BẢN TÓM LƯỢC
VIỆC KHAI THÁC BAUXITE TẠI VIỆT NAM
I DỰ ÁN KHÔNG BÌNH THƯỜNG VÀ NHIỀU SAI PHẠM
Cộng sản Việt nam (CSVN) đã cấu kết và giao cho Cộng sản Trung quốc (CSTQ) thực hiện dự án về khai thác nhôm (Bauxite) tại Tân Rai và Nhân Cơ thuộc vùng Cao nguyên Trung phần. Tổng số tiền mà VN đưa cho TQ chỉ riêng hai nhà máy nầy đã lên tớI 926 triệu Mỹ kim và được khởi công từ giữa năm 2008.
Kể từ 1991, hai nước VN và TC đã nối lại bang giao sau hơn 10 năm bị gián đoạn. Và từ khi khối Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, hai nước Cộng sản nầy càng kết chặt với nhau hơn nữa để sống còn và để mưu tìm những lợi ích riêng cho hai tập đoàn lãnh đạo.
Trên con đường kết chặt nhau, CSVN và CSTQ đã độc đoán và gian manh đem đến nhiều bất lợi cho nhân dân Việt nam. CSTQ đã ép buộc và VN dần dần trở thành lệ thuộc. trên nhiều mặt, đến một ngày nào đó rất khó thoát ra được.
Dự án Bauxite là môt điển hình của sự bang giao bất công và nguy hiểm. "Dự án Bauxite là một món quà mà VN triều cống TQ", đó là nhận xét của ký giả David Pilling viết trên tờ báo lớn Financial Times ở Luân đôn hồi 6 tháng 5 năm 2009 nhân Nguyễn Tấn Dũng đến Luân Đôn trong phiên họp G20.
Sau đây chúng tôi xin tóm tắt sự bất bình thường và âm mưu cùa dự án bauxite.
Một nước có được nhiều tài nguyên thiên nhiên là một cái phúc. Nhưng tại VN cũng như tại môt số quốc gia nó trở thành cái họa. Hơn 30 năm qua, phần lớn tài sản công và tư của VN chạy vào túi của đảng viên nhiều hơn là đem lợi ích cho toàn dân. Nay với dự án Bauxite, tài sản quốc gia vừa bị đảng viên CSVN thu tóm, vừa lại bị mất thêm cho CSTQ. Mặt khác, từ việc khai thác rộng lớn và lâu dài nầy trên một địa bàn chiến lược, rất có thể đưa tới cái họa mất mát dần chủ quyền quốc gia, và an ninh lãnh thổ.
1. CSTQ và CSVN tiến hành quá vội vàng
Sau khi được tin tức (2005) VN có tiềm năng quặng nhôm to lớn (độ 5 tỷ tấn, TC nhanh chóng ép VN ký thỏa ước giao cho khai thác Bauxite. Hồi năm 2006, khi Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đến Hà Nội dư họp thượng đỉnh Diễn đàn Kinh tế Á châu Thái Bình Dương (APEC), CSVN trao cho CSTQ danh sách các dự án họp tác trong đó có dự án Bauxite. Về phía VN cũng vội thành lập ngay công ty khai thác nhôm (Vinacomin) và chánh phủ bỏ ra $15 tỷ mỹ kim. Quốc Hội, dân chúng, các tổ chức chuyên môn, truyền thông đều không hay biết cho tới khi dự án do công ty quốc doanh của CSTQ, công ty Chinalco, khởi công tại Tân Rai.
Có nhiều ý kiến phản đối vì cho rằng dự án không có lợi mà chỉ có hại. Đảng CSVN và Chánh phủ không quan tâm sự phản đối, vì cho đó là dự án thuộc diện chánh sách, tức là không cần bàn cải.
Sự khởi đầu bất thường của một dự án đầu tư rất lớn, tạo nghi ngờ về một âm mưu khác.
2. Nghiên cứu rất sơ sài thiếu tính khoa học về tiền khả thi và khả thi trên ba bình diện: dự án, quốc gia, và quốc tế.
Thông thường trước khi quyết định đầu tư to lớn như vậy, chánh quyền phải có cuộc nghiện cứu tiền khả thi (pre- feasibility study). Đó là cuộc nghiên cứu kỹ lưỡng về tác động môi trường của dự án (EAI-Environmental Accessment Impacts) và nghiên cứu toàn diện và toàn vùng, đặt trên bình diện quốc gia kinh tế xã hội, văn hóa. CSVN đã không làm như vậy hay chỉ làm một cách chiếu lệ. Bằng cớ là dự án đã giao cho TC thực hiện hơn 6 tháng rồi, Bộ chánh trị mới có quyết định (tháng 5 năm 2009) yêu cầu bên chánh phủ nghiên cứu toàn diện về môi trường, hiệu quả kinh tế và xã hội của vùng khai thác. Thủ tướng CS Nguyễn Tấn Dũng chỉ vừa ký quyết định cho phép thựa hiện công trình ở hai nơi trên vào tháng 1, 2010, mặc dù công trình trên thực tế đã bắt đầu khởi công hơn một năm nay.
3. Môi trường và sinh cảnh không thuận lợi và nguy hiễm
Trên thế giới, địa điểm khai thác bauxite cần thỏa mãn 3 tiêu chuẩn sau đây: - vùng khai thác không là vùng đát nông nghiệp hoặc trồng cây công nghiệp; - vùng khia thác phải gần trục lộ giao thông; - và vùng khai thác phải cách xa khu dân cư. Trong lúc đó, khu vực khai thác, theo kế hoạch chiếm diện tích rộng lớn tại các tỉnh ở Cao nguyên Trung phần. Riêng 6 dự án tại Đắk Nông chiếm gần 1/3 diện tích vùng nầy. Nó đụng tới khu dân cư và vùng trồng trọt cây cà phê, cao su, trà. Nhưng nhà cầm quyền quyền VN lại nói là khu bỏ hoang.
Khu vực bị đào xới bị mất lớp đất trên mặt do nước cuốn đi. Sau nầy không có đất để lấp lai các hố khổng lồ đó. Hơn nữa một số cây công nghiêp không thể trồng lại được trên khu vực đã khai thác. Qua kinh nghiệm thất bại trong việc tái tạo 25 Km2 đất ở mỏ than lộ thiên Quảng Ninh tiêu tốn hàng trăm tỷ Đồng VN, chúng ta có thể thấy trước là việc tái tạo đất sau khi khai thác bauxite là một việc làm không tưởng.
Nước từ vùng khai thác bị ô nhiểm sẽ lan rông ra và làm hại sức khỏe của dân.
Các chất thải từ khu vực khai thác làm ô nhiểm trầm trọng không khí do bụi đỏ lan rất rộng trong vùng gây bịnh tật cho người và tàn phá cây công nghiệp.
Không khí trong vùng khai thác có chất sulfur và tia bức xạ làm hại sức khỏe .
Kỹ thuật và trang bị cho sản xuất tồi tệ. Hạ tầng cơ sở (điện nước, xa lộ, hải càng…) thiếu thốn trầm trọng, và không thuận lợi.
4. Không có hiệu quả kinh tế
Một dư án đầu tư, nhứt là dự án lớn như dự án Bauxite bắt buộc phải nghiên cứu cẩn thận về hiệu quả kinh tế trên hai mặt: thứ nhứt là dự án khai thác bauxite riêng rẻ, và mặt khác là đặt dự án trong kế họach phát triển kinh tế xã hội của quốc gia. Khi TC đã đem người đem vật liệu qua xây dưng chuẩn bị khai thác nhôm thì các cơ quan chánh quyền VN cho biết rất đại khái các yếu tố cần biết và tính toán rất thiếu sót đến nỗi sau đó Bộ chánh tri CSVN phải chỉ thị nghiên cứu thêm về hiệu quả kinh tế.
Về vốn đầu tư, phía nhà cầm quyền VN bỏ ra khá lớn so với hiện tình kinh tế đầy khó khăn của nước nầy. Đã bỏ ra 15 tỷ mỹ kim và sẽ còn bỏ thêm nhiều tỷ nữa cho việc dời dân, cho đầu tư điện nước, xa lộ, hải cảng…
Phí tổn sản xuất chưa tính chính xác được vì còn nhiều ẩn số như như tiền chuyển vận chưa biết tính cách nào vì có thể chuyển vận bằng xe lửa hay bằng xe tài, giá thành trong hai trường hợp trên sẽ rất khác nhau. Trong khi đó, giá nhôm trên thị trương thế giới dù có tăng trong những năm từ 2005 đến 2008 nhưng nay lại sụt giảm vì kinh tế thế giới bị suy thoái trong hai năm qua. Sơ khởi, dự án có thể bị lỗ độ 50- 60 Mỹ kim một tấn alumina. Mỗi năm dự trù có thể khai thác 2 triệu tấn nhôm sơ chế (alumina) trong giai đọan đầu. Số nhôm nầy sẽ xuất cảng qua TC và chắc chắn sẽ bị ép giá.
Về máy móc trang bị VN chấp nhận cho công ty TC đem từ TC qua một số trang thiết bị đã lỗi thời bị phế bỏ ở TC sau khi nhiều nhà máy khai thác bauxite ở TC bị đ1ong của vì vi phạm luật môi trường và do sức ép của dân chúng sống trong vùng bị khai thác . Điều nầy làm cho năng suất kém và do đó giá thành cao hơn. Ngoài ra trình độ khoa học kỹ thuật của TC còn kém xa Hoa Kỳỳ , Âu Châu , Úc và Nhựt, các chuyên gia VN sẽ không học được bao nhiêu.
Sai phạm luật đầu tư ngọai quốc về nhân công. Theo điều 25 của luật đầu tư ngoại quốc của VN, thì công ty ngoại quốc không được đem công nhân không chuyên môn hay bán chuyên môn từ ngoài vào. Vì VN có mức thất nghiệp rất cao (gần 20%).
Trên bình diện phát triển kinh tế quốc gia, việc thực thi một dự án quá tốn kém mà chưa thấy có lời trước mắt, có thể từ 25 đến 30 năm sau mới có hoàn vốn, theo lời ông Phạm Văn Đào công bố ngày 01/03/2010, Đại diện Tập đoàn Than và Khoáng sản, trong lúc đó, lại phải phá hủy nhiều vùng trồng cây công nghiệp đang xuất cảng sinh ra nhiều lợi hơn cho nền kinh tế và giải quyết được nhiều nhân công.
Thiết nghĩ, một dự án đáng đầu tư với việc sử dụng nhiều nhân công và ít nguồn vốn như trồng cây công nghiệp là hoàn toàn thích hợp trong hoàn cảnh Việt Nam hiện tại.
5. Trên bình diện quốc tế
Có hai vấn đề được đặt ra là:
Dự án đã bị một số cơ quan quốc tế và một số nước viện trợ cho VN lưu ý về tính trong sáng của công cuộc đầu tư ngọai quốc. Một trong những mục tiêu của Ngân hàng thế giới và WTO là giúp đở các nước nghèo để có sự công bằng về kinh tế xã hội và xóa giảm giảm nghèo. Dự án Bauxite đã đi ngược lại các nguyên tắc đó. Đại diện Chánh phủ Phần Lan và Na Uy là hai nước có viện trợ cho CSVN, hồi tháng 10 /2009, có đến quan sát tại chỗ và đã khuyến cáo nhà cầm quyền VN nên nghiên cứu lạị dự án vì có nhiều bất lợi, nhứt là cho những người thiểu số.
Công ty nhôm Alcoa của Hoa kỳ là công ty lớn nhứt thế giới về kỹ thuật cũng như về thương vụ, sau khi thấy CSVN không rõ ràng , không minh bạch trong vụ đấu thầu xây dựng dự án Tân Rai, công ty Alcoa đã rút ra không tham gia hùn với VN trong dự án Gia Nghĩa ở Đăk Nông. Chỉ mớI bước đầu VN đã dâng cho TQ một dự án 466 triệu mỹ kim và đưa thêm cho TC (không có thầu), một dự án trị giá 460 triệu mỹ kim khai thác nhôm tại Gia Nghĩa. Và sẽ còn nhiều dự án tương tự trong tương lai. Điều nầy đã được Thủ tướng CS Nguyễn tấn Dũng tuyên bố với công nhân TC tại công trường Tân Rai rằng "nếu làm tốt sẽ còn nhiều dự án nữa".
6. CSVN đã tiếp tay CSTQ trong tham vọng bá quyền
Trong vòng 5 năm nay, sau khi nền kinh tế đã phát triển khá và sau khi có số ngọai tệ dự trữ nhiều nhứt thế giớI, TC tiến hành kế hoạch bá chủ về khoáng sản. Thực vậy, từ 2005, TC đã thực hiện kế họach đầu tư khóang sản tại nhiều nước như Úc, Nam phi, Guinea, Brasil, Nga, Peru, Afganistan và Việt Nam. Sự bành trướng đó một phần để thỏa mãn nhu cầu nhôm trong nước và một phần để lủng đọạn thị trường nhôm trên thế giới.
Nhu cầu nhôm của TQ:
Năm : 2001 2008
Nhu cầu nhôm sơ chế: 4,83 triệu tấn 8.15 triệu tấn
Thiếu hụt, phải nhập: 3,3 triệu tấn 4,5 triệu tấn
Khai thác và nhập được nhôm ở VN, TC có thể nhập đủ khoảng 50% số thiếu hụt trong nuớc. Và dĩ nhiên, TC sẽ ép VN bán với giá rẽ.
7. Sai trái về chủ quyền quốc gia và an ninh lảnh thổ
Sự hiện diện hàng ngàn công nhân TC tại vùng Cao nguyên là bằng cớ cụ thể làm nhiều người lo ngại. Các công nhân nầy có nơi cư trú riêng rẻ. Nhà cầm quyền địa phương không dám đụng tới. Đó mới là sơ khởi, về lâu về dài, sẽ còn có nhiều công nhân (hay quân đội và tình báo ngụy trang).
Ngoài ra CSVN đã và sẽ giao cho TC nhiều dự án lớn khác về điện, thủy điện, uranium, rừng…trên vùng rộng lớn và rất quan trọng về chiến lược quân sự và an ninh. Một khu vực tự trị có thể hình thành dần dần với sự hợp tác của một số dân tộc thiểu số sau khi được những người Hán dưới dạng công nhân chiêu dụ bằng một vài tư lợi nhỏ nhoi, hoặc tại ra những cuộc hôn nhân dị chủng.
II. CÁC TAI HẠI VÀ MƯU ĐỒ NGUY HIỂM
Việc đầu tư khai thác khoáng sản là điều thông thường của mọi quốc gia. Nhưng công cuộc nầy cần phải nằm trong một tiến trình bình thường, trong một số điều kiện khả hữu của một quốc gia . Và với một mục tiêu nhứt định, rõ ràng là để đem lại sự phát triên có ich nước lợi dân.
Nếu được diễn tiến như vậy, giống như tại nhiều nước, thì việc khai thác Bauxite ở Việt nam không trở thành một vấn đề lớn, không trở thành nổi âu lo của dân tộc Việt nam.
Bởi vì việc khai thác Bauxite có quá nhiều sai phạm và tai hại.
1. Các tai hại: Chúng tôi có thể tóm tắt các tai hại như sau:
* Về quyền lợi Dân tộc Việt Nam
Tài nguyên quốc gia bị phí phạm vì kỹ thuật kém của TC. Điều nầy sai nguyên tắc thông thường là nhờ qua công ty ngoại quốc để nước nhận đầu tư là TQ, một quốc gia còn kém mở mang, chưa có trình độ kỹ thuật tân tiến.
Vùng cây công nghiệp nhứt là cà phê, trà, và cao su hiện nay có số xuất cảng cao đem lại ngoại tê đáng kể cho VN, bị giảm vì sự phá bỏ đễ khai tác Bauxite, và sau nầy rất khó phục hồi. Đây là sự sai lầm về kinh tế và về chánh trị.
Phí phạm công quỹ trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn, lạm phát trên 30%, việc dùng tiền công quỹ với trên 20 tỷ Mỹ kim để đầu tư vào dự án trên 20 năm mới hy vọng thu hồi được vốn.
Dự án nầy không giúp giải quyết được tình trạng thất nghiệp hiện nay quá cao ở VN, nhứt là tại vùng nông thôn (có tỷ lệ thất nghiệp trên 20%). Tìm đâu ra việc làm cho hàng ngàn cư dân bị giải tỏa trong lúc công nhân của dự án chỉ là công nhân đem từ TC qua?
*Về sách lược hội nhập toàn cầu
Hạ tầng cơ sở vùng nầy hiện rất yếu kém. Muốn có đủ điện, nước, và nhứt là việc xây cất xa lộ và hảI cảng thì sẽ phải đầu tư nhiều tỷ Mỹ kim nữa. Thực lực VN không đủ sức thì phải đi vay các nước hay cơ quan quốc tế. Nếu được vay thì các thế hệ sau phải tra tiền lời rất nhiều. Chưa chắc được vay vì có một số nước cho VN vay từ trước tới nay (như Na Uy, Phần Lan… đã đề nghị VN ngưng đự án Bauxite vì có nhiều bất lợi. Nên nhớ, hàng nằm kể từ năm 2006 trở đi, Việt Nam phải trả 2 tỷ Mỹ kim liền lời cho những món nợ đã đáo hạn vay mượn từ 20 năm qua.
Mục tiêu của các định chế quốc tế như Ngân hàng Thế giới , Ngân hàng Á châu, Cơ quan Mậu dịch Thế giới (WTO) là giúp đở viện trợ cho các nước nghèo có cơ may phát triển toàn diện và công bẳng cho mọI từng lớp dân chúng, nhứt là người quá nghèo khõ. Dự án Bauxite không đi theo nguyên tắc tổng quát đó. Cái lợi do dự án nầy chỉ đem đến cho CSVN và CSTQ mà thôi. Tuyệt đại đa số dân Việt hoàn tòan chịu thiệt.
Các nhà đầu tư ngọai quốc cảm thấy thiếu công bằng và trong sáng không phải chỉ trong dự án nầy mà còn trong nhiều dự án khác trong quá khứ cũng như trong tương lai vì không có dân chủ và tự do kinh doanh. Mộ trường đầu tư ngoại quốc ở VN không phải là mội trường tốt và thuận lợi.
Các cơ quan quốc tế và các Chánh phủ có liện hệ đến Việt Nam chắc thấy được cách cụ thể qua dự án Bauxite là đảng CSVN tiếp tục thu tóm tài sản quốc gia vốn rất khan hiềm và hơn nữa lấy một phần tài sản đó dâng cho ngoại bang là CSTQ.
CSVN vi pham công ước của LHQ về Bảo tồn Văn hóa và Đời sống dân tộc thiểu số mà VN đã ký kết hồi năm 2005.
Âm mưu mờ ám và độc ác của TQ: An ninh quốc gia bị ảnh hưởng vì CSTQ lợi dung các dự án khai thác khoáng sản, rừng tại vùng rộng lớn cao nguyên. Đem hàng ngàn công nhân và sẽ thành hình dần dần môt khu tự trị, có lực lượng tư vệ riệng, gày tình báo lại, lôi kéo người thiểu số, phổ biến văn hóa trong tiến trình Hán hóa người Thượng sống trong vùng. Trong lâu dài, TC muốn khống chế không phải Việt mà còn lan ra cả vùng rộng lớn thuộc các nước xung quanh Việt Nam trên đất liền và trên biển.
TC cùng thực hiện một lúc hai mục tiêu kinh tế như trúng được nhiều vụ thầu to lớn, và bán nhiều thứ hàng hóa kể cả hàng lậu, mua rẽ nguyên liệu của VN để xây dựng kinh tế TC và an ninh vùng. Làm như vậy, TC không tôn trọng chủ quyền và luật pháp của Việt Nam.
Dân VN qua quá trình lịch sử, đã có quá nhiều kinh nghiệm với nước láng giềng không lồ nầy. Ngày nay, sự chống đở xâm lăng từ phương Bắc vô cùng khó khăn. Bởi vì đảng CSVN đã, đang và sẽ tiếp tay với kẻ thù. Mọi ý thức và phát biểu chống đở của dân tộc đều bị nhà cầm quyền VN đàn áp.
CSVN tiếp tay cho bá quyền kinh tế của TC trong dự án Bauxite và nhiều dự án kinh tế khác chẳng những có hại cho dân Việt mà còn có hại cho nhiều nước khác. Bởi vì tham vọng của TC đã và đang thực hiện rất độc ác và gian manh tại nhiều nước.
III.CÁC ĐỀ NGHỊ
Trước các sai phạm và thiệt hại quá lớn của việc khai thác Bauxite, dân tộc VN không có điều kiện và không đủ sức để chống đở như tại môt số nước có tự do và dân quyền.
Mặt khác những làn sóng đầu tư, khai thác tài nguyên thiên nhiên, lũng đọan thị trường nguyên liệu, hàng hóa, tài chánh, và sau đó là chánh trị và quân sự. Ngay bây giờ nếu các nước và các tổ chức quốc tế không cảnh giác cao, và dễ dãi thì e rằng sẽ có một trật tự thế giới nhiều bi đát hơn trong tương lai.
Vì vậy chúng tôi ước mong sự thấu hiểu và giúp đỡ của nhiều người có tấm lòng cao cả, nhiều tổ chức, nhiều cơ quan, có nhiều phương tiện và ảnh hưởng, nhiều Chánh phủ có sách lược ngọai giao mang truyền thống nhân đạo.
Chúng tôi xin gởi thỉnh cầu nầy đến các cơ quan sau đây:
- Cơ quan LHQ: Trong vai trò và nhiệm vụ cao cả là xây dựng một trật tự thế giới an lành, bảo vệ các dân tộc yếu kém trức bạo tàn của một số nước lớn. Xin cơ quan UNESCO kiêm soát sự thực thi công ước "Bảo vệ các sắc tộc nhỏ bé".
- Ngân hành Thế giới , Ngân hàng Á châu , WTO, Chương trình Phát triển LHQ (UNDP), Chương trình Môi trường LHQ (UNEP): Xin quí vị xét lại các viện trợ cho CSVN và CSTQ trên nguyên tắc thực sự gíup đở những người dân nghèo khổ. Số tiền rất lớn mà quí Ngân hàng, Cơ quan quốc tế cung cấp thực sự bị hao mất quá nhiều vì tham nhũng và cung cách làm việc gian xảo, độc đoán.
- Các nước cấp viện cho VN: Chắc chắn ai cũng xúc động và cám ơn lòng tốt của nhiều nước đã viện trợ. Tuy nhiên xin quí vị đi thật sát những yếu tố phi kinh tế , phi nhân đạo, của các nhà cầm quyền xấu xa, họ không phục vụ nhiều cho dân mà phần chánh yếu là cho đảng và cho nhóm có thế lực. Các chánh quyền đó có nhiều phương cách để chiếm đoạt một phần rất lớn viện trợ của quí vị. Điển hình là những vụ mất mất quá lớn qua các dư án cầu đường PMU, dự án cầu, đường hầm, và xa lộ Thủ Thiêm, và sẽ có liên quan đến các dự án to lớn về hạ tầng cơ sở có liên quan đến dự án Bauxite.
- Các chánh quyền có ảnh hưởng đến VN về phương diện kinh tế (đầu tư hay thương mại) hay về phương diện ngoại giao, các nước có ảnh hưởng mạnh hay sinh tử đối với VN và TC như Hoa Kỳ, Liên hiệp Âu châu, các nước ASEAN, Canada, Úc Châu, Nhật Bổn, và các công ty quốc tế có tham dự các dự án khoáng sản tại VN như công ty Alcoa của Hoa Kỳ, công ty Rio Tinto của Úc, công ty của Ng , công ty của Nhựt: Quí công ty đã có kinh nghiệm về các vụ đấu thầu Bauxite vừa qua, quí vị thấy được sư thiếu minh bạch trong cách làm việc của VN và TC, xin quí vị nêu ra để cho các nước khác hiểu được.
- Các truyền thông báo chí: Rõ ràng quí vị đóng góp lớn trong trong mục tiêu lành mạnh hóa, công bằng hóa những đau thương, những bất công của các dân tộc yếu kém, quí vị có thể đem lại những tia hy vọng cho một dân tộc bị áp bức như Việt nam hiện nay.
Trong hoàn cảnh của VN ngày nay và trong sự tiến chiếm ào ạt về tài nguyên thiên nhiên bằng số tiền thặng dư rất lớn và bằng lối ngoại giao vừa mua chuộc vừa áp đảo, CSTQ đã và sẽ can thiệp đến nhiều chánh phủ ở Á châu, Nam Mỹ và Phi châu.
Vụ Bauxite của VN chỉ là một điển hình nằm trong một mưu đồ to lớn, một kế họach to lớn của mộng siêu cường Trung quốc.
Chúng tôi tin tưởng sự thông cảm và sự giúp đở của quí vị sẽ là niềm hy vọng của Dân tộc VN và của nhiều dân tộc yều thế khác. Chúng tôi chân thành cám ơn quí vị.
California, March 6 – 2010.
Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam
Chủ tịch Hội đồng quản trị Hội trưởng
Mai thanh Truyết Nguyễn Bá Lộc.