Nhập Cảng Phế Thải

Nhập Cảng Phế Thải Độc Hại Vào Việt Nam

Kể từ khi Việt Nam bắt đầu mở cửa năm 1986 trở đi, vấn đề nhập cảng các phế liệu từ nước ngoài để tái sử dụng, biến chế thành nguyên vật liệu cho phát triển ở Việt Nam đã trở thành một vấn nạn không nhỏ. Nắm bắt được sự quản lý còn lỏng lẽo nhiều cơ quan nhà nước, doanh nghiệp quốc doanh, thậm chí doanh thương tư nhân đã nhập cảng nhiều phế liệu không đúng quy định, điều nầy đã tạo ra một tình trạng bất ổn định về phế thải xảy ra từ Bắc chí Nam.

Việc nhập cảng phế thải để biến thành nguyên vật liệu hay tái thành phẩm trở thành một kỹ nghệ không nhỏ ở Việt Nam, đặc biệt là ở những thành phố lớn, gần biển, gần biên giới Trung Quốc và Cambodia. Đa số các loại phế thải nhập cảng thường thấy là: giấy vụn đủ loại, giấy carton, các loại nhựa dẽo, vỏ bao nylon phế thải, chai nhưạ hoặc thủy tinh đã được dùng qua, thiết bị cũ, máy truyền hình, máy điện toán v.v…Hiện nay tình trạng nhập cảng ngày càng trở nên phức tạp và có thể nói hai cơ quan Hải quan ở Sài Gòn và Hải Phòng hòan tòan bị động vì tình trạng nầy.

Đứng trước tình trạng hổn tạp trong việc xin giấy phép nhập cảng ở các địa phương, qua đó Việt Nam đã rút được kinh nghiệm trong những năm đầu tiên cho phép nhập cảng, ngày 2/4/2004 Bộ TN&MT đã có ra Quyết định 03/2004/QĐ-BTNMT về việc ban hành quy định về bảo vệ môi trường đối với phế liệu nhập cảng làm nguyên liệu sản xuất. Đaị cương là các phế liệu trườc khi được nhập cảng phải bảo đảm các điều kiện theo quy định như không chứa các tạp chất độc hại. Thêm nũa, tổ chức hay cá nhân nhập cảng phải có kho bãi chứa và có đủ khả năng để xử lý các chất phế thải độc hại đi kèm với phế liệu được nhập cảng.

Quyết định vừa nói gồm 3 Chương và 11 Điều, trong đó Điều 4 có ghi rõ phế liệu nhập khẩu và xử dụng cần phải bảo đảm các nguyên tắc sau là tổ chức hay cá nhân nhập cảng và xử dụng phải hòan tòan chịu trách nhiệm khi xảy ra ô nhiễm môi trường và phải tuân thủ quy định của các Công Ước quốc tế trong vận chuyển mà Việt Nam đã ký kết.

Về việc phân loại, Điều 5 trong QĐ đã khai triển rõ ràng những phế liệu được cho phép nhập cảng gồm 4 nhóm: nhóm kim loại và hợp kim, nhóm giấy và carton, nhóm thủy tunh, và nhóm nhựa dẽo.

Sau cùng vế vấn để xử lý vi phạm cũng được ghi trong quyết định là tùy theo mức độ trầm trọng trong vi phạm, chủ nhân phế liệu nhập cảng có thể bị xử phạt hành chinh trong lãnh vực môi trường hoặc bị truy tố trách nhiệm hình sự.

Mặc dù đã có quy định rõ ràng cũng như việc phân loại phế liệu tương đối chính xác, nhưng tcác cơ quan hải quan hay địa phương vẫn phải bù đầu vì việc nhập cảng bừa bãi vì tuy có luật lệ, tuy có quyết định, nhưng trong hiện tại, trước quá trình phát triển xã hội, ở Việt Nam, việc quản lý trong thời gian qua đã cho thấy rất nhiều sơ hở trong việc ban hành ban hành chính sách cũng như nhân sự quản lý và triển khai chính sách chưa đủ chuyên môn và kinh nghiệm trong điều hành. Do đó có nhiều vấn nạn xảy ra trong vei65c nhập cảng phế liệu. Thêm nữa, trong quá trình nhập cảng, cơ quan hữu trách thường gặp phài nhiều lô hàng phạm pháp trong khi giám định cũng như quyết định chủ nhân của lô hàng phải chịu xử phát và phải tái xuất lô hàng trở về nguyên quán. Nhưng những sự kiện đó cho đến bây giờ vẫn chưa hề xảy ra. Và Việt Nam hiện tại phải chấp nhận thêm một lượng không nhỏ của rác độc hại kỹ nghệ mà không do sản xuất phát thải ra. Một số doanh nghiệp sau khi bị hải quan xử lý đã "bỏ cuả chạy lấy người" hay qua "móc ngoặc" để lại số phế liệu đã biến thành phế thải độc hại cho Hải quan quản lý.

Phần đông, việc nhập cảng phế liệu, nói trắng ra là rác phế thải đếu đến từ đường biển, do đó Cục hải quan là cơ quan trực tiếp chịu trách nhiệm kiểm tra và xét nghiệm. Trên nguyên tắc, một khi xác định được rác nhập cảng không đúng quy định, lô hàng nầy sẽ bị ngăn chận không cho chủ nhân nah65n lãnh và chờ quyết định xử lý. Sau đó, nhân viên sẽ báo cao lên Tổng cục hải quan để có biện pháp giải quyết triệt để, hoặc xử phạt hành chính hay trả về nguyên quán của rác phế thải không hợp lệ. Ngay cà trong Bột Luật Môi trường Việt Nam, Điều 185 cũng đã đưa ra các hình phạt vế tội nhập cảng công nghệ, máy móc, phế thải hoặc những chất không bảo đảm tiêu chuẩn bảo vệ môi trường.

Dĩ nhiên là Bộ TN&MT là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc thi hành QĐ năm 2004 kể trên, và các Sở TN&MT địa phương có bổn phận kiểm tra và quản lý việc chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường đối với các phế liệu nhập cảng, cũng như phát hiện, ngăn chặn, và xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Trong kiểm tra, việc làm quan trọng nhất là xác định các cơ sở sản xuất đã xin nhập cảng phế liệu cần phải tuân thủ những điều kiện sau đây trước khi nhận được giấy phép nhập cảng phế liệu. Đó là phải có kho bãi tiêng để nhập kho, và có đủ năng lực xử lý các tạp chất đi kèm với phế liệu, nghĩa là phải có hệ thống xử lý phế thải thực sự sau khi tách rời các tạp chất từ phế liệu nhập cảng.

Tuy nhiên, các Sở TN&MT cho đến nay vẫn không hòan tất được trách nhiệm trên, từ đó thủ tục nhập cảng vẫn được thông qua dễ dàng ở cấp trung ương và địa phương. Và từ đó nhiều "sự cố" đã xảy ra triền miên. Theo chỗ chúng tôi được biết biện pháp phải tái xuất để trả về nguyên gốc của phế liệu không hợp lệ chưa hề xảy ra, mặc dù đã có hàng trăm quyết định đòi chủ cơ sở xin nhập cảng phải thi hành.

Đặc biệt hơn nữa, ngoài những nhóm phế liệu cho phép nhập cảng kể trên, Sở TN&MT cùng Cục hải quan đã khám phá một số doanh nghiệp (dĩ nhiên là có giấy phép nhập cảng như những cơ quan cấp cao!) đã nhập cảng các mặt hàng cấm như bánh xe cũ, thiết bị cũ phế thải, hoặc amiăng v.v. .. Những mặt hàng nầy vẫm còn ối đọng tại các kho bãi của hải quan, tại các cảng, nhưng vẫn không buộc được các doanh nghiệp vi phạm giải quyết và khắc phục hậu quả. Điềm nầy đã làm tăng thêm mức ô nhiễm và làm tổn hại thời gian cũng như tài chính trong việc bốc dỡ do nạn ối đọng phế liệu vi phạm quy định.

Qua các sự kiện mô tả trên đây, quả thật tình trạng quản lý nhập cảng phế liệu để tái sản xuất rất phức tạp. Có thể nói hiện nay sự kiện nầy vẫn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của Việt Nam vì, nếu tình trạng nầy không được giải quyết một cách triệt để Việt Nam sẽ biến thành một bãi rác của thế giới.

Đây là vấn đề hết sức phức tạp. Việt Nam đang đứng trước một nan đề rất khó xử: nhập cảng phế liệu để tái sản xuất hầu hạ giá thành sản phẩm trong việc phát triển quốc gia và chấp nhận môi trường bị ô nhiễm qua việc phục hoạt phế liệu nhập cảng thành nguyên vật liệu cho sản xuất. Hãy lấy công nghệ nhựa dẽo làm thí dụ, hàng năm Việt Nam cần đến 1,2 triệu tấn nguyên liệu hạt nhựa, trong khi năng lực sản xuất trong nước chỉ đạt độ 250 ngàn tấn, do đó việc nhập cảng phế liệu của các laọi nhựa đượccấp giấy phép dể dàng thông qua. Điều không tránh khỏi là trong số giiấy phép được chấp thuận, có không ít những mặt hàng không đúng quy định nhập cảng cũng đã được chấp thuận như trường hợp cty Tín Nhân, Việt Nam và Cty xuất cảng phế liệu Greenwood của Hoa Kỳ.

Thêm nữa, việc phối hợp trong quản lý giữa các cơ quan vốn đã không đồng bộ, cũng như việc diễn dịch còn tùy tiện từng nơi của QĐ 2004 càng làm cho tình trạng ngày càng xấu thêm. Gần đây nhất, việc nhập phế liệu ở biên giới Việt Trung, và Việt Cambodia đã là một đề tài lớb cho báo chí ở Việt Nam như: Chuyển rác nhập qua đường biển chưa giải quyết xong, thì đến việc rác từ biên giới Cambodia… trên báo Sài GònGP.

Sau hết, thêm một loại các phế thải chúng tôi đã truy cập được trên báo chí Hoa Kỳ là hàng năm Hoa Kỳ xuất cảng trên 20 triệu máy truyền hình, điện toán, máy điện tử v.v.. (năm 1998) và 60 triệu (năm 2005) vào ba quốc gia chính là Hồi Quốc, Trung Quốc và Việt Nam. Những quốc gia trên nhập cảng phế liệu nầy để thu hồi cách mạch điện dây điện, nhưng đã quên rằng trong mỗi maý truyền hình có chứa khoảng 1 Kg Chì (Lead) và Thuỷ ngân (Mercury), hai tác nhân tác hại lên thần kinh và trí thông minh của trẻ em đặc biệt trẻ sơ sinh trong thời gian còn nằm trong bụng mẹ nếu bị tiếp nhiễm.

Dự kiến Việt Nam sẽ là một bãi rác của thế giới có thể xảy ra trong tương lai không xa nếu Việt Nam không có những quyết định cứng rắn hơn nữa trong việc nhập cảng phế thải để biến thành nguyên vật liệu trong sản xuất.

Mai Thanh Truyết
West Covina, 2/2008
//////////////////////////////////////////////////