Hội luận Bauxite Houston - GS Nguyễn Văn Trường Giới Thiệu

April 19, 2009

Thưa Luật Sư Chủ Tịch Cộng Đồng

Thưa......

Thưa quí vị quan khách,

Lời đầu tiên của tôi là chân thành cám ơn Ông Chủ Tịch Cộng Đồng và quí vị trong ban tổ chức buổi hội luận hôm nay, cho tôi được duyên may và vinh hạnh đón tiếp quí vị thân hào nhân sĩ Houston, và giới thiệu người bạn thâm giao và đồng nghiệp của tôi cùng quí vị.

Lời trình bày của chúng tôi có hai phần: Sơ lược tiểu sử và sinh hoạt của giáo sư Truyết trong hai thập niên gần đây.

Sơ lược tiểu sử:

MAI THANH TRUYẾT

v Học vấn

Tiến sĩ Hóa Học Pháp.

Assistant phụ trách Thí nghiệm Hóa Vô cơ, Trường Institut de Chimie, Besancon, Pháp.

v Chức vụ ở Việt Nam trước năm 1975

o Giảng sư (Associate-Professor), Trưởng ban Hóa học, Đại học Sư phạm Sài Gòn, Việt Nam.

o Giám đốc Học vụ, Viện Đại học Cao Đài, Tây Ninh, Việt Nam.

Hiện tại:

o Giám đốc nhà máy xử lý nước thải (Leachate Treatment Plant), BKK Corporation, West Covina, CA.

o Giám đốc Kiểm soát An toàn và Phẩm Chất (QA/QC), Weck Laboratories Inc., Industry City, CA.

Công tác Hội đoàn: Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Hội Khoa học & Kỹ thuật Vịệt Nam tại Hoa kỳ (VAST).

Tín Ngưởng: Vô Thường, Vô Ngã, và Không, theo nghĩa của Bát Nhã Ba-la-mật- đa Tâm Kinh. Ông tin rằng mình trách nhiệm về những hệ quả của những hành động của mình.

Tuần Trăng Mật Ngắn Ngủi với nền giáo dục Việt Nam.

Chúng tôi gặp nhau trong những tháng năm sôi động nhất,1973-75, hiệp định Paris kết thúc, ngân sách viện trợ cắt giảm, mức độ lạm phát phi mã, và viễn ảnh mộ Sài Gòn xáo trộn vì vật giá leo thang, vì khủng khoảng kinh tế, khủng khoảng lòng tin, vì đời sống ngày càng khắc nghiệt, và nhiều dấu hiệu hứa hẹn sẽ khắt nghiệt hơn, mầm xáo trộn xã hội và loạn lạc như hứa hẹn đột viến trong một tương lai rất gần.

Mai Thanh Truyết rời cái an bình lạc nghiệp của nước Pháp để dấn thân vào bối cảnh rối ren, tối mù ấy. Dấn thân và trọn vẹn dấn thân, cụ thể trong qui trình cải thiện sinh hoạt trong Khoa Hóa Đại Học Sư Phạm SàiGòn, thiết thực trong công tác xây dựng Viện Đại Học Cao Đài từ con số không. Về việc xây dựng nầy, tôi phải ghi ơn quí vị chức sắc Cao Đài—nói riêng là sự hổ trợ ân cần của Ngài Khai Đạo, và Ngài Chưởng Ấn—và quí vị giáo sư—nói riêng ông Phó Viện Trưởng Mã Thành Công, giáo sư Mai Thanh Truyết và giáo sư Nguyễn Văn Sâm hằng tuần luôn có mặt ở Toà Thánh, để phối hợp, điều khiển, giăi quyết mọi vấn đề lớn nhỏ, mà lắm khi vượt ngoài sinh viên vụ. Tôi mến phục cái tinh thần và cung cách xử thế của những con người yêu thích khai phá, năng động, bền chí, tích cực, thiết thực nầy.

Ai lại không muốn đem giáo dục Đại Học về địa phương mình, mở cánh cửa lớn cho con em hiếu học mà lợi tức thì khiêm nhường. Các tín hữu Cao Đài và người dân địa phương đương nhiên đồng thuận. Nhưng hình thành được qui cũ, nề nếp sinh hoạt Đại Học, trong những bước đầu, lắm khi phải cứng rắn, áp đặt. và như vậy, ắt có những phản ứng đối nghịch. Cho nên, phải biết môi trường, sống với môi trường, chia xớt, trao đổi, đối thoại, tìm hiểu môi trường, trong những nghĩ suy, hoài vọng sâu xa nhất của người tín hữu, người dân Long Hoa, Tây Ninh, thì cái qui cũ Đại Học, nhân cách Đại Học, nền móng Đại Học, thổ nhưởng Đại Học mới hình thành, ánh sáng Đại Học mới phát khởi. Về điều nầy, tôi phải ghi ân nhiều vị chức sắc Cao Đài-nói riêng, Ngài Khai Đạo và Ngài Chưởng Ấn-đã hiểu, cảm thông và tận tình hổ trợ trong những biện pháp đôi khi cúng rắn của Viện Đại Học.

Và như vậy, sẽ là một khiếm khuyết lớn nếu tôi không ghi nhận và cám ơn riêng gs Mai thanh Truyết: Tính bình dị tự nhiên của Ông, Ông đã đi sâu, đi sát vào các sinh hoạt địa phương, gọt tròn bớt các cạnh, gai nhọn, tạo một không khí thích hợp cho những dị biệt gặp nhau, giao lưu và chấp nhận đối thoại.

Nói khai phá cụ thể là trong nghĩa nầy, dù rằng có thể dễ dàng nới rộng cho những lãnh vực khác, thí dụ ở Khoa Hoá Trường Đại Học Sư Phạm Sàigòn.

Những từ "dấn thân", "trọn vẹn dấn thân", "tinh thần, cung cách xử thế của một người khai phá, năng động, bền bĩ, tích cực, thiết thực" là những cảm nghĩ của riêng tôi, và mỗi từ đều có một nội dung rõ ràng, cụ thể như từ khai phá nêu trên đây. Tôi không quen tặng cho bạn mình những sáo ngữ. Bạn mình, mình phải biết quí trọng, quí trọng hơn nữa là khách của bạn là quí vị nhân sĩ đang có mặt ở đây.

Sau 1975 là chuyện dài Đường Tăng đi thỉnh kinh. Xin phép hẹn quí vị một lần khác.

Thời gian còn lại tôi xin vắn tắt trình bày phần quan trọng nhất, đó là giới thiệu những sinh hoạt của tiến sĩ Mai Thanh Truyết trong đôi thập niên gần đây.

Hành Trình Miền Đất Hứa.

Ông đến Hoa Kỳ năm 1983, theo diện thuyền nhân. Và như bao thuyền nhân may mắn đến được Đất Hứa, ông cũng phải bôn ba tìm việc làm, tìm hiểu, hội nhập vào cuộc sống mới.

Trong một giới hạn nào đó, như chúng tôi nêu trên trong phần tiểu sử, ông đã thành công, sớm ổn định cuộc sống, nhờ khả năng chuyên môn, và cũng nhờ tính năng động, bén nhạy vốn có đã giúp ông bắt gặp, sớm hiểu và hội nhập những giá trị mới.

Tuy nhiên, hình như cuộc đời MTT không có điểm đến, hay nói đúng hơn là mỗi điểm đến là một điểm khởi đầu. Trăm năm đời người là một chuổi dài khởi điểm.

Một lần nữa, ông rời bỏ nhịp sống an bình lạc thiện để đánh đấm với bạo quyền, với sự dốt nát, với bệnh tật, với đói nghèo, nói riêng với việc hủy hoại môi sinh.

Trong một giới hạn nào đó ông nối lại tuần trăng mật dang dỡ năm xưa với quê mẹ thân yêu của ông.

Cho nên giới thiệu MTT không là giới thiệu ông tiến sĩ hóa học, chuyên viên về xử lý vật liệu phế thải, cũng không là giới thiệu cuộc sống an lạc, như đi trên thảm đỏ của ông: 40 giờ/tuần, với những routines và cập nhật nghề nghiệp.

Tôi chánh yếu muốn nhấn mạnh trên con người nhiều bàn cải của MTT. Con người của giới truyền thông hãi ngoại, Mỹ, Canada, Úc,Pháp, Đức, ... của các mạng lưới Internet,... Hình ành, tiếng nói, bài viết của òng quen thuộc với khán- thính-và-đọc-giả các báo đài. Thí dụ: Đài Á Châu Tự Do, VOA, Radio France Internationale (RFI), TV STBN, VHN, SaigonTV , thậm chí đến những tờ báo ở Việt Nam vẫn "tự nhiên" trích đăng như Tuổi Trẻe, Khoa học Thường thức, Thanh Niên v.v….

Tuy nhiên, ông không là người già chuyện, ông không quen chuyện phiếm, ông không nói để mà nói, để luôn có mặt, hoặc như giới nghệ sĩ đem lại tiếng cười (hay khóc) cho thiên hạ, làm cho cuộc sống dễ chịu lại. Ông có kiến thức sâu rộng, hội thoại với nhiều giới khác biệt như giáo dục, văn hóa, chính trị, kinh tế, kỹ thuật. Ông viết và đối đáp trên những đề tài đa dạng với những dữ kiện và tài liệu được chọn lọc một cách khoa học.

Ông viết nghiêm túc, nói nghiêm túc, có cân nhắc và nghiên cứu nghiêm túc.

Người thương ông cũng nhiều. Nói riêng anh em trong hội Vast—giáo sư Trần Cảnh Xuân, Bs. Phạm Gia Cổn, để nêu vài tên—là những người cùng ông chia xớt ngọt bùi suốt gần hai thập niên. Có người khen ông về tinh thần phục vụ cho bà con ở VN, để chuyển tải những thông tin khoa học căn bản đến cho người dân, đôi khi làm cho những nhà quản lý chuyên môn ở trong nước lưu tâm và xử dụng.

Kẻ ghét ông cũng lắm, nhất là chính quyền Hà Nội trong vụ kiện Chất Dộc Da Cam. Cũng có người bảo rằng ông chỉ đường cho hưu chạy.

Thật ra, ông có lưu tâm và cảnh báo về nhiều vấn đề. Thí dụ:

· Về phát triển chung, có nhiều quan điểm về phát triển trong chiều hướng toàn cầu hóa, nghĩa là phát triển phải cân bằng với việc bão vệ mòi trường

· Về cải tổ chính sách nông nghiệp, nghiên cứu tỷ giao bằng cách so sánh với cung cách phát triển nông nghiệp ở các nước như Nam Dương, Chí Lợi: như huấn luyện nông dân cách trồng tia, phân bón, đào tạo cán bộ nông thôn để hướng dẫn từng nông dân một...

· Về năng lượng: viết trên mười bài phân tích về các loại năng lượng trên thế giới cùng năng lượng trong tương lai có tính khả thi áp dụng trong điều kiện VN. Không cổ súy việc khai thác năng lượng thủy điện vì đập nước vá thủy điện là một hiểm họa không còn gọi là "năng lượng trắng" như cách đây 70 nữa.

· Về ô nhiểm hóa chất, và các loại thuốc bảo vệ thự vât; cảnh báo việc xử dụng bừa bãi, không đúng cách, cũng như không đúng liều lượng trorng nông nghiệp, như phân bón và hóa chất độc hại...đây cũng là nguyên nhân chính trong việc tăng trưởng các chứng bịnh ung thư xãy ra trên khắp đất nước hiện nay.

· Về ô nhiểm nguồn nước và sông cũng như nước ngầm. Có phân tích nhiều nơi và đưa ra nhiều khuyến cáo..

· Về chất thải: phế thải rắn, lõng, khí...viết rất nhiều đặc biệt là xử lý phế thải lõng của kỹ nghệ. và xử lý nước rỉ từ rác sinh hoạt gia đình. Đã cho ra một quy trình xử lý và thiết kế một nhà máy xử lý trung ương cho các khu chế xuất, khu công nghiệp...

Òng cho biết: Về những vấn đề đa dạng nầy, nhiều giáo sư đại học ở Việt Nam có liên lạc và trao đổi ý kiến nhất là trong lãnh vực giải quyết phế thải độc hại. Và sinh viên năm thứ 4 trong nước, khi làm luận án tốt nghiệp có tham khảo nhiều lần trong nhiều địa hạt liên quan đến môi trường khác nhau..

Kể ra thì nhiều, thật không cách nào đi vào cụ thể từng đề tài một. Tuy nhiên, trong thập niên qua, có hai việc nổi cộm:

1, Vấn đề nước và ô nhiểm arsenic ở VN.

Nổi cộm, vì nó đặt vấn đề an sinh của cả Đồng bằng Sông Cữu Long, vì va chạm đến mộ chương trình lớn của UNICEF—tổ chức nhi đồng quốc tế của Liên Hiệp Quốc có tầm vóc và uy thế lớn— và chánh quyền Hà Nội. Nổi cộm cũng vì gs MTT đã để nhiều thời gian, công sức, vì ông đã chịu thách thức hiểm nguy về VN lấy mẫu nước để kiểm nghiệm độ arsenic trong các mẫu để có những kết quả khả tín..Và nỏi cộm cũng vì chính quyền Hà Nội đã lên án ông là tiết lộ bí mật quốc gia (luật ngày 27/12/2003)

Ông lấy mẩu nước từ Bắc chi Nam, đem qua Mỹ phân tích từ 1997 đến 2001 Theo đó òng công bố một số kết quả về việc ô nhiểm arsenic ở VN. Nhất là ĐBSCL. Ông cảnh giác là mức ô nhiểm bắt đầu ở mức chung quanh giới hạn mà LHQ .

Thế mà, mãi đến năm 2002 TTCS PVKHai mới thành lập một ủy ban liên bộ để nghiên cứu về mức ô nhiểm nầy.

2. Câu chuyện dioxin/da cam và vụ kiện. Nổi cộm vì thời gian dài của vụ kiện, vì là một vụ kiện quốc tế, vì phe xã hội chủ nghĩa có đồng chí bốn phương, ngàn người như một, triệu người như một, bách chiến bách thắng. Cũng nỗi cộm, vì tên ông và ý kiến ông được ghi trong phần phản bác của phia HK lần sau cùng trước khi tòa án quyết định. Toà đã bác bỏ vụ kiện của VIỆT NAM tháng 3/2005, Qua 2007, tòa kháng án lại bác bỏ lần nữa. VIỆT NAM kiện lên tối cao pháp viện và tháng 9 năm ngoái (20078) tòa cũng bác luôn.

Trong việc nầy, ông là cái đinh trong con mắt chánh quyền Hà Nội. Hột cát trong mắt đã khó chịu rồi, nhất là đối với những con người độc tài, độc đoán, có thói quen là mình phăi đúng-và 100% đúng-ai mà nói khác, làm khác là phản động, đối tượng cải tạo-nghĩa là tù đày không bản án, thì cây đinh trong mắt thì làm sao chịu nổi. Hà nội bảo, triệu triệu người đều như vậy, thì như vậy tất phải đúng. Ông Truyết bảo:"Tỷ tỷ số không mà cộng lại với nhau hoặc nhơn lên với nhau thì vẫn bằng không." Và trong thực tế, cụ thể trong vụ kiện nầy, tỷ tỷ cái dối trá chỉ phơi bày cái bản chất dối trá của chế độ mà thôi.

Trên đây là đôi nét về con người của gs MTT, một nhân cách nhiều tranh cãi, thương cũng lắm mà ghét cũng nhiều, tùy vị trí đứng nhìn, tùy quan điểm về cuộc sống, tùy nhiều tham số khác mà tôi không dự liệu đươc.

Cuộc sống vốn vô thường., Vô thường là đổi thay. Đổi thay bao hàm nguy hiểm, cái hiểm nguy bước từ cái biết-cái đã được tôi luyện, đã kinh qua-vào cái chưa biêt. Đó là thách đố cũa sự lớn mạnh. Đó cũng là cá tính của phần đời đấu tranh không ngưng nghỉ của Ông, mà trên đây tôi chỉ ghi đượ một vài nét..

Truyết ơi, cám ơn ông cho tôi duyên lành, đươc chia xớt đôi lời cùng quí vị thân hào nhân sĩ thân thương trong cộng đồng Houston của tôi.

Và một lần nữa, xin cám ơn quí vị.

Nguyễn Văn Trường

//////////////////////////////////////////////////