhũng TQ và VN

-       Thiết hại cho một dự án khác có lợi ích kinh tế nhiều hơn

-       Thiệt hại do mất nhiều lao động đáng lẽ được làm trong các dự án nầy.

-       Thiệt hại do một số nhà đầu tư ngoại quốc rút đi

-       Thiệt hại vì một số quốc và cơ quan viện trợ giảm ngân khoản.

-       Thiệt hại do sự hống hách của công ty TQ.

 

Việc khai thác Bauxite theo như kiểu hiên nay là một đại họa của mô hình kinh tế XHCN. Dự án có liên quan đến ba thành phần: Dân chúng VN của nhiều thế hệ, đảng và chánh quyền CSVN, đảng và chánh quyền CSTQ. Chỉ có Dân tộc VN là bị thiệt hạI nặng, cò hai thành phần kia được quá nhiều lợi.

Các đau đớn từ đó không phảỉ chỉ làm nhức nhối trong vùng Cao nguyên mà cả toàn Đất nước và Dân tộc. Những vết thương rĩ máu từ đó không phải chỉ trong đoản kỳ mà kéo dài trong nhiều thế hệ.

 

Nguyễn Bá Lộc

                                                                                                

 

 

 

                                                                              

//////////////////////////////////////////////////