Tranh Chấp Biển Đông

Hội thảo về tranh chấp Biển Đông tại nam California

Gia Minh, biên tập viên RFA

2012-08-06

Một cuộc hội thảo về vấn đề tranh chấp Biển Đông vừa diễn ra tại nam California hồi ngày 4 tháng 8 vừa qua.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/woksh-eas-sea-in-ca-08062012055811.html/ong-tran-van-minh-phat-bieu-tai-cuoc-hoi-thao-ve-van-de-tranh-chap-bien-dong-dien-ra-tai-nam-california-hoi-ngay-4-thang-8-2012

RFA

Ông Trần Văn Minh phát biểu tại cuộc hội thảo về vấn đề tranh chấp Biển Đông diễn ra tại nam California hồi ngày 4 tháng 8, 2012

Sau khi hội thảo kết thúc, Gia Minh hỏi chuyện một thành viên trong Ban Tổ chức về một số nội dung của cuộc hội thảo. Đó là ông Trần Văn Minh và trước hết ông cho biết điểm đáng chú ý của hội thảo:

Ông Trần Văn Minh: Trước hết tôi minh định rõ đây là cuộc hội thảo trong cộng đồng nam Cali. Mục đích của cuộc hội thảo là để nêu vấn đề Biển Đông cho quần chúng, chứ không phải là cuộc hội thảo của các học giả để tìm ra cách để giải quyết vấn đề hay đi sâu vào chuyện chuyên môn. Tuy vậy, cũng có một số vấn đề chuyên môn thuộc cỡ trung bình thôi.

Những người tham dự, đa số ai cũng nóng lòng, họ đòi hỏi phải đi đến một giải pháp nào. Nhưng mục đích của các diễn giả là trình bày vấn đề, và tiến trình tiến chiến Việt Nam của Trung Cộng đi đến đâu rồi.

Việt Nam có nhiều bất lợi hơn thuận lợi

Gia Minh: Các diễn giả đưa ra những thuận lợi, bất lợi nào từ phía Việt Nam hay không, thưa ông?

Ông Trần Văn Minh: Phía Việt Nam có nhiều bất lợi. Hạm trưởng Vũ Hữu San nói về hồ sơ mà Việt Nam nộp cho Liên hiệp quốc năm 2009 về chủ quyền lãnh hải, Việt Nam hòan tòan không nhắc tới quần đảo Hòang Sa và Trường Sa mà chỉ qui định 200 hải lý của Việt Nam thôi. Vấn đề 200 hải lý cũng bất lợi, vì vùng thềm lục địa của Việt Nam có những chỗ có thể kéo dài đến 350 hải lý.

Bản đồ cho thấy vùng biển Trung Quốc muốn làm chủ (theo vạch màu đỏ)

Bản đồ cho thấy vùng biển Trung Quốc muốn làm chủ (theo vạch màu đỏ) RFA/UNCLOS

Còn vấn đề Luật Biển mà Quốc hội Việt Nam đưa ra. Thứ nhất là đường cơ sở không được chuẩn theo luật pháp quốc tế, luật của Liên hiệp quốc. Thứ nữa họ 'thòng' thêm câu về thỏa hiệp giữa hai nước có thể thay đổi, có thể thỏa hiệp lại.

...hồ sơ mà Việt Nam nộp cho Liên hiệp quốc năm 2009 về chủ quyền lãnh hải, Việt Nam hòan tòan không nhắc tới quần đảo Hòang Sa và Trường Sa mà chỉ qui định 200 hải lý của Việt Nam thôi. Vấn đề 200 hải lý cũng bất lợi, vì vùng thềm lục địa của Việt Nam có những chỗ có thể kéo dài đến 350 hải lý.

Ông Trần Văn Minh

Đó là những điều có vẻ mâu thuẫn và không xác định chủ quyền của Việt Nam một cách thích đáng.

Ông Vũ Hữu San nhấn mạnh, bắt buộc phải sửa lại những sai trái trong Luật Biển; nếu không thì không thể đem Luật đó ra với quốc tế và để tranh cãi với phía Trung Quốc về lãnh hải của Việt Nam.

Gia Minh: Còn về phía Trung Quốc?

Ông Trần Văn Minh: Các diễn giả đưa ra tính gây hấn của Trung Quốc. Trên việc đó thì họ hòan tòan có lợi thế so với Việt Nam. Đó là nói với Việt Nam chứ không nói so với thế giới. Họ xâm lấn Việt Nam mà Việt Nam không có hành động cụ thể nào để có thể cản ngăn bước xâm lấn của họ.

Gia Minh: Trước những trình bày như vậy thì những người tham gia hội thảo có ý kiến chung nhất là gì? Đề xuất gì?

Ông Trần Văn Minh: Những người thuộc cộng đồng hải ngọai họ nóng lòng với quê hương, họ cũng muốn đưa ra xác định đâu là thủ phạm cho việc 'mất nước' của mình.  Đa số các diễn giả đều nói mình đang trong tiến trình mất nước, các diễn giả chỉ ra là Đảng Cộng sản Việt Nam đang làm những hành động mà đều dẫn đến hành động 'bán nước'. Những người tham dự nóng lòng nói là các diễn giả phải đưa ra biện pháp gì đó. Nhưng đa số các diễn giả nói họ là một trong những người đưa ra vấn đề, còn những vấn đề như giải thể chế độ cộng sản, chuyển đổi tự do dân chủ cho Việt Nam thì chuyện đó thuộc về tòan dân chứ không phải của mấy ông đó.

Luật Biển mà Quốc hội Việt Nam đưa ra. Thứ nhất là đường cơ sở không được chuẩn theo luật pháp quốc tế, luật của LHQ. Thứ nữa họ 'thòng' thêm câu về thỏa hiệp giữa hai nước có thể thay đổi, có thể thỏa hiệp lại

Ông Trần Văn Minh

Vùng chủ quyền và lãnh hải

Vùng chủ quyền và lãnh hải. RFA file photo

Gia Minh: Những người tham dự có nói đến vai trò của những người Việt hiện ở nước ngòai thế nào không?

Ông Trần Văn Minh: Đa số mọi người đều có lòng, họ có kêu gọi tất cả mọi người, mỗi người đều góp một tay trong công cuộc chống lại Trung Cộng; đặc biệt phải tính chuyện phải làm sao ngừng chuyện chế độ cộng sản tiếp tay với Trung Cộng để xâm lấn Việt Nam. Nhưng trước mắt ở  hải ngọai nên làm những chuyện nhỏ nhỏ như tẩy chay không mua đồ Trung Cộng, không đi du lịch Trung Quốc.

Mục đích chúng tôi tổ chức hội thảo để đáp ứng tấm lòng của bà con. Do thấy tình hình rất nguy cấp cho sự an nguy của đất nước, nhân cuộc phỏng vấn này chúng tôi cũng kêu gọi mọi người nên góp tay, góp sức của mình bằng cách gì đó. Trước hết phải quan tâm đến vấn đề, và vì vấn đề Biển Đông là vấn đề liên quan đến vấn đề luật lệ, chính trị, ngọai giao, tình hình thế giới  nên cần phải học hỏi. Nếu mình chịu khó học hỏi, rồi giải thích cho những người chung quanh. Nếu mọi người hiểu hết, thì theo tôi chính quyền Việt Nam phải chịu thay đổi theo hướng đó.

Gia Minh: Cám ơn ông Trần Văn Minh.

Xin thông tin thêm, hội thảo chính trị về vấn đề tranh chấp Biển Đông hôm ngày 4 tháng tám đuợc tổ chức tại Trung Tâm Công giáo ở thành phố Santa Ana, bang California. Có hơn 150 người Việt hiện sinh sống tại nam California tham dự. Bốn diễn giả chính của hội thảo gồm có ông Vũ Hữu San, cựu hạm trưởng Hải quân Việt Nam Cộng Hòa, ông Hùynh Văn Lang, nguyên giám đốc Viện Hối đóai Quốc gia thời tổng thống Ngô Đình Diệm, nguyên giáo sư kinh tế Đại học Sư phạm Sài Gòn, kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa, và tiến sĩ Mai Thanh Truyết.

 

//////////////////////////////////////////////////